Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh phổ biến giúp mở rộng thương hiệu và tăng trưởng doanh thu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: + Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. + Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 . (1) Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại Thành phần hồ sơ: Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi khoản 2, khoản 3, khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM, hồ sơ hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại bao gồm: - Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM) Xem và tải mẫu Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/dang-ky-hoat-dong-thuong-mai.docx - Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM). Xem và tải mẫu Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/ban-gioi-thieu-ve-nhuong-quyen-thuong-mai-khi-dang-ky-nhuong-quyen.docx - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam; - Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu, các loại giấy tờ sau: + Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. - Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp. Trong trường hợp giấy tờ tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2 và khoản 3 được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước Trường hợp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài tại điểm c khoản 2 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại: Theo Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại như sau: - Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM Bước 2: Gửi hồ sơ + Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP; + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó. + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. + Các thời hạn nêu tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Bước 3: Thông báo, trả lời về việc đăng ký + Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 20 mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do. + Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp. (3) 02 trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền như sau: - Nhượng quyền trong nước. - Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. Như vậy, trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì không cần đăng ký nhượng quyền. Ngoài 02 trường hợp này, thương nhân cần phải đăng ký hoạt động nhượng quyền với Bộ Công thương theo trình thủ, thủ tục được pháp luật quy định. Tóm lại, thương nhân cần tuân thủ quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền để tránh các rủi ro pháp lý. Ngoài ra, có 2 trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, thương nhân không cần phải làm thủ tục đăng ký nhượng quyền.
Nhượng quyền là gì? Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào?
Nhượng quyền là một hình thức kinh doanh ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên không ít người vẫn còn chưa hiểu rõ về hình thức nhượng quyền. Vậy nhượng quyền là gì? Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào? Hình thức nhượng quyền mang lại lợi ích không nhỏ cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về nhượng quyền cũng như hậu quả khi không thực hiện đúng các quy định pháp luật. (1) Nhượng quyền là gì? Nhượng quyền (tiếng pháp là: franchise) là một mô hình kinh doanh trong đó một bên (bên nhượng quyền) cho phép bên khác (bên nhận quyền) sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và các tài sản trí tuệ khác để kinh doanh theo các điều kiện và quy định đã thỏa thuận Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể như sau: - Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: + Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. + Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Lợi ích của nhượng quyền: Nhượng quyền mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí marketing, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo từ bên nhượng quyền. - Bên nhượng quyền có thể mở rộng thị trường mà không cần đầu tư trực tiếp, giảm thiểu rủi ro và tận dụng nguồn lực của bên nhận quyền. - Bên nhận quyền được sử dụng thương hiệu đã có uy tín, được hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và được hưởng lợi từ các chiến dịch marketing của bên nhượng quyền. (2) Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào? Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể như sau: - Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: + Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định. + Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh. + Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP + Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực. + Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. + Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại. + Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. + Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra. + Vi phạm các quy định khác của Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Như vậy, hành vi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể theo Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại sẽ bị xử lý như sau: Phạt tiền từ 05 -10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định. - Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định. - Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 24. Tóm lại, nhượng quyền là một mô hình kinh doanh trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và các tài sản trí tuệ khác để kinh doanh theo các điều kiện và quy định đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, khi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ bị phạt tiền từ 05-10 triệu đồng và có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Quyền và nghĩa vụ của của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại?
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại; theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định 1. Điều kiện nhượng quyền thương mại Căn cứ theo điều 284 Luật Thương mại 2005 bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp. 2. Nội dung của quyền thương mại Quyền thương mại bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyềnquy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của BNQ. Quyền được BNQ thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng chung. Quyền được BNQ cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung. Quyền được BNQ cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại. 3. Quyền và nghĩa vụ của của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại Căn cứ theo Điều 286, 287, 288,289 Luật Thương mại 2005 quy định Quyền và nghĩa vụ của của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại - Quyền và nghĩa vụ của của thương nhân nhận quyền thương mại Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây: + Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền +Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền - Nghĩa vụ của thương nhân nhận nhượng quyền thương mại Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: + Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng. + Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao. + Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền. + Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền; kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền kết thúc hoặc chấm dứt. + Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng + Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền + Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. - Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền thương mại Quyền của thương nhân nhượng quyền + Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây: + Nhận tiền nhượng quyền + Tổ chức quảng cáo cho hệ thống và mạng lưới nhượng quyền thương mại + Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây: + Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền cho bên nhận quyền + Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền + Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng; cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền + Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền + Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền Vậy các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật cần nắm bắt được các quy định pháp luật cơ bản trên về hoạt động nhượng quyền thương mại trước khi thực hiện nhượng quyền thương mại.
Từ vụ Phở Thìn: Nhượng quyền thương mại và câu chuyện pháp lý
