Tội môi giới mại dâm 2023 sẽ đối mặt bao nhiêu năm tù?
Vừa mới đây, một đường dây môi giới mại dâm tại TP.HCM đã bị triệt phá với nhiều “hot girl”, mẫu ảnh, đặc biệt là các nữ tiếp viên hàng không được ngã giá lên đến ngàn đô. Đây không phải là tội phạm mới nhưng gây nhiều bức xúc trong xã hội. Vậy, người phạm tội môi giới mại dâm sẽ đối mặt bao nhiêu năm tù? 1. Tội môi giới mại dâm được hiểu ra sao? Môi giới mại dâm là hành vi của người làm trung gian giao dịch mại dâm quản lý, chào hàng, ngã giá, hưởng lợi nhuận qua việc môi giới cho 2 đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 bao gồm: - Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. - Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Môi giới mại dâm cũng là hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 4 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 bao gồm: Mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm; môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm; các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật. 2. Xử phạt hành chính đối với tội môi giới mại dâm Căn cứ Điều 26 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định các hành vi có liên quan đến mua dâm, bán dâm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục. - Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm; + Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm; + Môi giới mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với một trong những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm. Ngoài ra, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mua bán mại dâm (trừ trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo kê, duy trì hoạt động mại dâm). 3. Phạm tội môi giới sẽ bị truy cứu bao nhiêu năm tù? Theo Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) người nào có hành vi môi giới mại dâm tùy theo mức độ và quy mô có thể đối mặt với mức phạt tù như sau: - Khung hình phạt thứ nhất: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Khung hình phạt thứ hai: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Khung hình phạt thứ ba: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội môi giới từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Như vậy, hành vi môi giới mại dâm là hành vi bị nghiêm cấm từ lâu, đối với hành vi môi giới mại dâm chưa tới mức truy cứu hình sự thì bị phạt cao nhất đến 50 triệu đồng. Trường hợp môi giới với mức độ và quy mô lớn thì có thể bị truy cứu đến 15 năm tù.
Trường hợp nào được xem là tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc bồi thường?
Trường hợp nào được xem là tẩu tán tài sản Liên quan đến vụ việc nữ tiếp viên hàng không bị Mercedes tông, mới đây Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, TP.HCM vừa tuyên phạt tù 7 năm 6 tháng đối với bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong (32 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ”. Không bàn đến phán quyết của tòa về vụ án, ở đây vấn đề được quan tâm là bị cáo Phong đã kịp ký sang tên nửa căn nhà cho mẹ bị cáo, có công chứng. Trước khi có kết luận, nội dung dưới đây sẽ bàn về vấn đề trường hợp nào tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc bồi thường. * Tẩu tán tài sản là gì? Tẩu tán tài sản là hành vi thực hiện xác lập các giao dịch mua bán, chuyển nhượng hoặc các biện pháp khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. * Đang bị tạm giam, tạm giữ vẫn được chuyển nhượng tài sản Về nguyên tắc theo quy định tại Luật Công chứng 2014 thì: "Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng." Như vậy trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam mà có yêu cầu thực hiện công chứng thì việc công chứng vẫn được thực hiện mà không cần đến trụ sở. * Xác định tài sản bị tẩu tán để trốn tránh nghĩa vụ Khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: “…2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.” Trường hợp thực hiện giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được dùng để thi hành án thì không bị coi là tẩu tán tài sản. Và ngược lại giao dịch sau khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được không dùng để thi hành án và không thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì sẽ bị coi là tẩu tán tài sản (nếu tài sản đó là duy nhất hoặc nằm trong nhóm tài sản để thực hiện nghĩa vụ). Trường hợp xác định hành vi có sự trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, cá nhân có nghĩa vụ chứng minh giao dịch đối với tài sản (mà tài sản được xác định là đối tượng để thực hiện nghĩa vụ) nhằm trốn tránh nghĩa vụ có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết để bảo vệ tài sản, trường hợp giao dịch được thực hiện với bên thứ 3 thì đương sự có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo căn cứ nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế để xác định điều này không phải là dễ dàng. * Xử lý hành vi tẩu tán tài sản Ngoài ra, hành vi tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm theo điểm a, khoản 5, điểm a khoản 8 điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Tội môi giới mại dâm 2023 sẽ đối mặt bao nhiêu năm tù?
