Thay đổi mẫu báo cáo thông tin liên quan đến chế độ kế toán về nợ công hàng năm
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định mẫu biểu báo cáo và công bố thông tin về nợ công của Bộ Tài chính như sau: (1) Sửa đổi tên gọi của Thông tư 84/2018/TT-BTC Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định mẫu biểu báo cáo và công bố thông tin về nợ công sửa đổi tên gọi của Thông tư như sau: “THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MẪU BIỂU BÁO CÁO THÔNG TIN VỀ NỢ CÔNG”. (Hiện hành, Thông tư 84/2018/TT-BTC có tên gọi là QUY ĐỊNH MẪU BIỂU BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ NỢ CÔNG) (2) Sửa đổi phần căn cứ của Thông tư 84/2018/TT-BTC Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi phần căn cứ của Thông tư 84/2018/TT-BTC như sau: “Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mẫu biểu báo cáo thông tin về nợ công như sau:” (Hiện hành, quy định phần căn cứ “Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mẫu biểu báo cáo và công bố thông tin về nợ công như sau:”). (3) Sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Thông tư 84/2018/TT-BTC Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi khoản 1 Điều 1 Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định về phạm vi điều chỉnh như sau: Khoản 1 Điều 1 Thông tư 84/2018/TT-BTC phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định mẫu biểu báo cáo thông tin về nợ công theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý nợ công 2017 và Điều 27 Nghị định 94/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công. (4) Thay đổi mẫu báo cáo mới theo Thông tư 99/2021/TT-BTC Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2018/TT-BTC như sau: khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định nội dung mẫu biểu báo cáo Đối với mẫu biểu báo cáo thông tin liên quan đến chế độ kế toán về nợ công hàng năm thực hiện theo Thông tư 99/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán đổi với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ. (Thông tư 84/2018/TT-BTC vẫn quy định mẫu báo cáo thực hiện theo Thông tư 74/2018/TT-BTC). (5) Sửa đổi thời hạn báo cáo thông tin về nợ công Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi Điều 5 Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định thời hạn báo cáo và công bố thông tin về nợ công như sau: Sửa tên Điều 5 như sau: “Điều 5. Thời hạn báo cáo thông tin về nợ công” (Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định thời hạn báo cáo và công bố thông tin về nợ công). (6) Bãi bỏ 3 khoản và 1 Điều của Thông tư 84/2018/TT-BTC - Bãi bỏ khoản 5 Điều 5. - Bãi bỏ khoản 2, khoản 3 Điều 6. - Bãi bỏ Điều 4 và Phụ lục IV (từ biểu 4.01 đến 4.06). Đánh số lại tương ứng Điều 5 và Điều 6. Xem thêm Thông tư 05/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/4/2024 sửa đổi, bổ sung Thông tư 84/2018/TT-BTC.
Quy định về xây dựng và thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công
Chỉ tiêu an toàn nợ công là hệ thống chỉ tiêu quy định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do Quốc hội quyết định. Mức trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 94/2018/NĐ-CP; Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát các chỉ tiêu này trong mức trần đã được Quốc hội quyết định. 1. Các chỉ tiêu an toàn nợ công Theo Khoản 2 Điều 21 Luật Quản lý nợ công thì chỉ tiêu an toàn nợ công bao gồm: - Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội; - Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội; - Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) hằng năm; - Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội; - Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. 2. Căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công Chỉ tiêu an toàn nợ công được xây dựng dựa trên những căn cứ sau: - Định hướng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. - Tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công giai đoạn 05 năm trước. - Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm nội bộ của nền kinh tế. - Các cân đối về thu, chi, bội chi NSNN, cân đối giữa nhu cầu huy động vốn vay và khả năng trả nợ; cân đối ngoại tệ; nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và các cân đối kinh tế vĩ mô khác. - Tình hình, khả năng huy động vốn trong nước, nước ngoài. - Kinh nghiệm và thông lệ quốc tế trong xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công. 3. Xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định mức trần và ngưỡng cảnh báo đối với chỉ tiêu an toàn nợ công, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét quyết định trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia. - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN Việt Nam xây dựng các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. 4. Giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công báo cáo Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm để báo cáo Quốc hội, UBTVQH trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính NSNN hằng năm. - Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt đến ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện hoặc báo cáo Quốc hội, UBTVQH các biện pháp để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt trần nợ công được Quốc hội quyết định, bao gồm: + Giảm mức vay về cho vay lại đối với ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ; + Giảm hạn mức bảo lãnh Chính phủ; + Giảm mức vay của chính quyền địa phương; + Giảm bội chi NSNN để giảm mức vay nợ của Chính phủ. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp tại kể trên mà chỉ tiêu an toàn nợ công vượt giới hạn trần đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định các biện pháp và lộ trình điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm hoặc điều chỉnh mức trần chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
Quyết định 458/QĐ-TTg 2023: Kế hoạch vay, trả nợ công và Chương trình quản lý nợ công năm 2023
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 458/QĐ-TTg 2023 ngày 28/4/2023 về phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025 với nội dung chủ yếu như sau: (1) Mục tiêu quản lý nợ công năm 2023 - Đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ công, không ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ. - Đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp. - Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong mức trần, ngưỡng cảnh báo được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước; tận dụng tối đa nguồn vốn nước ngoài có mức ưu đãi cao như các nguồn tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19, hỗ trợ phòng chống biến đổi khí hậu. (2) Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 * Kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 644.409 tỷ đồng, gồm: - Vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 621.015 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương tối đa là 430.500 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 190.515 tỷ đồng. - Vay về cho vay lại: khoảng 23.394 tỷ đồng. - Nguồn huy động linh hoạt từ các công cụ (i) phát hành trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn phát hành bình quân có thể dưới 9 năm, trường hợp cần thiết báo cáo cấp có thẩm quyền phát hành bằng ngoại tệ; (ii) vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; và (iii) trong trường hợp cần thiết, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. * Trả nợ của Chính phủ khoảng 327.287 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 293.405 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại khoảng 33.882 tỷ đồng. * Về vay được Chính phủ bảo lãnh: - Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 21.851 tỷ đồng. Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2023 nêu trên chưa bao gồm mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội chưa sử dụng hết trong năm 2022 được chuyển sang 2023 theo Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2022. - Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm là 5.327 tỷ đồng. Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cụ thể đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội được xác định trên cơ sở Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. - Đối với bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước và ngoài nước, không bố trí hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2023 do các dự án không có nhu cầu rút vốn, chỉ trả nợ. * Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương: - Vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vay khác khoảng 27.198 tỷ đồng. - Trả nợ của chính quyền địa phương 4.993 tỷ đồng, gồm chi trả gốc 2.804 tỷ đồng và chi trả lãi 2.189 tỷ đồng. Xem thêm Quyết định 458/QĐ-TTg 2023 có hiệu lực ngày 28/4/2023
Vài dòng về nợ công của Việt Nam