Những ngày qua không ít cụm từ “Phở Thìn” xuất hiện đầy trên các mặt báo về vụ việc tranh chấp tên gọi của thương hiệu phở trứ danh ở Hà Nội và câu chuyện pháp lý đằng sau đó sẽ là bài học kinh doanh dành cho nhiều người. Cụ thể, trong số các đơn đăng ký tên gọi “Phở Thìn” có chủ đơn là ông Bùi Chí Đ (được báo chí nhắc tới là chủ sở hữu cửa hàng Phở Thìn Bờ Hồ), ông Nguyễn Trọng Th (chủ sở hữu cửa hàng Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội), Công ty Hợp danh bảo tồn và phát triển thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội (người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Trọng Th) Tuy vậy, hiện nay ở Việt Nam, chỉ ông Bùi Chí Đ và bà Bùi Thị Thanh Nh là đồng chủ sở hữu nhãn hiệu có tên gọi “Phở Thìn” cho nhóm ngành về dịch vụ nhà hàng (cửa hàng phở), được cấp văn bằng bảo hộ. Trong thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu, chủ sở hữu có nhiều phương thức khác nhau để sử dụng và khai thác thương mại nhãn hiệu của mình, trong các phương thức đó có phương thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Qua vấn đề ở trên, đặt ra nhiều câu hỏi rằng liệu khi nào thì nên đăng ký nhãn hiệu thương mại và nhượng quyền thương mại là gì? Làm sao để ngăn chặn việc sử dụng nhãn hiệu khi thực hiện nhượng quyền? 1. Nhượng quyền thương mại là gì? Cho đến nay, hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn được quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, cụ thể nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại. Theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. 2. Khi nào phải đăng ký nhượng quyền thương mại? Hiện hành tại Điều 291 Luật Thương mại 2005 quy định các doanh nghiệp trước khi muốn nhượng quyền thương mại thì phải đăng ký với Bộ Công thương. Tuy nhiên, theo Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP) quy định các trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì không phải đăng ký nhượng quyền. Mặc dù vậy, đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. Do đó, hiện nay việc thương hiệu “Phở Thìn” dần trở nên phổ biến và sử dụng tràn lan là do doanh nghiệp kinh doanh phở của ông Bùi Chí Đ đã đăng ký bảo hộ thương hiệu “Phở Thìn” của mình rồi sau đó thực hiện nhượng quyền thương hiệu một cách không kiểm soát do không phải thực hiện đăng ký nhượng quyền nên dẫn đến nhiều tranh chấp đối với doanh nghiệp “Phở Thìn” của ông Nguyễn Trọng Th. Vì là luật quy định đối với thương hiệu trong nước muốn nhượng quyền lại với nhau thì không cần phải đăng ký với Bộ Công thương nên đã xảy ra nhiều bất cập về việc nhượng quyền do nhiều người chưa nắm rõ quy định này thì nó còn yêu cầu phải báo cáo với Bộ để hiệu chỉnh các cơ sở kinh doanh khác có cùng thương hiệu trên thị trường. 3. Nghĩa vụ của thương nhân nhận nhượng quyền thương mại Theo Điều 289 Luật Thương mại 2005 có nêu nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền khi doanh nghiệp bàn giao nhượng quyền được quy định như sau: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: - Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao. - Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền. - Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt. - Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại. - Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Do đó, các thương nhân nhận quyền thương mại đối với thương hiệu “Phở Thìn” chỉ được thực hiện các quyền đã giao kết theo quy định pháp luật và thỏa thuận. Ngoài ra, thì bên nhận quyền không được chuyển giao lại thương hiệu và công thức cho một bên thứ ba khác mà chưa có sự cho phép của chủ sở hữu. Qua vụ việc trên, để bảo vệ thương hiệu của chính mình các doanh nghiệp, thương nhân không những phải bảo vệ bằng công thức, chất lượng của sản phẩm làm ra mà còn phải bảo vệ nó thông qua con đường pháp lý. Thì ngay từ đầu thành lập các chủ doanh nghiệp nên thực hiện việc đăng ký kinh doanh đồng thời lúc đó cũng nên thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu của chính mình để khi có tranh chấp xảy ra, bằng bảo hộ chính là bằng chứng được pháp luật công nhận chứ không phải là thương hiệu được làm nên từ danh tiếng.
Hỏi về nhượng quyền thương mại
Em mong mn giải giúp em tình huống này với ạ: Năm 2017 công ty A (bên nhượng quyền) và cty B ( Bên nhận quyền) giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại trong đó có quy định các nghĩa vụ cơ bản mà bên nhượng quyền phải thực hiện. Nếu vi phạm, bên nhận quyền đc quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. 1 trong những nghĩa vụ đc đề cập trong quy định này là đào tạo theo định kì cho bên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ này mặc dù k nhận được khoá đào tạo định kì này, Bên nhận quyền vẫn tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh của cơ sở nhượng quyền. Tuy nhiên 1 năm sau nhận thấy dù đã cố gắng hết sức mà tình hình kinh doanh vẫn k cải thiện, doanh thu k đạt như ước tính nên bên nhận quyền đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cho rằng việc gửi thông báo chấm dứt hợp đồng chậm trễ 1 năm kể từ ngày vi phạm được hiểu là việc bên nhận quyền đã từ chối quyền đc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thoả thuận. Ngược lại nếu k có cơ sở để đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng bên nhận quyền vẫn gửi 1 thông báo chấm dứt hợp đồng trc khi hợp đồng hết hạn. Hành vi này cấu thành 1 vi phạm hợp đồng của bên nhận quyền Hợp đồng nhượng quyền thương mại k quy định về thời gian gửi thông báo chấm dứt hợp đồng (trong TH 1 bên vi phạm cơ bản nghĩ vụ hợp đồng). Mặt khác hợp đồng nhượng quyền Thương mại cũng có điều khoản quy định: " việc 1 bên k thực hiện hoặc chậm trễ thực hiện bất kì quyền nào đc quy định trong hợp đồng k cấu thành việc từ chối thực hiện quyền. Trường hợp 1 bên từ chối thực hiện bất kì quyền nào đc quy định trong hợp đồng k ảnh hưởng đến vc thực hiện các quyền khác và vc từ chối thực hiện quyền có thể đc huỷ vì bất kì lý do nào và tại bất kì thời điểm nào bằng 1 thông báo, bằng văn bản gửi cho bên kia." Theo bên nhận quyền dựa tren quy định này việc gửi thông báo chấm dứt hợp đồng chậm trễ k cấu thành viễc từ chối thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên nhận quyền Yêu cầu: Anh chị hãy phân tích vụ vc trên và đề xuất giải pháp phù hợp cho bên nhận quyền.
Được thay đổi phương thức kinh doanh khi nhận nhượng quyền thương mại?
Thay đổi phương thức kinh doanh khi nhận quyền thương mại - Ảnh minh họa Nhượng quyền thương mại là một hình thức thỏa thuận kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo những điều kiện nhất định. Khi nhận quyền, trường hợp nào thì được tự ý thay đổi nguyên tắc kinh doanh? Về hình thức: Hợp đồng nhượng quyền thương mại (HĐNQTM) phải được thành lập văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 285, Luật thương mại 2005). Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại: Trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại hai chủ thể, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. HĐNQTM là những thỏa thuận của hai chủ thể này về nội dung của hoạt động nhượng quyền. Từ đó, Điều 288 Luật Thương mại 2005 xác định quyền của bên nhận quyền thương mại như sau: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; 2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Tương ứng với đó là các nghĩa vụ tại Điều 289: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: 1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại; 2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; 3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền; 4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; 5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại; 6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; 7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Tại Khoản 6, ta thấy quy định người nhận quyền có thể điều hành hoạt động kinh doanh phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại, vậy như thế nào là phù hợp? Xuất phát từ bản chất hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và cũng chính là căn cứ cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, vậy căn như thế nào là “phù hợp” sẽ phải dựa trên những quy tắc riêng mà hai bên đã thỏa thuận từ đầu. Nếu việc thỏa thuận không đạt được sự thống nhất, bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền theo Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP: a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại. b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uytín của hệ thống nhượng quyền thương mại. d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ bên nhượng quyền. Trên đây là nội dung tư vấn về việc thay đổi nguyên tắc kinh doanh khi là người nhận quyền thương mại.