Vừa mới đây, một đường dây môi giới mại dâm tại TP.HCM đã bị triệt phá với nhiều “hot girl”, mẫu ảnh, đặc biệt là các nữ tiếp viên hàng không được ngã giá lên đến ngàn đô. Đây không phải là tội phạm mới nhưng gây nhiều bức xúc trong xã hội. Vậy, người phạm tội môi giới mại dâm sẽ đối mặt bao nhiêu năm tù? 1. Tội môi giới mại dâm được hiểu ra sao? Môi giới mại dâm là hành vi của người làm trung gian giao dịch mại dâm quản lý, chào hàng, ngã giá, hưởng lợi nhuận qua việc môi giới cho 2 đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 bao gồm: - Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. - Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Môi giới mại dâm cũng là hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 4 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 bao gồm: Mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm; môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm; các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật. 2. Xử phạt hành chính đối với tội môi giới mại dâm Căn cứ Điều 26 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định các hành vi có liên quan đến mua dâm, bán dâm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục. - Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm; + Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm; + Môi giới mua dâm, bán dâm. - Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với một trong những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm. Ngoài ra, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mua bán mại dâm (trừ trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo kê, duy trì hoạt động mại dâm). 3. Phạm tội môi giới sẽ bị truy cứu bao nhiêu năm tù? Theo Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) người nào có hành vi môi giới mại dâm tùy theo mức độ và quy mô có thể đối mặt với mức phạt tù như sau: - Khung hình phạt thứ nhất: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Khung hình phạt thứ hai: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm. - Khung hình phạt thứ ba: Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội môi giới từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Như vậy, hành vi môi giới mại dâm là hành vi bị nghiêm cấm từ lâu, đối với hành vi môi giới mại dâm chưa tới mức truy cứu hình sự thì bị phạt cao nhất đến 50 triệu đồng. Trường hợp môi giới với mức độ và quy mô lớn thì có thể bị truy cứu đến 15 năm tù.
Trường hợp nào được xem là tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc bồi thường?
Trường hợp nào được xem là tẩu tán tài sản Liên quan đến vụ việc nữ tiếp viên hàng không bị Mercedes tông, mới đây Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, TP.HCM vừa tuyên phạt tù 7 năm 6 tháng đối với bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong (32 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ”. Không bàn đến phán quyết của tòa về vụ án, ở đây vấn đề được quan tâm là bị cáo Phong đã kịp ký sang tên nửa căn nhà cho mẹ bị cáo, có công chứng. Trước khi có kết luận, nội dung dưới đây sẽ bàn về vấn đề trường hợp nào tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc bồi thường. * Tẩu tán tài sản là gì? Tẩu tán tài sản là hành vi thực hiện xác lập các giao dịch mua bán, chuyển nhượng hoặc các biện pháp khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. * Đang bị tạm giam, tạm giữ vẫn được chuyển nhượng tài sản Về nguyên tắc theo quy định tại Luật Công chứng 2014 thì: "Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng." Như vậy trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam mà có yêu cầu thực hiện công chứng thì việc công chứng vẫn được thực hiện mà không cần đến trụ sở. * Xác định tài sản bị tẩu tán để trốn tránh nghĩa vụ Khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: “…2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.” Trường hợp thực hiện giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được dùng để thi hành án thì không bị coi là tẩu tán tài sản. Và ngược lại giao dịch sau khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được không dùng để thi hành án và không thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì sẽ bị coi là tẩu tán tài sản (nếu tài sản đó là duy nhất hoặc nằm trong nhóm tài sản để thực hiện nghĩa vụ). Trường hợp xác định hành vi có sự trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, cá nhân có nghĩa vụ chứng minh giao dịch đối với tài sản (mà tài sản được xác định là đối tượng để thực hiện nghĩa vụ) nhằm trốn tránh nghĩa vụ có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết để bảo vệ tài sản, trường hợp giao dịch được thực hiện với bên thứ 3 thì đương sự có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo căn cứ nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế để xác định điều này không phải là dễ dàng. * Xử lý hành vi tẩu tán tài sản Ngoài ra, hành vi tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm theo điểm a, khoản 5, điểm a khoản 8 điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.