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến cuối năm 2018 nợ công của Việt Nam dự kiến tăng lên con số 3,5 triệu tỷ đồng. Như vậy, bình quân một người Việt Nam từ em bé sơ sinh một ngày tuổi đến cụ ông cụ bà trăm tuổi, những người sắp lìa đời phải gánh trên đầu hơn 35 triệu đồng nợ công. Và nếu như diễn biến hiện nay thì con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Trong những năm qua về tích cực ta thấy đầu tư công tăng mạng, các dự án trọng điểm quốc gia được tập trung vốn góp phần thay đổi bộ mặt đất nước. Tuy nhiên cũng từ đây, nợ công ngày một phình to đến mức báo động. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ công tăng nhanh: sử dụng vốn ODA không hiệu quả, tham nhũng các dự án đầu tư công, một phần do từ năm 2010 Việt Nam đã đạt mức thu nhập trung bình, nên các khoản vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế cũng không còn, thay vào đó các khoản vay lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn và ít ưu đãi hơn. Các nguồn tài nguyên qua thời gian dài khai thác (dầu, than,..) dần đến mức cạn kiệt, đóng góp ngày càng giảm trong nguồn thu ngoại tệ. Và còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự gia tăng nợ công. Nhìn ra thế giới, để so sánh xem nợ công của Việt Nam có nguy hiểm không. Nợ công của Hoa Kỳ là 100% GDP, Nhật Bản lên đến hơn 200% GDP, của Việt Nam hiện nay khoảng trên 60% GDP. Tuy nhiên, mức nợ công của Việt Nam hiện nay khá nguy hiểm bởi chúng ta đang trong quá trình phát triển, nguồn vốn hạn hẹp trong khi nhu cầu cho đầu tư lại rất lớn, nếu chỉ tập trung để trả nợ và lãi phát sinh sẽ không đủ vốn để đầu tư phát triển. Do vậy, nhìn nhận để thấy, vấn đề của tất cả chúng ta - những người đang gánh hơn 1700 USD/người/năm đang gặp phải. Vốn dĩ đây là vấn đề vĩ mô, nên mong rằng thời gian tới, nhà quản lý sẽ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, thực hiện đúng quy định Luật đầu tư công và pháp luật liên quan, đầy lùi tham nhũng, lảng phí để không ai phải mang cục nợ to đùng trên đầu mà nhiều người còn không biết gì về nó. theo vietnamnet
Định hướng sửa đổi các Luật về thuế
Giảm thuế thu nhập cá nhân – Lương cao được hưởng lợi Bộ Tài chính đề xuất sửa biểu thuế lũy tiến từng phần đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công nhằm phù hợp với thực tế, đơn giản, dễ tính toán, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Do đó Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ cho sửa đổi Biểu thuế lũy tiến từng phần theo hướng giảm số bậc thuế chỉ còn 5 bậc đồng thời quy định khoảng cách rộng ở các bậc thấp; Điều chỉnh thu nhập tính thuế ở từng bậc theo số chẵn. Với cách tính thuế mới này, nhiều người có thu nhập trong khoảng 10 – 80 triệu được hưởng lợi hơn do thuế giảm. Cụ thể, với thu nhập từ 10 triệu đồng trở xuống, người dân phải nộp thuế 5%. Còn thu nhập trên 10-30 triệu đồng, thuế suất 10% (hiện nay mức thu nhập này phải đóng thuế 15-20%). Người dân thu nhập trên 30-50 triệu đồng, thuế suất 20% (hiện nay mức đóng khoảng 25%); trên 50-80 triệu đồng, thuế suất 28% (mức thuế hiện hành khoảng 30%); trên 80 triệu đồng, thuế suất 35% (không thay đổi so với mức thuế hiện hành). Ngoài ra, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ cho bổ sung quy định giảm 50% thuế Thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân là nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp, chế biến nông sản thuộc: dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Tăng thuế giá trị gia tăng – Hàng triệu người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính muốn tăng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% lên 12% vì thuế GTGT đang thấp hơn các nước và nợ công cao. Trong bối cảnh nợ công tăng cao tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển, các quốc gia có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu, cụ thể để tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập (Thu nhập doanh nghiệp và Thu nhập cá nhân), các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (Giá trị gia tăng và Tiêu thụ đặc biệt). Theo Ngân hàng Thế giới qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%. Philippines có mức thuế suất 15%. Theo Chiến lược Cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020 thì thuế GTGT được “Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu);” Vì vậy, để phù hợp với thông lệ và xu hướng cải cách thuế GTGT quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị nâng mức thuế suất 10% theo một trong hai phương án. Phương án 1: Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 01/01/2019. Phương án 2: Tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 01/01/2019 và 14% từ ngày 01/01/2021. Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1, tức tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%. Thời gian thực hiện từ 1/1/2019. Dự kiến, hơn nửa triệu doanh nghiệp và hầu hết người dân sẽ chịu tác động từ việc tăng mức thuế GTGT này. Theo con số công bố mới nhất, hiện nợ công của Việt Nam ở mức gần 2,6 triệu tỷ đồng.
