Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo? DK DNC gửi 5656 có mất phí không?
Danh sách không quảng cáo là gì? Đăng ký Danh sách không quảng cáo để làm gì? Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo thế nào? Có mất phí không? Đăng ký Danh sách không quảng cáo để làm gì? Theo Điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về Danh sách không quảng cáo như sau: - Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào. - Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình. - Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo. - Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) tổ chức xây dựng và duy trì, vận hành hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo, hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký vào hoặc hủy đăng ký ra khỏi Danh sách không quảng cáo và công khai, cho phép tra cứu Danh sách không quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin). Như vậy, danh sách không quảng cáo (DoNotCall hay DNC) là danh sách số thuê bao đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào và các tổ chức, cá nhân không được gọi điện hay gửi tin nhắn quảng cáo tới những người trong danh sách này. Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo? DK DNC gửi 5656 có mất phí không? Theo Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT có quy định về hướng dẫn người sử dụng 2 cách đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo như sau: Cách 1: Đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo qua tin nhắn SMS - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC S gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC S gửi 5656. - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận cuộc gọi quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC V gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC V gửi 5656. - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn và cuộc gọi quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC gửi 5656. Cách 2: Đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo qua website Đăng ký hoặc hủy qua website (khongquangcao.ais.gov.vn) hoặc tổng đài hoặc ứng dụng. Lưu ý: Mọi đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo qua website hoặc qua ứng dụng phải được xác thực qua số điện thoại đã thực hiện đăng ký hoặc hủy đăng ký. Như vậy, sẽ có 2 cách đăng ký Danh sách không quảng cáo và theo Cục An toàn thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông thì tất cả các tin nhắn gửi tới đầu số 5656 đều miễn phí nên việc thực hiện DK DNC gửi 5656 cũng sẽ không mất phí. Gọi điện, nhắn tin quảng cáo vào số điện thoại trong Danh sách không quảng cáo bị phạt thế nào? Theo điểm g khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 32 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ như sau: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo. Đồng thời, khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền quy định trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, tổ chức gọi điện, nhắn tin quảng cáo vào số điện thoại trong Danh sách không quảng cáo sẽ bị phạt từ 60 - 80 triệu đồng, cá nhân sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng.
Nhắn tin dọa giết người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?
Trong thời đại kỹ thuật số, việc sử dụng các phương tiện điện tử để liên lạc đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không ít trường hợp lợi dụng các phương tiện này để nhắn tin đe dọa người khác. Việc nhắn tin dọa giết người khác có bị phạt tù bao nhiêu năm? Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về mức xử phạt đối với hành vi này Nhắn tin đe dọa là một hành vi không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tùy theo mức độ và tính chất của hành vi, người vi phạm có thể phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hành vi nhắn tin dọa giết người khác? (1) Nhắn tin dọa giết người khác bị xử phạt hành chính thế nào? Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể hành vi nhắn tin đe dọa giết người là như thế nào. Tuy nhiên bất kỳ hành vi nào kể cả nhắn tin, gọi điện thoại, dùng lời nói đe dọa trực tiếp liên quan đến sức khỏe người khác đều có thể bị coi là đe dọa giết người. Căn cứ Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Như vậy, có thể hiểu đe dọa giết người là việc làm cho người bị đe dọa lo sợ người đe dọa sẽ có hành vi giết người. Đối với việc nhắn tin đe dọa giết người là việc dùng các phương tiện thông tin liên lại gửi tin nhắn dù nội dung có thể không đề cập cụ thể về việc đâm, chém, gây tai nạn giao thông,...gây hoảng sợ cho người nhận tin nhắn. Đối với hành vi vi phạm pháp luật này, theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau: Bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị hình phạt bổ sung theo điểm b khoản 8 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, g, h và q khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 7 Điều 102. (2) Nhắn tin dọa giết người khác bị phạt tù bao nhiêu năm? Không những bị xử phạt hành chính, hành vi nhắn tin dọa giết người người khác còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: Căn cứ theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm: - Đối với 02 người trở lên. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. - Đối với người dưới 16 tuổi. - Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người đe dọa có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù, mức phạt cao nhất là 07 năm. (3) Cần làm gì khi nhận được tin nhắn dọa giết người? Trong trường hợp nhận được tin nhắn dọa giết người có thể đến cơ quan điều tra công an để tố cáo hành vi này. Việc tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA. Người nhận tin nhắn dọa giết cần cung cấp hình ảnh, tin nhắn và các chứng cứ liên quan khác cho cơ quan điều tra Theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được hướng dẫn bởi được hướng dẫn bởi Điều 9 và Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định thời hạn như sau: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định sau: - Quyết định khởi tố vụ án hình sự. - Quyết định không khởi tố vụ án hình sự. - Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Tóm lại, việc nhắn tin dọa giết người khác là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt hành chính là phạt tiền từ 10 - 20 triệu. Ngoài ra, người đe dọa còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà mức phạt sẽ khác nhau, mức phạt cao nhất là 07 năm. Bên cạnh đó, khi nhận được tin nhắn dọa giết, người nhận tin nhắn cần đến cơ quan điều tra công an để tố cáo hành vi này.