04 vấn đề pháp lý cần lưu ý để nhượng quyền thương hiệu thành công
Trong thời buổi “người người, nhà nhà” làm kinh tế thì nhượng quyền thương hiệu trở thành lựa chọn của nhiều cá nhân với những lợi ích về kinh doanh mà mô hình này mang lại. Nếu bạn đã xây dựng được một thương hiệu riêng cho mình và muốn “Franchising” để mở rộng việc kinh doanh thì đừng bỏ qua bài viết này! Nhượng quyền thương hiệu có thể được hiểu là hình thức mà cá nhân/tổ chức sử dụng thương hiệu, tên của sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu có sẵn để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định với phí hoặc phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận. Nếu muốn nhượng quyền thương hiệu thành công, hãy ghi nhớ 04 vấn đề sau đây: 1. Về đăng ký kinh doanh Hãy chắc chắn rằng bạn đã đăng ký kinh doanh và đăng ký kinh doanh với hình thức phù hợp; việc bạn không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh với hình thức chưa phù hợp sẽ gây ra những rủi ro pháp lý lớn, cụ thể: *Nếu không đăng ký kinh doanh: bị phạt tiền đến 3.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP) *Nếu đăng ký kinh doanh với hình thức chưa phù hợp: cụ thể ở đây là nếu bạn đang kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh thì việc mở rộng địa điểm kinh doanh, sản xuất sẽ bị hạn chế hơn so với các hình thức doanh nghiệp còn lại. 2. Về đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm Trình tự, thủ tục để đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định chi tiết tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010. Việc đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ là lời cam kết chất lượng sản phẩm với khách hàng mà còn thể hiện được uy tín của thương hiệu đối với đối tác nhượng quyền; thể hiện các sản phẩm của thương hiệu được Nhà nước chứng nhận an toàn, chất lượng. 3. Về đăng ký bảo hộ thương hiệu Đăng ký bảo hộ thương hiệu là vấn đề quan trọng trong nhượng quyền; nếu bạn chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu thì rất khó để có thể thực hiện nhượng quyền vì có thể xảy ra các tình huống sau đây: *Thứ nhất: Đăng ký bảo hộ thương hiệu chậm dẫn đến chậm trễ cho quá trình nhượng quyền kinh doanh *Thứ hai: Không đăng ký có thể dẫn đến bị mất thương hiệu nếu có người đăng ký bảo hộ trước bạn Hiện nay có rất nhiều dịch vụ về việc đăng ký bảo hộ thương hiệu này nên hãy tìm đến sự tư vấn để có thể thực hiện việc bảo hộ thương hiệu hoàn chỉnh nhất. 4. Về xác định bản chất nhượng quyền thương hiệu Vấn đề cần làm rõ ở đây chính là bạn thực hiện nhượng quyền sở hữu thương hiệu (bán thương hiệu) hay nhượng quyền sử dụng thương hiệu. Nếu việc nhượng quyền là nhượng quyền sở hữu thương hiệu thì cần phải thực hiện nộp tờ khai, soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN) gửi Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu bản chất nhượng quyền là chuyển quyền sử dụng thì không cần đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.
Nhượng quyền thương mại trong kinh doanh xăng dầu
Hiện tại công ty chúng tôi đang có 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Theo Điều 19, 20,21 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về Đại lý bán lẻ xăng dầu thì những doanh nghiệp nào có từ 02 cửa hàng trở lên thì sẽ phải làm GXN đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu. Nhưng chúng tôi lại đang ký hợp đồng nhượng quyên thương mại với một đơn vị đầu mối, theo Nghị định 83/2014 thì không thấy yêu cầu phải cấp giấy Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. Vậy Quý cơ quan cho tôi hỏi công ty chúng tôi có phải làm thủ tục để cấp đại lý bán lẻ nữa hay không? hay là phải làm thủ tục cấp giấy làm Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu? Rất mong nhận được câu trả lời sớm của Quý cơ quan. Xin trân trọng cảm ơn!
Chi phí nhượng quyền thương mại có được coi là chi phí hợp lý không?
Để được tính chi phí hợp lệ thì điều kiện đủ là có cần đăng ký cục sở hữu trí tuệ không, hoặc đăng ký bất kỳ cơ quan nào không ạ? Ví dụ: Nhượng quyền thương mại thì theo quy định nhượng quyền thương mại phải đăng ký bộ công thương thì khoản chi phí này mới dc tính chi phí hợp lệ
Hình thức nhượng quyền thương mại độc quyền
Theo Điều 284 Luật thương mại 2005 về Nhượng quyền thương mại "Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh." Nhượng quyền thương mại độc quyền (Master franchise) là một trong những hình thức mua nhượng quyền thương mại, mà trong đó người mua được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán. Người mua nhượng quyền thương mại độc quyền có thể nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức nhượng quyền thương mại phát triển khu vực (Area development franchise) hay nhượng quyền thương mại riêng lẻ (single-unit franchise): Nếu người mua muốn mở thêm đơn vị nhượng quyền mới, thì cũng phải ký thêm hợp đồng mới với nội dung tương tự với bên bán. Theo hình thức này, người mua không được phép nhượng quyền lại. Với hình thức này, bên mua thương hiệu phải chủ động tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu trong khu vực của mình.
Chi phí nhượng quyền thương mại có được coi là chi phí hợp lý không?
Để được tính chi phí hợp lệ thì điều kiện đủ là có cần đăng ký cục sở hữu trí tuệ không, hoặc đăng ký bất kỳ cơ quan nào không? Ví dụ: Nhượng quyền thương mại thì theo quy định nhượng quyền thương mại phải đăng ký bộ công thương thì khoản chi phí này mới dc tính chi phí hợp lệ
Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại?
Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 20 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Cụ thể; "Điều 20. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại 1. Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây: a) Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này; b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó. c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; d) Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; đ) Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do. 2. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp". Ngoài ra, mình có thể kiểm tra thêm Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM (lưu ý một số nội dung tại văn bản này được sửa đổi Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BCT)
Những điều cần biết khi mua nhượng quyền thương mại
Dưới đây là những câu hỏi bạn nên cân nhắc trước khi quyết định mua nhượng quyền. 1. Bạn có biết mục tiêu của mình là gì không? Trước tiên, bạn cần chắc chắn là mình có kỳ vọng thực tế. Mua nhượng quyền nghĩa là bạn đang dấn thân vào một mô hình kinh doanh đã thành công, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi việc sẽ suôn sẻ, hay mọi thứ sẽ dễ dàng. Để việc nhượng quyền diễn ra êm thắm, bạn cũng cần đầu tư tâm sức như lúc mở một doanh nghiệp độc lập. 2. Bạn có sẵn sàng đi theo hệ thống này hay không? Nhượng quyền là công việc kinh doanh theo hệ thống, và vì thế, để thành công với nhượng quyền, bạn cần chuẩn bị tâm lý để gắn bó với hệ thống này. “Nếu nhượng quyền không có quy luật, chúng sẽ không là nhượng quyền mà là những doanh nghiệp đơn lẻ”. Cốt lõi của nhượng quyền là sự nhất quán. Nếu bạn không thoải mái khi phải đi theo kế hoạch của ai đó, thì bạn không phù hợp để kinh doanh theo hình thức nhượng quyền. 3. Bạn có phải là người giao tiếp tốt? Bạn có phối hợp tốt với mọi người hay không? Nhượng quyền nghĩa là dành phần lớn thời gian để giao tiếp với ông chủ của hệ thống nhượng quyền, những người mua nhượng quyền khác, khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp, vì thế những kỹ năng tương tác xã hội là một điều bắt buộc. Nếu bạn thấy việc tương tác với mọi người quá khổ ải và không có nhiều mối quan hệ tốt, bạn nên chọn hướng đi khác. 4. Bạn có đủ tài chính để trang trải? Mua nhượng quyền chỉ vì bạn cần có công việc là một lý do rất tệ. Doanh nghiệp nhượng quyền thường đắt đỏ, và đòi hỏi có một lượng lớn tài chính để đầu tư ban đầu. Bạn cần phải tốn nhiều chi phí như một doanh nghiệp startup, và có đủ kinh phí để sử dụng tới khi doanh nghiệp có lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian cho việc này kéo dài 1 năm. Bạn cần chắc chắn rằng mình đủ tài chính dự phòng để trang trải chi phí điều hành, và cho cuộc sống của chính mình trong suốt khoảng thời gian đó. 5. Bạn có thực sự đam mê? Cuối cùng, một câu hỏi rất quan trọng là: Bạn có chắc chắn rằng sở hữu một doanh nghiệp nhượng quyền là điều bạn thực sự yêu thích? Hầu hết hợp đồng nhượng quyền có thời gian chạy từ 5 đến 10 năm, đó là một khoảng thời gian quá dài để bạn làm công việc mình không thích. Vì vậy, nếu bạn không thích ý tưởng đi theo một hệ thống của ai đó, và thường mơ đến một công việc kinh doanh của riêng mình, thì nhượng quyền không phải dành cho bạn. Nếu sau khi đã trả lời những câu hỏi trên, bạn vẫn muốn thực hiện một thương vụ mua nhượng quyền, thì hãy học hỏi thật nhiều kiến thức, và hiểu thật rõ về công việc kinh doanh bạn dự định làm.
Các điều khoản chính của một Hợp đồng nhượng quyền thương mại ?
Hợp đồng nhượng quyền là một văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Không có một kiểu mẫu chuẩn cho loại hợp đồng này bởi vì những điều khoản, điều kiện và điều hành thay đổi từ quyền kinh doanh này tới quyền kinh doanh khác, từ ngành kinh doanh này đến ngành kinh doanh khác. Thông thường hợp đồng nhượng quyền có những điều khoản chính sau: 1. Sự huấn luyện và hỗ trợ phát triển từ bên nhượng quyền Mỗi nhà nhượng quyền có một chương trình huấn luyện riêng cho các cửa hàng nhận quyền và nhân viên của bên nhận quyền, việc huấn luyện có thể diễn ra tại nơi làm việc của họ hoặc trụ sở chính của công ty hay liên kết hỗ trợ từ một bên thứ 3. Hầu hết các bên nhượng quyền thường đề nghị hỗ trợ về quản trị và kỹ thuật. 2. Khu vực được nhượng lại Hợp đồng nhượng quyền sẽ chỉ định rõ khu vực mà bên nhận quyền sẽ tiến hành hoạt động hoặc có hay không có sự độc quyền khu vực. 3.Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền Điều khoản này quy định thời gian mà bên nhận quyền được quyền sử dụng các quyền thương mại. 4. Phí sử dụng các quyền thương mại và tổng đầu tư được định trước Những nhà nhận quyền phải trả một khoản phí ban đầu cho việc sử dụng các quyền thương mại được nhượng lại và việc điều hành hệ thống, đồng thời dự tính mức đầu tư bên nhượng quyền phải đầu tư cho mỗi địa điểm thực hiện việc kinh doanh. 5. Thương hiệu , các sáng chế, cách thức sử dụng Điều này quy định cách thức mà bên nhượng quyền sẽ sử dụng thương hiệu và các sáng chế được bên nhượng quyền nhượn lại quyền sử dụng. 6. Quyền lợi và các khoản phí khác bên nhận quyền phải trả Hầu hết bên nhượng quyền yêu cầu bên nhận quyền phải trả phí để có quyền sử dụng thương hiệu và các quyền khác thông thường từ 4 – 8% tổng doanh thu mỗi tháng. 7. Quảng cáo Nhà nhượng quyền sẽ thực hiện việc quảng cáo cho cả hệ thống và yêu cầu bên nhận quyền đóng góp một vào chi phí quảng cáo chung 8.Phương thức vận hành Quy định rõ phương thức mà bên nhận quyền sử dụng để vận hành việc kinh doanh của mình 9. Tiếp tục, chấm dứt, hủy bỏ Những điều khoản này quy định điều kiện để các quyền thương mại được chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng được tiếp tục thực hiện hay chấm dứt hoặc hủy bỏ. Một số nhà nhượng quyền quy định trọng tài giải quyết các vấn đề này, các nhà nhận quyền phải sử dụng các quyền thương mại được chuyển nhượng theo cách thức mà bên nhượng quyền cho phép nếu không một trọng tài sẽ xem xét việc này thay vì đưa nhau ra tòa. 10. Quyền nhượng lại Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền nhượng lại các quyền được cấp phép.Tuy nhiên, việc nhượng lại các quyền được phép sử dụng cho các nhà nhận quyền thứ cấp của bên nhận quyền sơ cấp như thế nào phải đảm bảo những yêu cầu của nhà nhượng quyền ban đầu, bên nhượng quyền ban đầu thực hiện điều này nhằm đảm bảo tính nhất quán cho cả hệ thống. Trên đây là một số điều khoản quan trọng nhất trong một hợp đồng nhượng quyền thương mại. Căn cứ vào từng quan hệ cụ thể mà mỗi bên khi tham gia vào mối quan hệ này có thể tham khảo để xây dựng một hợp đồng hoàn chỉnh.
Hiểu thế nào là nhượng quyền thương mại
Gửi đến các bạn Infographic về Nhượng quyền thương mại hy vọng giúp cho các bạn nào đang có ý định làm giàu từ nhượng quyền hiểu rõ hơn họat động này.
