Lắp camera trong lớp học có vi phạm pháp luật không?
Lắp đặt camera trong lớp học có vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền riêng tư của học sinh, giáo viên hay không? Cùng làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Lắp camera trong lớp học có vi phạm pháp luật không? Liên quan đến vấn đề này, Điều 21 Hiến pháp 2013 có quy định rằng: - Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. - Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. - Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. - Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác. Bên cạnh đó, Điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau: - Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. - Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. - Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Dựa vào các quy định trên, có thể khẳng định rằng việc tự ý hoặc lén lút gắn camera vào lớp học để theo dõi học sinh và giáo viên là vi phạm pháp luật. Song, nếu việc lắp đặt camera được thỏa thuận và có sự đồng ý của học sinh, giáo viên, phụ huynh và nhà trường, thì việc này sẽ không vi phạm pháp luật. Thực tế hiện nay, việc lắp camera giám sát trong lớp học đã trở nên phổ biến hơn, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện việc lắp camera trong lớp học và thực tiễn cho thấy việc này cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và giảng dạy. Nhiều vụ việc bạo hành trẻ em hay học sinh vi phạm nội quy đã được làm sáng tỏ nhờ hình ảnh và âm thanh từ camera giám sát. Việc lắp camera trong lớp học sẽ tạo cảm giác yên tâm hơn cho phụ huynh khi đưa con đến lớp, đặc biệt với những phụ huynh có con đang ở lứa tuổi mầm non. Ngoài ra, camera giám sát cũng có thể hỗ trợ giáo viên cung cấp bằng chứng xác thực trong những tình huống xảy ra trong lớp học mà họ không thể kiểm soát, từ đó bảo vệ quyền lợi và uy tín của giáo viên. Do đó, việc lắp camera trong lớp học không chỉ mang lại lợi ích mà còn tạo ra môi trường học tập an toàn hơn. Tuy nhiên, trước khi lắp đặt, phụ huynh, giáo viên và nhà trường cần thống nhất ý kiến để đảm bảo rằng việc này sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình giảng dạy và học tập mà không gây ảnh hưởng tiêu cực cho giáo viên và học sinh. (2) Lén đặt camera, xâm phạm quyền riêng tư bị xử phạt như thế nào? Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, hành vi lợi dụng internet để xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín tổ chức và danh dự cá nhân là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, nếu người nào sử dụng hình ảnh từ camera đưa lên mạng xã hội, tùy theo mức độ vi phạm sẽ quyết định hình thức xử phạt. Cụ thể: - Xử phạt hành chính: Theo Khoản 3 Điều 100 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng đối với người lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, vu khống hoặc xúc phạm danh dự cá nhân. - Truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 đến 30 triệu đồng, hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Nếu vi phạm nhiều lần, xúc phạm nhiều người, hoặc lợi dụng chức vụ, mức phạt tù có thể từ 3 tháng đến 2 năm. Đặc biệt, nếu gây rối loạn tâm thần từ 46% trở lên hoặc khiến nạn nhân tự sát, phạt tù có thể lên đến 5 năm. Ngoài ra, người vi phạm cũng có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề trong 1 đến 5 năm. Tóm lại, cuộc sống riêng tư và bí mật cá nhân được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập và công khai thông tin của người khác mà không có sự đồng ý của người đó là vi phạm, mức phạt sẽ tùy thuộc vào tính chất vi phạm, người vi phạm có thể bị phạt lên đến 5 năm tù.
Tổ chức các CLB phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật cho sinh viên
Ngày 07/7/2023 Bộ GD&ĐT vừa ban hành Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 tải Phê duyệt Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, một số nhiệm vụ mà Bộ GD&ĐT đặt ra để phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật trong học đường bao gồm: (1) Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật - Tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm; các quy chế, quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự nhà trường, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học; tuyên truyền về hậu quả, ảnh hưởng; các hành vi vi phạm pháp luật phổ biến; những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và sự tác động, lôi kéo đối với người học; kỹ năng phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật; - Quán triệt trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường đối với việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, tố giác tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật; - Tổ chức lồng ghép, gắn kết nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật thông qua các chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua hoạt động của Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Đội TNTP Hồ Chí Minh; - Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động văn nghệ, giao lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sân khấu hoá, vẽ tranh, áp phích, sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm về đề tài phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học; - Xây dựng tài liệu truyền thông dành cho thành viên trong nhà trường và gia đình người học về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học; xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên truyền về các gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của người học đang tải trên trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử của nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội; - Tổ chức cho người học tham gia mô hình, sinh hoạt các câu lạc bộ về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của nhà trường. (2) Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm vào chương trình học - Tích họp, lông ghép nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục các môn học phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo; -Tăng cường tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình đào tạo giáo viên; - Xây dựng và triển khai chương trình, tài liệu giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa dành cho người học. (3) Nâng cao năng lực của các thành viên trong nhà trường về công tác phòng ngừa tội phạm - Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hằng năm cho cán bộ quản lý, nhà giáo về giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vỉ phạm pháp luật cho người học; - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ, thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện. (4) Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan ban, ngành của địa phương - Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình người học trong công tác quản lý, giáo dục không để người học phạm tội, vi phạm pháp luật và đặc biệt quan tâm đối với người học có hoàn cảnh đặc biệt; - Tổ chức ký cam kết giữa Nhà trường - Ban đại diện cha mẹ học sinh - Công an địa phương về thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục phổ thông; ký cam giữa Nhà trường - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của nhà trường - Công an địa phương về thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục đại học; - Đẩy mạnh triển khai thực hiện các văn bản phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ GDĐT hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục. Phối hợp với ngành Công an thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tô quốc” và nhân rộng mô hình liên kết giữa nhà trường với công an địa phương; - Phối hợp với công an địa phương triển khai tổ chức các mô hình Câu lạc bộ phòng, ngừa tội phạm ở nhà trường có đủ điều kiện nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của người học tham gia phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật. Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ trong nhà trường. Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình hoạt động hiệu quả trong nhà trường; - Các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương và nhà trường xây dựng văn bản phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể của địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học. Xem thêm Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 tải có hiệu lực từ ngày ký.