CSGT có gọi điện, nhắn tin thông báo phạt nguội cho người dân không?
Thời gian gần đây, nhiều người dân phản ánh nhận được cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ tự xưng là CSGT và yêu cầu người dân phải nộp tiền “phạt nguội”. Vậy thực hư việc này là thế nào? (1) CSGT có gọi điện, nhắn tin thông báo “phạt nguội” không? Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, hệ thống camera giám sát giao thông được trang bị ngày càng dày đặc trên các tuyến đường. Nhờ vậy, việc xử lý vi phạm giao thông trở nên hiệu quả hơn, góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện một số thông tin gây hoang mang cho người dân về việc CSGT gọi điện, nhắn tin thông báo phạt nguội. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trong vòng 10 ngày sau khi phát hiện vi phạm, cơ quan Công an nơi phát hiện sẽ thực hiện các bước sau: - Xác định thông tin: Tra cứu thông tin về phương tiện, chủ phương tiện, tổ chức liên quan qua các cơ quan đăng ký xe, CSDL Quốc gia về dân cư,... - Chuyển hồ sơ: + Nếu vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã/phường/thị trấn: Chuyển kết quả thu thập được cho Công an địa phương nơi chủ phương tiện cư trú (bằng văn bản giấy hoặc điện tử). + Nếu vi phạm không thuộc thẩm quyền của Trưởng Công an xã/phường/thị trấn hoặc địa phương chưa có hệ thống mạng: Chuyển kết quả thu thập được cho Công an cấp huyện nơi chủ phương tiện cư trú (bằng văn bản giấy). - Gửi thông báo: Gửi thông báo cho chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm đến trụ sở Công an để giải quyết vụ việc. Thông báo được gửi bằng văn bản giấy hoặc điện tử. Như vậy, theo quy định trên, các trường hợp bị CSGT đều được gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính để giải quyết. Trường hợp việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thì có thể đến trụ sở Công an cấp huyện nơi cư trú để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính đó. Theo đó, việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin); đồng thời đăng trên Trang thông tin điện tử của Cục CSGT để người dân chủ động tra cứu, chấp hành việc xử phạt. Hay nói cách khác, CSGT không có chức năng gọi điện, nhắn tin để thông báo, yêu cầu người dân đóng phạt nguội. Liên quan đến vấn đề phạt nguội này, Cục CSGT cũng khuyến cáo người dân nên cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện, nhắn tin lừa đảo về thông báo phạt nguội giao thông, tránh “mắc bẫy” của các đối tượng xấu Như vậy, có thể khẳng định, CSGT sẽ không gọi điện hay nhắn tin cho người vi phạm để thông báo phạt nguội, các cuộc gọi, tin nhắn tự xưng là CSGT “thông báo phạt nguội” đều là hình thức lừa đảo. (2) Hướng dẫn tra cứu phạt nguội đơn giản nhất Hiện nay, người dân có thể tra cứu phạt nguội trực tiếp trên website của Cục Cảnh sát giao thông. Để tra cứu phạt nguội, bạn thực hiện theo các bước sau đây Bước 1: truy cập vào website của Cục Cảnh sát giao thông Link: https://www.csgt.vn/ Bước 2: Nhìn bên góc phải có khung “TRA CỨU PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM GIAO THÔNG QUA HÌNH ẢNH” - Nhập thông tin biển số, loại xe và mã bảo mật (captcha) và nhấp chọn “Tra cứu” Bước 3: Màn hình sẽ trả về kết quả thông tin phạt nguội, nếu không có kết quả đồng nghĩa với việc phương tiện của bạn không có vi phạm nào bị phạt nguội. (3) Có được nộp phạt nguội online không? Khoản 4 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA cho phép người vi phạm giao thông nộp phạt nguội thông qua Cổng Dịch vụ công của Bộ Công an. Để thực hiện nộp phạt, người vi phạm thực hiện các bước sau: Bước 1: Truy cập https://dichvucong.bocongan.gov.vn/. Bước 2: Chọn “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông”. Bước 3: Chọn “Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” Bước 4: Chọn “Nộp hồ sơ” và thực hiện theo hướng dẫn của hệ thống để nộp phạt Khi nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi tự xưng là CSGT và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin ngân hàng, người dân nên thực hiện tra cứu phạt nguội để kiểm tra xem mình có vi phạm không, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của các đối tượng, không cung cấp thông tin cá nhân cũng như là tài khoản ngân hàng cho các đối tượng bằng bất kỳ hình thức nào Đồng thời, Cục CSGT cũng yêu cầu, khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo đã nêu trên thì người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để phòng ngừa, ngăn chặn
Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo? DK DNC gửi 5656 có mất phí không?
Danh sách không quảng cáo là gì? Đăng ký Danh sách không quảng cáo để làm gì? Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo thế nào? Có mất phí không? Đăng ký Danh sách không quảng cáo để làm gì? Theo Điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về Danh sách không quảng cáo như sau: - Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào. - Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền đăng ký vào hoặc rút ra khỏi Danh sách không quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình. - Người quảng cáo, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo. - Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) tổ chức xây dựng và duy trì, vận hành hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo, hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký vào hoặc hủy đăng ký ra khỏi Danh sách không quảng cáo và công khai, cho phép tra cứu Danh sách không quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin). Như vậy, danh sách không quảng cáo (DoNotCall hay DNC) là danh sách số thuê bao đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào và các tổ chức, cá nhân không được gọi điện hay gửi tin nhắn quảng cáo tới những người trong danh sách này. Cách đăng ký Danh sách không quảng cáo? DK DNC gửi 5656 có mất phí không? Theo Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT có quy định về hướng dẫn người sử dụng 2 cách đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo như sau: Cách 1: Đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo qua tin nhắn SMS - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC S gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC S gửi 5656. - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận cuộc gọi quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC V gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC V gửi 5656. - Đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không nhận tin nhắn và cuộc gọi quảng cáo. + Cú pháp đăng ký: DK DNC gửi 5656; + Cú pháp hủy: HUY DNC gửi 5656. Cách 2: Đăng ký hoặc huỷ Danh sách không quảng cáo qua website Đăng ký hoặc hủy qua website (khongquangcao.ais.gov.vn) hoặc tổng đài hoặc ứng dụng. Lưu ý: Mọi đăng ký hoặc hủy đăng ký Danh sách không quảng cáo qua website hoặc qua ứng dụng phải được xác thực qua số điện thoại đã thực hiện đăng ký hoặc hủy đăng ký. Như vậy, sẽ có 2 cách đăng ký Danh sách không quảng cáo và theo Cục An toàn thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông thì tất cả các tin nhắn gửi tới đầu số 5656 đều miễn phí nên việc thực hiện DK DNC gửi 5656 cũng sẽ không mất phí. Gọi điện, nhắn tin quảng cáo vào số điện thoại trong Danh sách không quảng cáo bị phạt thế nào? Theo điểm g khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 32 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ như sau: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo. Đồng thời, khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền quy định trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, tổ chức gọi điện, nhắn tin quảng cáo vào số điện thoại trong Danh sách không quảng cáo sẽ bị phạt từ 60 - 80 triệu đồng, cá nhân sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng.