Bội chi ngân sách, dân Việt Nam ăn bám nợ công
Khi ông Đinh Tiến Dũng ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính, không mấy ai lạc quan về tình hình thu chi ngân sách từ nay đến cuối năm. Ngược lại, các khoản thu có thể phải tăng lên, siết chặt hơn để đạt chỉ tiêu trong năm và mức chi nhiều khả năng tịnh tiến. Tổng thu ngân sách trong 5 tháng đầu năm chỉ đạt 32,9 % dự toán (hơn 268 nghìn tỷ); đạt tỷ lệ thu cao chủ yếu là “móc” tài nguyên dầu đi bán, thu từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân, phí và lệ phí; các khoản thu thấp hơn nhiều so với dự toán đến từ hoạt động xuất nhập khẩu, môi trường, doanh nghiệp nhà nước,… Chi ngân sách ở mức 35% dự toán, song con số chi lên đến hơn 335 nghìn tỷ, cao hơn nhiều khoản các khoản thu ngân sách. Những khoản chi lớn là chi sự nghiệp, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ viện trợ,… trong khi các khoản chi xã hội, dự phòng, phát triển cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn: Tổng cục thống kê Với tình trạng thất thu bội chi trong 5 tháng đầu năm, dự báo từ nay đến cuối năm tình hình sẽ rất căng thẳng. Với 3 nhóm giải pháp của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính, rõ ràng giải pháp tăng thu là chủ yếu. So với nhiều quốc gia, hiện nay Việt Nam thuộc tốp ông trùm về thu thuế phí; trong khi thu nhập đầu người không cao, kinh tế khủng hoảng, tỷ lệ nghèo gia tăng, số doanh nghiệp phá sản nhiều, tình trạng thất nghiệp chưa có dấu hiệu chửng lại,… Nước Thuế phí / GDP Ấn Độ 7,8% Indonesia 12,1% Malaysia 15,5% Philippines 13% Thái Lan 15,5% Trung Quốc 17,3% Việt Nam 21,6% Con số ấn tượng! “Nợ công” đang là gánh nặng không đáng có; thất thoát, không hiệu quả, dàn trải… là những cụm từ thường được nhắc đến khi “xài” tiền đi vay, mượn, tài trợ,… Chính phủ báo cáo nợ công năm 2011 gần 55% GDP, nhưng không ít chuyên gia cho rằng Chính phủ đã “báo cáo láo” hoặc “cắt xén” phần Doanh nghiệp Nhà nước chưa báo cáo (khoảng 51% nữa). Cộng hai con số này lại, nợ công của Việt Nam ước khoảng 106% GDP. Tức là người Việt Nam chẳng làm ra được thứ gì cả, mà toàn ăn vay của nước ngoài. Người dân Việt Nam còn phải cồng lưng gồng gánh nhiều cho bội chi ngân sách!
Thay đổi mẫu báo cáo thông tin liên quan đến chế độ kế toán về nợ công hàng năm
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định mẫu biểu báo cáo và công bố thông tin về nợ công của Bộ Tài chính như sau: (1) Sửa đổi tên gọi của Thông tư 84/2018/TT-BTC Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định mẫu biểu báo cáo và công bố thông tin về nợ công sửa đổi tên gọi của Thông tư như sau: “THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MẪU BIỂU BÁO CÁO THÔNG TIN VỀ NỢ CÔNG”. (Hiện hành, Thông tư 84/2018/TT-BTC có tên gọi là QUY ĐỊNH MẪU BIỂU BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ NỢ CÔNG) (2) Sửa đổi phần căn cứ của Thông tư 84/2018/TT-BTC Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi phần căn cứ của Thông tư 84/2018/TT-BTC như sau: “Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mẫu biểu báo cáo thông tin về nợ công như sau:” (Hiện hành, quy định phần căn cứ “Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mẫu biểu báo cáo và công bố thông tin về nợ công như sau:”). (3) Sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Thông tư 84/2018/TT-BTC Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi khoản 1 Điều 1 Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định về phạm vi điều chỉnh như sau: Khoản 1 Điều 1 Thông tư 84/2018/TT-BTC phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định mẫu biểu báo cáo thông tin về nợ công theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý nợ công 2017 và Điều 27 Nghị định 94/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công. (4) Thay đổi mẫu báo cáo mới theo Thông tư 99/2021/TT-BTC Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2018/TT-BTC như sau: khoản 2 Điều 3 Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định nội dung mẫu biểu báo cáo Đối với mẫu biểu báo cáo thông tin liên quan đến chế độ kế toán về nợ công hàng năm thực hiện theo Thông tư 99/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán đổi với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ. (Thông tư 84/2018/TT-BTC vẫn quy định mẫu báo cáo thực hiện theo Thông tư 74/2018/TT-BTC). (5) Sửa đổi thời hạn báo cáo thông tin về nợ công Thông tư 05/2024/TT-BTC sửa đổi Điều 5 Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định thời hạn báo cáo và công bố thông tin về nợ công như sau: Sửa tên Điều 5 như sau: “Điều 5. Thời hạn báo cáo thông tin về nợ công” (Thông tư 84/2018/TT-BTC quy định thời hạn báo cáo và công bố thông tin về nợ công). (6) Bãi bỏ 3 khoản và 1 Điều của Thông tư 84/2018/TT-BTC - Bãi bỏ khoản 5 Điều 5. - Bãi bỏ khoản 2, khoản 3 Điều 6. - Bãi bỏ Điều 4 và Phụ lục IV (từ biểu 4.01 đến 4.06). Đánh số lại tương ứng Điều 5 và Điều 6. Xem thêm Thông tư 05/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/4/2024 sửa đổi, bổ sung Thông tư 84/2018/TT-BTC.
