Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã mới nhất
Hiện nay cán bộ, công chức công xã bao gồm những chức vụ, chức danh nào? Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã là gì? Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã bao gồm những gì? Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã mới nhất Theo Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã như sau: Cán bộ cấp xã gồm những chức vụ sau: - Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam) - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Còn Công chức cấp xã gồm những chức danh sau đây: - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự - Văn phòng - thống kê - Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) - Tài chính - kế toán - Tư pháp - hộ tịch - Văn hóa - xã hội Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã sẽ bao gồm các chức vụ, chức danh theo quy định trên. So với quy định trước đây tại Luật cán bộ, công chức 2008 thì trưởng công an cấp xã không còn là công chức cấp xã. Sỡ dĩ không còn Trưởng Công an xã trong các chức danh công chức cấp xã là do hiện nay đã bố trí công an xã chính quy. Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã như sau: - Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. - Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định trên còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định trên. Ngoài ra, đối với mỗi chức vụ, chức danh sẽ còn những tiêu chuẩn cụ thể được quy định riêng. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 31 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã như sau: - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức cấp xã. - Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã. - Quy định chức vụ, chức danh, vị trí việc làm, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã. - Quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tập sự, thôi giữ chức vụ, thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. - Thực hiện khen thưởng, xử lý kỷ luật, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ về cán bộ, công chức cấp xã. - Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với cán bộ, công chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức cấp xã. Như vậy, sẽ có những nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo quy định trên.
Nội dung quản lý công tác đăng kiểm tàu quân sự trong Bộ Quốc phòng
Thông tư 02/2024/TT-BQP áp dụng đối với các cơ quan, cơ sở đăng kiểm tàu quân sự; cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng tàu quân sự; cơ sở đóng và sửa chữa tàu quân sự; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác đăng kiểm tàu quân sự. Đăng kiểm tàu quân sự là hoạt động kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu quân sự trong đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu, sửa chữa cấp vừa trở lên (sau đây gọi tắt là sửa chữa) và khai thác sử dụng. 1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 14 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính nội bộ, quy định, quy chế, kế hoạch về công tác đăng kiểm tàu quân sự; phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện. - Xây dựng, kiện toàn và quản lý hệ thống cơ quan, cơ sở đăng kiểm, đội ngũ đăng kiểm viên tàu quân sự; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đăng kiểm tàu quân sự. - Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. - Ban hành quy định quản lý, sử dụng con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ trong hoạt động đăng kiểm tàu quân sự. - Thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại; xử lý vi phạm đảm bảo hoạt động đăng kiểm tàu quân sự tuân thủ các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng theo thẩm quyền. - Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đăng kiểm tàu quân sự. - Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định. 2. Quản lý hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 15 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Hồ sơ đăng kiểm cho mỗi loại tàu phải đầy đủ, phù hợp với công dụng, đặc điểm, tính chất, mức độ trang bị trên tàu; phù hợp với quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và điều ước quốc tế liên quan. - Hồ sơ đăng kiểm được lập thành 03 bộ cấp cho: Tàu (01 bộ), đơn vị sử dụng tàu (01 bộ), cơ sở đăng kiểm (01 bộ). Khi tàu hoán cải, hiện đại hóa hoặc khi thanh lý loại khỏi biên chế, đơn vị sử dụng tàu thu hồi hồ sơ đăng kiểm nộp về cơ sở đăng kiểm. - Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản hồ sơ đăng kiểm trên tàu. Khi điều chuyển công tác, đi vắng, thuyền trưởng phải bàn giao hồ sơ đăng kiểm cho người thay thế. - Khi hồ sơ đăng kiểm bị thất lạc hoặc hư hỏng, phải kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra, cấp bổ sung, thay thế. - Khi tàu được điều động về đơn vị mới, hồ sơ đăng kiểm phải được bàn giao đầy đủ theo tàu. 3. Quản lý số lượng, chất lượng, thời hạn đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 16 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Cơ quan đăng kiểm các cấp và đơn vị sử dụng chịu trách nhiệm nắm chắc số lượng, chất lượng và thời hạn đăng kiểm tàu quân sự trong phạm vi quản lý; thường xuyên theo dõi, đăng ký, tổng hợp, báo cáo theo quy định. - Căn cứ thời hạn đăng kiểm, kế hoạch sử dụng, kế hoạch sửa chữa tàu hằng năm, cơ sở đăng kiểm phối hợp với đơn vị sử dụng tàu quân sự lập kế hoạch đăng kiểm theo quy định. 4. Quản lý con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm Căn cứ Điều 17 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm gồm: Con dấu, biểu tượng, ấn chỉ nghiệp vụ của cơ quan, cơ sở đăng kiểm và của đăng kiểm viên; sổ kiểm tra kỹ thuật tàu, các loại giấy chứng nhận, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm tra kỹ thuật của cơ sở đăng kiểm theo quy định. - Quản lý, sử dụng con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm theo các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm tàu quân sự; hồ sơ đăng kiểm; số lượng, chất lượng, thời hạn đăng kiểm; con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư 02/2024/TT-BQP.
Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã mới nhất
Hiện nay cán bộ, công chức công xã bao gồm những chức vụ, chức danh nào? Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã là gì? Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã bao gồm những gì? Các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã mới nhất Theo Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã như sau: Cán bộ cấp xã gồm những chức vụ sau: - Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam) - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Còn Công chức cấp xã gồm những chức danh sau đây: - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự - Văn phòng - thống kê - Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã) - Tài chính - kế toán - Tư pháp - hộ tịch - Văn hóa - xã hội Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã sẽ bao gồm các chức vụ, chức danh theo quy định trên. So với quy định trước đây tại Luật cán bộ, công chức 2008 thì trưởng công an cấp xã không còn là công chức cấp xã. Sỡ dĩ không còn Trưởng Công an xã trong các chức danh công chức cấp xã là do hiện nay đã bố trí công an xã chính quy. Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã như sau: - Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. - Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định trên còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định trên. Ngoài ra, đối với mỗi chức vụ, chức danh sẽ còn những tiêu chuẩn cụ thể được quy định riêng. Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã Theo Điều 31 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã như sau: - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức cấp xã. - Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã. - Quy định chức vụ, chức danh, vị trí việc làm, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã. - Quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tập sự, thôi giữ chức vụ, thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. - Thực hiện khen thưởng, xử lý kỷ luật, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ về cán bộ, công chức cấp xã. - Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với cán bộ, công chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức cấp xã. Như vậy, sẽ có những nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã theo quy định trên.
Nội dung quản lý công tác đăng kiểm tàu quân sự trong Bộ Quốc phòng
Thông tư 02/2024/TT-BQP áp dụng đối với các cơ quan, cơ sở đăng kiểm tàu quân sự; cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng tàu quân sự; cơ sở đóng và sửa chữa tàu quân sự; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác đăng kiểm tàu quân sự. Đăng kiểm tàu quân sự là hoạt động kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu quân sự trong đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu, sửa chữa cấp vừa trở lên (sau đây gọi tắt là sửa chữa) và khai thác sử dụng. 1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 14 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính nội bộ, quy định, quy chế, kế hoạch về công tác đăng kiểm tàu quân sự; phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức thực hiện. - Xây dựng, kiện toàn và quản lý hệ thống cơ quan, cơ sở đăng kiểm, đội ngũ đăng kiểm viên tàu quân sự; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đăng kiểm tàu quân sự. - Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. - Ban hành quy định quản lý, sử dụng con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ trong hoạt động đăng kiểm tàu quân sự. - Thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại; xử lý vi phạm đảm bảo hoạt động đăng kiểm tàu quân sự tuân thủ các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng theo thẩm quyền. - Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đăng kiểm tàu quân sự. - Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định. 2. Quản lý hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 15 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Hồ sơ đăng kiểm cho mỗi loại tàu phải đầy đủ, phù hợp với công dụng, đặc điểm, tính chất, mức độ trang bị trên tàu; phù hợp với quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và điều ước quốc tế liên quan. - Hồ sơ đăng kiểm được lập thành 03 bộ cấp cho: Tàu (01 bộ), đơn vị sử dụng tàu (01 bộ), cơ sở đăng kiểm (01 bộ). Khi tàu hoán cải, hiện đại hóa hoặc khi thanh lý loại khỏi biên chế, đơn vị sử dụng tàu thu hồi hồ sơ đăng kiểm nộp về cơ sở đăng kiểm. - Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản hồ sơ đăng kiểm trên tàu. Khi điều chuyển công tác, đi vắng, thuyền trưởng phải bàn giao hồ sơ đăng kiểm cho người thay thế. - Khi hồ sơ đăng kiểm bị thất lạc hoặc hư hỏng, phải kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra, cấp bổ sung, thay thế. - Khi tàu được điều động về đơn vị mới, hồ sơ đăng kiểm phải được bàn giao đầy đủ theo tàu. 3. Quản lý số lượng, chất lượng, thời hạn đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ Điều 16 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Cơ quan đăng kiểm các cấp và đơn vị sử dụng chịu trách nhiệm nắm chắc số lượng, chất lượng và thời hạn đăng kiểm tàu quân sự trong phạm vi quản lý; thường xuyên theo dõi, đăng ký, tổng hợp, báo cáo theo quy định. - Căn cứ thời hạn đăng kiểm, kế hoạch sử dụng, kế hoạch sửa chữa tàu hằng năm, cơ sở đăng kiểm phối hợp với đơn vị sử dụng tàu quân sự lập kế hoạch đăng kiểm theo quy định. 4. Quản lý con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm Căn cứ Điều 17 Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự do Bộ Quốc phòng ban hành: - Con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm gồm: Con dấu, biểu tượng, ấn chỉ nghiệp vụ của cơ quan, cơ sở đăng kiểm và của đăng kiểm viên; sổ kiểm tra kỹ thuật tàu, các loại giấy chứng nhận, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm tra kỹ thuật của cơ sở đăng kiểm theo quy định. - Quản lý, sử dụng con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm theo các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm tàu quân sự; hồ sơ đăng kiểm; số lượng, chất lượng, thời hạn đăng kiểm; con dấu, biểu tượng, ấn chỉ, mẫu biểu, chứng chỉ nghiệp vụ đăng kiểm thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư 02/2024/TT-BQP.