Công ty dược xin phép trồng cần sa mục đích để làm dược liệu được không?
Cần sa có phải chất cấm không? Công ty dược xin phép trồng cần sa mục đích để làm dược liệu được không? Công ty dược nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc có chứa cần sa về sử dụng làm thuốc có vi phạm? Nhập khẩu hạt cần sa bị xử phạt như thế nào? Cần sa có phải chất cấm không? Tại khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định. Mặt khác, Theo Danh mục I ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP thì cần sa và các chế phẩm từ cần sa là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, cần sa được coi là một loại ma túy do tác động lên hệ thần kinh và có khả năng gây nghiện. Việc phân loại này dựa trên các quy định pháp luật và quy định y tế của từng quốc gia. Hiện tại nhiều quốc gia, việc sở hữu, sử dụng và trồng loại cây này bị cấm hoặc chỉ được phép trong mục đích y tế nhưng được kiểm soát nghiêm ngặt. Nhưng đối với Việt nam, cần sa được xem là một loại ma túy bất hợp pháp. Việc sử dụng, trồng, mua bán, vận chuyển cần sa đều là hành vi phạm pháp và sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Công ty dược xin phép trồng cần sa mục đích để làm dược liệu được không? Theo phân tích nêu trên có thể thấy tại Việt nam không được trồng cần sa cho mục đích làm dược liệu. Do đó, việc Công ty dược xin phép trồng cần sa mục đích để làm dược liệu sẽ không được phép. Công ty dược nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc có chứa cần sa về sử dụng làm thuốc có vi phạm? Theo Danh mục I ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP thì cần sa và các chế phẩm từ cần sa là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội. Do đó, việc Công ty dược nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc có chứa cần sa về làm thuốc sẽ vi phạm. Tại khoản 5 Điều 23 Nghi định 144/2021/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu người vi phạm là người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Bộ luật Hình sự 2015 , khi phát hiện có lưu trữ chất ma túy trái phép thì tùy vào tính chất, mục đích của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các tội sau: - Tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 và được sửa đổi bởi Khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017: Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp tại điều luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Tội mua bán trái phép chất ma túy tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 và được sửa đổi bởi Khoản 68 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017: Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tùy vào hành vi và mức độ vi phạm mà người sử dụng cần sa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhập khẩu hạt cần sa bị xử phạt như thế nào? Hiện pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể về tội Mua bán, tàng trữ hạt giống cây có chứa chất ma túy. Theo quy định, hạt giống cây cần sa, cây thuốc phiện không chứa đủ hàm lượng chất ma túy tối thiểu nên hiện tại vẫn chưa có chế tài xử lý.
Công ty dược xin phép trồng cần sa mục đích để làm dược liệu được không?
Cần sa có phải chất cấm không? Công ty dược xin phép trồng cần sa mục đích để làm dược liệu được không? Công ty dược nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc có chứa cần sa về sử dụng làm thuốc có vi phạm? Nhập khẩu hạt cần sa bị xử phạt như thế nào? Cần sa có phải chất cấm không? Tại khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định. Mặt khác, Theo Danh mục I ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP thì cần sa và các chế phẩm từ cần sa là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, cần sa được coi là một loại ma túy do tác động lên hệ thần kinh và có khả năng gây nghiện. Việc phân loại này dựa trên các quy định pháp luật và quy định y tế của từng quốc gia. Hiện tại nhiều quốc gia, việc sở hữu, sử dụng và trồng loại cây này bị cấm hoặc chỉ được phép trong mục đích y tế nhưng được kiểm soát nghiêm ngặt. Nhưng đối với Việt nam, cần sa được xem là một loại ma túy bất hợp pháp. Việc sử dụng, trồng, mua bán, vận chuyển cần sa đều là hành vi phạm pháp và sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Công ty dược xin phép trồng cần sa mục đích để làm dược liệu được không? Theo phân tích nêu trên có thể thấy tại Việt nam không được trồng cần sa cho mục đích làm dược liệu. Do đó, việc Công ty dược xin phép trồng cần sa mục đích để làm dược liệu sẽ không được phép. Công ty dược nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc có chứa cần sa về sử dụng làm thuốc có vi phạm? Theo Danh mục I ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP thì cần sa và các chế phẩm từ cần sa là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội. Do đó, việc Công ty dược nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc có chứa cần sa về làm thuốc sẽ vi phạm. Tại khoản 5 Điều 23 Nghi định 144/2021/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu người vi phạm là người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Bộ luật Hình sự 2015 , khi phát hiện có lưu trữ chất ma túy trái phép thì tùy vào tính chất, mục đích của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các tội sau: - Tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 và được sửa đổi bởi Khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017: Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp tại điều luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Tội mua bán trái phép chất ma túy tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 và được sửa đổi bởi Khoản 68 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017: Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tùy vào hành vi và mức độ vi phạm mà người sử dụng cần sa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhập khẩu hạt cần sa bị xử phạt như thế nào? Hiện pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể về tội Mua bán, tàng trữ hạt giống cây có chứa chất ma túy. Theo quy định, hạt giống cây cần sa, cây thuốc phiện không chứa đủ hàm lượng chất ma túy tối thiểu nên hiện tại vẫn chưa có chế tài xử lý.