05 nhiệm vụ của Cục Thể dục thể thao về hoạt động thể thao trong nhà trường
Ngày 05/6/2023 Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định 1440/QÐ-BVHTTDL năm 2023 tải Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thể dục thể thao. Theo đó, Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Thể dục thể thao như sau: (1) 09 nhiệm vụ về thể dục, thể thao cho mọi người - Trình Bộ trưởng quy định tiêu chí đánh giá phong trào thể dục, thể thao quần chúng; - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đại hội thể thao cho người khuyết tật khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Trình Bộ trưởng quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật; - Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hoạt động thể dục, thể thao; hướng dẫn các phương pháp tập luyện thể dục, thể thao cho nhân dân phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sức khỏe và tình trạng khuyết tật; - Hướng dẫn các ngành, địa phương việc xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên thể dục, thể thao quần chúng; phối hợp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cộng tác viên thể dục, thể thao; - Tổ chức điều tra thể chất nhân dân; hướng dẫn, áp dụng và phát triển các môn thể thao dân tộc, các môn thể thao giải trí, các phương pháp rèn luyện sức khỏe truyền thống ở trong và ngoài nước; - Chỉ đạo, tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng cấp quốc gia; - Hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, đánh giá sự phát triển của phong trào thể dục, thể thao quần chúng; - Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động của các câu lạc bộ, cơ sở thể dục, thể thao quần chúng và câu lạc bộ cổ động viên. (2) Về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường Tham mưu giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ: - Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị thể dục, thể thao cho hoạt động giáo dục thể chất ở các cấp học và trình độ đào tạo; - Quy định số lượng, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao ở các cấp học và trình độ đào tạo; - Xây dựng, ban hành chương trình giáo dục thể chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường; - Quy định tiêu chuẩn, đánh giá, xếp loại thể lực của học sinh, sinh viên; - Quy định hệ thống thi đấu thể thao trường học. (3) Về thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang - Tham mưu giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc tổ chức hoạt động thể thao quốc phòng trong nhân dân; - Tham mưu giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành và áp dụng tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện viên, vận động viên, quy định các giải thể thao trong lực lượng vũ trang. (4) Về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp - Tham mưu giúp Bộ trưởng hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về chế độ, chính sách đối với vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao; - Trình Bộ trưởng ban hành quy định quản lý các hoạt động thể thao quốc tế tổ chức tại Việt Nam; - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam, đại hội thể thao toàn quốc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Trình Bộ trưởng ban hành luật thi đấu của các môn thể thao hoặc quyết định áp dụng luật thi đấu của môn thể thao do liên đoàn thể thao quốc tế ban hành đối với các môn thể thao chưa có liên đoàn thể thao quốc gia; - Trình Bộ trưởng quyết định tổ chức giải thi đấu vô địch, giải thi đấu vô địch trẻ từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam; phê duyệt điều lệ đại hội thể thao toàn quốc; - Trình Bộ trưởng ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn phong cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao; công nhận phong cấp của các tổ chức thể thao quốc tế đối với vận động viên, huấn luyện viên và trọng tài thể thao Việt Nam theo quy định của pháp luật; - Trình Bộ trưởng quy định quản lý việc chuyển nhượng vận động viên; tuyển chọn vận động viên vào các đội tuyển thể thao quốc gia; quy định trình tự, thủ tục thành lập đoàn thể thao quốc gia và đội thể thao quốc gia từng môn để tập huấn và thi đấu quốc tế; - Tổ chức giải thi đấu vô địch quốc gia, giải thi đấu vô địch trẻ quốc gia hàng năm từng môn thể thao theo đề nghị của các liên đoàn thể thao quốc gia; - Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao; - Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động của các cơ sở thể thao chuyên nghiệp; - Ban hành điều lệ giải thi đấu vô địch quốc gia, giải thi đấu vô địch trẻ quốc gia từng môn đối với các môn thể thao chưa có liên đoàn thể thao quốc gia. Xem thêm Quyết định 1440/QÐ-BVHTTDL năm 2023 tải có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Yêu cầu các trường học bố trí thời khóa biểu phù hợp với khí hậu nắng nóng
Đây là nội dung tại Công điện 779/CĐ-BGDĐT năm 2023 ngày 19/5/2023 của Bộ GD&ĐT về việc đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh và ứng phó với nắng nóng tại các cơ sở giáo dục. Cụ thể, thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có đợt nắng nóng kéo dài, tại một số khu vực nhiệt độ ngoài trời lên tới hơn 40 độ. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo trong một vài ngày tới, thời tiết tiếp tục xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của người dân và công tác triển khai hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục. Theo quyết định khung thời gian năm học của Bộ GD&ĐT thời gian này các cơ sở giáo dục trong toàn quốc đang chuẩn bị hoàn thành năm học 2022-2023. Riêng đối với các em học sinh, học viên (học sinh) lớp 9, lớp 12 đang tập trung ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ sở giáo dục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: (1) Điều chỉnh thời khóa biểu phù hợp với thời tiết - Chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường, sắp xếp bố trí thời khóa biểu hợp lý. - Trong đó ưu tiên bố trí khung thời gian đầu giờ sáng để tổ chức dạy các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài trời đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. - Không bố trí tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng gay gắt. (2) Sửa chữa những thiết bị điều hòa hư hỏng trong phòng học - Tổ chức rà soát, sửa chữa, bổ sung, thay thế các thiết bị điện đã hỏng tại các phòng học như quạt điện, điều hòa, quạt thông gió. - Tăng cường che chắn hướng nắng của các phòng học vào buổi trưa hoặc buổi chiều. - Mở cửa sổ để thông thoáng nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn trong lớp học. - Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường nước uống đảm bảo an toàn vệ sinh cho giáo viên, học sinh tại các lớp học. (3) Bảo đảm đủ điện cho các trường học tại địa phương - Phối hợp với ngành điện cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn điện cho các trường học, đặc biệt là trường mầm non, trường tiểu học có học sinh nội trú, bán trú. - Phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và phòng chống dịch bệnh trong các ngày nắng nóng. (4) Tuyên truyền việc tiết kiệm điện đến học sinh, phụ huynh - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về tiết kiệm năng lượng điện. - Tắt đèn và tắt các thiết bị không cần thiết. - Phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Xem thêm Công điện 779/CĐ-BGDĐT năm 2023 ngày 19/5/2023.
