Cơ quan nào cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ quan nào cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn? Thời hạn của giấy phép là bao lâu và có gia hạn được không? Cơ quan nào cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn? Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật Tài nguyên nước 2023 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất và kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định như sau: - Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn; công trình khai thác nước có tác động ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; - Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất; - Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận kê khai việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình để sử dụng cho sinh hoạt; Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn. Ngoài ra còn có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn; công trình khai thác nước có tác động ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh. Thời hạn của giấy phép thăm dò nước dưới đất là bao lâu? Hết hạn có được gia hạn không? Căn cứ Điều 54 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định về thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau: - Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định như sau: + Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 05 năm; + Giấy phép khai thác nước biển có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 10 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm; + Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 05 năm, tối thiểu 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 03 năm; + Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì giấy phép được cấp theo thời hạn đề nghị trong đơn và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn giấy phép đã được cấp, gia hạn liền trước đó. - Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 02 năm và được xem xét gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thì giấy phép được cấp, gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn. Như vậy, giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 02 năm và được xem xét gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm. Tóm lại, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn là Bộ Tài nguyên và Môi trường và giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 02 năm, được gia hạn 01 lần không quá 01 năm.
Bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò khai thác nước dưới đất
Thông tư 03/2024/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2024. Tại Thông tư 03/2024/TT-BTNMT thay thế cho Thông tư 75/2017/TT-BTNMT trước đây, quy định các vấn đề về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò khai thác nước dưới đất tại Chương IV như sau: 1. Đối với hoạt động thiết kế, thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm Điều 31 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về bảo vệ nước dưới đất đối với hoạt động thiết kế, thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm trong các dự án điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất như sau: - Việc thiết kế, thi công các công trình khoan, đào trong các dự án điều tra, đánh giá nước dưới đất phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Việc thiết kế, thi công khoan điều tra, đánh giá nước dưới đất thực hiện theo quy định kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; + Việc thi công các công trình khoan phải do tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện; + Chiều sâu, đường kính khoan, kết cấu ống chống, ống lọc, các đoạn chèn, trám cách ly phải phù hợp với đặc điểm địa tầng, bảo đảm ngăn nước từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước; + Việc thi công các công trình khoan, đào phải bảo đảm sự ổn định của môi trường đất, đá xung quanh khu vực thi công. - Việc thiết kế, thi công các công trình khoan, đào trong các dự án thăm dò, khai thác nước dưới đất phải đảm bảo các yêu cầu tại khoản 1 Điều này và các yêu cầu sau: + Việc thiết kế giếng và phương án thi công giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất phải do người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện; + Ống chống, ống lọc lắp đặt tại các giếng khoan khai thác nước dưới đất phải bảo đảm sự ổn định trong quá trình khai thác; + Trường hợp sử dụng hóa chất để ngâm, rửa giếng khoan thì hóa chất sử dụng phải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước; + Đối với công trình khai thác nước dưới đất phải thực hiện việc quan trắc phục vụ giám sát khai thác nước theo quy định. Trường hợp công trình khai thác nước dưới đất phải xây dựng giếng quan trắc theo quy định thì vị trí giếng quan trắc cần đảm bảo tính đại diện cho việc khai thác nước của công trình và được thể hiện trong đề nghị cấp phép. - Yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất đối với hoạt động thí nghiệm trong các dự án điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất: + Hoá chất, chất phóng xạ sử dụng trong quá trình thí nghiệm phải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước; + Có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để nước thải, nước có chứa chất độc hại xâm nhập vào trong giếng khoan, giếng đào; + Phương pháp, cách thức tiến hành thí nghiệm trong giếng khoan, giếng đào phải được thể hiện trong các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, hồ sơ kỹ thuật thi công công trình; + Trường hợp thực hiện bơm hút nước thí nghiệm, ngoài việc thực hiện các quy định tại các điểm a, b và c khoản này còn phải đảm bảo yêu cầu không gây ngập úng, không gây hạ thấp mực nước quá giới hạn mực nước khai thác. Trường hợp gây sự cố ảnh hưởng đến môi trường, tổ chức, cá nhân thì phải dừng ngay việc bơm, hút nước thí nghiệm và bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật. - Sau khi hoàn thành thi công, tổ chức, cá nhân thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm trong các dự án điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất phải cập nhật thông tin, dữ liệu về cấu trúc địa chất, địa tầng, địa chất thủy văn tại vị trí giếng vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định. 2. Đối với hoạt động khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí Căn cứ tại Điều 32 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí như sau: - Tổ chức, cá nhân hoạt động khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí trong đó có các hạng mục khoan, đào, thí nghiệm ngoài việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan phải thực hiện đầy đủ yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT. - Tổ chức, cá nhân xử lý nền móng công trình không được gây sụt, lún bề mặt đất; không gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất. - Đối với các hồ, bể chứa hoặc khu vực chứa nước thải, bã quặng và các chất thải lỏng khác trong hoạt động khai thác khoáng sản phải tuân thủ các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, khoáng sản và pháp luật về tài nguyên nước để bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất. - Trường hợp giếng khoan trong các hoạt động khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản có thời gian dự kiến sử dụng từ 02 năm trở lên thì phải đáp ứng yêu cầu tại điểm c khoản 1 Điều 31 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT. - Tổ chức, cá nhân thăm dò địa chất, khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản phải cập nhật thông tin, số liệu về cấu trúc địa chất, địa