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là mô hình kinh doanh phổ biến giúp mở rộng thương hiệu và tăng trưởng doanh thu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: + Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. + Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 . (1) Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại Thành phần hồ sơ: Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi khoản 2, khoản 3, khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM, hồ sơ hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại bao gồm: - Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM) Xem và tải mẫu Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/dang-ky-hoat-dong-thuong-mai.docx - Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM). Xem và tải mẫu Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/ban-gioi-thieu-ve-nhuong-quyen-thuong-mai-khi-dang-ky-nhuong-quyen.docx - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam; - Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu, các loại giấy tờ sau: + Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. - Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp. Trong trường hợp giấy tờ tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2 và khoản 3 được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước Trường hợp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài tại điểm c khoản 2 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại: Theo Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại như sau: - Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM Bước 2: Gửi hồ sơ + Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP; + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó. + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. + Các thời hạn nêu tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Bước 3: Thông báo, trả lời về việc đăng ký + Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 20 mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do. + Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp. (3) 02 trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền như sau: - Nhượng quyền trong nước. - Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. Như vậy, trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì không cần đăng ký nhượng quyền. Ngoài 02 trường hợp này, thương nhân cần phải đăng ký hoạt động nhượng quyền với Bộ Công thương theo trình thủ, thủ tục được pháp luật quy định. Tóm lại, thương nhân cần tuân thủ quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền để tránh các rủi ro pháp lý. Ngoài ra, có 2 trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, thương nhân không cần phải làm thủ tục đăng ký nhượng quyền.
Nhượng quyền là gì? Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào?
Nhượng quyền là một hình thức kinh doanh ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên không ít người vẫn còn chưa hiểu rõ về hình thức nhượng quyền. Vậy nhượng quyền là gì? Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào? Hình thức nhượng quyền mang lại lợi ích không nhỏ cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về nhượng quyền cũng như hậu quả khi không thực hiện đúng các quy định pháp luật. (1) Nhượng quyền là gì? Nhượng quyền (tiếng pháp là: franchise) là một mô hình kinh doanh trong đó một bên (bên nhượng quyền) cho phép bên khác (bên nhận quyền) sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và các tài sản trí tuệ khác để kinh doanh theo các điều kiện và quy định đã thỏa thuận Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể như sau: - Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: + Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. + Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Lợi ích của nhượng quyền: Nhượng quyền mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí marketing, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo từ bên nhượng quyền. - Bên nhượng quyền có thể mở rộng thị trường mà không cần đầu tư trực tiếp, giảm thiểu rủi ro và tận dụng nguồn lực của bên nhận quyền. - Bên nhận quyền được sử dụng thương hiệu đã có uy tín, được hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và được hưởng lợi từ các chiến dịch marketing của bên nhượng quyền. (2) Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào? Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể như sau: - Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: + Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định. + Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh. + Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP + Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực. + Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. + Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại. + Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. + Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra. + Vi phạm các quy định khác của Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Như vậy, hành vi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể theo Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại sẽ bị xử lý như sau: Phạt tiền từ 05 -10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định. - Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định. - Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 24. Tóm lại, nhượng quyền là một mô hình kinh doanh trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và các tài sản trí tuệ khác để kinh doanh theo các điều kiện và quy định đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, khi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ bị phạt tiền từ 05-10 triệu đồng và có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Quyền và nghĩa vụ của của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại?
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại; theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định 1. Điều kiện nhượng quyền thương mại Căn cứ theo điều 284 Luật Thương mại 2005 bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp. 2. Nội dung của quyền thương mại Quyền thương mại bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyềnquy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của BNQ. Quyền được BNQ thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng chung. Quyền được BNQ cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung. Quyền được BNQ cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại. 3. Quyền và nghĩa vụ của của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại Căn cứ theo Điều 286, 287, 288,289 Luật Thương mại 2005 quy định Quyền và nghĩa vụ của của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại - Quyền và nghĩa vụ của của thương nhân nhận quyền thương mại Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây: + Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền +Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền - Nghĩa vụ của thương nhân nhận nhượng quyền thương mại Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: + Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng. + Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao. + Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền. + Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền; kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền kết thúc hoặc chấm dứt. + Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng + Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền + Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. - Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền thương mại Quyền của thương nhân nhượng quyền + Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây: + Nhận tiền nhượng quyền + Tổ chức quảng cáo cho hệ thống và mạng lưới nhượng quyền thương mại + Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây: + Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền cho bên nhận quyền + Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền + Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng; cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền + Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền + Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền Vậy các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật cần nắm bắt được các quy định pháp luật cơ bản trên về hoạt động nhượng quyền thương mại trước khi thực hiện nhượng quyền thương mại.
Từ vụ Phở Thìn: Nhượng quyền thương mại và câu chuyện pháp lý
