Giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật năm 2024
Chi phí giường bệnh sau phẫu thuật luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Cùng tìm hiểu giá giường bệnh sau phẫu thuật trong năm 2024 như thế nào qua bài viết dưới đây nhé! (1) Cách tính số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BYT, việc xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh được tính như sau: - Đối với các trường hợp: + Người bệnh nặng chưa cải thiện, tử vong hoặc chuyển viện theo yêu cầu gia đình. + Người bệnh đã qua giai đoạn cấp cứu tại tuyến trên, chuyển về tuyến dưới hoặc cơ sở khác. Sử dụng công thức: Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - Ngày vào viện + 1 - Đối với các trường hợp còn lại, áp dụng công thức: Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - Ngày vào viện Lưu ý: - Nếu người bệnh vào và ra viện trong cùng một ngày (hoặc vào hôm trước, ra hôm sau) với thời gian điều trị từ 4 đến dưới 24 giờ, được tính là 1 ngày điều trị. - Nếu vào khoa cấp cứu dưới 4 giờ, chỉ thanh toán tiền khám, thuốc, trang thiết bị, không thanh toán tiền giường bệnh. - Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở xuống, chỉ thanh toán tiền khám, thuốc, trang thiết bị, không tính tiền giường bệnh. Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh chuyển giữa 02 khoa trong cùng một ngày, mỗi khoa chỉ được tính 1/2 ngày điều trị. Nếu người bệnh chuyển từ 03 khoa trở lên trong cùng một ngày, giá dịch vụ ngày giường bệnh sẽ được tính bằng trung bình cộng của mức giá tiền ngày giường bệnh tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ cao nhất và khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ thấp nhất. (2) Giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật năm 2024 Theo đó, khoản 3 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định cách tính giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật như sau: Giá dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng: áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau một lần phẫu thuật. Từ ngày thứ 11 sau phẫu thuật trở đi thì áp dụng mức giá ngày giường nội khoa theo các khoa tương ứng quy định tại mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT. Như vậy, giá dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa và bỏng sẽ được áp dụng tối đa trong 10 ngày kể từ ngày phẫu thuật. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ được tính phí theo mức giá của dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa. Từ ngày thứ 11 trở đi, mức giá sẽ chuyển sang theo quy định của dịch vụ ngày giường nội khoa, dựa trên các khoa tương ứng được nêu trong Mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT. >>> Xem Phụ lục II tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/11/Phu%20luc.xls Theo đó, Mục 3 của Phụ lục II phân loại giá giường bệnh thành 03 loại chính theo các khoa như Khoa truyền nhiễm, Hô hấp, Khoa cơ- xương - khớp,...v.v với mức giá dao động trong khoảng 128.000/ngày - 247.000/ngày tùy theo khoa và hạng của bệnh viện.
Xin hỏi về chi phí tiền thuốc BHYT nội trú?
Chào Luật sư. Xin cho tôi hỏi một việc cụ thể như sau: Tôi có người nhà có thẻ BHYT còn hạn nằm viện điều trị được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc trong đó có albumin và alfuroxim. Theo tôi được biết đây là 2 thuốc được BHYT thanh toán 100%. Tuy nhiện bác sĩ kê đơn cho người nhà tôi dùng theo diện tự túc, tức là người bệnh phải thanh toán tiền thuốc của 2 thuốc trên mà không để BHYT thanh toán (các thuốc khác được kê đơn theo diện được thanh toán BHYT). Không những vậy người nhà của tôi còn phải thanh toán giá thuốc cao hơn giá trúng thầu của 2 thuốc này với mức chênh lệch theo đúng quy định về thặng sô bán lẻ. Với những gì tôi tìm hiểu được thì người bệnh có bảo hiểm y tế không phải thanh toán hoặc chỉ phải thanh toán một phần tiền thuốc theo mức quy định của từng loại thẻ BHYT đối với các thuốc thuộc phạm vi thanh toán của BHYT; các thuốc không trong phạm vi thanh toán thì cũng chỉ phải thanh toán số tiền theo đúng giá trúng thầu mà không được gia tăng giá thuốc ngay cả tăng giá theo đúng quy định về thặng số bán lẻ. Bây giờ tôi muốn kiện bệnh viện vì đã vi phạm quy định về thanh toán trên 2 điểm: 1. Bắt bệnh nhân phải trả tiền thuốc thuộc diện được BHYT thanh toán thay vì thanh toán với BHYT (tức là các thuốc này vì có người bệnh thanh toán cho bênh viện rồi nên bệnh viện không đưa vào chứng từ để quyết toán BHYT nữa) 2. Tính giá thuốc thanh toán cao hơn giá trúng thầu đã được phê duyệt. Cụ thể: albumin có giá trúng thầu là 555000 đồng, giá thanh toán là 582750 đồng; alfuroxim có giá trúng thầu là 7200 đồng, giá thanh toán là 7704 đồng. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư rằng tôi kiện như vậy có đúng không? Nếu tôi sai thì sai ở chỗ nào? Làm ơn trả lời trực tiếp và cụ thể vào câu hỏi của tôi. Và đừng chỉ có trích dẫn các quy định rồi để tôi phải tự suy luận. Xin chân thành cảm ơn!