Giáo viên thực tập tại doanh nghiệp thì có được trả lương? Bên nào sẽ chi trả tiền lương?
Giáo viên thực tập là những giáo viên sắp trở thành giáo viên chức hoặc vừa mới luân chuyển sang sẽ phải thực tập để nâng cao trình độ, học tập kỹ năng nghiên cứu giảng dạy thực tế. Vậy, nhà trường có yêu cầu Nhà giáo phải thực tập tại doanh nghiệp thì thời gian thực tập này có được trả lương không? Đơn vị nào sẽ chi trả tiền lương cho cho giáo viên? 1. Tại sao giáo viên phải thực tập tại doanh nghiệp? Thì tại Điều 55 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2020 có quy định giáo viên phải có nhiệm vụ thực hiện các công việc, đào tạo, bồi dưỡng về trình độ, năng lực và đạo đức trong quá trình công tác như sau: - Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo. - Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. - Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. - Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác. - Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật. - Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo. - Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định. - Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Do đó, giáo viên phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định, qua đó nâng cao kiến thức kỹ năng dạy phục vụ quá trình giảng dạy. 2. Giáo viên phải đáp ứng được trình độ nào? Trình độ chuẩn được đào tạo của một giáo viên hiện nay được quy định tại Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2020 bao gồm: - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp. - Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp. - Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng. - Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành. - Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. - Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 3. Thẩm quyền chi trả tiền bồi dưỡng nghiệp vụ Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH (sửa đổi Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH) thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên được quy định như sau: Đối với thời gian làm việc của giáo viên dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó: - Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. - Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo. Để quy định về nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo và quyết định số giờ nghiên cứu khoa học tối thiểu mà nhà giáo phải thực hiện trong năm học. - Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp - Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Như vậy, giáo viên có yêu cầu thực tập tại doanh nghiệp sẽ được nhà trường trả tiền để nâng cao kỹ năng nghề, đây vừa là nghĩa vụ vừa là quyền của giáo viên.
Khó xử: Lỗi do học sinh, phụ huynh hay nhà trường phải bồi thường?
Trong thời gian học tại cơ sở phổ thông, không ít trường hợp học sinh gây thiệt hại khi còn đang đi học và được sự quản lý trực tiếp của nhà trường và sự giáo dục, quản lý của gia đình. Khi đó, vấn đề trách nhiệm bồi thường được đặt lên bàn cân rằng phụ huynh của học sinh sẽ là người trực tiếp bồi thường thiệt hại hay trách nhiệm đó sẽ thuộc về phía nhà trường? 1. Trách nhiệm bồi thường là của ai? Hiện nay, học sinh tại Việt Nam được chia theo 3 bậc phổ thông với độ tuổi trung bình khác nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện bồi thường thì căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 phân biệt đối tượng thực hiện bồi thường gồm người dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi. 1.1 Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra Cụ thể tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì: Người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, trường học không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý. Trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người phải bồi thường. Đồng thời, theo Điều 11 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có giải thích về bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học, trực tiếp quản lý như sau: Thời gian trường học trực tiếp quản lý là trong phạm vi thời gian và không gian mà trường học đã tiếp nhận và có trách nhiệm quản lý, chăm sóc, dạy dỗ người chưa đủ 15 tuổi. Do đó, nếu thuộc phạm vi này thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường. Trường hợp nhà trường chứng minh được thiệt hại do học sinh gây ra không thuộc phạm vi quản lý thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về phụ huynh học sinh. 1.2 Bồi thường thiệt hại do người từ 15 đến 18 tuổi trở lên gây ra Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại căn cứ khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 2. Thời hiệu khởi kiện quyền lợi bị xâm hại Trong trường hợp phía nhà trường và phụ huynh không thể thỏa thuận để dẫn đến kết quả cuối cùng thì có thể đưa ra Tòa án xét xử. Tuy nhiên, cũng cần chú ý về thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp này. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện Theo đó, tại Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015 bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau: - Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, Điều 5 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP cũng lý giải về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước hoặc sau ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực) và đương sự khởi kiện từ ngày 01/01/2017, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đều là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời điểm người có quyền yêu cầu biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là khi họ nhận ra được hoặc có thể khẳng định được về việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trường hợp người có quyền yêu cầu phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường, nếu có thiệt hại xảy ra thì người đó biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc trường hợp pháp luật có quy định phải biết. Như vậy, trường hợp mà học sinh gây nên thiệt hại còn tùy thuộc vào phạm vi thuộc quản lý của nhà trường hay không, nếu học sinh dưới 15 tuổi mà trong phạm vi của nhà trường thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường, ngược lại sẽ do phụ huynh học sinh chịu trách nhiệm. Trường hợp học sinh đó trên 15 đến 18 tuổi thì phải tự chịu trách nhiệm chính.
Con phát triển trí tuệ sớm, cha mẹ có quyền xin cho con học vượt lớp?