Những ngày qua không ít cụm từ “Phở Thìn” xuất hiện đầy trên các mặt báo về vụ việc tranh chấp tên gọi của thương hiệu phở trứ danh ở Hà Nội và câu chuyện pháp lý đằng sau đó sẽ là bài học kinh doanh dành cho nhiều người. Cụ thể, trong số các đơn đăng ký tên gọi “Phở Thìn” có chủ đơn là ông Bùi Chí Đ (được báo chí nhắc tới là chủ sở hữu cửa hàng Phở Thìn Bờ Hồ), ông Nguyễn Trọng Th (chủ sở hữu cửa hàng Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội), Công ty Hợp danh bảo tồn và phát triển thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội (người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Trọng Th) Tuy vậy, hiện nay ở Việt Nam, chỉ ông Bùi Chí Đ và bà Bùi Thị Thanh Nh là đồng chủ sở hữu nhãn hiệu có tên gọi “Phở Thìn” cho nhóm ngành về dịch vụ nhà hàng (cửa hàng phở), được cấp văn bằng bảo hộ. Trong thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu, chủ sở hữu có nhiều phương thức khác nhau để sử dụng và khai thác thương mại nhãn hiệu của mình, trong các phương thức đó có phương thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Qua vấn đề ở trên, đặt ra nhiều câu hỏi rằng liệu khi nào thì nên đăng ký nhãn hiệu thương mại và nhượng quyền thương mại là gì? Làm sao để ngăn chặn việc sử dụng nhãn hiệu khi thực hiện nhượng quyền? 1. Nhượng quyền thương mại là gì? Cho đến nay, hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn được quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, cụ thể nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại. Theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. 2. Khi nào phải đăng ký nhượng quyền thương mại? Hiện hành tại Điều 291 Luật Thương mại 2005 quy định các doanh nghiệp trước khi muốn nhượng quyền thương mại thì phải đăng ký với Bộ Công thương. Tuy nhiên, theo Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP) quy định các trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì không phải đăng ký nhượng quyền. Mặc dù vậy, đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. Do đó, hiện nay việc thương hiệu “Phở Thìn” dần trở nên phổ biến và sử dụng tràn lan là do doanh nghiệp kinh doanh phở của ông Bùi Chí Đ đã đăng ký bảo hộ thương hiệu “Phở Thìn” của mình rồi sau đó thực hiện nhượng quyền thương hiệu một cách không kiểm soát do không phải thực hiện đăng ký nhượng quyền nên dẫn đến nhiều tranh chấp đối với doanh nghiệp “Phở Thìn” của ông Nguyễn Trọng Th. Vì là luật quy định đối với thương hiệu trong nước muốn nhượng quyền lại với nhau thì không cần phải đăng ký với Bộ Công thương nên đã xảy ra nhiều bất cập về việc nhượng quyền do nhiều người chưa nắm rõ quy định này thì nó còn yêu cầu phải báo cáo với Bộ để hiệu chỉnh các cơ sở kinh doanh khác có cùng thương hiệu trên thị trường. 3. Nghĩa vụ của thương nhân nhận nhượng quyền thương mại Theo Điều 289 Luật Thương mại 2005 có nêu nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền khi doanh nghiệp bàn giao nhượng quyền được quy định như sau: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: - Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao. - Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền. - Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt. - Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại. - Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Do đó, các thương nhân nhận quyền thương mại đối với thương hiệu “Phở Thìn” chỉ được thực hiện các quyền đã giao kết theo quy định pháp luật và thỏa thuận. Ngoài ra, thì bên nhận quyền không được chuyển giao lại thương hiệu và công thức cho một bên thứ ba khác mà chưa có sự cho phép của chủ sở hữu. Qua vụ việc trên, để bảo vệ thương hiệu của chính mình các doanh nghiệp, thương nhân không những phải bảo vệ bằng công thức, chất lượng của sản phẩm làm ra mà còn phải bảo vệ nó thông qua con đường pháp lý. Thì ngay từ đầu thành lập các chủ doanh nghiệp nên thực hiện việc đăng ký kinh doanh đồng thời lúc đó cũng nên thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu của chính mình để khi có tranh chấp xảy ra, bằng bảo hộ chính là bằng chứng được pháp luật công nhận chứ không phải là thương hiệu được làm nên từ danh tiếng.
Hỏi về nhượng quyền thương mại
Em mong mn giải giúp em tình huống này với ạ: Năm 2017 công ty A (bên nhượng quyền) và cty B ( Bên nhận quyền) giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại trong đó có quy định các nghĩa vụ cơ bản mà bên nhượng quyền phải thực hiện. Nếu vi phạm, bên nhận quyền đc quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. 1 trong những nghĩa vụ đc đề cập trong quy định này là đào tạo theo định kì cho bên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ này mặc dù k nhận được khoá đào tạo định kì này, Bên nhận quyền vẫn tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh của cơ sở nhượng quyền. Tuy nhiên 1 năm sau nhận thấy dù đã cố gắng hết sức mà tình hình kinh doanh vẫn k cải thiện, doanh thu k đạt như ước tính nên bên nhận quyền đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cho rằng việc gửi thông báo chấm dứt hợp đồng chậm trễ 1 năm kể từ ngày vi phạm được hiểu là việc bên nhận quyền đã từ chối quyền đc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thoả thuận. Ngược lại nếu k có cơ sở để đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng bên nhận quyền vẫn gửi 1 thông báo chấm dứt hợp đồng trc khi hợp đồng hết hạn. Hành vi này cấu thành 1 vi phạm hợp đồng của bên nhận quyền Hợp đồng nhượng quyền thương mại k quy định về thời gian gửi thông báo chấm dứt hợp đồng (trong TH 1 bên vi phạm cơ bản nghĩ vụ hợp đồng). Mặt khác hợp đồng nhượng quyền Thương mại cũng có điều khoản quy định: " việc 1 bên k thực hiện hoặc chậm trễ thực hiện bất kì quyền nào đc quy định trong hợp đồng k cấu thành việc từ chối thực hiện quyền. Trường hợp 1 bên từ chối thực hiện bất kì quyền nào đc quy định trong hợp đồng k ảnh hưởng đến vc thực hiện các quyền khác và vc từ chối thực hiện quyền có thể đc huỷ vì bất kì lý do nào và tại bất kì thời điểm nào bằng 1 thông báo, bằng văn bản gửi cho bên kia." Theo bên nhận quyền dựa tren quy định này việc gửi thông báo chấm dứt hợp đồng chậm trễ k cấu thành viễc từ chối thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên nhận quyền Yêu cầu: Anh chị hãy phân tích vụ vc trên và đề xuất giải pháp phù hợp cho bên nhận quyền.
Được thay đổi phương thức kinh doanh khi nhận nhượng quyền thương mại?
Thay đổi phương thức kinh doanh khi nhận quyền thương mại - Ảnh minh họa Nhượng quyền thương mại là một hình thức thỏa thuận kinh doanh phổ biến tại Việt Nam, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo những điều kiện nhất định. Khi nhận quyền, trường hợp nào thì được tự ý thay đổi nguyên tắc kinh doanh? Về hình thức: Hợp đồng nhượng quyền thương mại (HĐNQTM) phải được thành lập văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 285, Luật thương mại 2005). Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại: Trong quan hệ nhượng quyền thương mại tồn tại hai chủ thể, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. HĐNQTM là những thỏa thuận của hai chủ thể này về nội dung của hoạt động nhượng quyền. Từ đó, Điều 288 Luật Thương mại 2005 xác định quyền của bên nhận quyền thương mại như sau: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại; 2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Tương ứng với đó là các nghĩa vụ tại Điều 289: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: 1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại; 2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; 3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền; 4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; 5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại; 6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; 7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Tại Khoản 6, ta thấy quy định người nhận quyền có thể điều hành hoạt động kinh doanh phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại, vậy như thế nào là phù hợp? Xuất phát từ bản chất hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và cũng chính là căn cứ cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, vậy căn như thế nào là “phù hợp” sẽ phải dựa trên những quy tắc riêng mà hai bên đã thỏa thuận từ đầu. Nếu việc thỏa thuận không đạt được sự thống nhất, bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền theo Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP: a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại. b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uytín của hệ thống nhượng quyền thương mại. d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ bên nhượng quyền. Trên đây là nội dung tư vấn về việc thay đổi nguyên tắc kinh doanh khi là người nhận quyền thương mại.