Quy định về xây dựng và thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công
Chỉ tiêu an toàn nợ công là hệ thống chỉ tiêu quy định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do Quốc hội quyết định. Mức trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 94/2018/NĐ-CP; Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát các chỉ tiêu này trong mức trần đã được Quốc hội quyết định. 1. Các chỉ tiêu an toàn nợ công Theo Khoản 2 Điều 21 Luật Quản lý nợ công thì chỉ tiêu an toàn nợ công bao gồm: - Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội; - Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội; - Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) hằng năm; - Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội; - Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. 2. Căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công Chỉ tiêu an toàn nợ công được xây dựng dựa trên những căn cứ sau: - Định hướng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. - Tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công giai đoạn 05 năm trước. - Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm nội bộ của nền kinh tế. - Các cân đối về thu, chi, bội chi NSNN, cân đối giữa nhu cầu huy động vốn vay và khả năng trả nợ; cân đối ngoại tệ; nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và các cân đối kinh tế vĩ mô khác. - Tình hình, khả năng huy động vốn trong nước, nước ngoài. - Kinh nghiệm và thông lệ quốc tế trong xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công. 3. Xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định mức trần và ngưỡng cảnh báo đối với chỉ tiêu an toàn nợ công, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét quyết định trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia. - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN Việt Nam xây dựng các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. 4. Giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công - Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công báo cáo Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm để báo cáo Quốc hội, UBTVQH trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính NSNN hằng năm. - Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt đến ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện hoặc báo cáo Quốc hội, UBTVQH các biện pháp để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt trần nợ công được Quốc hội quyết định, bao gồm: + Giảm mức vay về cho vay lại đối với ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ; + Giảm hạn mức bảo lãnh Chính phủ; + Giảm mức vay của chính quyền địa phương; + Giảm bội chi NSNN để giảm mức vay nợ của Chính phủ. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp tại kể trên mà chỉ tiêu an toàn nợ công vượt giới hạn trần đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định các biện pháp và lộ trình điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm hoặc điều chỉnh mức trần chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
Quyết định 458/QĐ-TTg 2023: Kế hoạch vay, trả nợ công và Chương trình quản lý nợ công năm 2023
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 458/QĐ-TTg 2023 ngày 28/4/2023 về phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025 với nội dung chủ yếu như sau: (1) Mục tiêu quản lý nợ công năm 2023 - Đảm bảo nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ công, không ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm quốc gia; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ. - Đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội với mức độ chi phí - rủi ro phù hợp. - Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ trong mức trần, ngưỡng cảnh báo được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước; tận dụng tối đa nguồn vốn nước ngoài có mức ưu đãi cao như các nguồn tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19, hỗ trợ phòng chống biến đổi khí hậu. (2) Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 * Kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 644.409 tỷ đồng, gồm: - Vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 621.015 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương tối đa là 430.500 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 190.515 tỷ đồng. - Vay về cho vay lại: khoảng 23.394 tỷ đồng. - Nguồn huy động linh hoạt từ các công cụ (i) phát hành trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn phát hành bình quân có thể dưới 9 năm, trường hợp cần thiết báo cáo cấp có thẩm quyền phát hành bằng ngoại tệ; (ii) vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; và (iii) trong trường hợp cần thiết, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. * Trả nợ của Chính phủ khoảng 327.287 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 293.405 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại khoảng 33.882 tỷ đồng. * Về vay được Chính phủ bảo lãnh: - Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 21.851 tỷ đồng. Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu năm 2023 nêu trên chưa bao gồm mức bảo lãnh phát hành để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội chưa sử dụng hết trong năm 2022 được chuyển sang 2023 theo Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2022. - Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong năm là 5.327 tỷ đồng. Mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cụ thể đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội được xác định trên cơ sở Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. - Đối với bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước và ngoài nước, không bố trí hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2023 do các dự án không có nhu cầu rút vốn, chỉ trả nợ. * Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương: - Vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vay khác khoảng 27.198 tỷ đồng. - Trả nợ của chính quyền địa phương 4.993 tỷ đồng, gồm chi trả gốc 2.804 tỷ đồng và chi trả lãi 2.189 tỷ đồng. Xem thêm Quyết định 458/QĐ-TTg 2023 có hiệu lực ngày 28/4/2023
Vài dòng về nợ công của Việt Nam
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến cuối năm 2018 nợ công của Việt Nam dự kiến tăng lên con số 3,5 triệu tỷ đồng. Như vậy, bình quân một người Việt Nam từ em bé sơ sinh một ngày tuổi đến cụ ông cụ bà trăm tuổi, những người sắp lìa đời phải gánh trên đầu hơn 35 triệu đồng nợ công. Và nếu như diễn biến hiện nay thì con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Trong những năm qua về tích cực ta thấy đầu tư công tăng mạng, các dự án trọng điểm quốc gia được tập trung vốn góp phần thay đổi bộ mặt đất nước. Tuy nhiên cũng từ đây, nợ công ngày một phình to đến mức báo động. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ công tăng nhanh: sử dụng vốn ODA không hiệu quả, tham nhũng các dự án đầu tư công, một phần do từ năm 2010 Việt Nam đã đạt mức thu nhập trung bình, nên các khoản vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế cũng không còn, thay vào đó các khoản vay lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn và ít ưu đãi hơn. Các nguồn tài nguyên qua thời gian dài khai thác (dầu, than,..) dần đến mức cạn kiệt, đóng góp ngày càng giảm trong nguồn thu ngoại tệ. Và còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự gia tăng nợ công. Nhìn ra thế giới, để so sánh xem nợ công của Việt Nam có nguy hiểm không. Nợ công của Hoa Kỳ là 100% GDP, Nhật Bản lên đến hơn 200% GDP, của Việt Nam hiện nay khoảng trên 60% GDP. Tuy nhiên, mức nợ công của Việt Nam hiện nay khá nguy hiểm bởi chúng ta đang trong quá trình phát triển, nguồn vốn hạn hẹp trong khi nhu cầu cho đầu tư lại rất lớn, nếu chỉ tập trung để trả nợ và lãi phát sinh sẽ không đủ vốn để đầu tư phát triển. Do vậy, nhìn nhận để thấy, vấn đề của tất cả chúng ta - những người đang gánh hơn 1700 USD/người/năm đang gặp phải. Vốn dĩ đây là vấn đề vĩ mô, nên mong rằng thời gian tới, nhà quản lý sẽ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, thực hiện đúng quy định Luật đầu tư công và pháp luật liên quan, đầy lùi tham nhũng, lảng phí để không ai phải mang cục nợ to đùng trên đầu mà nhiều người còn không biết gì về nó. theo vietnamnet
Định hướng sửa đổi các Luật về thuế