03 văn bằng trong đào tạo chuyên khoa cần biết
Là nội dung được quy định tại dự thảo nghị định Quy định về đào tạo chuyên khoa trong lĩnh vực sức khỏe. Trong đó, văn bằng trong đào tạo chuyên khoa bao gồm: - Bằng bác sĩ: Cấp cho người hoàn thành chương trình đào tạo để đạt trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia ngành Y khoa, ngành Răng Hàm Mặt quy định tại khoản 3 của Điều 5 và khoản 2 của Điều 6 Nghị định này. - Bằng dược sĩ: Cấp cho người hoàn thành chương trình đào tạo để đạt trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia ngành Dược quy định tại khoản 3 của Điều 5 và khoản 2 của Điều 6 Nghị định này. - Bằng chuyên khoa hoặc chuyên khoa sâu: Cấp cho người có bằng bác sĩ, dược sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học lĩnh vực sức khỏe hoàn thành chương trình đào tạo để đạt trình độ tương đương bậc 7 hoặc bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia được quy định tại khoản 3, khoản 5 của Điều 5 và khoản 2, khoản 3 của Điều 6 Nghị định này. - Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và quản lý văn bằng đào tạo chuyên khoa, chuyên khoa sâu. Về hình thức, loại hình đào tạo Đào tạo chuyên khoa, chuyên khoa sâu và đào tạo để bổ sung/thay thếphạm vi hoạt động chuyên môn được thực hiện theo hình thức chính quy tập trung bao gồm: - Đào tạo chuyên khoa: hệ nội trú,hệ tập trung. - Đào tạo chuyên khoa sâu: hệ tập trung. - Đào tạo để bổ sung/thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn: hệ tập trung. Nghị định này áp dụng đối với: Các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khoẻ, các bệnh viện, các viện đủ điều kiện được giao nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa, các cơ sở thực hànhđào tạo chuyên khoa lĩnh vực sức khỏe;các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các tổ chức, cá nhân sử dụng nhân lực y tế; các cá nhân đã tốt nghiệp trình độ đại học và sau đại học khối ngành sức khoẻ có nhu cầu được đào tạo chuyên khoa lĩnh vực sức khỏe. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Xem chi tiết nghị định tại file đính kèm:
Giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật năm 2024
Chi phí giường bệnh sau phẫu thuật luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Cùng tìm hiểu giá giường bệnh sau phẫu thuật trong năm 2024 như thế nào qua bài viết dưới đây nhé! (1) Cách tính số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BYT, việc xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh được tính như sau: - Đối với các trường hợp: + Người bệnh nặng chưa cải thiện, tử vong hoặc chuyển viện theo yêu cầu gia đình. + Người bệnh đã qua giai đoạn cấp cứu tại tuyến trên, chuyển về tuyến dưới hoặc cơ sở khác. Sử dụng công thức: Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - Ngày vào viện + 1 - Đối với các trường hợp còn lại, áp dụng công thức: Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - Ngày vào viện Lưu ý: - Nếu người bệnh vào và ra viện trong cùng một ngày (hoặc vào hôm trước, ra hôm sau) với thời gian điều trị từ 4 đến dưới 24 giờ, được tính là 1 ngày điều trị. - Nếu vào khoa cấp cứu dưới 4 giờ, chỉ thanh toán tiền khám, thuốc, trang thiết bị, không thanh toán tiền giường bệnh. - Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở xuống, chỉ thanh toán tiền khám, thuốc, trang thiết bị, không tính tiền giường bệnh. Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh chuyển giữa 02 khoa trong cùng một ngày, mỗi khoa chỉ được tính 1/2 ngày điều trị. Nếu người bệnh chuyển từ 03 khoa trở lên trong cùng một ngày, giá dịch vụ ngày giường bệnh sẽ được tính bằng trung bình cộng của mức giá tiền ngày giường bệnh tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ cao nhất và khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ thấp nhất. (2) Giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật năm 2024 Theo đó, khoản 3 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định cách tính giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật như sau: Giá dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng: áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau một lần phẫu thuật. Từ ngày thứ 11 sau phẫu thuật trở đi thì áp dụng mức giá ngày giường nội khoa theo các khoa tương ứng quy định tại mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT. Như vậy, giá dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa và bỏng sẽ được áp dụng tối đa trong 10 ngày kể từ ngày phẫu thuật. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ được tính phí theo mức giá của dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa. Từ ngày thứ 11 trở đi, mức giá sẽ chuyển sang theo quy định của dịch vụ ngày giường nội khoa, dựa trên các khoa tương ứng được nêu trong Mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT. >>> Xem Phụ lục II tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/11/Phu%20luc.xls Theo đó, Mục 3 của Phụ lục II phân loại giá giường bệnh thành 03 loại chính theo các khoa như Khoa truyền nhiễm, Hô hấp, Khoa cơ- xương - khớp,...v.v với mức giá dao động trong khoảng 128.000/ngày - 247.000/ngày tùy theo khoa và hạng của bệnh viện.