Con có thành tích học tập khủng, vượt xa so các bạn cùng lớp, cha mẹ có quyền yêu cầu cho con học vượt lớp được không? Pháp luật quy định về điều kiện để được vượt lớp thế nào? Vừa qua, dân mạng có dịp “mắt chữ A mồm chữ O” với thành tích khủng của cậu bé đến từ Đồng Tháp. Cụ thể, được nhiều người biết đến khi tham gia chương trình “Nhanh như chớp nhí” và hoàn thành xuất sắc 10 câu hỏi của ban tổ chức đưa ra. Khả năng tính toán siêu nhanh của em khiến người xem trầm trồ, thán phục. Ngoài ra, mẹ cậu bé còn cho biết thêm về sức học vượt trội của cậu khi học vượt 2 lớp, từ lớp 1 lên thẳng lớp 3. Lý do được nêu ra là vì nhận thấy con mình học vượt trội; Tiếng Việt, tiếng Anh đều đọc được; các phép toán cộng, trừ, nhân, chia em cũng vượt trội hẳn học sinh lớp 1 và 2 nên gia đình đã gặp nhà trường xin làm hồ sơ học vượt lớp cho em. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc cho con học vượt lớp? Quy định về cấp học và độ tuổi giáo dục phổ thông Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau: - Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm; -Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm; - Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm. ... Theo đó, cấp học của giáo dục phổ thông được quy định bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông. Độ tuổi học sẽ căn cứ vào các cấp học được quy định tại khoản 1 Điều 28 trên. Có thể học vượt lớp không? Căn cứ theo Luật Giáo dục 2019 tại khoản 3 Điều 83 quy định về Quyền của người học như sau: Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật. Đồng thời tại khoản 2 Điều 28 quy định Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều 28 bao gồm: - Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ; - Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, khi học sinh có sự phát triển trí tuệ sớm thì có quyền yêu cầu với nhà trường về học vượt lớp. Quy định học vượt lớp của học sinh tiểu học Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường Tiểu học quy định về Quyền của học sinh Tiểu học trong đó nêu rõ: Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau: Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định. Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cha mẹ của học sinh có quyền đề nghị với nhà trường về việc cho con học vượt lớp nếu trường hợp con có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ. Lưu ý, học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Thanh tra nhân dân có thẩm quyền kiểm tra tài chính nhà trường không?
Tại Hướng dẫn 02/HD-CĐN năm 2018 về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Giáo dục do Công đoàn giáo dục Việt Nam ban hành có quy định trách nhiệm và quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân trong nhà trường như sau: "III. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ... 3. Hoạt động giám sát của ban thanh tra nhân dân a) Phạm vi giám sát ... + Việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện công khai theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. ... b) Tổ chức hoạt động giám sát Ban thanh tra nhân dân thực hiện thông qua các hình thức gồm: ... - Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua ban chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung thuộc phạm vi giám sát của ban thanh tra nhân dân." Như vậy, xét về thẩm quyền thì Ban thanh tra nhân dân trường có quyền giám sát việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của trường.
Họp phụ huynh qua mạng, không gì là không thể?
Câu chuyện liên quan đến mối quan hệ giữ phụ huynh và nhà trường chính là những BUỔI HỌP PHỤ HUYNH HỌC SINH. Nội dung cuộc họp thường cũng chỉ có những ý quen thuộc và cuối cùng là thu tiền của phụ huynh. Vấn đề đặt ra là với tình hình như vậy thì liệu việc tổ chức mời họp phụ huynh đến làm việc có cần thiết hay không? Khi mà hoạt động này theo mình có thể thực hiện trao đổi qua mạng. Có thể bạn cho rằng đâu phải ai cũng có thể sử dụng mạng Internet. Vậy thì đối với câu hỏi này mình cho rằng những người không rành về công nghệ thì vẫn lên họp trực tiếp, còn những người còn lại mình cho rằng có thể Face time hoặc Video call để trao đổi với nhau mà họ không phải mất thời gian. Đấy là ý kiến thứ nhất của mình về vấn đề họp phụ huynh. Về ý kiến thứ hai mình nghĩ cũng có thể họp phụ huynh vào buổi tối của những ngày trong tuần thay vì họp phụ huynh vào ngày thứ 7, chủ nhật là những ngày cuối tuần. Như vậy, có thể giảm bớt khối lượng công việc của phu huynh rơi vào ngày cuối tuần. Những cái được khi họp phụ huynh vào buổi tối: Thứ nhất, nhà trường tổ chức cuộc họp lúc 19 giờ 30, vào thời điểm rất phù hợp bởi phụ huynh đã dùng bữa tối, thời gian thoải mái để đến dự họp. Thứ hai, đường phố lúc đó ít người , phụ huynh không còn phải chịu “mướt mồ hôi” trước tình trạng xe cộ qua lại đông đúc, trời nắng nóng. Thứ ba, họp vào buổi tối, phụ huynh đi đầy đủ hơn. Thứ tư, thời gian dự họp có thể kéo dài hơn, nhất là khi phụ huynh cần trao đổi cụ thể với giáo viên chủ nhiệm trong trường hợp con em học yếu, chưa ngoan. Cuối cùng, thứ bảy hay chủ nhật là dịp cuối tuần nên cả phụ huynh và giáo viên muốn dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình.
Để đối phó tình trạng bạo lực học đường đang ngày một gia tăng, hiện nay bộ giáo dục đã ban hành kế hoạch số 588/KH-BGDĐT năm 2019 hành động nhằm đối phó với tình trạng này, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như sau: - Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên có trách nhiệm làm công tác truyền thông, bao gồm phóng sự tuyên truyền, video clip, báo điện tử, trang thông tin truyền thông, viết ấn phẩm, poster, inforgraghic để các cơ sở giáo dục tự in; đi thực tế viết bài tuyên truyền. - Các cơ sở giáo dục ký cam kết với cha mẹ phụ huynh học sinh, đồng thời tuyên truyền đến toàn thể học sinh về bạo lực học đường, tổ chức cuộc thi làm clip, vẽ tranh, triển lãm tranh, tổ chức tọa đàm, rà soát học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ban hành bộ quy tắc ứng xử. - Xây dựng bộ quy tắc phối hợp, kế hoạch hành động giữa các cơ sở giáo dục đào tạo và cơ quan nhà nước ở địa phương. - Tích hợp lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực học đường vào các môn học và hoạt động giáo dục, xây dựng cẩm nang phòng chống Bạo lực học đường, xâm hại trẻ em. Đồng thời bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của giáo viên, nhân viên, người lao động.
Học sinh gây thiệt hại ai bồi thường?
