Tổ chức, cá nhân có quyền nhập nhẩu chất thải để làm nguyên liệu sản xuất không?
Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì phế liệu, phế thải là một trong những đối tượng hàng hoá cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình thì vẫn được phép nhưng phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường. Căn cứ Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài trong đó có yêu cầu phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: - Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu; - Có giấy phép môi trường; - Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 Luật bảo vệ môi trường 2020 trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác; - Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Về những yêu cầu, điều kiện chi tiết của cơ sở nhập khẩu phế liệu thì bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 45, 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Có được nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam không?
Căn cứ khoản 27 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Theo đó, tại Điều 71 Luật này nêu rõ: 1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu; b) Có giấy phép môi trường; c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác; d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Như vậy, dựa vào các quy định này, có thể thấy hiện nay nhà nước vẫn cho phép nhập khẩu phế liệu về Việt Nam để làm nguyên liệu sản xuất, tuy nhiên việc này pháp ứng các điều kiện về môi trường cũng như thuộc Danh mục đã ban hành. Về Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, mọi người có thể xem chi tiết tại Quyết định 28/2020/QĐ-TTg và nội dung hướng dẫn cụ thể Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như trên tại Điều 45, Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
Điều 56 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu (trong đó có một số nội dung bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 6 Nghị định 136/2018/NĐ-CP) có quy định: "Điều 56. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu 1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu - Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán. - Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong. b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu - Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán. - Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu. c) Công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định; d) Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý; đ) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; e) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. 2. Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã đáp ứng đúng các quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; c) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; d) Không được phép lưu giữ phế liệu nhập khẩu trong trường hợp không có kho bãi đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này; hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này". Trong đó, trình tự, thủ tục xác nhận đủ điều kiện được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Thông tư 41/2015/TT-BTNM
Tổ chức, cá nhân có quyền nhập nhẩu chất thải để làm nguyên liệu sản xuất không?
Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì phế liệu, phế thải là một trong những đối tượng hàng hoá cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình thì vẫn được phép nhưng phải tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường. Căn cứ Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài trong đó có yêu cầu phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: - Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu; - Có giấy phép môi trường; - Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 Luật bảo vệ môi trường 2020 trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác; - Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Về những yêu cầu, điều kiện chi tiết của cơ sở nhập khẩu phế liệu thì bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 45, 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Có được nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam không?
Căn cứ khoản 27 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Theo đó, tại Điều 71 Luật này nêu rõ: 1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu; b) Có giấy phép môi trường; c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác; d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Như vậy, dựa vào các quy định này, có thể thấy hiện nay nhà nước vẫn cho phép nhập khẩu phế liệu về Việt Nam để làm nguyên liệu sản xuất, tuy nhiên việc này pháp ứng các điều kiện về môi trường cũng như thuộc Danh mục đã ban hành. Về Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, mọi người có thể xem chi tiết tại Quyết định 28/2020/QĐ-TTg và nội dung hướng dẫn cụ thể Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như trên tại Điều 45, Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
Điều 56 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu (trong đó có một số nội dung bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 6 Nghị định 136/2018/NĐ-CP) có quy định: "Điều 56. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu 1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu - Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán. - Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong. b) Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu - Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán. - Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu. c) Công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định; d) Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý; đ) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; e) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. 2. Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã đáp ứng đúng các quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; c) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; d) Không được phép lưu giữ phế liệu nhập khẩu trong trường hợp không có kho bãi đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này; hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này". Trong đó, trình tự, thủ tục xác nhận đủ điều kiện được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Thông tư 41/2015/TT-BTNM