Phụ cấp giáo viên được tính theo năm làm việc hay năm đóng BHXH?
Phụ cấp thâm niên của giáo viên được tính dựa trên số năm làm việc thực tế hay chỉ dựa trên số năm đóng bảo hiểm xã hội? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! >>> Xem thêm: Thời gian đóng BHXH trước khi làm giáo viên được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không? (1) Phụ cấp giáo viên được tính theo năm làm việc hay năm đóng BHXH? Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 77/2024/NĐ-CP, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. Chiếu theo quy định trên, mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo tăng lên theo thời gian đóng BHXH bắt buộc. Như vậy, phụ cấp giáo viên được tính năm đóng BHXH bắt buộc, không phụ thuộc vào số năm làm việc. Ví dụ: Ông A trúng tuyển viên chức ngành Giáo dục vào tháng 12/2019. Như vậy, khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp cấp học, nếu ông A có đủ thời gian 60 tháng (5 năm) đóng BHXH bắt buộc thì ông được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Việc tính phụ cấp dựa trên thời gian đóng BHXH sẽ giúp giáo viên bảo vệ quyền lợi và đảm bảo rằng thời gian đã đóng góp của mình được công nhận, ngay cả khi họ thay đổi nơi làm việc. Tuy nhiên, cần lưu ý, không phải mọi thời gian tham gia BHXH bắt buộc đều được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Chỉ những khoảng thời gian đóng BHXH bắt buộc trong quá trình giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập, hoặc làm việc trong các ngạch, chức danh chuyên ngành như hải quan, tòa án,thanh tra,...v.v thì mới đủ điều kiện được tính là thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên. (2) Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2024/NĐ-CP, cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng được quy định như sau: Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng Như vậy, mức % phụ cấp thâm niên là một thành tố quan trọng trong việc tính mức phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Như đã đề cập ở mục (1), mức % phụ cấp thâm niên của giáo viên khi có đủ 05 năm (60 tháng) đóng BHXH bắt buộc là 5%, từ năm thứ 06 trở đi, cứ đủ 01 năm (12 tháng) đóng BHXH bắt buộc sẽ tăng thêm 1%. Do đó, giáo viên có thời gian tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc càng dài thì mức hưởng phụ cấp thâm niên sẽ càng tăng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. >>> Xem thêm: Thời gian đóng BHXH trước khi làm giáo viên được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không? (3) Giáo viên theo hợp đồng được hưởng phụ cấp thâm niên không? Liên quan đến vấn đề này, Điều 2 Nghị định 77/2024/NĐ-CP quy định như sau: Nghị định 77/2024/NĐ-CP áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, bao gồm: - Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật). - Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập. Lưu ý: Các đối tượng không thuộc các quy định trên này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Bên cạnh đó, theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 thì viên chức được quy định như sau: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật quy định đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là viên chức chuyên ngành giáo dục làm việc theo hợp đồng làm việc thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp là giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động thì không phải là viên chức. Do đó, giáo viên làm việc theo hợp đồng không thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo. >>> Xem thêm: Thời gian đóng BHXH trước khi làm giáo viên được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?
Trình Quốc hội 02 phương án rút BHXH một lần có lợi cho người lao động
Sau hai lần lấy ý kiến của UBNTVQH và được sự đồng thuận của Chính phủ, vào ngày 10/10/2023 Bộ trưởng BLĐTBXH đã ký tờ trình gửi Quốc hội về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại kỳ họp sắp tới. Quốc hội sẽ chốt phương án rút BHXH một lần (1) Phương án một, rút BHXH một lần được giải quyết với hai nhóm lao động. Nhóm một là người tham gia trước khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng nghỉ việc và có nhu cầu thì được rút BHXH một lần. Nhóm hai là người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống từ sau ngày 1/7/2025 sẽ không được rút BHXH một lần, trừ trường hợp theo quy định. Phương án này không thay đổi so với dự thảo trước đây, song Bộ LĐTBXH tính toán từ năm 2030 số người rút sẽ giảm một nửa so với giai đoạn qua, tiếp cận dần thông lệ quốc tế để lao động thụ hưởng tối đa quyền lợi khi đến tuổi nghỉ hưu. Theo thống kê, sau bảy năm thi hành Luật Bảo hiểm xã hội, hơn 4,5 triệu người đã rời hệ thống an sinh và chỉ có 1,3 triệu trong số này trở lại đóng tiếp. (2) Phương án hai lao động được giải quyết 50% tổng thời gian đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu trong hệ thống để sau này hưởng chế độ. Chính sách áp dụng với lao động đóng bảo hiểm dưới 