Tình huống như sau: Một nam học sinh lớp 8 trong thời gian đi học đã trốn học đi chơi nét, trong lúc chơi game nóng nảy nên xảy xa xích minh với một người chơi cùng, và kết quả là nam học sinh này đánh người chơi cùng bị trật tay, sưng mặt. Sau khi chữa trị thông báo tiền viện phí và các khoản khác là 10 triệu. Vậy trường hợp này nhà trường hay cha, mẹ của nam học sinh này phải bồi thường? Theo Bộ luật dân sự 2015 quy định: Điều 599. bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý 1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường. - Về phí nhà trường: căn cứ vào Khoản 3, cho rằng nam học sinh này đã vi phạm quy định của nhà trường là trốn học, nhà trường không có cách nào để quản lý được nam học sinh trong trường hợp này do ngoài phạm vi của trường học. Nên sẽ nhà trường sẽ không chịu trách nhiệm bổi thường. - Về phía cha, mẹ: Căn cứ vào khoản 1, cho rằng thời gian gây thiệt hại là thời gian do nhà trường quản lý nên trách nhiệm bồi thường do nhà trường chịu. => Quan điểm của tôi trong trường hợp này, nam học sinh đã vi phạm quy định nhà trường là trốn học. Nhà trường không thể nào theo dõi xem nam học sinh này đi đâu, làm gì, cho dù có theo dõi thì cũng không thể bắt về nếu học sinh này không chịu về. Trường hợp này nếu nhà trường phát hiện học sinh trốn học và kịp thời thông báo cho gia đình thì tôi cho rằng nhà trường không có lỗi nên trách nhiệm bồi thường do phụ huynh của học sinh chịu trách nhiệm. Quan điểm của các bạn về vấn đề này như thế nào?
Lắp camera trong lớp học có vi phạm pháp luật không?
Lắp đặt camera trong lớp học có vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền riêng tư của học sinh, giáo viên hay không? Cùng làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Lắp camera trong lớp học có vi phạm pháp luật không? Liên quan đến vấn đề này, Điều 21 Hiến pháp 2013 có quy định rằng: - Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. - Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. - Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. - Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác. Bên cạnh đó, Điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau: - Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. - Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. - Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Dựa vào các quy định trên, có thể khẳng định rằng việc tự ý hoặc lén lút gắn camera vào lớp học để theo dõi học sinh và giáo viên là vi phạm pháp luật. Song, nếu việc lắp đặt camera được thỏa thuận và có sự đồng ý của học sinh, giáo viên, phụ huynh và nhà trường, thì việc này sẽ không vi phạm pháp luật. Thực tế hiện nay, việc lắp camera giám sát trong lớp học đã trở nên phổ biến hơn, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện việc lắp camera trong lớp học và thực tiễn cho thấy việc này cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và giảng dạy. Nhiều vụ việc bạo hành trẻ em hay học sinh vi phạm nội quy đã được làm sáng tỏ nhờ hình ảnh và âm thanh từ camera giám sát. Việc lắp camera trong lớp học sẽ tạo cảm giác yên tâm hơn cho phụ huynh khi đưa con đến lớp, đặc biệt với những phụ huynh có con đang ở lứa tuổi mầm non. Ngoài ra, camera giám sát cũng có thể hỗ trợ giáo viên cung cấp bằng chứng xác thực trong những tình huống xảy ra trong lớp học mà họ không thể kiểm soát, từ đó bảo vệ quyền lợi và uy tín của giáo viên. Do đó, việc lắp camera trong lớp học không chỉ mang lại lợi ích mà còn tạo ra môi trường học tập an toàn hơn. Tuy nhiên, trước khi lắp đặt, phụ huynh, giáo viên và nhà trường cần thống nhất ý kiến để đảm bảo rằng việc này sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình giảng dạy và học tập mà không gây ảnh hưởng tiêu cực cho giáo viên và học sinh. (2) Lén đặt camera, xâm phạm quyền riêng tư bị xử phạt như thế nào? Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, hành vi lợi dụng internet để xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín tổ chức và danh dự cá nhân là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, nếu người nào sử dụng hình ảnh từ camera đưa lên mạng xã hội, tùy theo mức độ vi phạm sẽ quyết định hình thức xử phạt. Cụ thể: - Xử phạt hành chính: Theo Khoản 3 Điều 100 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng đối với người lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, vu khống hoặc xúc phạm danh dự cá nhân. - Truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 đến 30 triệu đồng, hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Nếu vi phạm nhiều lần, xúc phạm nhiều người, hoặc lợi dụng chức vụ, mức phạt tù có thể từ 3 tháng đến 2 năm. Đặc biệt, nếu gây rối loạn tâm thần từ 46% trở lên hoặc khiến nạn nhân tự sát, phạt tù có thể lên đến 5 năm. Ngoài ra, người vi phạm cũng có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề trong 1 đến 5 năm. Tóm lại, cuộc sống riêng tư và bí mật cá nhân được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập và công khai thông tin của người khác mà không có sự đồng ý của người đó là vi phạm, mức phạt sẽ tùy thuộc vào tính chất vi phạm, người vi phạm có thể bị phạt lên đến 5 năm tù.
