Hợp đồng ủy quyền và các vấn đề pháp lý xoay quanh
Bên A ủy quyền toàn phần cho bên B ( chuyển nhượng, cho tặng, thế chấp.....). - Rủi ro đối với bên A, bên B là những gì? - Bên A đã ủy quyển cho bên B thì có được ủy quyền cho bên C hay không?
Những rủi ro khi cho người khác mượn thông tin làm thẻ ngân hàng
Bài viết tham khảo: >>> Làm sao để không mất tiền khi mất thẻ tín dụng; >>> Mua bán hoặc làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử phạt ra sao?; Ngày nay, vì tin tưởng lẫn nhau mà việc các bạn trẻ cho nhau mượn thông tin để mở thẻ ngân hàng, mua đồ trả góp,…diễn ra rất phổ biến. Theo đó, nhiều bạn trẻ đã khóc ròng vì bổng một ngày ngân hàng thông báo bạn nợ hàng chục triệu và yêu cầu bạn trả khi đến hạn. Khi nhận được tin bạn phải té ngửa vì khoản nợ trên trời rơi xuống này. Vậy tại sao lại có những khoản nợ như vậy? và cách xử lý nó như thế nào? Thì dưới đây là bài viết chỉ ra cho các bạn các trường hợp bạn cho bạn bè mượn thông tin để mở thẻ ngân hàng sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro, xem mà sáng mắt nhé. Thứ nhất: Khi bạn để lộ thông tin thôi thì đã có rủi ro rồi, huống hồ là làm luôn cái thẻ ATM. - Về các rủi ro khi để thông tin bạn tham khảo tại đây: Chuyện gì xảy ra khi bạn bị lộ thông tin cá nhân? Thứ hai: Bạn cho mượn thông tin để mở thẻ gì? credit hay debit? - Bạn hãy nhớ lại khi mở thẻ ngân hàng thì ngân hàng luôn sẽ nhắc bạn sử dụng thẻ chính chủ và không được mở thẻ giùm người khác. Vì thế, khi bạn mở giùm, tức bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước những rủi ro phát sinh, cụ thể trong trường hợp này như sau: Bạn cần phải hiểu các loại thẻ ngân hàng, cụ thể: Thẻ tín dụng (Credit): là loại thẻ cho phép bạn “vay tiền” của Ngân hàng để tạm thời mua sắm, khi tài khoản Ngân hàng của bạn đang không đủ tiền để chi tiêu. Giới hạn tiêu của bạn sẽ là một hạn mức nhất định nào đó theo quy định của Ngân hàng. Thông thường, bạn phải hoàn lại tiền đã “tạm vay” trước đó bằng thẻ tín dụng cho Ngân hàng trong khoảng 45 ngày sau đó, nếu không chỗ tiền “tạm vay” đó của bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi suất theo quy định. Trong khoảng 45 ngày đó là chỗ tiền đó không sinh lãi nào hết. -> Do đó, nếu bạn bè tốt thì không nói, còn bạn bè có ý xấu sẽ sử dụng thẻ do bạn đứng tên đi mua sắm. Khi hết khả năng thanh toán sẽ hủy thẻ và nhượng lại bạn cái thẻ với một đống nợ. Trường hợp này, ngân hàng sẽ căn cứ chủ thẻ là bạn để đòi nợ. Việc bạn cho bạn bè mượn thông tin, tức bạn phải chịu rủi ro phát sinh và ngân hàng sẽ không chịu nghe bạn giải thích trong trường hợp này. Thẻ ghi nợ (Debit): là loại thẻ có chức năng khác hẳn so với thẻ tín dụng. Thẻ ghi nợ là thẻ thanh toán mà bạn chỉ có thẻ tiêu dùng giới hạn với số tiền bạn đang có trong tài khoản Ngân hàng đi kèm với thẻ đó. Nếu bạn không đủ tiền trong tài khoản để mua sắm online thì bắt buộc bạn phải trực tiếp ra Ngân hàng để nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc nhận chuyển khoản từ ai đó. Ví dụ: như bạn muốn mua đôi giày trị giá 2 triệu nhưng trong thẻ, tài khoản Ngân hàng chỉ có 1 triệu 500 nghìn VND thì không thể mua sắm được. -> Do đó, trong trường hợp này bạn sẽ ít rủi hơn. Nhưng khi gặp rủi ro thì bạn sẽ phải đau đầu đấy. Cụ thể: người nhờ bạn làm thẻ hộ sẽ sử dụng thẻ của bạn để thực hiện những giao dịch bất hợp pháp (như: Rửa tiền; chuyển tiền buôn bán ma túy, luân chuyển tài sản của người phạm tội, chuyển tiền tham nhũng…) hoặc bạn bạn sẽ bán thẻ ngân hàng đó cho những đối tượng có ý thực hiện những hành vi giao dịch bất hợp pháp này. Trong trường hợp bị cơ quan điều tra phát hiện người bị gọi lên thẩm tra chính là bạn (người đứng tên chủ thẻ) để làm việc. Những hành vi hay những người vi phạm này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội tại Bộ luật hình sự 2015 hoặc đang bị truy nã. Thứ ba: Bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đồng phạm giúp sức. - Vì việc bạn cho bạn mượn thông tin mở thẻ là một giao dịch dân sự, hai bên có các quyền và nghĩa vụ với nhau. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể và xem xét hành vi của người phạm tội mà bạn có thể bị truy cứu. Trường hợp, ngân hàng bị thiệt hại thì người vi phạm phải bồi thường. Nếu bạn biết người vi phạm là ai thì tùy và tình tiết vụ việc và chứng cứ bạn cung cấp để xem bạn có đủ yếu tố truy cứu về hành vi đồng phạm giúc sức. Trường hợp này bạn phải tìm đủ mọi cách để chứng mình mình vô tội bằng những chứng cứ thể hiện có giao dịch nhờ mở thẻ hộ giữa hai bạn. Bạn không có liên can trong việc này. Thứ tư: Khó chứng minh mình trong sạch. - Thông thường khi bạn cho mượn thẻ là dựa vào sự tin tưởng, không thành lập hợp đồng hay giao kết bằng văn bản. Do đó, khó tìm được chứng cứ để chứng minh mình vô can trong trường hợp này. Những chứng cứ có thể là: Tin nhắn trao đổi qua lại; bản ghi âm, ghi hình (nếu có); người thân bạn bè làm chứng;.. - Bên cạnh đó, những người có ý xấu họ sẽ chủ động dấu đi những chứng cứ có thể chứng minh hành vi phạm tội của mình để phòng tránh cho bản thân khi bị phạt hiện. Do đó, thường sẽ rất khó để chứng minh được mình vô tội, nên bạn cũng nên lưu ý nhé. Tóm lại, sau bài viết này mình hi vọng những bạn đang cho bạn bè mượn thông tin làm thẻ ngân hàng hay có ý định cho bạn mượn để làm thẻ hay bất kì điều gì có liên quan đến thông tin cá nhân của bạn thì nên dừng lại và hủy thẻ để tránh những rủi ro cho bản thân. Trừ trường hợp bạn xác định được chắc chắn bạn bạn sử dụng vào mục đích gì và không có gì nguy hại đến bản thân. Nhưng cũng nên có giới hạn và thu hồi về. Vì những rủi ro thường đến bất chợt và mình không thể lường trước được.
Nghề Luật sư và những rủi ro tiềm ẩn
Luật sư được xem là một trong những nghề cao quý trong xã hội. Nhiều người, đặc biệt là những sinh viên Luật nuôi ước mơ trở thành một Luật sư. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhìn thấy rõ những trách nhiệm và những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy đến khi hành nghề Luật sư. Về trách nhiệm, hoạt động hành nghề của Luật sư chịu sự điều chỉnh của tầng lớp các quy định như sau: - Quy định của pháp luật (Luật Luật sư, Bộ luật dân sự, Hình sự, Hành chính,… tóm lại, hoạt động nghề nghiệp của luật sư đều dựa trên pháp luật) - Điều lệ và quy chế nội bộ của Đoàn Luật sư - Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư - Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa luật sư và khách hàng Khi vi phạm các quy định trên, luật sư phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật, và đây là những rủi ro thực tế. 1. Trách nhiệm kỷ luật của Đòan Luật sư Các hình thức kỷ luật đối với Luật sư: - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng; - Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư. (Điều 85 Luật luật sư) Do các hình thức kỷ luật của Đoàn Luật sư chủ yếu do Ban chủ nhiệm của Đoàn Luật sư áp dụng nên phần nhiều mang tính chủ quan. Tuy nhiên, trên thực tế các hình thức khiển trách, hay cảnh cáo không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hành nghề của luật sư. Các hình thức như tạm đình chỉ tư cách hành viên hay xóa tên khỏi danh sách luật sư của đoàn luật sư thông thường rất ít khi được áp dụng 2. Trách nhiệm hành chính Cơ quan quản lý nhà nước (thông thường là Sở Tư pháp) có thể ra quyết định xử phạt hành chính đối với Luật sư khi vi phạm các quy định về quản lý hành chính. Hình thức xử phạt chủ yếu là phạt tiền Các hành vi có thể bị xử phạt hành chính như: - Tiết lộ thông tin về vụ việc hoặc khach hàng mà luật sư biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác - Tư vấn pháp luật cho hai bên có quyền và nghĩa vụ đối lập nhau trong cùng một vụ việc - Đòi hỏi tiền, lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí ghi trong hợp đồng 3. Trách nhiệm dân sự - Trên thực tế, nhiều trường hợp khách hàng đòi lại hoặc yêu cầu giảm phí dịch vụ trong trường hợp có thiệt hại xảy ra khi thực hiện hợp đồng dịch vụ - Khách hàng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại 4. Trách nhiệm hình sự Luật sư là một trong những nghề cao quý nhưng cũng là một nghề có thể vào tù ra tội dễ nhất nếu không thật thận trọng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Luật sư có thể bị xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật Hình sự. Các hành vi này có thể liên quan đến hoạt động tố tụng cả hoạt động tư vấn Các tội thường bị truy tố như sau: - Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc theo quy định tại điều 375 Bộ luật Hình sự 2015 “Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” - Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối theo quy định tại điều 382 Bộ Luật Hình sự 2015 “Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.” - Tội che giấu tội phạm Khoản 3 điều 19 quy định: “Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa” => Trong hoạt động nghề nghiệp, Luật sư rất dễ dính tội này nếu không khôn khéo - Tội không tố giác tội phạm (Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015) "Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm." Ngoài những rủi ro phải chịu những trách nhiệm pháp lý trong hoạt động hành nghề, Luật sư còn phải đối mặt với những rủi ro xã hội khác như: Bị trả thù, bị hành hung,… Luật sư nói riêng và nghề Luật nói chung là một nghề vô cùng khó khăn và nhiều rủi ro. Vì vậy, người làm việc trong lĩnh vực pháp luật phải thật thận trong trong công việc, đặt trách nhiệm lên hàng đầu. Phải làm việc với “một cái đầu lạnh, một trái tim nóng và một bàn tay sạch”
Hợp đồng ủy quyền và các vấn đề pháp lý xoay quanh
Bên A ủy quyền toàn phần cho bên B ( chuyển nhượng, cho tặng, thế chấp.....). - Rủi ro đối với bên A, bên B là những gì? - Bên A đã ủy quyển cho bên B thì có được ủy quyền cho bên C hay không?
Những rủi ro khi cho người khác mượn thông tin làm thẻ ngân hàng
Bài viết tham khảo: >>> Làm sao để không mất tiền khi mất thẻ tín dụng; >>> Mua bán hoặc làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử phạt ra sao?; Ngày nay, vì tin tưởng lẫn nhau mà việc các bạn trẻ cho nhau mượn thông tin để mở thẻ ngân hàng, mua đồ trả góp,…diễn ra rất phổ biến. Theo đó, nhiều bạn trẻ đã khóc ròng vì bổng một ngày ngân hàng thông báo bạn nợ hàng chục triệu và yêu cầu bạn trả khi đến hạn. Khi nhận được tin bạn phải té ngửa vì khoản nợ trên trời rơi xuống này. Vậy tại sao lại có những khoản nợ như vậy? và cách xử lý nó như thế nào? Thì dưới đây là bài viết chỉ ra cho các bạn các trường hợp bạn cho bạn bè mượn thông tin để mở thẻ ngân hàng sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro, xem mà sáng mắt nhé. Thứ nhất: Khi bạn để lộ thông tin thôi thì đã có rủi ro rồi, huống hồ là làm luôn cái thẻ ATM. - Về các rủi ro khi để thông tin bạn tham khảo tại đây: Chuyện gì xảy ra khi bạn bị lộ thông tin cá nhân? Thứ hai: Bạn cho mượn thông tin để mở thẻ gì? credit hay debit? - Bạn hãy nhớ lại khi mở thẻ ngân hàng thì ngân hàng luôn sẽ nhắc bạn sử dụng thẻ chính chủ và không được mở thẻ giùm người khác. Vì thế, khi bạn mở giùm, tức bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước những rủi ro phát sinh, cụ thể trong trường hợp này như sau: Bạn cần phải hiểu các loại thẻ ngân hàng, cụ thể: Thẻ tín dụng (Credit): là loại thẻ cho phép bạn “vay tiền” của Ngân hàng để tạm thời mua sắm, khi tài khoản Ngân hàng của bạn đang không đủ tiền để chi tiêu. Giới hạn tiêu của bạn sẽ là