Nhắn tin dọa giết người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?
Trong thời đại kỹ thuật số, việc sử dụng các phương tiện điện tử để liên lạc đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không ít trường hợp lợi dụng các phương tiện này để nhắn tin đe dọa người khác. Việc nhắn tin dọa giết người khác có bị phạt tù bao nhiêu năm? Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về mức xử phạt đối với hành vi này Nhắn tin đe dọa là một hành vi không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tùy theo mức độ và tính chất của hành vi, người vi phạm có thể phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hành vi nhắn tin dọa giết người khác? (1) Nhắn tin dọa giết người khác bị xử phạt hành chính thế nào? Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể hành vi nhắn tin đe dọa giết người là như thế nào. Tuy nhiên bất kỳ hành vi nào kể cả nhắn tin, gọi điện thoại, dùng lời nói đe dọa trực tiếp liên quan đến sức khỏe người khác đều có thể bị coi là đe dọa giết người. Căn cứ Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Như vậy, có thể hiểu đe dọa giết người là việc làm cho người bị đe dọa lo sợ người đe dọa sẽ có hành vi giết người. Đối với việc nhắn tin đe dọa giết người là việc dùng các phương tiện thông tin liên lại gửi tin nhắn dù nội dung có thể không đề cập cụ thể về việc đâm, chém, gây tai nạn giao thông,...gây hoảng sợ cho người nhận tin nhắn. Đối với hành vi vi phạm pháp luật này, theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau: Bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị hình phạt bổ sung theo điểm b khoản 8 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, g, h và q khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 7 Điều 102. (2) Nhắn tin dọa giết người khác bị phạt tù bao nhiêu năm? Không những bị xử phạt hành chính, hành vi nhắn tin dọa giết người người khác còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: Căn cứ theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm: - Đối với 02 người trở lên. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. - Đối với người dưới 16 tuổi. - Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người đe dọa có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù, mức phạt cao nhất là 07 năm. (3) Cần làm gì khi nhận được tin nhắn dọa giết người? Trong trường hợp nhận được tin nhắn dọa giết người có thể đến cơ quan điều tra công an để tố cáo hành vi này. Việc tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA. Người nhận tin nhắn dọa giết cần cung cấp hình ảnh, tin nhắn và các chứng cứ liên quan khác cho cơ quan điều tra Theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được hướng dẫn bởi được hướng dẫn bởi Điều 9 và Điều 11 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định thời hạn như sau: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định sau: - Quyết định khởi tố vụ án hình sự. - Quyết định không khởi tố vụ án hình sự. - Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Tóm lại, việc nhắn tin dọa giết người khác là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt hành chính là phạt tiền từ 10 - 20 triệu. Ngoài ra, người đe dọa còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà mức phạt sẽ khác nhau, mức phạt cao nhất là 07 năm. Bên cạnh đó, khi nhận được tin nhắn dọa giết, người nhận tin nhắn cần đến cơ quan điều tra công an để tố cáo hành vi này.
CSGT có gọi điện, nhắn tin thông báo phạt nguội cho người dân không?