Tổ chức các CLB phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật cho sinh viên
Ngày 07/7/2023 Bộ GD&ĐT vừa ban hành Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 tải Phê duyệt Dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh, sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, một số nhiệm vụ mà Bộ GD&ĐT đặt ra để phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật trong học đường bao gồm: (1) Tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật - Tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm; các quy chế, quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự nhà trường, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học; tuyên truyền về hậu quả, ảnh hưởng; các hành vi vi phạm pháp luật phổ biến; những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và sự tác động, lôi kéo đối với người học; kỹ năng phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật; - Quán triệt trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường đối với việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, tố giác tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật; - Tổ chức lồng ghép, gắn kết nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật thông qua các chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua hoạt động của Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Đội TNTP Hồ Chí Minh; - Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động văn nghệ, giao lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sân khấu hoá, vẽ tranh, áp phích, sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm về đề tài phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học; - Xây dựng tài liệu truyền thông dành cho thành viên trong nhà trường và gia đình người học về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học; xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên truyền về các gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của người học đang tải trên trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử của nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội; - Tổ chức cho người học tham gia mô hình, sinh hoạt các câu lạc bộ về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật của nhà trường. (2) Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm vào chương trình học - Tích họp, lông ghép nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình giáo dục các môn học phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo; -Tăng cường tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật vào chương trình đào tạo giáo viên; - Xây dựng và triển khai chương trình, tài liệu giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa dành cho người học. (3) Nâng cao năng lực của các thành viên trong nhà trường về công tác phòng ngừa tội phạm - Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hằng năm cho cán bộ quản lý, nhà giáo về giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vỉ phạm pháp luật cho người học; - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ, thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện. (4) Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan ban, ngành của địa phương - Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình người học trong công tác quản lý, giáo dục không để người học phạm tội, vi phạm pháp luật và đặc biệt quan tâm đối với người học có hoàn cảnh đặc biệt; - Tổ chức ký cam kết giữa Nhà trường - Ban đại diện cha mẹ học sinh - Công an địa phương về thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục phổ thông; ký cam giữa Nhà trường - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của nhà trường - Công an địa phương về thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục đại học; - Đẩy mạnh triển khai thực hiện các văn bản phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ GDĐT hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục. Phối hợp với ngành Công an thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tô quốc” và nhân rộng mô hình liên kết giữa nhà trường với công an địa phương; - Phối hợp với công an địa phương triển khai tổ chức các mô hình Câu lạc bộ phòng, ngừa tội phạm ở nhà trường có đủ điều kiện nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của người học tham gia phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật. Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tự quản, tự phòng, tự bảo vệ trong nhà trường. Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình hoạt động hiệu quả trong nhà trường; - Các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương và nhà trường xây dựng văn bản phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể của địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho người học. Xem thêm Quyết định 1977/QĐ-BGDĐT năm 2023 tải có hiệu lực từ ngày ký.
05 nhiệm vụ của Cục Thể dục thể thao về hoạt động thể thao trong nhà trường
Ngày 05/6/2023 Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định 1440/QÐ-BVHTTDL năm 2023 tải Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thể dục thể thao. Theo đó, Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Thể dục thể thao như sau: (1) 09 nhiệm vụ về thể dục, thể thao cho mọi người - Trình Bộ trưởng quy định tiêu chí đánh giá phong trào thể dục, thể thao quần chúng; - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đại hội thể thao cho người khuyết tật khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Trình Bộ trưởng quyết định tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam cho người khuyết tật; - Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hoạt động thể dục, thể thao; hướng dẫn các phương pháp tập luyện thể dục, thể thao cho nhân dân phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sức khỏe và tình trạng khuyết tật; - Hướng dẫn các ngành, địa phương việc xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên thể dục, thể thao quần chúng; phối hợp tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cộng tác viên thể dục, thể thao; - Tổ chức điều tra thể chất nhân dân; hướng dẫn, áp dụng và phát triển các môn thể thao dân tộc, các môn thể thao giải trí, các phương pháp rèn luyện sức khỏe truyền thống ở trong và ngoài nước; - Chỉ đạo, tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng cấp quốc gia; - Hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, đánh giá sự phát triển của phong trào thể dục, thể thao quần chúng; - Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động của các câu lạc bộ, cơ sở thể dục, thể thao quần chúng và câu lạc bộ cổ động viên. (2) Về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường Tham mưu giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ: - Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị thể dục, thể thao cho hoạt động giáo dục thể chất ở các cấp học và trình độ đào tạo; - Quy định số lượng, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao ở các cấp học và trình độ đào tạo; - Xây dựng, ban hành chương trình giáo dục thể chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường; - Quy định tiêu chuẩn, đánh giá, xếp loại thể lực của học sinh, sinh viên; - Quy định hệ thống thi đấu thể thao trường học. (3) Về thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang - Tham mưu giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc tổ chức hoạt động thể thao quốc phòng trong nhân dân; - Tham mưu giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành và áp dụng tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện viên, vận động viên, quy định các giải thể thao trong lực lượng vũ trang. (4) Về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp - Tham mưu giúp Bộ trưởng hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về chế độ, chính sách đối với vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao; - Trình Bộ trưởng ban hành quy định quản lý các hoạt động thể thao quốc tế tổ chức tại Việt Nam; - Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam, đại hội thể thao toàn quốc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Trình Bộ trưởng ban hành luật thi đấu của các môn thể thao hoặc quyết định áp dụng luật thi đấu của môn thể thao do liên đoàn thể thao quốc tế ban hành đối với các môn thể thao chưa có liên đoàn thể thao quốc gia; - Trình Bộ trưởng quyết định tổ chức giải thi đấu vô địch, giải thi đấu vô địch trẻ từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam; phê duyệt điều lệ đại hội thể thao toàn quốc; - Trình Bộ trưởng ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn phong cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao; công nhận phong cấp của các tổ chức thể thao quốc tế đối với vận động viên, huấn luyện viên và trọng tài thể thao Việt Nam theo quy định của pháp luật; - Trình Bộ trưởng quy định quản lý việc chuyển nhượng vận động viên; tuyển chọn vận động viên vào các đội tuyển thể thao quốc gia; quy định trình tự, thủ tục thành lập đoàn thể thao quốc gia và đội thể thao quốc gia từng môn để tập huấn và thi đấu quốc tế; - Tổ chức giải thi đấu vô địch quốc gia, giải thi đấu vô địch trẻ quốc gia hàng năm từng môn thể thao theo đề nghị của các liên đoàn thể thao quốc gia; - Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao; - Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động của các cơ sở thể thao chuyên nghiệp; - Ban hành điều lệ giải thi đấu vô địch quốc gia, giải thi đấu vô địch trẻ quốc gia từng môn đối với các môn thể thao chưa có liên đoàn thể thao quốc gia. Xem thêm Quyết định 1440/QÐ-BVHTTDL năm 2023 tải có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Yêu cầu các trường học bố trí thời khóa biểu phù hợp với khí hậu nắng nóng
