Nội dung hợp đồng giao dịch từ xa gồm nội dung nào?
Nội dung hợp đồng giao dịch từ xa gồm nội dung nào? Khi thực hiện giao dịch từ xa người bán có phải cung cấp thông tin về điều kiện và phương thức đổi trả sản phẩm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Nội dung hợp đồng giao dịch từ xa gồm nội dung nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì nội dung hợp đồng giao dịch từ xa gồm: - Tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc của đại diện của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam (nếu có); - Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với tổ chức kinh tế; mã số thuế cá nhân đối với cá nhân; - Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; - Chi phí giao hàng (nếu có); - Phương thức, thời hạn thanh toán; thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; điều kiện và phương thức đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; - Thời gian có hiệu lực của đề nghị thực hiện giao dịch; - Thông tin về các khoản phí, chi phí, thuế giá trị gia tăng, cách thức tính phí, chi phí có thể phát sinh và các điều kiện giao dịch chung áp dụng trong quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng; - Chi tiết về công dụng, cách thức sử dụng, bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; - Quyền của người tiêu dùng quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023; - Quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết; - Quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng. Khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng người bán có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm nào? Căn cứ theo Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về giao kết hợp đồng trong giao dịch từ xa như sau: (1) Khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm xây dựng công cụ và thực hiện biện pháp bảo đảm sau đây: - Cung cấp chính xác, đầy đủ nội dung hợp đồng để người tiêu dùng nghiên cứu trước khi giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng trao đổi, làm rõ nội dung hợp đồng và xác nhận đồng ý giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng xem lại và tải về hợp đồng đã có xác nhận ký kết của người tiêu dùng. (2) Nội dung hợp đồng bao gồm: các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023; tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của người tiêu dùng; quyền và nghĩa vụ của các bên. Trường hợp có nhiều bên tham gia thực hiện hợp đồng, nội dung hợp đồng phải xác định rõ chủ thể, quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể. (3) Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, người tiêu dùng có quyền sau đây: - Thỏa thuận lựa chọn cách thức xử lý hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh; - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào dưới mọi hình thức để chấm dứt thực hiện hợp đồng, trừ chi phí đối với phần sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng; - Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu hoặc hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật về dân sự. (4) Trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải hoàn trả cho người tiêu dùng khoản tiền đã thanh toán tương ứng với phần sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chưa sử dụng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Quá thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất do hai bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật về dân sự. Việc hoàn trả được thực hiện theo phương thức mà người tiêu dùng đã thanh toán, trừ trường hợp người tiêu dùng đồng ý thanh toán bằng phương thức khác. Trường hợp việc chấm dứt thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự. Như vậy, khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng người bán có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm sau đây: - Cung cấp chính xác, đầy đủ nội dung hợp đồng để người tiêu dùng nghiên cứu trước khi giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng trao đổi, làm rõ nội dung hợp đồng và xác nhận đồng ý giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng xem lại và tải về hợp đồng đã có xác nhận ký kết của người tiêu dùng. Tóm lại: Khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng người bán có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm sau đây: - Cung cấp chính xác, đầy đủ nội dung hợp đồng để người tiêu dùng nghiên cứu trước khi giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng trao đổi, làm rõ nội dung hợp đồng và xác nhận đồng ý giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng xem lại và tải về hợp đồng đã có xác nhận ký kết của người tiêu dùng. Đồng thời, nội dung hợp đồng giao dịch từ xa gồm các nội dung tối thiếu nêu trên.
Hợp đồng thuê nhà bao gồm nội dung gì, có bắt buộc phải công chứng không?