Giảm thuế thu nhập cá nhân – Lương cao được hưởng lợi Bộ Tài chính đề xuất sửa biểu thuế lũy tiến từng phần đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công nhằm phù hợp với thực tế, đơn giản, dễ tính toán, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Do đó Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ cho sửa đổi Biểu thuế lũy tiến từng phần theo hướng giảm số bậc thuế chỉ còn 5 bậc đồng thời quy định khoảng cách rộng ở các bậc thấp; Điều chỉnh thu nhập tính thuế ở từng bậc theo số chẵn. Với cách tính thuế mới này, nhiều người có thu nhập trong khoảng 10 – 80 triệu được hưởng lợi hơn do thuế giảm. Cụ thể, với thu nhập từ 10 triệu đồng trở xuống, người dân phải nộp thuế 5%. Còn thu nhập trên 10-30 triệu đồng, thuế suất 10% (hiện nay mức thu nhập này phải đóng thuế 15-20%). Người dân thu nhập trên 30-50 triệu đồng, thuế suất 20% (hiện nay mức đóng khoảng 25%); trên 50-80 triệu đồng, thuế suất 28% (mức thuế hiện hành khoảng 30%); trên 80 triệu đồng, thuế suất 35% (không thay đổi so với mức thuế hiện hành). Ngoài ra, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ cho bổ sung quy định giảm 50% thuế Thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân là nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp, chế biến nông sản thuộc: dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Tăng thuế giá trị gia tăng – Hàng triệu người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính muốn tăng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% lên 12% vì thuế GTGT đang thấp hơn các nước và nợ công cao. Trong bối cảnh nợ công tăng cao tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển, các quốc gia có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu, cụ thể để tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập (Thu nhập doanh nghiệp và Thu nhập cá nhân), các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (Giá trị gia tăng và Tiêu thụ đặc biệt). Theo Ngân hàng Thế giới qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%. Philippines có mức thuế suất 15%. Theo Chiến lược Cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020 thì thuế GTGT được “Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu);” Vì vậy, để phù hợp với thông lệ và xu hướng cải cách thuế GTGT quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị nâng mức thuế suất 10% theo một trong hai phương án. Phương án 1: Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 01/01/2019. Phương án 2: Tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 01/01/2019 và 14% từ ngày 01/01/2021. Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1, tức tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%. Thời gian thực hiện từ 1/1/2019. Dự kiến, hơn nửa triệu doanh nghiệp và hầu hết người dân sẽ chịu tác động từ việc tăng mức thuế GTGT này. Theo con số công bố mới nhất, hiện nợ công của Việt Nam ở mức gần 2,6 triệu tỷ đồng.
Bội chi ngân sách, dân Việt Nam ăn bám nợ công
Khi ông Đinh Tiến Dũng ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính, không mấy ai lạc quan về tình hình thu chi ngân sách từ nay đến cuối năm. Ngược lại, các khoản thu có thể phải tăng lên, siết chặt hơn để đạt chỉ tiêu trong năm và mức chi nhiều khả năng tịnh tiến. Tổng thu ngân sách trong 5 tháng đầu năm chỉ đạt 32,9 % dự toán (hơn 268 nghìn tỷ); đạt tỷ lệ thu cao chủ yếu là “móc” tài nguyên dầu đi bán, thu từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân, phí và lệ phí; các khoản thu thấp hơn nhiều so với dự toán đến từ hoạt động xuất nhập khẩu, môi trường, doanh nghiệp nhà nước,… Chi ngân sách ở mức 35% dự toán, song con số chi lên đến hơn 335 nghìn tỷ, cao hơn nhiều khoản các khoản thu ngân sách. Những khoản chi lớn là chi sự nghiệp, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ viện trợ,… trong khi các khoản chi xã hội, dự phòng, phát triển cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm đúng mức. Nguồn: Tổng cục thống kê Với tình trạng thất thu bội chi trong 5 tháng đầu năm, dự báo từ nay đến cuối năm tình hình sẽ rất căng thẳng. Với 3 nhóm giải pháp của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính, rõ ràng giải pháp tăng thu là chủ yếu. So với nhiều quốc gia, hiện nay Việt Nam thuộc tốp ông trùm về thu thuế phí; trong khi thu nhập đầu người không cao, kinh tế khủng hoảng, tỷ lệ nghèo gia tăng, số doanh nghiệp phá sản nhiều, tình trạng thất nghiệp chưa có dấu hiệu chửng lại,… Nước Thuế phí / GDP Ấn Độ 7,8% Indonesia 12,1% Malaysia 15,5% Philippines 13% Thái Lan 15,5% Trung Quốc 17,3% Việt Nam 21,6% Con số ấn tượng! “Nợ công” đang là gánh nặng không đáng có; thất thoát, không hiệu quả, dàn trải… là những cụm từ thường được nhắc đến khi “xài” tiền đi vay, mượn, tài trợ,… Chính phủ báo cáo nợ công năm 2011 gần 55% GDP, nhưng không ít chuyên gia cho rằng Chính phủ đã “báo cáo láo” hoặc “cắt xén” phần Doanh nghiệp Nhà nước chưa báo cáo (khoảng 51% nữa). Cộng hai con số này lại, nợ công của Việt Nam ước khoảng 106% GDP. Tức là người Việt Nam chẳng làm ra được thứ gì cả, mà toàn ăn vay của nước ngoài. Người dân Việt Nam còn phải cồng lưng gồng gánh nhiều cho bội chi ngân sách!