Nhượng quyền là gì? Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào?
Nhượng quyền là một hình thức kinh doanh ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên không ít người vẫn còn chưa hiểu rõ về hình thức nhượng quyền. Vậy nhượng quyền là gì? Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào? Hình thức nhượng quyền mang lại lợi ích không nhỏ cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về nhượng quyền cũng như hậu quả khi không thực hiện đúng các quy định pháp luật. (1) Nhượng quyền là gì? Nhượng quyền (tiếng pháp là: franchise) là một mô hình kinh doanh trong đó một bên (bên nhượng quyền) cho phép bên khác (bên nhận quyền) sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và các tài sản trí tuệ khác để kinh doanh theo các điều kiện và quy định đã thỏa thuận Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể như sau: - Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: + Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. + Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Lợi ích của nhượng quyền: Nhượng quyền mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí marketing, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo từ bên nhượng quyền. - Bên nhượng quyền có thể mở rộng thị trường mà không cần đầu tư trực tiếp, giảm thiểu rủi ro và tận dụng nguồn lực của bên nhận quyền. - Bên nhận quyền được sử dụng thương hiệu đã có uy tín, được hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và được hưởng lợi từ các chiến dịch marketing của bên nhượng quyền. (2) Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào? Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể như sau: - Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: + Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định. + Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh. + Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP + Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực. + Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. + Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại. + Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. + Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra. + Vi phạm các quy định khác của Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Như vậy, hành vi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể theo Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại sẽ bị xử lý như sau: Phạt tiền từ 05 -10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định. - Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định. - Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 24. Tóm lại, nhượng quyền là một mô hình kinh doanh trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và các tài sản trí tuệ khác để kinh doanh theo các điều kiện và quy định đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, khi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ bị phạt tiền từ 05-10 triệu đồng và có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu treo biển hiệu như thế nào?
Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là gì? Việc treo biển hiệu của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu được quy định như thế nào? Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là gì? Theo Khoản 15 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu thì thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là thương nhân kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại từ thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu. Khi nhận quyền bán lẻ xăng dầu, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 38/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, cụ thể: - Về hình thức: Hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu phải được lập thành văn bản. - Về nội dung: Nội dung hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu có các nội dung chủ yếu sau: + Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhượng quyền và bên nhận quyền; nội dung quyền bán lẻ xăng dầu; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận; giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này; + Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ xăng dầu khi thực hiện hoạt động nhượng quyền; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính; - Thời hạn hợp đồng: Thời hạn hợp đồng tối thiểu phải là mười hai (12) tháng. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu treo biển hiệu như thế nào? Tại Khoản 7 Điều 23 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu có đề cập ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, phải sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân nhượng quyền, thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật. Như vậy, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu có nghĩa vụ phải treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, phải sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân nhượng quyền. Theo quy định hiện hành, cụ thể là Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 thì biển hiệu phải có các nội dung sau: + Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); + Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; + Địa chỉ, điện thoại. - Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 Luật quảng cáo 2012, cụ thể: + Nội dung biển hiệu thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt. + Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. - Kích thước biển hiệu được quy định như sau: + Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; + Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu. - Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng. - Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hi vong nội dung trên có thể giúp ích được bạn!
Từ vụ Phở Thìn: Nhượng quyền thương mại và câu chuyện pháp lý