tầng tại vị trí giếng khoan vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định. 3. Đối với hoạt động bơm hút nước tháo khô mỏ, hố móng xây dựng và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác Căn cứ tại Điều 33 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động bơm hút nước tháo khô mỏ, hố móng xây dựng và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác như sau: - Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bơm hút nước tháo khô mỏ, hố móng xây dựng và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác ngoài việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan phải thực hiện đầy đủ yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT. - Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hoặc xây dựng công trình, nếu tiến hành hoạt động bơm hút nước, tháo khô dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất, gây sụt, lún đất thì phải dừng ngay việc bơm hút, tháo khô và thực hiện các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo đó, từ ngày 01/07/2024, Thông tư 03/2024/TT-BTNMT có hiệu lực và thay thế cho Thông tư 75/2017/TT-BTNMT quy định về bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất. Nguồn nước dưới đất cần được bảo vệ trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò khai thác nước dưới đất.
Các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất và phương án thực hiện?
Ngày 16 tháng 5 năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó, việc các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất được quy đinh như sau. Các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất Bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp về chất lượng, số lượng, khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước dưới đất; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước và yêu cầu bảo vệ nước dưới đất; đánh giá tác động kinh tế - xã hội và môi trường của việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 26 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT theo đó công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải được thiết kế, tính toán phù hợp với đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn, địa hình, chất lượng nước và khả năng giữ, trữ nước của tầng chứa nước được bổ sung nhân tạo. Theo Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm - Bổ sung nhân tạo nước dưới đất để phục hồi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt theo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất đã được phê duyệt; - Bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm gia tăng khả năng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất của tổ chức, cá nhân; - Nghiên cứu khoa học, thử nghiệm giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT phải thực hiện theo phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất chỉ được vận hành chính thức sau khi đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu về lượng nước, chất lượng nước bổ sung nhân tạo. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT phải lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Thông tư 03/2024/TT-BTNMT về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất trước khi thực hiện. Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất Theo Điều 28 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT nội dung phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm +Thuyết minh sự cần thiết về nhu cầu bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Mô tả về đặc điểm cấu trúc địa chất thủy văn, chất lượng nước trong tầng chứa nước và đánh giá khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước; + Đánh giá sự phù hợp về số lượng, chất lượng của nguồn nước được sử dụng để bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Thuyết minh giải pháp thiết kế kỹ thuật việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm các nội dung chính: Phương pháp bổ sung nhân tạo (làm ngập, xây dựng đập cát, bồn, bể thấm, lỗ khoan ép, lỗ khoan thu nước, hố đào, hào rãnh kết hợp giếng hấp thu nước và các phương pháp khác); vị trí, quy mô, thông số kỹ thuật của công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp kiểm soát chất lượng nguồn nước trước khi bổ sung nhân tạo và việc giám sát chất lượng nước của tầng chứa nước trong quá trình bổ sung nhân tạo; + Mô tả quy trình vận hành thử nghiệm; + Mô tả quy trình vận hành, quản lý công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất. - Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ Hồ sơ gửi lấy ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của Thông tư 03/2024/TT-BTNMT . Hồ sơ bao gồm: + Văn bản đề nghị cho ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT; + Sơ đồ, bản vẽ công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác có liên quan của dự án (nếu có). - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất gửi tổ chức, cá nhân. Trên đây là một số quy định về bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo Thông tư 03/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Cơ quan nào cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ quan nào cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn? Thời hạn của giấy phép là bao lâu và có gia hạn được không? Cơ quan nào cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn? Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật Tài nguyên nước 2023 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất và kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định như sau: - Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn; công trình khai thác nước có tác động ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; - Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất; - Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận kê khai việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình để sử dụng cho sinh hoạt; Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn. Ngoài ra còn có thẩm quyền gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn; công trình khai thác nước có tác động ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh. Thời hạn của giấy phép thăm dò nước dưới đất là bao lâu? Hết hạn có được gia hạn không? Căn cứ Điều 54 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định về thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau: - Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định như sau: + Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 05 năm; + Giấy phép khai thác nước biển có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 10 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm; + Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 05 năm, tối thiểu 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 03 năm; + Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì giấy phép được cấp theo thời hạn đề nghị trong đơn và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn giấy phép đã được cấp, gia hạn liền trước đó. - Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 02 năm và được xem xét gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thì giấy phép được cấp, gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn. Như vậy, giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 02 năm và được xem xét gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm. Tóm lại, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn là Bộ Tài nguyên và Môi trường và giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 02 năm, được gia hạn 01 lần không quá 01 năm.
Bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò khai thác nước dưới đất
Thông tư 03/2024/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2024. Tại Thông tư 03/2024/TT-BTNMT thay thế cho Thông tư 75/2017/TT-BTNMT trước đây, quy định các vấn đề về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò khai thác nước dưới đất tại Chương IV như sau: 1. Đối với hoạt động thiết kế, thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm Điều 31 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về bảo vệ nước dưới đất đối với hoạt động thiết kế, thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm trong các dự án điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất như sau: - Việc thiết kế, thi công các công trình khoan, đào trong các dự án điều tra, đánh giá nước dưới đất phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Việc thiết kế, thi công khoan điều tra, đánh giá nước dưới đất thực hiện theo quy định kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; + Việc thi công các công trình khoan phải do tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện; + Chiều sâu, đường kính khoan, kết cấu ống chống, ống lọc, các đoạn chèn, trám cách ly phải phù hợp với đặc điểm địa tầng, bảo đảm ngăn nước từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước; + Việc thi công các công trình khoan, đào phải bảo đảm sự ổn định của môi trường đất, đá xung quanh khu vực thi công. - Việc thiết kế, thi công các công trình khoan, đào trong các dự án thăm dò, khai thác nước dưới đất phải đảm bảo các yêu cầu tại khoản 1 Điều này và các yêu cầu sau: + Việc thiết kế giếng và phương án thi công giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất phải do người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện; + Ống chống, ống lọc lắp đặt tại các giếng khoan khai thác nước dưới đất phải bảo đảm sự ổn định trong quá trình khai thác; + Trường hợp sử dụng hóa chất để ngâm, rửa giếng khoan thì hóa chất sử dụng phải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước; + Đối với công trình khai thác nước dưới đất phải thực hiện việc quan trắc phục vụ giám sát khai thác nước theo quy định. Trường hợp công trình khai thác nước dưới đất phải xây dựng giếng quan trắc theo quy định thì vị trí giếng quan trắc cần đảm bảo tính đại diện cho việc khai thác nước của công trình và được thể hiện trong đề nghị cấp phép. - Yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất đối với hoạt động thí nghiệm trong các dự án điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất: + Hoá chất, chất phóng xạ sử dụng trong quá trình thí nghiệm phải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước; + Có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để nước thải, nước có chứa chất độc hại xâm nhập vào trong giếng khoan, giếng đào; + Phương pháp, cách thức tiến hành thí nghiệm trong giếng khoan, giếng đào phải được thể hiện trong các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, hồ sơ kỹ thuật thi công công trình; + Trường hợp thực hiện bơm hút nước thí nghiệm, ngoài việc thực hiện các quy định tại các điểm a, b và c khoản này còn phải đảm bảo yêu cầu không gây ngập úng, không gây hạ thấp mực nước quá giới hạn mực nước khai thác. Trường hợp gây sự cố ảnh hưởng đến môi trường, tổ chức, cá nhân thì phải dừng ngay việc bơm, hút nước thí nghiệm và bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật. - Sau khi hoàn thành thi công, tổ chức, cá nhân thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm trong các dự án điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất phải cập nhật thông tin, dữ liệu về cấu trúc địa chất, địa tầng, địa chất thủy văn tại vị trí giếng vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định. 2. Đối với hoạt động khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí Căn cứ tại Điều 32 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí như sau: - Tổ chức, cá nhân hoạt động khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí trong đó có các hạng mục khoan, đào, thí nghiệm ngoài việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan phải thực hiện đầy đủ yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT. - Tổ chức, cá nhân xử lý nền móng công trình không được gây sụt, lún bề mặt đất; không gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất. - Đối với các hồ, bể chứa hoặc khu vực chứa nước thải, bã quặng và các chất thải lỏng khác trong hoạt động khai thác khoáng sản phải tuân thủ các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, khoáng sản và pháp luật về tài nguyên nước để bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất. - Trường hợp giếng khoan trong các hoạt động khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản có thời gian dự kiến sử dụng từ 02 năm trở lên thì phải đáp ứng yêu cầu tại điểm c khoản 1 Điều 31 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT. - Tổ chức, cá nhân thăm dò địa chất, khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản phải cập nhật thông tin, số liệu về cấu trúc địa chất, địa tầng tại vị trí giếng khoan vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định. 