Công ty tôi có thuê nhà của một cá nhân để làm văn phòng. Cho tôi hỏi hợp đồng thuê nhà bao gồm những thông tin gì, có phải công chứng không? Nội dung trong hợp đồng thuê nhà Hợp đồng cho thuê nhà ở, được gọi chung là hợp đồng về nhà ở thì phải đáp ứng các nội dung tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 bao gồm: - Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên; - Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu; - Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó; - Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; - Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; - Quyền và nghĩa vụ của các bên; - Cam kết của các bên; - Các thỏa thuận khác; - Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; - Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; - Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký. Công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà Theo Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định: Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp có yêu cầu từ các bên của hợp đồng. Tuy nhiên khuyến khích cá nhân, tổ chức khi thuê nhà chứng thực, công chứng hợp đồng thuê nhà để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thuê nhà. Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở Căn cứ tại Điều 120 Luật Nhà ở 2014 quy định cụ thể như sau: - Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho. - Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.
Có bắt buộc phải trực tiếp đến doanh nghiệp để ký hợp đồng lao động không?
Trong quá trình giao kết hợp động lao động điều quan trọng nhất trong hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên sau đó là ký kết vào hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động (NLĐ) là người đang sinh sống ở xa, là đang làm việc tại nước ngoài thì địa điểm ký kết hợp đồng có bắt buộc là tại trụ sở doanh nghiệp? 1. Thông tin trong giao kết hợp đồng gồm những nội dung gì? Doanh nghiệp và NLĐ khi ký kết hợp đồng lao động căn cứ Điều 387 Bộ luật Dân sự 2015 thực hiện theo thông tin trong giao kết hợp đồng bao gồm những nội dung sau đây: - Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. - Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. Lưu ý: Bên vi phạm các quy định nêu trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Nội dung trong hợp đồng giao kết gồm những nội dung nào? Căn cứ Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định nội dung của hợp đồng mà các bên giao kết trong việc đạt được thỏa thuận lao động bao gồm các nội dung sau: - Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. - Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: + Đối tượng của hợp đồng; + Số lượng, chất lượng; + Giá, phương thức thanh toán; + Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; + Quyền, nghĩa vụ của các bên; + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; + Phương thức giải quyết tranh chấp. Trong đó có quy định phương thức ký kết hợp đồng và địa điểm giao kết hợp đồng giữa các bên trong việc giao kết hợp đồng, thì tại Điều 399 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định tiếp về địa điểm giao kết hợp đồng như sau: Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Do đó, hiện pháp luật không bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải là tại trụ sở của doanh nghiệp mà ưu tiên các bên thỏa thuận như thế nào phù hợp nhất cho việc ký kết hợp đồng. 3. Có bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản? Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì NLĐ và doanh nghiệp phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản trong 04 trường hợp sau: - Hợp đồng lao động sử dụng NLĐ dưới 15 tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, doanh nghiệp phải tuân theo quy định sau đây: + Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó. + Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi. + Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng. + Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi. - Hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể doanh nghiệp phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình. - Hợp đồng lao động được giao kết theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019. + Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm NLĐ từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một NLĐ trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng NLĐ. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng NLĐ. - Hợp đồng lao động giao kết với những người lao động khác có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Các trường hợp còn lại thì người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Như vậy, hợp đồng lao động không nhất thiết phải được thực hiện tại trụ sở doanh nghiệp nếu NLĐ đang ở xa và có yêu cầu được giao kết hợp đồng lao động tại địa điểm khác hoặc bằng hình thức khác. Trong trường hợp thay đổi hình thức thì lưu ý các trường hợp vẫn bắt buộc giao kết bằng văn bản.
Xin hỏi luật sư, trong hợp đồng lao động có điều khoản như sau: Chức vụ và trách nhiệm: Chức vụ: .... Nhiệm vụ và trách nhiệm được mô tả cụ thể trong bản mô tả công việc của công ty Nhưng thực tế lại không có bản mô tả công việc nào, cô bé soạn hợp đồng khẳng định như vậy, chỉ nói là ghi cho đầy đủ thôi. Xin hỏi, việc ký điều khoản như vậy có hợp lý không, có thể nảy sinh rắc rối gì cho người lao động không? Xin cảm ơn luật sư!