một hạn mức nhất định nào đó theo quy định của Ngân hàng. Thông thường, bạn phải hoàn lại tiền đã “tạm vay” trước đó bằng thẻ tín dụng cho Ngân hàng trong khoảng 45 ngày sau đó, nếu không chỗ tiền “tạm vay” đó của bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi suất theo quy định. Trong khoảng 45 ngày đó là chỗ tiền đó không sinh lãi nào hết. -> Do đó, nếu bạn bè tốt thì không nói, còn bạn bè có ý xấu sẽ sử dụng thẻ do bạn đứng tên đi mua sắm. Khi hết khả năng thanh toán sẽ hủy thẻ và nhượng lại bạn cái thẻ với một đống nợ. Trường hợp này, ngân hàng sẽ căn cứ chủ thẻ là bạn để đòi nợ. Việc bạn cho bạn bè mượn thông tin, tức bạn phải chịu rủi ro phát sinh và ngân hàng sẽ không chịu nghe bạn giải thích trong trường hợp này. Thẻ ghi nợ (Debit): là loại thẻ có chức năng khác hẳn so với thẻ tín dụng. Thẻ ghi nợ là thẻ thanh toán mà bạn chỉ có thẻ tiêu dùng giới hạn với số tiền bạn đang có trong tài khoản Ngân hàng đi kèm với thẻ đó. Nếu bạn không đủ tiền trong tài khoản để mua sắm online thì bắt buộc bạn phải trực tiếp ra Ngân hàng để nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc nhận chuyển khoản từ ai đó. Ví dụ: như bạn muốn mua đôi giày trị giá 2 triệu nhưng trong thẻ, tài khoản Ngân hàng chỉ có 1 triệu 500 nghìn VND thì không thể mua sắm được. -> Do đó, trong trường hợp này bạn sẽ ít rủi hơn. Nhưng khi gặp rủi ro thì bạn sẽ phải đau đầu đấy. Cụ thể: người nhờ bạn làm thẻ hộ sẽ sử dụng thẻ của bạn để thực hiện những giao dịch bất hợp pháp (như: Rửa tiền; chuyển tiền buôn bán ma túy, luân chuyển tài sản của người phạm tội, chuyển tiền tham nhũng…) hoặc bạn bạn sẽ bán thẻ ngân hàng đó cho những đối tượng có ý thực hiện những hành vi giao dịch bất hợp pháp này. Trong trường hợp bị cơ quan điều tra phát hiện người bị gọi lên thẩm tra chính là bạn (người đứng tên chủ thẻ) để làm việc. Những hành vi hay những người vi phạm này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội tại Bộ luật hình sự 2015 hoặc đang bị truy nã. Thứ ba: Bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đồng phạm giúp sức. - Vì việc bạn cho bạn mượn thông tin mở thẻ là một giao dịch dân sự, hai bên có các quyền và nghĩa vụ với nhau. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể và xem xét hành vi của người phạm tội mà bạn có thể bị truy cứu. Trường hợp, ngân hàng bị thiệt hại thì người vi phạm phải bồi thường. Nếu bạn biết người vi phạm là ai thì tùy và tình tiết vụ việc và chứng cứ bạn cung cấp để xem bạn có đủ yếu tố truy cứu về hành vi đồng phạm giúc sức. Trường hợp này bạn phải tìm đủ mọi cách để chứng mình mình vô tội bằng những chứng cứ thể hiện có giao dịch nhờ mở thẻ hộ giữa hai bạn. Bạn không có liên can trong việc này. Thứ tư: Khó chứng minh mình trong sạch. - Thông thường khi bạn cho mượn thẻ là dựa vào sự tin tưởng, không thành lập hợp đồng hay giao kết bằng văn bản. Do đó, khó tìm được chứng cứ để chứng minh mình vô can trong trường hợp này. Những chứng cứ có thể là: Tin nhắn trao đổi qua lại; bản ghi âm, ghi hình (nếu có); người thân bạn bè làm chứng;.. - Bên cạnh đó, những người có ý xấu họ sẽ chủ động dấu đi những chứng cứ có thể chứng minh hành vi phạm tội của mình để phòng tránh cho bản thân khi bị phạt hiện. Do đó, thường sẽ rất khó để chứng minh được mình vô tội, nên bạn cũng nên lưu ý nhé. Tóm lại, sau bài viết này mình hi vọng những bạn đang cho bạn bè mượn thông tin làm thẻ ngân hàng hay có ý định cho bạn mượn để làm thẻ hay bất kì điều gì có liên quan đến thông tin cá nhân của bạn thì nên dừng lại và hủy thẻ để tránh những rủi ro cho bản thân. Trừ trường hợp bạn xác định được chắc chắn bạn bạn sử dụng vào mục đích gì và không có gì nguy hại đến bản thân. Nhưng cũng nên có giới hạn và thu hồi về. Vì những rủi ro thường đến bất chợt và mình không thể lường trước được.