Những ngày qua không ít cụm từ “Phở Thìn” xuất hiện đầy trên các mặt báo về vụ việc tranh chấp tên gọi của thương hiệu phở trứ danh ở Hà Nội và câu chuyện pháp lý đằng sau đó sẽ là bài học kinh doanh dành cho nhiều người. Cụ thể, trong số các đơn đăng ký tên gọi “Phở Thìn” có chủ đơn là ông Bùi Chí Đ (được báo chí nhắc tới là chủ sở hữu cửa hàng Phở Thìn Bờ Hồ), ông Nguyễn Trọng Th (chủ sở hữu cửa hàng Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội), Công ty Hợp danh bảo tồn và phát triển thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội (người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Trọng Th) Tuy vậy, hiện nay ở Việt Nam, chỉ ông Bùi Chí Đ và bà Bùi Thị Thanh Nh là đồng chủ sở hữu nhãn hiệu có tên gọi “Phở Thìn” cho nhóm ngành về dịch vụ nhà hàng (cửa hàng phở), được cấp văn bằng bảo hộ. Trong thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu, chủ sở hữu có nhiều phương thức khác nhau để sử dụng và khai thác thương mại nhãn hiệu của mình, trong các phương thức đó có phương thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Qua vấn đề ở trên, đặt ra nhiều câu hỏi rằng liệu khi nào thì nên đăng ký nhãn hiệu thương mại và nhượng quyền thương mại là gì? Làm sao để ngăn chặn việc sử dụng nhãn hiệu khi thực hiện nhượng quyền? 1. Nhượng quyền thương mại là gì? Cho đến nay, hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn được quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, cụ thể nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại. Theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. 2. Khi nào phải đăng ký nhượng quyền thương mại? Hiện hành tại Điều 291 Luật Thương mại 2005 quy định các doanh nghiệp trước khi muốn nhượng quyền thương mại thì phải đăng ký với Bộ Công thương. Tuy nhiên, theo Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP) quy định các trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì không phải đăng ký nhượng quyền. Mặc dù vậy, đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. Do đó, hiện nay việc thương hiệu “Phở Thìn” dần trở nên phổ biến và sử dụng tràn lan là do doanh nghiệp kinh doanh phở của ông Bùi Chí Đ đã đăng ký bảo hộ thương hiệu “Phở Thìn” của mình rồi sau đó thực hiện nhượng quyền thương hiệu một cách không kiểm soát do không phải thực hiện đăng ký nhượng quyền nên dẫn đến nhiều tranh chấp đối với doanh nghiệp “Phở Thìn” của ông Nguyễn Trọng Th. Vì là luật quy định đối với thương hiệu trong nước muốn nhượng quyền lại với nhau thì không cần phải đăng ký với Bộ Công thương nên đã xảy ra nhiều bất cập về việc nhượng quyền do nhiều người chưa nắm rõ quy định này thì nó còn yêu cầu phải báo cáo với Bộ để hiệu chỉnh các cơ sở kinh doanh khác có cùng thương hiệu trên thị trường. 3. Nghĩa vụ của thương nhân nhận nhượng quyền thương mại Theo Điều 289 Luật Thương mại 2005 có nêu nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền khi doanh nghiệp bàn giao nhượng quyền được quy định như sau: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: - Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao. - Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền. - Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt. - Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại. - Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Do đó, các thương nhân nhận quyền thương mại đối với thương hiệu “Phở Thìn” chỉ được thực hiện các quyền đã giao kết theo quy định pháp luật và thỏa thuận. Ngoài ra, thì bên nhận quyền không được chuyển giao lại thương hiệu và công thức cho một bên thứ ba khác mà chưa có sự cho phép của chủ sở hữu. Qua vụ việc trên, để bảo vệ thương hiệu của chính mình các doanh nghiệp, thương nhân không những phải bảo vệ bằng công thức, chất lượng của sản phẩm làm ra mà còn phải bảo vệ nó thông qua con đường pháp lý. Thì ngay từ đầu thành lập các chủ doanh nghiệp nên thực hiện việc đăng ký kinh doanh đồng thời lúc đó cũng nên thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu của chính mình để khi có tranh chấp xảy ra, bằng bảo hộ chính là bằng chứng được pháp luật công nhận chứ không phải là thương hiệu được làm nên từ danh tiếng.
Sáng chế tại nước ngoài có được kinh doanh ở Việt Nam?
Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn luôn là một trong những chính sách được ưu tiên. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, người Việt Nam tại nước ngoài muốn trở về Việt Nam đầu tư kinh doanh. Trong trường hợp sản phẩm đã đăng ký sáng chế tại nước ngoài nhưng cá nhân muốn mang sản phẩm đó về Việt Nam kinh doanh thì được thực hiện thế nào? 1. Sản phẩm sáng chế là gì? Hiện hành, quy định cụ thể tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 giải thích sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Điều kiện của một sáng chế phải là giải pháp kỹ thuật và các giải pháp này phải có tính mới, có trình độ sáng tạo và dựa vào bản chất của nó có thể được sản xuất hoặc sử dụng trong bất kỳ ngành công nghiệp nào. 2. Sáng chế nước ngoài phải đăng ký bảo hộ Trong trường hợp sáng chế được bảo hộ tại nước ngoài, tuy nhiên để kinh và tránh các rủi ro về tranh chấp sở hữu trí tuệ về sau thì người sở hữu sáng chế phải đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Do đó, nếu muốn sản xuất hay bán sản phẩm này, thì phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam và quyền đó được nhà nước Việt Nam chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ. Việc đăng ký sáng chế đối với sản phẩm theo đó,phải đáp ứng được Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ. (1) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế: - Có tính mới. - Có trình độ sáng tạo. - Có khả năng áp dụng công nghiệp. (2) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: - Có tính mới. - Có khả năng áp dụng công nghiệp. Khi đáp ứng được các điều kiện trên thì có thể sản xuất, kinh doanh thương mại đối với sản phẩm đó tại Việt Nam. Trong trường hợp nếu người đăng ký bảo hộ không thể sang Việt Nam để thực hiện hay giám sát có thể uỷ quyền cho cơ quan, người đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thực hiện các công việc này. 3. Đơn đăng ký sáng chế Khi đăng ký sáng chế, bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện về sáng chế thì còn phải đáp ứng được đơn đăng ký sáng chế theo Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau: Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm: (1) Bản mô tả sáng chế (phần mô tả sáng chế, phạm vi bảo hộ sáng chế). *Điều kiện phần mô tả sáng chế: - Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó. - Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế. - Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế. *Điều kiện của phạm vi bảo hộ sáng chế: - Phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế. - Phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ. (2) Bản tóm tắt sáng chế. Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế. 4. Nhượng quyền sử dụng sáng chế Khi người sở hữu sáng chế không đủ điều kiện đăng ký sáng chế hoặc không đủ tiềm lực thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng muốn đưa sản phẩm về Việt Nam kinh doanh thì có thể nhượng quyền sáng chế lại cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định nhượng quyền thương mại là việc bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Như vậy, để có thể kinh doanh sản phẩm đăng ký sáng chế tại nước ngoài tại Việt Nam thì người sở hữu phải đăng ký sáng chế lại khi kinh doanh tại Việt Nam. Trường hợp không thể đăng ký sáng chế tại Việt Nam thì người này có thể nhượng quyền cho doanh nghiệp tại Việt Nam để kinh doanh sáng chế đó.
Hỏi về nhượng quyền thương mại
Em mong mn giải giúp em tình huống này với ạ: Năm 2017 công ty A (bên nhượng quyền) và cty B ( Bên nhận quyền) giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại trong đó có quy định các nghĩa vụ cơ bản mà bên nhượng quyền phải thực hiện. Nếu vi phạm, bên nhận quyền đc quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. 1 trong những nghĩa vụ đc đề cập trong quy định này là đào tạo theo định kì cho bên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ này mặc dù k nhận được khoá đào tạo định kì này, Bên nhận quyền vẫn tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh của cơ sở nhượng quyền. Tuy nhiên 1 năm sau nhận thấy dù đã cố gắng hết sức mà tình hình kinh doanh vẫn k cải thiện, doanh thu k đạt như ước tính nên bên nhận quyền đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cho rằng việc gửi thông báo chấm dứt hợp đồng chậm trễ 1 năm kể từ ngày vi phạm được hiểu là việc bên nhận quyền đã từ chối quyền đc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thoả thuận. Ngược lại nếu k có cơ sở để đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng bên nhận quyền vẫn gửi 1 thông báo chấm dứt hợp đồng trc khi hợp đồng hết hạn. Hành vi này cấu thành 1 vi phạm hợp đồng của bên nhận quyền Hợp đồng nhượng quyền thương mại k quy định về thời gian gửi thông báo chấm dứt hợp đồng (trong TH 1 bên vi phạm cơ bản nghĩ vụ hợp đồng). Mặt khác hợp đồng nhượng quyền Thương mại cũng có điều khoản quy định: " việc 1 bên k thực hiện hoặc chậm trễ thực hiện bất kì quyền nào đc quy định trong hợp đồng k cấu thành việc từ chối thực hiện quyền. Trường hợp 1 bên từ chối thực hiện bất kì quyền nào đc quy định trong hợp đồng k ảnh hưởng đến vc thực hiện các quyền khác và vc từ chối thực hiện quyền có thể đc huỷ vì bất kì lý do nào và tại bất kì thời điểm nào bằng 1 thông báo, bằng văn bản gửi cho bên kia." Theo bên nhận quyền dựa tren quy định này việc gửi thông báo chấm dứt hợp đồng chậm trễ k cấu thành viễc từ chối thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên nhận quyền Yêu cầu: Anh chị hãy phân tích vụ vc trên và đề xuất giải pháp phù hợp cho bên nhận quyền.
Giải quyết tranh chấp nhượng quyền?
Ngày 16/10/2018 công ty A (Bên nhượng quyền ) và công ty B (Bên nhận quyền) là hai thương nhân Việt Nam giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, theo đó công ty A cho phép công ty B tiến hành việc mua bán cà phê theo cách thức tổ chức kinh doanh do công ty A quy định và được sử dụng nhãn hiệu cà phê E cùng với khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và quảng cáo của công ty A. Thời hạn hợp đồng là 5 năm kể từ ngày giao kết hợp đồng. Theo hợp đồng phí nhượng quyền là 150 triệu đồng (bao gồm phí sử dụng nhãn hiệu, huấn luyện đào tạo nhân viên đợt đầu, phí quảng cáo khai trương,phí thiết kế nội thất) được công ty trả 1 lần trong vòng 7 ngày kể từ ngày kể từ khi ký hợp đồng.Trong quá trình hoạt động, công ty B có nghĩa vụ thanh toán phí hoạt động vào ngày mùng 5 hàng tháng được tính dựa trên doanh thu của cửa hàng trong mỗi tháng theo mức như sau: 0% khi doanh thu dưới 180 triệu/tháng, 5% khi doanh thu từ 180tr-350tr/tháng, 10% khi doanh thu từ 351tr trở lên/tháng. Hợp đồng cũng quy định quyền chấm dứt hợp đồng của công ty A trong trường hợp công ty B vi phạm một trong các điều khoản của hợp đồng.Trong trường hợp chấm dứt như vậy, công ty B phải trả phí hoạt động được tính dựa theo chi phí trung bình mà công ty B đã trả cho công ty A trong những tháng trước và cộng dồn từ ngày chấm dứt hợp đồng cho đến ngày hết hạn hợp đồng. Ngoài ra để đảm bảo tính đồng bộ về chất lượng hàng hoá trong toàn hệ thống, công ty B có nghĩa vụ mua từ công ty A hoặc mua từ các nguồn do công ty A chỉ định các hàng hoá gồm: cà phê và các nguyên liệu thô khác được sản xuất phù hợp với những đặc tính do công ty A quy định, theo số lượng được nêu trong tài liệu hướng dẫn về quy trình vận hành tiêu chuẩn của hệ thống. Tiền hàng được thanh toán theo khối lượng thực tế trong thời hạn 2 tuần kể từ ngày công ty A xuất hoá đơn giá trị gia tăng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty B gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, trong đó 1 phần do công ty A không thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại đồng loạt cho các cửa hàng trong cùng hệ thống, sự phân bổ khác nhau về giá trị và thời gian khuyến mại giữa các cửa hàng dẫn đến doanh thu của công ty B bị giảm, công ty B đã yêu cầu công ty A hỗ trợ và khắc phục tình trạng trên nhưng công ty A không thực hiện. Ngày 14/02/2019, công ty B thông báo cho công ty A về việc chấm dứt hợp đồng và không tiếp tục sử dụng nhãn hiệu E trong kinh doanh, sau đó công ty A phát hiện công ty B có hành vi tự ý gỡ bỏ bảng hiệu cà phê nhãn hiệu E thay bằng bảng hiệu Oneshop Cofee.Theo công ty A các bên đang trong quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp, do đó hành vi của công ty B đã vi phạm nghĩa vụ của bên nhận quyền gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh và uy tín của toàn bộ hệ thống, vì vậy công ty A thông báo chấm dứt hợp đồng do vi phạm của công ty B, buộc công ty B thanh toán các khoản sau: Thứ nhất: tiền mua nguyên vật liệu còn thiếu Thứ hai: toàn bộ phí hoạt động hàng tháng tính theo mức trung bình mà công ty B đã trả cho công ty A trong những tháng trước và tính cho thời hạn còn lại của hợp đồng. Thứ ba: tiền lãi trên số tiền hàng chậm trả và tiền phí hoạt động được cộng dồn từ ngày chấm dứt hợp đồng trái pháp luật cho đến khi hết hạn hợp đồng. Mặt khác theo công ty A, công ty B còn vi phạm hợp đồng do không đăng kí kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại do vậy không đủ điều kiện để tiến hành công việc kinh doanh cà phê E theo phương thức nhượng quyền. Công ty B lập luận rằng, việc chấm dứt hợp đồng là do công ty A vi phạm nghĩa vụ trợ giúp thường xuyên cho bên nhận quyền. Mặt khác, hàng hoá mà công ty A cung cấp cho công ty B là hàng hoá được nhập khẩu và phân phối bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau, công ty A chỉ phân tách và đóng gói giản đơn sau đó dán giấy nhãn hiệu E lên bao bì, không phải là loại bao bì đặc in, do vậy cũng không phải là hàng hoá đặc thuộc. Công ty B có quyền từ chối mua hàng hóa này nếu việc từ chối mua đó không ảnh hưởng đến tính đồng bộ về chất lượng hàng hoá trong toàn hệ thống. Mặt khác, công ty A không xuất hoá đơn giá trị gia tăng đối với các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên. Việc tháo gỡ bảng hiệu nhãn hiệu cà phê E sau khi công ty B chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại với công ty A là phù hợp. Cho tôi hỏi bên nào đúng và giải quyết như thế nào theo quy dịnh của pháp luật ạ? Tôi cảm ơn
Hình thức nhượng quyền thương mại độc quyền
Theo Điều 284 Luật thương mại 2005 về Nhượng quyền thương mại "Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh." Nhượng quyền thương mại độc quyền (Master franchise) là một trong những hình thức mua nhượng quyền thương mại, mà trong đó người mua được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán. Người mua nhượng quyền thương mại độc quyền có thể nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức nhượng quyền thương mại phát triển khu vực (Area development franchise) hay nhượng quyền thương mại riêng lẻ (single-unit franchise): Nếu người mua muốn mở thêm đơn vị nhượng quyền mới, thì cũng phải ký thêm hợp đồng mới với nội dung tương tự với bên bán. Theo hình thức này, người mua không được phép nhượng quyền lại. Với hình thức này, bên mua thương hiệu phải chủ động tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu trong khu vực của mình.
Xin tư vấn về luật nhượng quyền thương hiệu (nhượng quyền thương mại)
Em xin chào cả nhà! Em đang phụ trách triển khai hệ thống nhượng quyền thương hiệu trường anh ngữ quốc tế Cleverlearn Việt Nam. Hệ thống mới nên còn nhiều vấn đề về pháp lý, về sở hữu trí tuệ, thương hiệu,... cần xin tư vấn của các đàn anh, đàn chị trong diễn đàn. Khi nào có vấn đề gì em sẽ hỏi sau. Chúc diễn đàn ngày một phát triển ạ ! Các anh các chị làm luật nếu quan tâm có thể tham khảo thông tin về hệ thống nhượng quyền của Cleverlearn tại đây ạ Tham khảo: Hệ thống nhượng quyền thương hiệu Trường Anh ngữ Cleverlearn Việt Nam
Nhượng quyền là gì? Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào?
Nhượng quyền là một hình thức kinh doanh ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên không ít người vẫn còn chưa hiểu rõ về hình thức nhượng quyền. Vậy nhượng quyền là gì? Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào? Hình thức nhượng quyền mang lại lợi ích không nhỏ cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về nhượng quyền cũng như hậu quả khi không thực hiện đúng các quy định pháp luật. (1) Nhượng quyền là gì? Nhượng quyền (tiếng pháp là: franchise) là một mô hình kinh doanh trong đó một bên (bên nhượng quyền) cho phép bên khác (bên nhận quyền) sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và các tài sản trí tuệ khác để kinh doanh theo các điều kiện và quy định đã thỏa thuận Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể như sau: - Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: + Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. + Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Lợi ích của nhượng quyền: Nhượng quyền mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí marketing, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo từ bên nhượng quyền. - Bên nhượng quyền có thể mở rộng thị trường mà không cần đầu tư trực tiếp, giảm thiểu rủi ro và tận dụng nguồn lực của bên nhận quyền. - Bên nhận quyền được sử dụng thương hiệu đã có uy tín, được hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và được hưởng lợi từ các chiến dịch marketing của bên nhượng quyền. (2) Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào? Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể như sau: - Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: + Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định. + Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh. + Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP + Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực. + Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. + Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại. + Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. + Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra. + Vi phạm các quy định khác của Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Như vậy, hành vi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể theo Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại sẽ bị xử lý như sau: Phạt tiền từ 05 -10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: - Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định. - Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định. - Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 24. Tóm lại, nhượng quyền là một mô hình kinh doanh trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và các tài sản trí tuệ khác để kinh doanh theo các điều kiện và quy định đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, khi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ bị phạt tiền từ 05-10 triệu đồng và có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu treo biển hiệu như thế nào?
Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là gì? Việc treo biển hiệu của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu được quy định như thế nào? Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là gì? Theo Khoản 15 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu thì thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là thương nhân kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại từ thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu. Khi nhận quyền bán lẻ xăng dầu, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 38/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, cụ thể: - Về hình thức: Hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu phải được lập thành văn bản. - Về nội dung: Nội dung hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu có các nội dung chủ yếu sau: + Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhượng quyền và bên nhận quyền; nội dung quyền bán lẻ xăng dầu; số lượng, chất lượng, chủng loại xăng dầu, cách thức giao nhận; giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư này; + Quy định cụ thể về việc cung cấp hoá đơn, chứng từ xăng dầu khi thực hiện hoạt động nhượng quyền; hoá đơn, chứng từ về hàng hoá lưu thông trên đường cho phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định của Bộ Tài chính; - Thời hạn hợp đồng: Thời hạn hợp đồng tối thiểu phải là mười hai (12) tháng. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu treo biển hiệu như thế nào? Tại Khoản 7 Điều 23 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu có đề cập ngoài việc treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, phải sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân nhượng quyền, thực hiện bằng hợp đồng phù hợp với Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật. Như vậy, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu có nghĩa vụ phải treo biển hiệu của thương nhân theo quy định hiện hành, phải sử dụng tên thương mại, biểu tượng (lô gô), nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại của thương nhân nhượng quyền. Theo quy định hiện hành, cụ thể là Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 thì biển hiệu phải có các nội dung sau: + Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); + Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; + Địa chỉ, điện thoại. - Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 Luật quảng cáo 2012, cụ thể: + Nội dung biển hiệu thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt. + Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. - Kích thước biển hiệu được quy định như sau: + Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; + Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu. - Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng. - Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hi vong nội dung trên có thể giúp ích được bạn!
Từ vụ Phở Thìn: Nhượng quyền thương mại và câu chuyện pháp lý
Những ngày qua không ít cụm từ “Phở Thìn” xuất hiện đầy trên các mặt báo về vụ việc tranh chấp tên gọi của thương hiệu phở trứ danh ở Hà Nội và câu chuyện pháp lý đằng sau đó sẽ là bài học kinh doanh dành cho nhiều người. Cụ thể, trong số các đơn đăng ký tên gọi “Phở Thìn” có chủ đơn là ông Bùi Chí Đ (được báo chí nhắc tới là chủ sở hữu cửa hàng Phở Thìn Bờ Hồ), ông Nguyễn Trọng Th (chủ sở hữu cửa hàng Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội), Công ty Hợp danh bảo tồn và phát triển thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc Hà Nội (người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Trọng Th) Tuy vậy, hiện nay ở Việt Nam, chỉ ông Bùi Chí Đ và bà Bùi Thị Thanh Nh là đồng chủ sở hữu nhãn hiệu có tên gọi “Phở Thìn” cho nhóm ngành về dịch vụ nhà hàng (cửa hàng phở), được cấp văn bằng bảo hộ. Trong thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu, chủ sở hữu có nhiều phương thức khác nhau để sử dụng và khai thác thương mại nhãn hiệu của mình, trong các phương thức đó có phương thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Qua vấn đề ở trên, đặt ra nhiều câu hỏi rằng liệu khi nào thì nên đăng ký nhãn hiệu thương mại và nhượng quyền thương mại là gì? Làm sao để ngăn chặn việc sử dụng nhãn hiệu khi thực hiện nhượng quyền? 1. Nhượng quyền thương mại là gì? Cho đến nay, hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn được quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, cụ thể nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại. Theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. 2. Khi nào phải đăng ký nhượng quyền thương mại? Hiện hành tại Điều 291 Luật Thương mại 2005 quy định các doanh nghiệp trước khi muốn nhượng quyền thương mại thì phải đăng ký với Bộ Công thương. Tuy nhiên, theo Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP) quy định các trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài thì không phải đăng ký nhượng quyền. Mặc dù vậy, đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương. Do đó, hiện nay việc thương hiệu “Phở Thìn” dần trở nên phổ biến và sử dụng tràn lan là do doanh nghiệp kinh doanh phở của ông Bùi Chí Đ đã đăng ký bảo hộ thương hiệu “Phở Thìn” của mình rồi sau đó thực hiện nhượng quyền thương hiệu một cách không kiểm soát do không phải thực hiện đăng ký nhượng quyền nên dẫn đến nhiều tranh chấp đối với doanh nghiệp “Phở Thìn” của ông Nguyễn Trọng Th. Vì là luật quy định đối với thương hiệu trong nước muốn nhượng quyền lại với nhau thì không cần phải đăng ký với Bộ Công thương nên đã xảy ra nhiều bất cập về việc nhượng quyền do nhiều người chưa nắm rõ quy định này thì nó còn yêu cầu phải báo cáo với Bộ để hiệu chỉnh các cơ sở kinh doanh khác có cùng thương hiệu trên thị trường. 3. Nghĩa vụ của thương nhân nhận nhượng quyền thương mại Theo Điều 289 Luật Thương mại 2005 có nêu nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền khi doanh nghiệp bàn giao nhượng quyền được quy định như sau: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: - Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao. - Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền. - Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt. - Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại. - Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Do đó, các thương nhân nhận quyền thương mại đối với thương hiệu “Phở Thìn” chỉ được thực hiện các quyền đã giao kết theo quy định pháp luật và thỏa thuận. Ngoài ra, thì bên nhận quyền không được chuyển giao lại thương hiệu và công thức cho một bên thứ ba khác mà chưa có sự cho phép của chủ sở hữu. Qua vụ việc trên, để bảo vệ thương hiệu của chính mình các doanh nghiệp, thương nhân không những phải bảo vệ bằng công thức, chất lượng của sản phẩm làm ra mà còn phải bảo vệ nó thông qua con đường pháp lý. Thì ngay từ đầu thành lập các chủ doanh nghiệp nên thực hiện việc đăng ký kinh doanh đồng thời lúc đó cũng nên thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu của chính mình để khi có tranh chấp xảy ra, bằng bảo hộ chính là bằng chứng được pháp luật công nhận chứ không phải là thương hiệu được làm nên từ danh tiếng.
Sáng chế tại nước ngoài có được kinh doanh ở Việt Nam?
Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn luôn là một trong những chính sách được ưu tiên. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, người Việt Nam tại nước ngoài muốn trở về Việt Nam đầu tư kinh doanh. Trong trường hợp sản phẩm đã đăng ký sáng chế tại nước ngoài nhưng cá nhân muốn mang sản phẩm đó về Việt Nam kinh doanh thì được thực hiện thế nào? 1. Sản phẩm sáng chế là gì? Hiện hành, quy định cụ thể tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 giải thích sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Điều kiện của một sáng chế phải là giải pháp kỹ thuật và các giải pháp này phải có tính mới, có trình độ sáng tạo và dựa vào bản chất của nó có thể được sản xuất hoặc sử dụng trong bất kỳ ngành công nghiệp nào. 2. Sáng chế nước ngoài phải đăng ký bảo hộ Trong trường hợp sáng chế được bảo hộ tại nước ngoài, tuy nhiên để kinh và tránh các rủi ro về tranh chấp sở hữu trí tuệ về sau thì người sở hữu sáng chế phải đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Do đó, nếu muốn sản xuất hay bán sản phẩm này, thì phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam và quyền đó được nhà nước Việt Nam chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ. Việc đăng ký sáng chế đối với sản phẩm theo đó,phải đáp ứng được Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ. (1) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế: - Có tính mới. - Có trình độ sáng tạo. - Có khả năng áp dụng công nghiệp. (2) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: - Có tính mới. - Có khả năng áp dụng công nghiệp. Khi đáp ứng được các điều kiện trên thì có thể sản xuất, kinh doanh thương mại đối với sản phẩm đó tại Việt Nam. Trong trường hợp nếu người đăng ký bảo hộ không thể sang Việt Nam để thực hiện hay giám sát có thể uỷ quyền cho cơ quan, người đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thực hiện các công việc này. 3. Đơn đăng ký sáng chế Khi đăng ký sáng chế, bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện về sáng chế thì còn phải đáp ứng được đơn đăng ký sáng chế theo Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau: Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm: (1) Bản mô tả sáng chế (phần mô tả sáng chế, phạm vi bảo hộ sáng chế). *Điều kiện phần mô tả sáng chế: - Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó. - Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế. - Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế. *Điều kiện của phạm vi bảo hộ sáng chế: - Phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế. - Phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ. (2) Bản tóm tắt sáng chế. Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế. 4. Nhượng quyền sử dụng sáng chế Khi người sở hữu sáng chế không đủ điều kiện đăng ký sáng chế hoặc không đủ tiềm lực thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng muốn đưa sản phẩm về Việt Nam kinh doanh thì có thể nhượng quyền sáng chế lại cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định nhượng quyền thương mại là việc bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Như vậy, để có thể kinh doanh sản phẩm đăng ký sáng chế tại nước ngoài tại Việt Nam thì người sở hữu phải đăng ký sáng chế lại khi kinh doanh tại Việt Nam. Trường hợp không thể đăng ký sáng chế tại Việt Nam thì người này có thể nhượng quyền cho doanh nghiệp tại Việt Nam để kinh doanh sáng chế đó.
Hỏi về nhượng quyền thương mại
Em mong mn giải giúp em tình huống này với ạ: Năm 2017 công ty A (bên nhượng quyền) và cty B ( Bên nhận quyền) giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại trong đó có quy định các nghĩa vụ cơ bản mà bên nhượng quyền phải thực hiện. Nếu vi phạm, bên nhận quyền đc quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. 1 trong những nghĩa vụ đc đề cập trong quy định này là đào tạo theo định kì cho bên nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ này mặc dù k nhận được khoá đào tạo định kì này, Bên nhận quyền vẫn tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh của cơ sở nhượng quyền. Tuy nhiên 1 năm sau nhận thấy dù đã cố gắng hết sức mà tình hình kinh doanh vẫn k cải thiện, doanh thu k đạt như ước tính nên bên nhận quyền đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền cho rằng việc gửi thông báo chấm dứt hợp đồng chậm trễ 1 năm kể từ ngày vi phạm được hiểu là việc bên nhận quyền đã từ chối quyền đc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thoả thuận. Ngược lại nếu k có cơ sở để đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng bên nhận quyền vẫn gửi 1 thông báo chấm dứt hợp đồng trc khi hợp đồng hết hạn. Hành vi này cấu thành 1 vi phạm hợp đồng của bên nhận quyền Hợp đồng nhượng quyền thương mại k quy định về thời gian gửi thông báo chấm dứt hợp đồng (trong TH 1 bên vi phạm cơ bản nghĩ vụ hợp đồng). Mặt khác hợp đồng nhượng quyền Thương mại cũng có điều khoản quy định: " việc 1 bên k thực hiện hoặc chậm trễ thực hiện bất kì quyền nào đc quy định trong hợp đồng k cấu thành việc từ chối thực hiện quyền. Trường hợp 1 bên từ chối thực hiện bất kì quyền nào đc quy định trong hợp đồng k ảnh hưởng đến vc thực hiện các quyền khác và vc từ chối thực hiện quyền có thể đc huỷ vì bất kì lý do nào và tại bất kì thời điểm nào bằng 1 thông báo, bằng văn bản gửi cho bên kia." Theo bên nhận quyền dựa tren quy định này việc gửi thông báo chấm dứt hợp đồng chậm trễ k cấu thành viễc từ chối thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên nhận quyền Yêu cầu: Anh chị hãy phân tích vụ vc trên và đề xuất giải pháp phù hợp cho bên nhận quyền.
Giải quyết tranh chấp nhượng quyền?
Ngày 16/10/2018 công ty A (Bên nhượng quyền ) và công ty B (Bên nhận quyền) là hai thương nhân Việt Nam giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, theo đó công ty A cho phép công ty B tiến hành việc mua bán cà phê theo cách thức tổ chức kinh doanh do công ty A quy định và được sử dụng nhãn hiệu cà phê E cùng với khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và quảng cáo của công ty A. Thời hạn hợp đồng là 5 năm kể từ ngày giao kết hợp đồng. Theo hợp đồng phí nhượng quyền là 150 triệu đồng (bao gồm phí sử dụng nhãn hiệu, huấn luyện đào tạo nhân viên đợt đầu, phí quảng cáo khai trương,phí thiết kế nội thất) được công ty trả 1 lần trong vòng 7 ngày kể từ ngày kể từ khi ký hợp đồng.Trong quá trình hoạt động, công ty B có nghĩa vụ thanh toán phí hoạt động vào ngày mùng 5 hàng tháng được tính dựa trên doanh thu của cửa hàng trong mỗi tháng theo mức như sau: 0% khi doanh thu dưới 180 triệu/tháng, 5% khi doanh thu từ 180tr-350tr/tháng, 10% khi doanh thu từ 351tr trở lên/tháng. Hợp đồng cũng quy định quyền chấm dứt hợp đồng của công ty A trong trường hợp công ty B vi phạm một trong các điều khoản của hợp đồng.Trong trường hợp chấm dứt như vậy, công ty B phải trả phí hoạt động được tính dựa theo chi phí trung bình mà công ty B đã trả cho công ty A trong những tháng trước và cộng dồn từ ngày chấm dứt hợp đồng cho đến ngày hết hạn hợp đồng. Ngoài ra để đảm bảo tính đồng bộ về chất lượng hàng hoá trong toàn hệ thống, công ty B có nghĩa vụ mua từ công ty A hoặc mua từ các nguồn do công ty A chỉ định các hàng hoá gồm: cà phê và các nguyên liệu thô khác được sản xuất phù hợp với những đặc tính do công ty A quy định, theo số lượng được nêu trong tài liệu hướng dẫn về quy trình vận hành tiêu chuẩn của hệ thống. Tiền hàng được thanh toán theo khối lượng thực tế trong thời hạn 2 tuần kể từ ngày công ty A xuất hoá đơn giá trị gia tăng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty B gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, trong đó 1 phần do công ty A không thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại đồng loạt cho các cửa hàng trong cùng hệ thống, sự phân bổ khác nhau về giá trị và thời gian khuyến mại giữa các cửa hàng dẫn đến doanh thu của công ty B bị giảm, công ty B đã yêu cầu công ty A hỗ trợ và khắc phục tình trạng trên nhưng công ty A không thực hiện. Ngày 14/02/2019, công ty B thông báo cho công ty A về việc chấm dứt hợp đồng và không tiếp tục sử dụng nhãn hiệu E trong kinh doanh, sau đó công ty A phát hiện công ty B có hành vi tự ý gỡ bỏ bảng hiệu cà phê nhãn hiệu E thay bằng bảng hiệu Oneshop Cofee.Theo công ty A các bên đang trong quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp, do đó hành vi của công ty B đã vi phạm nghĩa vụ của bên nhận quyền gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh và uy tín của toàn bộ hệ thống, vì vậy công ty A thông báo chấm dứt hợp đồng do vi phạm của công ty B, buộc công ty B thanh toán các khoản sau: Thứ nhất: tiền mua nguyên vật liệu còn thiếu Thứ hai: toàn bộ phí hoạt động hàng tháng tính theo mức trung bình mà công ty B đã trả cho công ty A trong những tháng trước và tính cho thời hạn còn lại của hợp đồng. Thứ ba: tiền lãi trên số tiền hàng chậm trả và tiền phí hoạt động được cộng dồn từ ngày chấm dứt hợp đồng trái pháp luật cho đến khi hết hạn hợp đồng. Mặt khác theo công ty A, công ty B còn vi phạm hợp đồng do không đăng kí kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại do vậy không đủ điều kiện để tiến hành công việc kinh doanh cà phê E theo phương thức nhượng quyền. Công ty B lập luận rằng, việc chấm dứt hợp đồng là do công ty A vi phạm nghĩa vụ trợ giúp thường xuyên cho bên nhận quyền. Mặt khác, hàng hoá mà công ty A cung cấp cho công ty B là hàng hoá được nhập khẩu và phân phối bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau, công ty A chỉ phân tách và đóng gói giản đơn sau đó dán giấy nhãn hiệu E lên bao bì, không phải là loại bao bì đặc in, do vậy cũng không phải là hàng hoá đặc thuộc. Công ty B có quyền từ chối mua hàng hóa này nếu việc từ chối mua đó không ảnh hưởng đến tính đồng bộ về chất lượng hàng hoá trong toàn hệ thống. Mặt khác, công ty A không xuất hoá đơn giá trị gia tăng đối với các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên. Việc tháo gỡ bảng hiệu nhãn hiệu cà phê E sau khi công ty B chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại với công ty A là phù hợp. Cho tôi hỏi bên nào đúng và giải quyết như thế nào theo quy dịnh của pháp luật ạ? Tôi cảm ơn
Hình thức nhượng quyền thương mại độc quyền
Theo Điều 284 Luật thương mại 2005 về Nhượng quyền thương mại "Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh." Nhượng quyền thương mại độc quyền (Master franchise) là một trong những hình thức mua nhượng quyền thương mại, mà trong đó người mua được phép thực hiện nhượng quyền lại trong một khu vực, lãnh thổ cụ thể và cam kết phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng giai đoạn cụ thể với bên bán. Người mua nhượng quyền thương mại độc quyền có thể nhượng lại cho bên thứ ba dưới hình thức nhượng quyền thương mại phát triển khu vực (Area development franchise) hay nhượng quyền thương mại riêng lẻ (single-unit franchise): Nếu người mua muốn mở thêm đơn vị nhượng quyền mới, thì cũng phải ký thêm hợp đồng mới với nội dung tương tự với bên bán. Theo hình thức này, người mua không được phép nhượng quyền lại. Với hình thức này, bên mua thương hiệu phải chủ động tìm kiếm khách hàng, phát triển thương hiệu trong khu vực của mình.
Xin tư vấn về luật nhượng quyền thương hiệu (nhượng quyền thương mại)
Em xin chào cả nhà! Em đang phụ trách triển khai hệ thống nhượng quyền thương hiệu trường anh ngữ quốc tế Cleverlearn Việt Nam. Hệ thống mới nên còn nhiều vấn đề về pháp lý, về sở hữu trí tuệ, thương hiệu,... cần xin tư vấn của các đàn anh, đàn chị trong diễn đàn. Khi nào có vấn đề gì em sẽ hỏi sau. Chúc diễn đàn ngày một phát triển ạ ! Các anh các chị làm luật nếu quan tâm có thể tham khảo thông tin về hệ thống nhượng quyền của Cleverlearn tại đây ạ Tham khảo: Hệ thống nhượng quyền thương hiệu Trường Anh ngữ Cleverlearn Việt Nam