04 vấn đề pháp lý cần lưu ý để nhượng quyền thương hiệu thành công
Trong thời buổi “người người, nhà nhà” làm kinh tế thì nhượng quyền thương hiệu trở thành lựa chọn của nhiều cá nhân với những lợi ích về kinh doanh mà mô hình này mang lại. Nếu bạn đã xây dựng được một thương hiệu riêng cho mình và muốn “Franchising” để mở rộng việc kinh doanh thì đừng bỏ qua bài viết này! Nhượng quyền thương hiệu có thể được hiểu là hình thức mà cá nhân/tổ chức sử dụng thương hiệu, tên của sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu có sẵn để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định với phí hoặc phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận. Nếu muốn nhượng quyền thương hiệu thành công, hãy ghi nhớ 04 vấn đề sau đây: 1. Về đăng ký kinh doanh Hãy chắc chắn rằng bạn đã đăng ký kinh doanh và đăng ký kinh doanh với hình thức phù hợp; việc bạn không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh với hình thức chưa phù hợp sẽ gây ra những rủi ro pháp lý lớn, cụ thể: *Nếu không đăng ký kinh doanh: bị phạt tiền đến 3.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP) *Nếu đăng ký kinh doanh với hình thức chưa phù hợp: cụ thể ở đây là nếu bạn đang kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh thì việc mở rộng địa điểm kinh doanh, sản xuất sẽ bị hạn chế hơn so với các hình thức doanh nghiệp còn lại. 2. Về đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm Trình tự, thủ tục để đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định chi tiết tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010. Việc đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ là lời cam kết chất lượng sản phẩm với khách hàng mà còn thể hiện được uy tín của thương hiệu đối với đối tác nhượng quyền; thể hiện các sản phẩm của thương hiệu được Nhà nước chứng nhận an toàn, chất lượng. 3. Về đăng ký bảo hộ thương hiệu Đăng ký bảo hộ thương hiệu là vấn đề quan trọng trong nhượng quyền; nếu bạn chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu thì rất khó để có thể thực hiện nhượng quyền vì có thể xảy ra các tình huống sau đây: *Thứ nhất: Đăng ký bảo hộ thương hiệu chậm dẫn đến chậm trễ cho quá trình nhượng quyền kinh doanh *Thứ hai: Không đăng ký có thể dẫn đến bị mất thương hiệu nếu có người đăng ký bảo hộ trước bạn Hiện nay có rất nhiều dịch vụ về việc đăng ký bảo hộ thương hiệu này nên hãy tìm đến sự tư vấn để có thể thực hiện việc bảo hộ thương hiệu hoàn chỉnh nhất. 4. Về xác định bản chất nhượng quyền thương hiệu Vấn đề cần làm rõ ở đây chính là bạn thực hiện nhượng quyền sở hữu thương hiệu (bán thương hiệu) hay nhượng quyền sử dụng thương hiệu. Nếu việc nhượng quyền là nhượng quyền sở hữu thương hiệu thì cần phải thực hiện nộp tờ khai, soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN) gửi Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu bản chất nhượng quyền là chuyển quyền sử dụng thì không cần đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.
Nhượng quyền thương mại trong kinh doanh xăng dầu
Hiện tại công ty chúng tôi đang có 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Theo Điều 19, 20,21 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về Đại lý bán lẻ xăng dầu thì những doanh nghiệp nào có từ 02 cửa hàng trở lên thì sẽ phải làm GXN đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu. Nhưng chúng tôi lại đang ký hợp đồng nhượng quyên thương mại với một đơn vị đầu mối, theo Nghị định 83/2014 thì không thấy yêu cầu phải cấp giấy Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. Vậy Quý cơ quan cho tôi hỏi công ty chúng tôi có phải làm thủ tục để cấp đại lý bán lẻ nữa hay không? hay là phải làm thủ tục cấp giấy làm Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu? Rất mong nhận được câu trả lời sớm của Quý cơ quan. Xin trân trọng cảm ơn!
Chi phí nhượng quyền thương mại có được coi là chi phí hợp lý không?
Để được tính chi phí hợp lệ thì điều kiện đủ là có cần đăng ký cục sở hữu trí tuệ không, hoặc đăng ký bất kỳ cơ quan nào không ạ? Ví dụ: Nhượng quyền thương mại thì theo quy định nhượng quyền thương mại phải đăng ký bộ công thương thì khoản chi phí này mới dc tính chi phí hợp lệ
Hình thức nhượng quyền thương mại độc quyền
Theo Điều 284 Luật thương mại 2005 về Nhượng quyền thương mại "Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh." Nhượng quyền thương mại độc quyền (Master franchise) là một trong những hình thức mua nhượng quyền thương mại, mà trong đó người mua được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán. Người mua nhượng quyền thương mại độc quyền có thể nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức nhượng quyền thương mại phát triển khu vực (Area development franchise) hay nhượng quyền thương mại riêng lẻ (single-unit franchise): Nếu người mua muốn mở thêm đơn vị nhượng quyền mới, thì cũng phải ký thêm hợp đồng mới với nội dung tương tự với bên bán. Theo hình thức này, người mua không được phép nhượng quyền lại. Với hình thức này, bên mua thương hiệu phải chủ động tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu trong khu vực của mình.
Chi phí nhượng quyền thương mại có được coi là chi phí hợp lý không?
Để được tính chi phí hợp lệ thì điều kiện đủ là có cần đăng ký cục sở hữu trí tuệ không, hoặc đăng ký bất kỳ cơ quan nào không? Ví dụ: Nhượng quyền thương mại thì theo quy định nhượng quyền thương mại phải đăng ký bộ công thương thì khoản chi phí này mới dc tính chi phí hợp lệ
Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại?
Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 20 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Cụ thể; "Điều 20. Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại 1. Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây: a) Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này; b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó. c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; d) Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; đ) Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do. 2. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp". Ngoài ra, mình có thể kiểm tra thêm Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM (lưu ý một số nội dung tại văn bản này được sửa đổi Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BCT)
Những điều cần biết khi mua nhượng quyền thương mại
Dưới đây là những câu hỏi bạn nên cân nhắc trước khi quyết định mua nhượng quyền. 1. Bạn có biết mục tiêu của mình là gì không? Trước tiên, bạn cần chắc chắn là mình có kỳ vọng thực tế. Mua nhượng quyền nghĩa là bạn đang dấn thân vào một mô hình kinh doanh đã thành công, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi việc sẽ suôn sẻ, hay mọi thứ sẽ dễ dàng. Để việc nhượng quyền diễn ra êm thắm, bạn cũng cần đầu tư tâm sức như lúc mở một doanh nghiệp độc lập. 2. Bạn có sẵn sàng đi theo hệ thống này hay không? Nhượng quyền là công việc kinh doanh theo hệ thống, và vì thế, để thành công với nhượng quyền, bạn cần chuẩn bị tâm lý để gắn bó với hệ thống này. “Nếu nhượng quyền không có quy luật, chúng sẽ không là nhượng quyền mà là những doanh nghiệp đơn lẻ”. Cốt lõi của nhượng quyền là sự nhất quán. Nếu bạn không thoải mái khi phải đi theo kế hoạch của ai đó, thì bạn không phù hợp để kinh doanh theo hình thức nhượng quyền. 3. Bạn có phải là người giao tiếp tốt? Bạn có phối hợp tốt với mọi người hay không? Nhượng quyền nghĩa là dành phần lớn thời gian để giao tiếp với ông chủ của hệ thống nhượng quyền, những người mua nhượng quyền khác, khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp, vì thế những kỹ năng tương tác xã hội là một điều bắt buộc. Nếu bạn thấy việc tương tác với mọi người quá khổ ải và không có nhiều mối quan hệ tốt, bạn nên chọn hướng đi khác. 4. Bạn có đủ tài chính để trang trải? Mua nhượng quyền chỉ vì bạn cần có công việc là một lý do rất tệ. Doanh nghiệp nhượng quyền thường đắt đỏ, và đòi hỏi có một lượng lớn tài chính để đầu tư ban đầu. Bạn cần phải tốn nhiều chi phí như một doanh nghiệp startup, và có đủ kinh phí để sử dụng tới khi doanh nghiệp có lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp, khoảng thời gian cho việc này kéo dài 1 năm. Bạn cần chắc chắn rằng mình đủ tài chính dự phòng để trang trải chi phí điều hành, và cho cuộc sống của chính mình trong suốt khoảng thời gian đó. 5. Bạn có thực sự đam mê? Cuối cùng, một câu hỏi rất quan trọng là: Bạn có chắc chắn rằng sở hữu một doanh nghiệp nhượng quyền là điều bạn thực sự yêu thích? Hầu hết hợp đồng nhượng quyền có thời gian chạy từ 5 đến 10 năm, đó là một khoảng thời gian quá dài để bạn làm công việc mình không thích. Vì vậy, nếu bạn không thích ý tưởng đi theo một hệ thống của ai đó, và thường mơ đến một công việc kinh doanh của riêng mình, thì nhượng quyền không phải dành cho bạn. Nếu sau khi đã trả lời những câu hỏi trên, bạn vẫn muốn thực hiện một thương vụ mua nhượng quyền, thì hãy học hỏi thật nhiều kiến thức, và hiểu thật rõ về công việc kinh doanh bạn dự định làm.
Các điều khoản chính của một Hợp đồng nhượng quyền thương mại ?
Hợp đồng nhượng quyền là một văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Không có một kiểu mẫu chuẩn cho loại hợp đồng này bởi vì những điều khoản, điều kiện và điều hành thay đổi từ quyền kinh doanh này tới quyền kinh doanh khác, từ ngành kinh doanh này đến ngành kinh doanh khác. Thông thường hợp đồng nhượng quyền có những điều khoản chính sau: 1. Sự huấn luyện và hỗ trợ phát triển từ bên nhượng quyền Mỗi nhà nhượng quyền có một chương trình huấn luyện riêng cho các cửa hàng nhận quyền và nhân viên của bên nhận quyền, việc huấn luyện có thể diễn ra tại nơi làm việc của họ hoặc trụ sở chính của công ty hay liên kết hỗ trợ từ một bên thứ 3. Hầu hết các bên nhượng quyền thường đề nghị hỗ trợ về quản trị và kỹ thuật. 2. Khu vực được nhượng lại Hợp đồng nhượng quyền sẽ chỉ định rõ khu vực mà bên nhận quyền sẽ tiến hành hoạt động hoặc có hay không có sự độc quyền khu vực. 3.Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền Điều khoản này quy định thời gian mà bên nhận quyền được quyền sử dụng các quyền thương mại. 4. Phí sử dụng các quyền thương mại và tổng đầu tư được định trước Những nhà nhận quyền phải trả một khoản phí ban đầu cho việc sử dụng các quyền thương mại được nhượng lại và việc điều hành hệ thống, đồng thời dự tính mức đầu tư bên nhượng quyền phải đầu tư cho mỗi địa điểm thực hiện việc kinh doanh. 5. Thương hiệu , các sáng chế, cách thức sử dụng Điều này quy định cách thức mà bên nhượng quyền sẽ sử dụng thương hiệu và các sáng chế được bên nhượng quyền nhượn lại quyền sử dụng. 6. Quyền lợi và các khoản phí khác bên nhận quyền phải trả Hầu hết bên nhượng quyền yêu cầu bên nhận quyền phải trả phí để có quyền sử dụng thương hiệu và các quyền khác thông thường từ 4 – 8% tổng doanh thu mỗi tháng. 7. Quảng cáo Nhà nhượng quyền sẽ thực hiện việc quảng cáo cho cả hệ thống và yêu cầu bên nhận quyền đóng góp một vào chi phí quảng cáo chung 8.Phương thức vận hành Quy định rõ phương thức mà bên nhận quyền sử dụng để vận hành việc kinh doanh của mình 9. Tiếp tục, chấm dứt, hủy bỏ Những điều khoản này quy định điều kiện để các quyền thương mại được chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng được tiếp tục thực hiện hay chấm dứt hoặc hủy bỏ. Một số nhà nhượng quyền quy định trọng tài giải quyết các vấn đề này, các nhà nhận quyền phải sử dụng các quyền thương mại được chuyển nhượng theo cách thức mà bên nhượng quyền cho phép nếu không một trọng tài sẽ xem xét việc này thay vì đưa nhau ra tòa. 10. Quyền nhượng lại Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền nhượng lại các quyền được cấp phép.Tuy nhiên, việc nhượng lại các quyền được phép sử dụng cho các nhà nhận quyền thứ cấp của bên nhận quyền sơ cấp như thế nào phải đảm bảo những yêu cầu của nhà nhượng quyền ban đầu, bên nhượng quyền ban đầu thực hiện điều này nhằm đảm bảo tính nhất quán cho cả hệ thống. Trên đây là một số điều khoản quan trọng nhất trong một hợp đồng nhượng quyền thương mại. Căn cứ vào từng quan hệ cụ thể mà mỗi bên khi tham gia vào mối quan hệ này có thể tham khảo để xây dựng một hợp đồng hoàn chỉnh.
Hiểu thế nào là nhượng quyền thương mại
Gửi đến các bạn Infographic về Nhượng quyền thương mại hy vọng giúp cho các bạn nào đang có ý định làm giàu từ nhượng quyền hiểu rõ hơn họat động này.