Những điều NLĐ cần biết trước khi ký hợp đồng với NSDLĐ (Kì 2)
Trong kì trước chúng ta đã tìm hiểu về HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu loại hợp đồng còn lại, đó là: HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC (Điều 26 Bộ luật lao động 2012) Thử việc là khoảng thời gian dùng để người lao động (NLĐ) thực hiện công việc do người sử dụng lao động (NSDLĐ) giao để xem NLĐ có đáp ứng được yêu cầu của công việc đó hay không. Giao kết này được lập thành văn bản bao gồm những nội dung mà pháp luật quy định gọi là hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: - Quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc. - Thời hạn của hợp đồng thử việc cụ thể như sau: tối đa 60 ngày và tối thiểu 6 ngày với từng loại công việc cụ thể như sau: Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác. - Tiền lương trong thời gian thử việc của NLĐ sẽ do các bên thỏa thuận, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Khi trả lương thử việc cho NLĐ, nếu người này thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì NSDLĐ phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. (Điều 28 BLLĐ 2012) - Khi kết thúc thời gian thử việc, NSDLĐ phải ký kết hợp đồng lao động với NLĐ nếu NLĐ hoàn thành công việc và đạt yêu cầu. - Trong thời gian thử việc, một trong hai bên (NSDLĐ và NLĐ) có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước cho bên còn lại nếu như việc làm thử đó không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. - Điều đáng chú ý đó là khi một trong hai bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc thì không cần phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. - Hơn nữa, đối với mỗi công việc thì chỉ được thử việc một lần. - NLĐ làm việc theo hợp đồng mùa vụ thì không phải thử việc. Trong thời gian tham gia thử việc, NLĐ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, theo khoản 3, Điều 186 BLLĐ 2012, mặc dù NLĐ thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng NSDLĐ có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương cho NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc phần trách nhiệm của nơi NLĐ thử việc.
Nội dung hợp đồng giao dịch từ xa gồm nội dung nào?
Nội dung hợp đồng giao dịch từ xa gồm nội dung nào? Khi thực hiện giao dịch từ xa người bán có phải cung cấp thông tin về điều kiện và phương thức đổi trả sản phẩm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Nội dung hợp đồng giao dịch từ xa gồm nội dung nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì nội dung hợp đồng giao dịch từ xa gồm: - Tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc của đại diện của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam (nếu có); - Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với tổ chức kinh tế; mã số thuế cá nhân đối với cá nhân; - Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; - Chi phí giao hàng (nếu có); - Phương thức, thời hạn thanh toán; thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; điều kiện và phương thức đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; - Thời gian có hiệu lực của đề nghị thực hiện giao dịch; - Thông tin về các khoản phí, chi phí, thuế giá trị gia tăng, cách thức tính phí, chi phí có thể phát sinh và các điều kiện giao dịch chung áp dụng trong quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng; - Chi tiết về công dụng, cách thức sử dụng, bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; - Quyền của người tiêu dùng quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023; - Quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết; - Quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng. Khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng người bán có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm nào? Căn cứ theo Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về giao kết hợp đồng trong giao dịch từ xa như sau: (1) Khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm xây dựng công cụ và thực hiện biện pháp bảo đảm sau đây: - Cung cấp chính xác, đầy đủ nội dung hợp đồng để người tiêu dùng nghiên cứu trước khi giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng trao đổi, làm rõ nội dung hợp đồng và xác nhận đồng ý giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng xem lại và tải về hợp đồng đã có xác nhận ký kết của người tiêu dùng. (2) Nội dung hợp đồng bao gồm: các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023; tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của người tiêu dùng; quyền và nghĩa vụ của các bên. Trường hợp có nhiều bên tham gia thực hiện hợp đồng, nội dung hợp đồng phải xác định rõ chủ thể, quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể. (3) Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, người tiêu dùng có quyền sau đây: - Thỏa thuận lựa chọn cách thức xử lý hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh; - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Người tiêu dùng không phải trả bất kỳ chi phí nào dưới mọi hình thức để chấm dứt thực hiện hợp đồng, trừ chi phí đối với phần sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng; - Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu hoặc hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật về dân sự. (4) Trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải hoàn trả cho người tiêu dùng khoản tiền đã thanh toán tương ứng với phần sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chưa sử dụng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Quá thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất do hai bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật về dân sự. Việc hoàn trả được thực hiện theo phương thức mà người tiêu dùng đã thanh toán, trừ trường hợp người tiêu dùng đồng ý thanh toán bằng phương thức khác. Trường hợp việc chấm dứt thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự. Như vậy, khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng người bán có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm sau đây: - Cung cấp chính xác, đầy đủ nội dung hợp đồng để người tiêu dùng nghiên cứu trước khi giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng trao đổi, làm rõ nội dung hợp đồng và xác nhận đồng ý giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng xem lại và tải về hợp đồng đã có xác nhận ký kết của người tiêu dùng. Tóm lại: Khi giao dịch từ xa với người tiêu dùng người bán có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm sau đây: - Cung cấp chính xác, đầy đủ nội dung hợp đồng để người tiêu dùng nghiên cứu trước khi giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng trao đổi, làm rõ nội dung hợp đồng và xác nhận đồng ý giao kết hợp đồng; - Người tiêu dùng xem lại và tải về hợp đồng đã có xác nhận ký kết của người tiêu dùng. Đồng thời, nội dung hợp đồng giao dịch từ xa gồm các nội dung tối thiếu nêu trên.
Hợp đồng thuê nhà bao gồm nội dung gì, có bắt buộc phải công chứng không?
Công ty tôi có thuê nhà của một cá nhân để làm văn phòng. Cho tôi hỏi hợp đồng thuê nhà bao gồm những thông tin gì, có phải công chứng không? Nội dung trong hợp đồng thuê nhà Hợp đồng cho thuê nhà ở, được gọi chung là hợp đồng về nhà ở thì phải đáp ứng các nội dung tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 bao gồm: - Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên; - Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu; - Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó; - Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; - Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; - Quyền và nghĩa vụ của các bên; - Cam kết của các bên; - Các thỏa thuận khác; - Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; - Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; - Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký. Công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà Theo Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định: Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp có yêu cầu từ các bên của hợp đồng. Tuy nhiên khuyến khích cá nhân, tổ chức khi thuê nhà chứng thực, công chứng hợp đồng thuê nhà để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thuê nhà. Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở Căn cứ tại Điều 120 Luật Nhà ở 2014 quy định cụ thể như sau: - Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho. - Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.
Có bắt buộc phải trực tiếp đến doanh nghiệp để ký hợp đồng lao động không?