3. Đối với hoạt động bơm hút nước tháo khô mỏ, hố móng xây dựng và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác Căn cứ tại Điều 33 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động bơm hút nước tháo khô mỏ, hố móng xây dựng và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác như sau: - Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bơm hút nước tháo khô mỏ, hố móng xây dựng và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác ngoài việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan phải thực hiện đầy đủ yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT. - Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hoặc xây dựng công trình, nếu tiến hành hoạt động bơm hút nước, tháo khô dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất, gây sụt, lún đất thì phải dừng ngay việc bơm hút, tháo khô và thực hiện các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo đó, từ ngày 01/07/2024, Thông tư 03/2024/TT-BTNMT có hiệu lực và thay thế cho Thông tư 75/2017/TT-BTNMT quy định về bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất. Nguồn nước dưới đất cần được bảo vệ trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò khai thác nước dưới đất.
Các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất và phương án thực hiện?
Ngày 16 tháng 5 năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó, việc các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất được quy đinh như sau. Các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất Bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp về chất lượng, số lượng, khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước dưới đất; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước và yêu cầu bảo vệ nước dưới đất; đánh giá tác động kinh tế - xã hội và môi trường của việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 26 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT theo đó công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất phải được thiết kế, tính toán phù hợp với đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn, địa hình, chất lượng nước và khả năng giữ, trữ nước của tầng chứa nước được bổ sung nhân tạo. Theo Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT các trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm - Bổ sung nhân tạo nước dưới đất để phục hồi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt theo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất đã được phê duyệt; - Bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm gia tăng khả năng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất của tổ chức, cá nhân; - Nghiên cứu khoa học, thử nghiệm giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT phải thực hiện theo phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất chỉ được vận hành chính thức sau khi đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu về lượng nước, chất lượng nước bổ sung nhân tạo. Việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT phải lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Thông tư 03/2024/TT-BTNMT về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất trước khi thực hiện. Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất Theo Điều 28 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT nội dung phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm +Thuyết minh sự cần thiết về nhu cầu bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Mô tả về đặc điểm cấu trúc địa chất thủy văn, chất lượng nước trong tầng chứa nước và đánh giá khả năng giữ và trữ nước của tầng chứa nước; + Đánh giá sự phù hợp về số lượng, chất lượng của nguồn nước được sử dụng để bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Thuyết minh giải pháp thiết kế kỹ thuật việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất bao gồm các nội dung chính: Phương pháp bổ sung nhân tạo (làm ngập, xây dựng đập cát, bồn, bể thấm, lỗ khoan ép, lỗ khoan thu nước, hố đào, hào rãnh kết hợp giếng hấp thu nước và các phương pháp khác); vị trí, quy mô, thông số kỹ thuật của công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giải pháp kiểm soát chất lượng nguồn nước trước khi bổ sung nhân tạo và việc giám sát chất lượng nước của tầng chứa nước trong quá trình bổ sung nhân tạo; + Mô tả quy trình vận hành thử nghiệm; + Mô tả quy trình vận hành, quản lý công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất. - Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ Hồ sơ gửi lấy ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại khoản 3 Điều 27 của Thông tư 03/2024/TT-BTNMT . Hồ sơ bao gồm: + Văn bản đề nghị cho ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT; + Sơ đồ, bản vẽ công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất; + Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác có liên quan của dự án (nếu có). - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất gửi tổ chức, cá nhân. Trên đây là một số quy định về bổ sung nhân tạo nước dưới đất theo Thông tư 03/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.