20 năm mà sau 12 tháng không thuộc diện tham gia khu vực bắt buộc lẫn tự nguyện, muốn rút một lần. Phương án này đáp ứng nhu cầu tài chính trước mắt của người lao động và giữ họ ở lại hệ thống an sinh để hưởng lương hưu. Song cơ quan soạn thảo không lý giải cơ sở của việc giải quyết 50% quyền lợi, dù trước đó Ủy ban Xã hội - cơ quan thẩm tra dự luật, đã hai lần đề nghị làm rõ. Nghỉ hưu trước tuổi không được giảm năm đóng BHXH Điểm mới từ dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) chính sách trợ cấp hưu trí xã hội từ Luật Người cao tuổi 2009 vào dự luật, đồng thời hạ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống còn 75. Cụ thể, NLĐ khi đến tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu (chưa đủ 15 năm đóng) và cũng chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi) thì được lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng do Quỹ BHXH chi trả cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Mức hưởng trợ cấp hưu trí tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ. Đặc biệt, trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng, NLĐ còn được hưởng BHYT do Nhà nước cấp. Đề xuất giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm Đề xuất mới được nhận được nhiều quan tâm chính là việc hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm. Tuy nhiên, chính sách này không áp dụng đối với các trường hợp được nghỉ hưu trước tuổi. Quy định lao động nam đóng 15 năm BHXH thì được hưởng lương hưu là 33,75%. Nếu người này thuộc diện được nghỉ hưu sớm hơn năm tuổi, mỗi năm nghỉ bị trừ 2% tỷ lệ lương hưu thì tỉ lệ hưởng lương hưu chỉ còn 23,75%. Đây là mức lương hưu quá thấp do thời gian đóng BHXH chỉ 10 năm, lại bị trừ mất 10% tỷ lệ lương hưu khi nghỉ hưu sớm” - đại diện cơ quan soạn thảo dẫn chứng. Bổ sung 5 nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung 5 nhóm tham gia BHXH bắt buộc gồm: - Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh). - Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương. - Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt). - Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. - Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động 2019. Dự kiến, tổng số người được mở rộng có cơ hội tham gia khoảng 3 triệu người. Xem thêm dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Người đã đóng đủ 20 năm BHXH thì có nên đóng tiếp?
Theo quy định hiện hành về bảo hiểm xã hội (BHXH), thì đóng tiền tham gia BHXH trong 20 năm là một trong những điều kiện để được hưởng lương hưu khi đã đến độ tuổi nghỉ hưu. 20 năm là một khoảng thời gian không ngắn, vì vậy người lao động khi đạt đến cột mốc này mà chưa có ý định sử dụng lương hưu thì có nên đóng tiếp hay không? Đây là thắc mắc của nhiều lao động khi đã đạt được số năm hưởng lương hưu và vào độ tuổi nhận lương hưu. Vậy, việc đóng tiếp BHXH có lợi như thế nào? 1. Nhận trợ cấp thất nghiệp nếu chưa nhận hưu trí Trong trường hợp mà người lao động chưa nhận lương hưu nếu đã đóng đủ 20 năm theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Tuy nhiên, thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Khi chưa đáp ứng được điều kiện trên thì Theo Điều 49 Luật Việc làm 2013, NLĐ đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, NLĐ phải nộp hồ sơ hưởng chế độ trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Trong đó, nếu NLĐ đóng đủ 12 - 36 tháng BHTN thì được hưởng 03 tháng trợ cấp. Ngoài ra, NLĐ được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp mỗi lần đóng đủ thêm 12 tháng BHTN, thời gian tối đa được hưởng là 12 tháng. 2. Tham gia càng lâu hưởng hưu trí càng lớn Pháp luật về phúc lợi xã hội ngày nay luôn tạo điều kiện tốt nhất cho NLĐ nhất là về khoản hưu trí. Trong trường hợp mà NLĐ muốn tiếp tục gia tăng số tài sản hưu trí của mình thì căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng lương hưu của NLĐ được quy định như sau: Trong đó, lao động nữ sẽ được hưởng tỷ lệ 55% còn lao động nam sẽ được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng thêm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Theo quy định trên, nếu NLĐ chỉ đóng đến 20 năm BHXH thì mức hưởng hưu trí sẽ khá thấp nếu không cần gấp số tiền lương hưu thì NLĐ có thể tiếp tục tham gia BHXH để gia tăng số tiền nhận. 3. Trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hưu Theo Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trường hợp NLĐ có thể nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu nếu thuộc trường hợp sau đây: NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, đối với NLĐ đã đóng đủ 20 năm cũng như đang trong độ tuổi có thể nhận được lương hưu nhưng chưa muốn sử dụng thì có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm cho đến lúc cần thiết để được nhận lương hưu ở mức cao hơn. Lưu ý, trong trường hợp đã đủ các điều kiện nhận tiền lương hưu thì NLĐ sẽ không thể nhận trợ cấp thất nghiệp.
Phụ cấp giáo viên được tính theo năm làm việc hay năm đóng BHXH?