Xin hỏi về chi phí tiền thuốc BHYT nội trú?
Chào Luật sư. Xin cho tôi hỏi một việc cụ thể như sau: Tôi có người nhà có thẻ BHYT còn hạn nằm viện điều trị được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc trong đó có albumin và alfuroxim. Theo tôi được biết đây là 2 thuốc được BHYT thanh toán 100%. Tuy nhiện bác sĩ kê đơn cho người nhà tôi dùng theo diện tự túc, tức là người bệnh phải thanh toán tiền thuốc của 2 thuốc trên mà không để BHYT thanh toán (các thuốc khác được kê đơn theo diện được thanh toán BHYT). Không những vậy người nhà của tôi còn phải thanh toán giá thuốc cao hơn giá trúng thầu của 2 thuốc này với mức chênh lệch theo đúng quy định về thặng sô bán lẻ. Với những gì tôi tìm hiểu được thì người bệnh có bảo hiểm y tế không phải thanh toán hoặc chỉ phải thanh toán một phần tiền thuốc theo mức quy định của từng loại thẻ BHYT đối với các thuốc thuộc phạm vi thanh toán của BHYT; các thuốc không trong phạm vi thanh toán thì cũng chỉ phải thanh toán số tiền theo đúng giá trúng thầu mà không được gia tăng giá thuốc ngay cả tăng giá theo đúng quy định về thặng số bán lẻ. Bây giờ tôi muốn kiện bệnh viện vì đã vi phạm quy định về thanh toán trên 2 điểm: 1. Bắt bệnh nhân phải trả tiền thuốc thuộc diện được BHYT thanh toán thay vì thanh toán với BHYT (tức là các thuốc này vì có người bệnh thanh toán cho bênh viện rồi nên bệnh viện không đưa vào chứng từ để quyết toán BHYT nữa) 2. Tính giá thuốc thanh toán cao hơn giá trúng thầu đã được phê duyệt. Cụ thể: albumin có giá trúng thầu là 555000 đồng, giá thanh toán là 582750 đồng; alfuroxim có giá trúng thầu là 7200 đồng, giá thanh toán là 7704 đồng. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư rằng tôi kiện như vậy có đúng không? Nếu tôi sai thì sai ở chỗ nào? Làm ơn trả lời trực tiếp và cụ thể vào câu hỏi của tôi. Và đừng chỉ có trích dẫn các quy định rồi để tôi phải tự suy luận. Xin chân thành cảm ơn!
03 văn bằng trong đào tạo chuyên khoa cần biết
Là nội dung được quy định tại dự thảo nghị định Quy định về đào tạo chuyên khoa trong lĩnh vực sức khỏe. Trong đó, văn bằng trong đào tạo chuyên khoa bao gồm: - Bằng bác sĩ: Cấp cho người hoàn thành chương trình đào tạo để đạt trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia ngành Y khoa, ngành Răng Hàm Mặt quy định tại khoản 3 của Điều 5 và khoản 2 của Điều 6 Nghị định này. - Bằng dược sĩ: Cấp cho người hoàn thành chương trình đào tạo để đạt trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia ngành Dược quy định tại khoản 3 của Điều 5 và khoản 2 của Điều 6 Nghị định này. - Bằng chuyên khoa hoặc chuyên khoa sâu: Cấp cho người có bằng bác sĩ, dược sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học lĩnh vực sức khỏe hoàn thành chương trình đào tạo để đạt trình độ tương đương bậc 7 hoặc bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia được quy định tại khoản 3, khoản 5 của Điều 5 và khoản 2, khoản 3 của Điều 6 Nghị định này. - Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và quản lý văn bằng đào tạo chuyên khoa, chuyên khoa sâu. Về hình thức, loại hình đào tạo Đào tạo chuyên khoa, chuyên khoa sâu và đào tạo để bổ sung/thay thếphạm vi hoạt động chuyên môn được thực hiện theo hình thức chính quy tập trung bao gồm: - Đào tạo chuyên khoa: hệ nội trú,hệ tập trung. - Đào tạo chuyên khoa sâu: hệ tập trung. - Đào tạo để bổ sung/thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn: hệ tập trung. Nghị định này áp dụng đối với: Các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khoẻ, các bệnh viện, các viện đủ điều kiện được giao nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa, các cơ sở thực hànhđào tạo chuyên khoa lĩnh vực sức khỏe;các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các tổ chức, cá nhân sử dụng nhân lực y tế; các cá nhân đã tốt nghiệp trình độ đại học và sau đại học khối ngành sức khoẻ có nhu cầu được đào tạo chuyên khoa lĩnh vực sức khỏe. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Xem chi tiết nghị định tại file đính kèm: