Xây dựng nhà ở cấp 4 có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không?
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì? Nhà ở cấp 4 là nhà như thế nào? Xây dựng công trình cấp 4 có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì? Theo khoản 1 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020). Như vậy, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là một loại chứng chỉ được cấp cho các cá nhân tham gia các hoạt động thuộc lĩnh vực xây dựng. Theo đó, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo rằng các cá nhân tham gia vào lĩnh vực xây dựng đều có đủ năng lực và chuyên môn. Việc yêu cầu các cá nhân này phải có chứng chỉ hành nghề không chỉ giúp nâng cao chất lượng công trình mà còn bảo vệ quyền lợi của người dân và xã hội trong các hoạt động xây dựng. (2) Công trình cấp 4 là nhà như thế nào? Căn cứ theo các tiêu chuẩn về phân cấp nhà ở tại Bảng phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD, nhà ở cấp 4 là nhà có các đặc điểm như sau: - Chiều cao: Từ 6m trở xuống; - Số tầng cao: 1; - Tổng diện tích sàn: Dưới 1000m2; - Nhịp kết cấu lớn nhất: Dưới 15m; - Độ sâu ngầm: Không có; - Số tầng ngầm: Không có. Như vậy, nhà ở cấp 4 thường là những công trình đơn giản, không quá lớn và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng cơ bản. (3) Xây dựng công trình cấp 4 có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 35/2023/NĐ-CP, các công trình không yêu cầu cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm: - Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình; - Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát thi công nội thất công trình; - Các hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông. Chiếu theo quy định trên, nhà ở riêng lẻ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 là nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét. Theo đó, các đặc điểm nhà ở quy định trên cũng khá tương đồng với các đặc điểm của nhà ở cấp 4. Vì thế, nếu nhà ở cấp 4 đáp ứng được các yêu cầu về chiều cao, số tầng và diện tích theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 thì cá nhân tham gia hoạt động xây dựng nhà ở cấp 4 không cần có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Tuy nhiên cần lưu ý, khi xây dựng nhà ở cấp 4 phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Xây dựng nhà ở mà không đúng giấy phép xây dựng thì có bị phạt?
Không ít trường hợp người dân khi xây dựng nhà ở nhiều tầng sẽ phát sinh thêm nhiều chi tiết không đáng có trong quá trình xây dựng nhà ở. Vậy trường hợp làm sai lệch số tầng nhà ở so với giấy phép thì có bị phạt? 1. Khi nào xây dựng nhà ở phải xin giấy phép xây dựng? Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Luật Xây dựng 2020) quy định 02 trường hợp xây dựng nhà ở được miễn giấy phép xây dựng gồm: - Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; Do đó, đối với nhà ở xây dựng trên 07 tầng dù ở khu đô thị hay khu vực nông thôn vẫn bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng nhà ở. 2. Trường hợp xây nhà ở từ 07 tầng trở lên mà không đúng giấy phép có bị phạt? Trường hợp người dân xây dựng nhà ở từ 7 tầng trở lên mà không xin phép sẽ bị xử phạt theo khoản 6 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Trường hợp là tổ chức, doanh nghiệp mà vi phạm hành vi nêu trên sẽ có mức phạt gấp 2 lần so với cá nhân. 3. Yêu cầu điều chỉnh giấy phép xây dựng khi xây dựng vượt quy định Căn cứ khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng: - Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc; - Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính; - Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. 4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở theo thực tế Dự thảo khoản 2 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 chủ căn nhà cần chuẩn bị một số hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm: - Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng tải - Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp; - Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng; - Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. 5. Nội dung trong giấy phép xây dựng nhà ở là gì? Căn cứ Điều 90 Luật Xây dựng 2014 quy định rõ nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng như sau: - Tên công trình thuộc dự án. - Tên và địa chỉ của chủ đầu tư. - Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến. - Loại, cấp công trình xây dựng. - Cốt xây dựng công trình. - Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. - Mật độ xây dựng (nếu có). - Hệ số sử dụng đất (nếu có). - Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình. - Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
Xây dựng nhà ở cấp 4 có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không?
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì? Nhà ở cấp 4 là nhà như thế nào? Xây dựng công trình cấp 4 có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì? Theo khoản 1 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020). Như vậy, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hay chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là một loại chứng chỉ được cấp cho các cá nhân tham gia các hoạt động thuộc lĩnh vực xây dựng. Theo đó, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo rằng các cá nhân tham gia vào lĩnh vực xây dựng đều có đủ năng lực và chuyên môn. Việc yêu cầu các cá nhân này phải có chứng chỉ hành nghề không chỉ giúp nâng cao chất lượng công trình mà còn bảo vệ quyền lợi của người dân và xã hội trong các hoạt động xây dựng. (2) Công trình cấp 4 là nhà như thế nào? Căn cứ theo các tiêu chuẩn về phân cấp nhà ở tại Bảng phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD, nhà ở cấp 4 là nhà có các đặc điểm như sau: - Chiều cao: Từ 6m trở xuống; - Số tầng cao: 1; - Tổng diện tích sàn: Dưới 1000m2; - Nhịp kết cấu lớn nhất: Dưới 15m; - Độ sâu ngầm: Không có; - Số tầng ngầm: Không có. Như vậy, nhà ở cấp 4 thường là những công trình đơn giản, không quá lớn và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng cơ bản. (3) Xây dựng công trình cấp 4 có cần chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 35/2023/NĐ-CP, các công trình không yêu cầu cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm: - Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình; - Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát thi công nội thất công trình; - Các hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông. Chiếu theo quy định trên, nhà ở riêng lẻ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 là nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét. Theo đó, các đặc điểm nhà ở quy định trên cũng khá tương đồng với các đặc điểm của nhà ở cấp 4. Vì thế, nếu nhà ở cấp 4 đáp ứng được các yêu cầu về chiều cao, số tầng và diện tích theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 thì cá nhân tham gia hoạt động xây dựng nhà ở cấp 4 không cần có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Tuy nhiên cần lưu ý, khi xây dựng nhà ở cấp 4 phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
Xây dựng nhà ở mà không đúng giấy phép xây dựng thì có bị phạt?
Không ít trường hợp người dân khi xây dựng nhà ở nhiều tầng sẽ phát sinh thêm nhiều chi tiết không đáng có trong quá trình xây dựng nhà ở. Vậy trường hợp làm sai lệch số tầng nhà ở so với giấy phép thì có bị phạt? 1. Khi nào xây dựng nhà ở phải xin giấy phép xây dựng? Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi bởi Luật Xây dựng 2020) quy định 02 trường hợp xây dựng nhà ở được miễn giấy phép xây dựng gồm: - Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; Do đó, đối với nhà ở xây dựng trên 07 tầng dù ở khu đô thị hay khu vực nông thôn vẫn bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng nhà ở. 2. Trường hợp xây nhà ở từ 07 tầng trở lên mà không đúng giấy phép có bị phạt? Trường hợp người dân xây dựng nhà ở từ 7 tầng trở lên mà không xin phép sẽ bị xử phạt theo khoản 6 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ; - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác; - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Trường hợp là tổ chức, doanh nghiệp mà vi phạm hành vi nêu trên sẽ có mức phạt gấp 2 lần so với cá nhân. 3. Yêu cầu điều chỉnh giấy phép xây dựng khi xây dựng vượt quy định Căn cứ khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng: - Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc; - Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính; - Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. 4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở theo thực tế Dự thảo khoản 2 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 chủ căn nhà cần chuẩn bị một số hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm: - Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng tải - Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp; - Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng; - Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. 5. Nội dung trong giấy phép xây dựng nhà ở là gì? Căn cứ Điều 90 Luật Xây dựng 2014 quy định rõ nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng như sau: - Tên công trình thuộc dự án. - Tên và địa chỉ của chủ đầu tư. - Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến. - Loại, cấp công trình xây dựng. - Cốt xây dựng công trình. - Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. - Mật độ xây dựng (nếu có). - Hệ số sử dụng đất (nếu có). - Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình. - Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.