Phụ cấp thâm niên của giáo viên được tính dựa trên số năm làm việc thực tế hay chỉ dựa trên số năm đóng bảo hiểm xã hội? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! >>> Xem thêm: Thời gian đóng BHXH trước khi làm giáo viên được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không? (1) Phụ cấp giáo viên được tính theo năm làm việc hay năm đóng BHXH? Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 77/2024/NĐ-CP, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. Chiếu theo quy định trên, mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo tăng lên theo thời gian đóng BHXH bắt buộc. Như vậy, phụ cấp giáo viên được tính năm đóng BHXH bắt buộc, không phụ thuộc vào số năm làm việc. Ví dụ: Ông A trúng tuyển viên chức ngành Giáo dục vào tháng 12/2019. Như vậy, khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp cấp học, nếu ông A có đủ thời gian 60 tháng (5 năm) đóng BHXH bắt buộc thì ông được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Việc tính phụ cấp dựa trên thời gian đóng BHXH sẽ giúp giáo viên bảo vệ quyền lợi và đảm bảo rằng thời gian đã đóng góp của mình được công nhận, ngay cả khi họ thay đổi nơi làm việc. Tuy nhiên, cần lưu ý, không phải mọi thời gian tham gia BHXH bắt buộc đều được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Chỉ những khoảng thời gian đóng BHXH bắt buộc trong quá trình giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập, hoặc làm việc trong các ngạch, chức danh chuyên ngành như hải quan, tòa án,thanh tra,...v.v thì mới đủ điều kiện được tính là thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên. (2) Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2024/NĐ-CP, cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng được quy định như sau: Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng Như vậy, mức % phụ cấp thâm niên là một thành tố quan trọng trong việc tính mức phụ cấp thâm niên cho giáo viên. Như đã đề cập ở mục (1), mức % phụ cấp thâm niên của giáo viên khi có đủ 05 năm (60 tháng) đóng BHXH bắt buộc là 5%, từ năm thứ 06 trở đi, cứ đủ 01 năm (12 tháng) đóng BHXH bắt buộc sẽ tăng thêm 1%. Do đó, giáo viên có thời gian tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc càng dài thì mức hưởng phụ cấp thâm niên sẽ càng tăng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. >>> Xem thêm: Thời gian đóng BHXH trước khi làm giáo viên được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không? (3) Giáo viên theo hợp đồng được hưởng phụ cấp thâm niên không? Liên quan đến vấn đề này, Điều 2 Nghị định 77/2024/NĐ-CP quy định như sau: Nghị định 77/2024/NĐ-CP áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, bao gồm: - Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật). - Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập. Lưu ý: Các đối tượng không thuộc các quy định trên này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Bên cạnh đó, theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 thì viên chức được quy định như sau: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật quy định đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là viên chức chuyên ngành giáo dục làm việc theo hợp đồng làm việc thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp là giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động thì không phải là viên chức. Do đó, giáo viên làm việc theo hợp đồng không thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo. >>> Xem thêm: Thời gian đóng BHXH trước khi làm giáo viên được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?
Trình Quốc hội 02 phương án rút BHXH một lần có lợi cho người lao động
Sau hai lần lấy ý kiến của UBNTVQH và được sự đồng thuận của Chính phủ, vào ngày 10/10/2023 Bộ trưởng BLĐTBXH đã ký tờ trình gửi Quốc hội về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại kỳ họp sắp tới. Quốc hội sẽ chốt phương án rút BHXH một lần (1) Phương án một, rút BHXH một lần được giải quyết với hai nhóm lao động. Nhóm một là người tham gia trước khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng nghỉ việc và có nhu cầu thì được rút BHXH một lần. Nhóm hai là người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống từ sau ngày 1/7/2025 sẽ không được rút BHXH một lần, trừ trường hợp theo quy định. Phương án này không thay đổi so với dự thảo trước đây, song Bộ LĐTBXH tính toán từ năm 2030 số người rút sẽ giảm một nửa so với giai đoạn qua, tiếp cận dần thông lệ quốc tế để lao động thụ hưởng tối đa quyền lợi khi đến tuổi nghỉ hưu. Theo thống kê, sau bảy năm thi hành Luật Bảo hiểm xã hội, hơn 4,5 triệu người đã rời hệ thống an sinh và chỉ có 1,3 triệu trong số này trở lại đóng tiếp. (2) Phương án hai lao động được giải quyết 50% tổng thời gian đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu trong hệ thống để sau này hưởng chế độ. Chính sách áp dụng với lao động đóng bảo hiểm dưới 20 