Nghề Luật sư và những rủi ro tiềm ẩn
Luật sư được xem là một trong những nghề cao quý trong xã hội. Nhiều người, đặc biệt là những sinh viên Luật nuôi ước mơ trở thành một Luật sư. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhìn thấy rõ những trách nhiệm và những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy đến khi hành nghề Luật sư. Về trách nhiệm, hoạt động hành nghề của Luật sư chịu sự điều chỉnh của tầng lớp các quy định như sau: - Quy định của pháp luật (Luật Luật sư, Bộ luật dân sự, Hình sự, Hành chính,… tóm lại, hoạt động nghề nghiệp của luật sư đều dựa trên pháp luật) - Điều lệ và quy chế nội bộ của Đoàn Luật sư - Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư - Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa luật sư và khách hàng Khi vi phạm các quy định trên, luật sư phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật, và đây là những rủi ro thực tế. 1. Trách nhiệm kỷ luật của Đòan Luật sư Các hình thức kỷ luật đối với Luật sư: - Khiển trách; - Cảnh cáo; - Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng; - Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư. (Điều 85 Luật luật sư) Do các hình thức kỷ luật của Đoàn Luật sư chủ yếu do Ban chủ nhiệm của Đoàn Luật sư áp dụng nên phần nhiều mang tính chủ quan. Tuy nhiên, trên thực tế các hình thức khiển trách, hay cảnh cáo không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hành nghề của luật sư. Các hình thức như tạm đình chỉ tư cách hành viên hay xóa tên khỏi danh sách luật sư của đoàn luật sư thông thường rất ít khi được áp dụng 2. Trách nhiệm hành chính Cơ quan quản lý nhà nước (thông thường là Sở Tư pháp) có thể ra quyết định xử phạt hành chính đối với Luật sư khi vi phạm các quy định về quản lý hành chính. Hình thức xử phạt chủ yếu là phạt tiền Các hành vi có thể bị xử phạt hành chính như: - Tiết lộ thông tin về vụ việc hoặc khach hàng mà luật sư biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác - Tư vấn pháp luật cho hai bên có quyền và nghĩa vụ đối lập nhau trong cùng một vụ việc - Đòi hỏi tiền, lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí ghi trong hợp đồng 3. Trách nhiệm dân sự - Trên thực tế, nhiều trường hợp khách hàng đòi lại hoặc yêu cầu giảm phí dịch vụ trong trường hợp có thiệt hại xảy ra khi thực hiện hợp đồng dịch vụ - Khách hàng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại 4. Trách nhiệm hình sự Luật sư là một trong những nghề cao quý nhưng cũng là một nghề có thể vào tù ra tội dễ nhất nếu không thật thận trọng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Luật sư có thể bị xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật Hình sự. Các hành vi này có thể liên quan đến hoạt động tố tụng cả hoạt động tư vấn Các tội thường bị truy tố như sau: - Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc theo quy định tại điều 375 Bộ luật Hình sự 2015 “Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” - Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối theo quy định tại điều 382 Bộ Luật Hình sự 2015 “Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.” - Tội che giấu tội phạm Khoản 3 điều 19 quy định: “Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa” => Trong hoạt động nghề nghiệp, Luật sư rất dễ dính tội này nếu không khôn khéo - Tội không tố giác tội phạm (Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015) "Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm." Ngoài những rủi ro phải chịu những trách nhiệm pháp lý trong hoạt động hành nghề, Luật sư còn phải đối mặt với những rủi ro xã hội khác như: Bị trả thù, bị hành hung,… Luật sư nói riêng và nghề Luật nói chung là một nghề vô cùng khó khăn và nhiều rủi ro. Vì vậy, người làm việc trong lĩnh vực pháp luật phải thật thận trong trong công việc, đặt trách nhiệm lên hàng đầu. Phải làm việc với “một cái đầu lạnh, một trái tim nóng và một bàn tay sạch”