Thời gian gần đây, nhiều người dân phản ánh nhận được cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ tự xưng là CSGT và yêu cầu người dân phải nộp tiền “phạt nguội”. Vậy thực hư việc này là thế nào? (1) CSGT có gọi điện, nhắn tin thông báo “phạt nguội” không? Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, hệ thống camera giám sát giao thông được trang bị ngày càng dày đặc trên các tuyến đường. Nhờ vậy, việc xử lý vi phạm giao thông trở nên hiệu quả hơn, góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện một số thông tin gây hoang mang cho người dân về việc CSGT gọi điện, nhắn tin thông báo phạt nguội. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trong vòng 10 ngày sau khi phát hiện vi phạm, cơ quan Công an nơi phát hiện sẽ thực hiện các bước sau: - Xác định thông tin: Tra cứu thông tin về phương tiện, chủ phương tiện, tổ chức liên quan qua các cơ quan đăng ký xe, CSDL Quốc gia về dân cư,... - Chuyển hồ sơ: + Nếu vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã/phường/thị trấn: Chuyển kết quả thu thập được cho Công an địa phương nơi chủ phương tiện cư trú (bằng văn bản giấy hoặc điện tử). + Nếu vi phạm không thuộc thẩm quyền của Trưởng Công an xã/phường/thị trấn hoặc địa phương chưa có hệ thống mạng: Chuyển kết quả thu thập được cho Công an cấp huyện nơi chủ phương tiện cư trú (bằng văn bản giấy). - Gửi thông báo: Gửi thông báo cho chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm đến trụ sở Công an để giải quyết vụ việc. Thông báo được gửi bằng văn bản giấy hoặc điện tử. Như vậy, theo quy định trên, các trường hợp bị CSGT đều được gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính để giải quyết. Trường hợp việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thì có thể đến trụ sở Công an cấp huyện nơi cư trú để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính đó. Theo đó, việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin); đồng thời đăng trên Trang thông tin điện tử của Cục CSGT để người dân chủ động tra cứu, chấp hành việc xử phạt. Hay nói cách khác, CSGT không có chức năng gọi điện, nhắn tin để thông báo, yêu cầu người dân đóng phạt nguội. Liên quan đến vấn đề phạt nguội này, Cục CSGT cũng khuyến cáo người dân nên cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện, nhắn tin lừa đảo về thông báo phạt nguội giao thông, tránh “mắc bẫy” của các đối tượng xấu Như vậy, có thể khẳng định, CSGT sẽ không gọi điện hay nhắn tin cho người vi phạm để thông báo phạt nguội, các cuộc gọi, tin nhắn tự xưng là CSGT “thông báo phạt nguội” đều là hình thức lừa đảo. (2) Hướng dẫn tra cứu phạt nguội đơn giản nhất Hiện nay, người dân có thể tra cứu phạt nguội trực tiếp trên website của Cục Cảnh sát giao thông. Để tra cứu phạt nguội, bạn thực hiện theo các bước sau đây Bước 1: truy cập vào website của Cục Cảnh sát giao thông Link: https://www.csgt.vn/ Bước 2: Nhìn bên góc phải có khung “TRA CỨU PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM GIAO THÔNG QUA HÌNH ẢNH” - Nhập thông tin biển số, loại xe và mã bảo mật (captcha) và nhấp chọn “Tra cứu” Bước 3: Màn hình sẽ trả về kết quả thông tin phạt nguội, nếu không có kết quả đồng nghĩa với việc phương tiện của bạn không có vi phạm nào bị phạt nguội. (3) Có được nộp phạt nguội online không? Khoản 4 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA cho phép người vi phạm giao thông nộp phạt nguội thông qua Cổng Dịch vụ công của Bộ Công an. Để thực hiện nộp phạt, người vi phạm thực hiện các bước sau: Bước 1: Truy cập https://dichvucong.bocongan.gov.vn/. Bước 2: Chọn “Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông”. Bước 3: Chọn “Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” Bước 4: Chọn “Nộp hồ sơ” và thực hiện theo hướng dẫn của hệ thống để nộp phạt Khi nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi tự xưng là CSGT và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin ngân hàng, người dân nên thực hiện tra cứu phạt nguội để kiểm tra xem mình có vi phạm không, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của các đối tượng, không cung cấp thông tin cá nhân cũng như là tài khoản ngân hàng cho các đối tượng bằng bất kỳ hình thức nào Đồng thời, Cục CSGT cũng yêu cầu, khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo đã nêu trên thì người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để phòng ngừa, ngăn chặn