năm mà sau 12 tháng không thuộc diện tham gia khu vực bắt buộc lẫn tự nguyện, muốn rút một lần. Phương án này đáp ứng nhu cầu tài chính trước mắt của người lao động và giữ họ ở lại hệ thống an sinh để hưởng lương hưu. Song cơ quan soạn thảo không lý giải cơ sở của việc giải quyết 50% quyền lợi, dù trước đó Ủy ban Xã hội - cơ quan thẩm tra dự luật, đã hai lần đề nghị làm rõ. Nghỉ hưu trước tuổi không được giảm năm đóng BHXH Điểm mới từ dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) chính sách trợ cấp hưu trí xã hội từ Luật Người cao tuổi 2009 vào dự luật, đồng thời hạ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống còn 75. Cụ thể, NLĐ khi đến tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu (chưa đủ 15 năm đóng) và cũng chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi) thì được lựa chọn hưởng trợ cấp hằng tháng do Quỹ BHXH chi trả cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Mức hưởng trợ cấp hưu trí tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ. Đặc biệt, trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng, NLĐ còn được hưởng BHYT do Nhà nước cấp. Đề xuất giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm Đề xuất mới được nhận được nhiều quan tâm chính là việc hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm. Tuy nhiên, chính sách này không áp dụng đối với các trường hợp được nghỉ hưu trước tuổi. Quy định lao động nam đóng 15 năm BHXH thì được hưởng lương hưu là 33,75%. Nếu người này thuộc diện được nghỉ hưu sớm hơn năm tuổi, mỗi năm nghỉ bị trừ 2% tỷ lệ lương hưu thì tỉ lệ hưởng lương hưu chỉ còn 23,75%. Đây là mức lương hưu quá thấp do thời gian đóng BHXH chỉ 10 năm, lại bị trừ mất 10% tỷ lệ lương hưu khi nghỉ hưu sớm” - đại diện cơ quan soạn thảo dẫn chứng. Bổ sung 5 nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung 5 nhóm tham gia BHXH bắt buộc gồm: - Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh). - Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương. - Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt). - Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. - Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động 2019. Dự kiến, tổng số người được mở rộng có cơ hội tham gia khoảng 3 triệu người. Xem thêm dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Người đã đóng đủ 20 năm BHXH thì có nên đóng tiếp?
Theo quy định hiện hành về bảo hiểm xã hội (BHXH), thì đóng tiền tham gia BHXH trong 20 năm là một trong những điều kiện để được hưởng lương hưu khi đã đến độ tuổi nghỉ hưu. 20 năm là một khoảng thời gian không ngắn, vì vậy người lao động khi đạt đến cột mốc này mà chưa có ý định sử dụng lương hưu thì có nên đóng tiếp hay không? Đây là thắc mắc của nhiều lao động khi đã đạt được số năm hưởng lương hưu và vào độ tuổi nhận lương hưu. Vậy, việc đóng tiếp BHXH có lợi như thế nào? 1. Nhận trợ cấp thất nghiệp nếu chưa nhận hưu trí Trong trường hợp mà người lao động chưa nhận lương hưu nếu đã đóng đủ 20 năm theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Tuy nhiên, thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Khi chưa đáp ứng được điều kiện trên thì Theo Điều 49 Luật Việc làm 2013, NLĐ đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, NLĐ phải nộp hồ sơ hưởng chế độ trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Trong đó, nếu NLĐ đóng đủ 12 - 36 tháng BHTN thì được hưởng 03 tháng trợ cấp. Ngoài ra, NLĐ được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp mỗi lần đóng đủ thêm 12 tháng BHTN, thời gian tối đa được hưởng là 12 tháng. 2. Tham gia càng lâu hưởng hưu trí càng lớn Pháp luật về phúc lợi xã hội ngày nay luôn tạo điều kiện tốt nhất cho NLĐ nhất là về khoản hưu trí. Trong trường hợp mà NLĐ muốn tiếp tục gia tăng số tài sản hưu trí của mình thì căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng lương hưu của NLĐ được quy định như sau: Trong đó, lao động nữ sẽ được hưởng tỷ lệ 55% còn lao động nam sẽ được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng thêm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Theo quy định trên, nếu NLĐ chỉ đóng đến 20 năm BHXH thì mức hưởng hưu trí sẽ khá thấp nếu không cần gấp số tiền lương hưu thì NLĐ có thể tiếp tục tham gia BHXH để gia tăng số tiền nhận. 3. Trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hưu Theo Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trường hợp NLĐ có thể nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu nếu thuộc trường hợp sau đây: NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Như vậy, đối với NLĐ đã đóng đủ 20 năm cũng như đang trong độ tuổi có thể nhận được lương hưu nhưng chưa muốn sử dụng thì có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm cho đến lúc cần thiết để được nhận lương hưu ở mức cao hơn. Lưu ý, trong trường hợp đã đủ các điều kiện nhận tiền lương hưu thì NLĐ sẽ không thể nhận trợ cấp thất nghiệp.