Trong quá trình giao kết hợp động lao động điều quan trọng nhất trong hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên sau đó là ký kết vào hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động (NLĐ) là người đang sinh sống ở xa, là đang làm việc tại nước ngoài thì địa điểm ký kết hợp đồng có bắt buộc là tại trụ sở doanh nghiệp? 1. Thông tin trong giao kết hợp đồng gồm những nội dung gì? Doanh nghiệp và NLĐ khi ký kết hợp đồng lao động căn cứ Điều 387 Bộ luật Dân sự 2015 thực hiện theo thông tin trong giao kết hợp đồng bao gồm những nội dung sau đây: - Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. - Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. Lưu ý: Bên vi phạm các quy định nêu trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Nội dung trong hợp đồng giao kết gồm những nội dung nào? Căn cứ Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định nội dung của hợp đồng mà các bên giao kết trong việc đạt được thỏa thuận lao động bao gồm các nội dung sau: - Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. - Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: + Đối tượng của hợp đồng; + Số lượng, chất lượng; + Giá, phương thức thanh toán; + Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; + Quyền, nghĩa vụ của các bên; + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; + Phương thức giải quyết tranh chấp. Trong đó có quy định phương thức ký kết hợp đồng và địa điểm giao kết hợp đồng giữa các bên trong việc giao kết hợp đồng, thì tại Điều 399 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định tiếp về địa điểm giao kết hợp đồng như sau: Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Do đó, hiện pháp luật không bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải là tại trụ sở của doanh nghiệp mà ưu tiên các bên thỏa thuận như thế nào phù hợp nhất cho việc ký kết hợp đồng. 3. Có bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản? Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì NLĐ và doanh nghiệp phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản trong 04 trường hợp sau: - Hợp đồng lao động sử dụng NLĐ dưới 15 tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, doanh nghiệp phải tuân theo quy định sau đây: + Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó. + Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi. + Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng. + Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi. - Hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể doanh nghiệp phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình. - Hợp đồng lao động được giao kết theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019. + Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm NLĐ từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một NLĐ trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng NLĐ. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng NLĐ. - Hợp đồng lao động giao kết với những người lao động khác có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Các trường hợp còn lại thì người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Như vậy, hợp đồng lao động không nhất thiết phải được thực hiện tại trụ sở doanh nghiệp nếu NLĐ đang ở xa và có yêu cầu được giao kết hợp đồng lao động tại địa điểm khác hoặc bằng hình thức khác. Trong trường hợp thay đổi hình thức thì lưu ý các trường hợp vẫn bắt buộc giao kết bằng văn bản.
Xin hỏi luật sư, trong hợp đồng lao động có điều khoản như sau: Chức vụ và trách nhiệm: Chức vụ: .... Nhiệm vụ và trách nhiệm được mô tả cụ thể trong bản mô tả công việc của công ty Nhưng thực tế lại không có bản mô tả công việc nào, cô bé soạn hợp đồng khẳng định như vậy, chỉ nói là ghi cho đầy đủ thôi. Xin hỏi, việc ký điều khoản như vậy có hợp lý không, có thể nảy sinh rắc rối gì cho người lao động không? Xin cảm ơn luật sư!
Những điều NLĐ cần biết trước khi ký hợp đồng với NSDLĐ (Kì 2)
Trong kì trước chúng ta đã tìm hiểu về HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu loại hợp đồng còn lại, đó là: HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC (Điều 26 Bộ luật lao động 2012) Thử việc là khoảng thời gian dùng để người lao động (NLĐ) thực hiện công việc do người sử dụng lao động (NSDLĐ) giao để xem NLĐ có đáp ứng được yêu cầu của công việc đó hay không. Giao kết này được lập thành văn bản bao gồm những nội dung mà pháp luật quy định gọi là hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: - Quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc. - Thời hạn của hợp đồng thử việc cụ thể như sau: tối đa 60 ngày và tối thiểu 6 ngày với từng loại công việc cụ thể như sau: Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác. - Tiền lương trong thời gian thử việc của NLĐ sẽ do các bên thỏa thuận, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Khi trả lương thử việc cho NLĐ, nếu người này thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì NSDLĐ phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. (Điều 28 BLLĐ 2012) - Khi kết thúc thời gian thử việc, NSDLĐ phải ký kết hợp đồng lao động với NLĐ nếu NLĐ hoàn thành công việc và đạt yêu cầu. - Trong thời gian thử việc, một trong hai bên (NSDLĐ và NLĐ) có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước cho bên còn lại nếu như việc làm thử đó không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. - Điều đáng chú ý đó là khi một trong hai bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc thì không cần phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. - Hơn nữa, đối với mỗi công việc thì chỉ được thử việc một lần. - NLĐ làm việc theo hợp đồng mùa vụ thì không phải thử việc. Trong thời gian tham gia thử việc, NLĐ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, theo khoản 3, Điều 186 BLLĐ 2012, mặc dù NLĐ thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng NSDLĐ có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương cho NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc phần trách nhiệm của nơi NLĐ thử việc.