Đây là nội dung tại Công điện 779/CĐ-BGDĐT năm 2023 ngày 19/5/2023 của Bộ GD&ĐT về việc đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh và ứng phó với nắng nóng tại các cơ sở giáo dục. Cụ thể, thời gian qua, trên địa bàn các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có đợt nắng nóng kéo dài, tại một số khu vực nhiệt độ ngoài trời lên tới hơn 40 độ. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo trong một vài ngày tới, thời tiết tiếp tục xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của người dân và công tác triển khai hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục. Theo quyết định khung thời gian năm học của Bộ GD&ĐT thời gian này các cơ sở giáo dục trong toàn quốc đang chuẩn bị hoàn thành năm học 2022-2023. Riêng đối với các em học sinh, học viên (học sinh) lớp 9, lớp 12 đang tập trung ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ sở giáo dục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: (1) Điều chỉnh thời khóa biểu phù hợp với thời tiết - Chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường, sắp xếp bố trí thời khóa biểu hợp lý. - Trong đó ưu tiên bố trí khung thời gian đầu giờ sáng để tổ chức dạy các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài trời đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. - Không bố trí tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong thời điểm nắng nóng gay gắt. (2) Sửa chữa những thiết bị điều hòa hư hỏng trong phòng học - Tổ chức rà soát, sửa chữa, bổ sung, thay thế các thiết bị điện đã hỏng tại các phòng học như quạt điện, điều hòa, quạt thông gió. - Tăng cường che chắn hướng nắng của các phòng học vào buổi trưa hoặc buổi chiều. - Mở cửa sổ để thông thoáng nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn trong lớp học. - Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường nước uống đảm bảo an toàn vệ sinh cho giáo viên, học sinh tại các lớp học. (3) Bảo đảm đủ điện cho các trường học tại địa phương - Phối hợp với ngành điện cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn điện cho các trường học, đặc biệt là trường mầm non, trường tiểu học có học sinh nội trú, bán trú. - Phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và phòng chống dịch bệnh trong các ngày nắng nóng. (4) Tuyên truyền việc tiết kiệm điện đến học sinh, phụ huynh - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về tiết kiệm năng lượng điện. - Tắt đèn và tắt các thiết bị không cần thiết. - Phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. Xem thêm Công điện 779/CĐ-BGDĐT năm 2023 ngày 19/5/2023.
Giáo viên thực tập tại doanh nghiệp thì có được trả lương? Bên nào sẽ chi trả tiền lương?
Giáo viên thực tập là những giáo viên sắp trở thành giáo viên chức hoặc vừa mới luân chuyển sang sẽ phải thực tập để nâng cao trình độ, học tập kỹ năng nghiên cứu giảng dạy thực tế. Vậy, nhà trường có yêu cầu Nhà giáo phải thực tập tại doanh nghiệp thì thời gian thực tập này có được trả lương không? Đơn vị nào sẽ chi trả tiền lương cho cho giáo viên? 1. Tại sao giáo viên phải thực tập tại doanh nghiệp? Thì tại Điều 55 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2020 có quy định giáo viên phải có nhiệm vụ thực hiện các công việc, đào tạo, bồi dưỡng về trình độ, năng lực và đạo đức trong quá trình công tác như sau: - Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo. - Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. - Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. - Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác. - Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật. - Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo. - Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định. - Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Do đó, giáo viên phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định, qua đó nâng cao kiến thức kỹ năng dạy phục vụ quá trình giảng dạy. 2. Giáo viên phải đáp ứng được trình độ nào? Trình độ chuẩn được đào tạo của một giáo viên hiện nay được quy định tại Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2020 bao gồm: - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp. - Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp. - Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng. - Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành. - Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. - Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 3. Thẩm quyền chi trả tiền bồi dưỡng nghiệp vụ Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH (sửa đổi Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH) thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên được quy định như sau: Đối với thời gian làm việc của giáo viên dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó: - Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. - Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngành, nghề đào tạo. Để quy định về nghiên cứu khoa học đối với nhà giáo và quyết định số giờ nghiên cứu khoa học tối thiểu mà nhà giáo phải thực hiện trong năm học. - Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp - Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Như vậy, giáo viên có yêu cầu thực tập tại doanh nghiệp sẽ được nhà trường trả tiền để nâng cao kỹ năng nghề, đây vừa là nghĩa vụ vừa là quyền của giáo viên.
Khó xử: Lỗi do học sinh, phụ huynh hay nhà trường phải bồi thường?
Trong thời gian học tại cơ sở phổ thông, không ít trường hợp học sinh gây thiệt hại khi còn đang đi học và được sự quản lý trực tiếp của nhà trường và sự giáo dục, quản lý của gia đình. Khi đó, vấn đề trách nhiệm bồi thường được đặt lên bàn cân rằng phụ huynh của học sinh sẽ là người trực tiếp bồi thường thiệt hại hay trách nhiệm đó sẽ thuộc về phía nhà trường? 1. Trách nhiệm bồi thường là của ai? Hiện nay, học sinh tại Việt Nam được chia theo 3 bậc phổ thông với độ tuổi trung bình khác nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện bồi thường thì căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 phân biệt đối tượng thực hiện bồi thường gồm người dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi. 1.1 Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra Cụ thể tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì: Người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, trường học không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý. Trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người phải bồi thường. Đồng thời, theo Điều 11 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có giải thích về bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi gây ra trong thời gian trường học, trực tiếp quản lý như sau: Thời gian trường học trực tiếp quản lý là trong phạm vi thời gian và không gian mà trường học đã tiếp nhận và có trách nhiệm quản lý, chăm sóc, dạy dỗ người chưa đủ 15 tuổi. Do đó, nếu thuộc phạm vi này thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường. Trường hợp nhà trường chứng minh được thiệt hại do học sinh gây ra không thuộc phạm vi quản lý thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về phụ huynh học sinh. 1.2 Bồi thường thiệt hại do người từ 15 đến 18 tuổi trở lên gây ra Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại căn cứ khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 2. Thời hiệu khởi kiện quyền lợi bị xâm hại Trong trường hợp phía nhà trường và phụ huynh không thể thỏa thuận để dẫn đến kết quả cuối cùng thì có thể đưa ra Tòa án xét xử. Tuy nhiên, cũng cần chú ý về thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp này. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện Theo đó, tại Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015 bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau: - Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra, Điều 5 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP cũng lý giải về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước hoặc sau ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực) và đương sự khởi kiện từ ngày 01/01/2017, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đều là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời điểm người có quyền yêu cầu biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là khi họ nhận ra được hoặc có thể khẳng định được về việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trường hợp người có quyền yêu cầu phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là trong điều kiện, hoàn cảnh bình thường, nếu có thiệt hại xảy ra thì người đó biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc trường hợp pháp luật có quy định phải biết. Như vậy, trường hợp mà học sinh gây nên thiệt hại còn tùy thuộc vào phạm vi thuộc quản lý của nhà trường hay không, nếu học sinh dưới 15 tuổi mà trong phạm vi của nhà trường thì nhà trường có trách nhiệm bồi thường, ngược lại sẽ do phụ huynh học sinh chịu trách nhiệm. Trường hợp học sinh đó trên 15 đến 18 tuổi thì phải tự chịu trách nhiệm chính.
Con phát triển trí tuệ sớm, cha mẹ có quyền xin cho con học vượt lớp?
Con có thành tích học tập khủng, vượt xa so các bạn cùng lớp, cha mẹ có quyền yêu cầu cho con học vượt lớp được không? Pháp luật quy định về điều kiện để được vượt lớp thế nào? Vừa qua, dân mạng có dịp “mắt chữ A mồm chữ O” với thành tích khủng của cậu bé đến từ Đồng Tháp. Cụ thể, được nhiều người biết đến khi tham gia chương trình “Nhanh như chớp nhí” và hoàn thành xuất sắc 10 câu hỏi của ban tổ chức đưa ra. Khả năng tính toán siêu nhanh của em khiến người xem trầm trồ, thán phục. Ngoài ra, mẹ cậu bé còn cho biết thêm về sức học vượt trội của cậu khi học vượt 2 lớp, từ lớp 1 lên thẳng lớp 3. Lý do được nêu ra là vì nhận thấy con mình học vượt trội; Tiếng Việt, tiếng Anh đều đọc được; các phép toán cộng, trừ, nhân, chia em cũng vượt trội hẳn học sinh lớp 1 và 2 nên gia đình đã gặp nhà trường xin làm hồ sơ học vượt lớp cho em. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc cho con học vượt lớp? Quy định về cấp học và độ tuổi giáo dục phổ thông Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau: - Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm; -Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm; - Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm. ... Theo đó, cấp học của giáo dục phổ thông được quy định bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông. Độ tuổi học sẽ căn cứ vào các cấp học được quy định tại khoản 1 Điều 28 trên. Có thể học vượt lớp không? Căn cứ theo Luật Giáo dục 2019 tại khoản 3 Điều 83 quy định về Quyền của người học như sau: Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật. Đồng thời tại khoản 2 Điều 28 quy định Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều 28 bao gồm: - Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ; - Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, khi học sinh có sự phát triển trí tuệ sớm thì có quyền yêu cầu với nhà trường về học vượt lớp. Quy định học vượt lớp của học sinh tiểu học Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường Tiểu học quy định về Quyền của học sinh Tiểu học trong đó nêu rõ: Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau: Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định. Theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cha mẹ của học sinh có quyền đề nghị với nhà trường về việc cho con học vượt lớp nếu trường hợp con có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ. Lưu ý, học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Thanh tra nhân dân có thẩm quyền kiểm tra tài chính nhà trường không?
Tại Hướng dẫn 02/HD-CĐN năm 2018 về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Giáo dục do Công đoàn giáo dục Việt Nam ban hành có quy định trách nhiệm và quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân trong nhà trường như sau: "III. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ... 3. Hoạt động giám sát của ban thanh tra nhân dân a) Phạm vi giám sát ... + Việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện công khai theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. ... b) Tổ chức hoạt động giám sát Ban thanh tra nhân dân thực hiện thông qua các hình thức gồm: ... - Kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua ban chấp hành công đoàn cơ sở để kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến nội dung thuộc phạm vi giám sát của ban thanh tra nhân dân." Như vậy, xét về thẩm quyền thì Ban thanh tra nhân dân trường có quyền giám sát việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, sử dụng các quỹ, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của trường.
Họp phụ huynh qua mạng, không gì là không thể?
Câu chuyện liên quan đến mối quan hệ giữ phụ huynh và nhà trường chính là những BUỔI HỌP PHỤ HUYNH HỌC SINH. Nội dung cuộc họp thường cũng chỉ có những ý quen thuộc và cuối cùng là thu tiền của phụ huynh. Vấn đề đặt ra là với tình hình như vậy thì liệu việc tổ chức mời họp phụ huynh đến làm việc có cần thiết hay không? Khi mà hoạt động này theo mình có thể thực hiện trao đổi qua mạng. Có thể bạn cho rằng đâu phải ai cũng có thể sử dụng mạng Internet. Vậy thì đối với câu hỏi này mình cho rằng những người không rành về công nghệ thì vẫn lên họp trực tiếp, còn những người còn lại mình cho rằng có thể Face time hoặc Video call để trao đổi với nhau mà họ không phải mất thời gian. Đấy là ý kiến thứ nhất của mình về vấn đề họp phụ huynh. Về ý kiến thứ hai mình nghĩ cũng có thể họp phụ huynh vào buổi tối của những ngày trong tuần thay vì họp phụ huynh vào ngày thứ 7, chủ nhật là những ngày cuối tuần. Như vậy, có thể giảm bớt khối lượng công việc của phu huynh rơi vào ngày cuối tuần. Những cái được khi họp phụ huynh vào buổi tối: Thứ nhất, nhà trường tổ chức cuộc họp lúc 19 giờ 30, vào thời điểm rất phù hợp bởi phụ huynh đã dùng bữa tối, thời gian thoải mái để đến dự họp. Thứ hai, đường phố lúc đó ít người , phụ huynh không còn phải chịu “mướt mồ hôi” trước tình trạng xe cộ qua lại đông đúc, trời nắng nóng. Thứ ba, họp vào buổi tối, phụ huynh đi đầy đủ hơn. Thứ tư, thời gian dự họp có thể kéo dài hơn, nhất là khi phụ huynh cần trao đổi cụ thể với giáo viên chủ nhiệm trong trường hợp con em học yếu, chưa ngoan. Cuối cùng, thứ bảy hay chủ nhật là dịp cuối tuần nên cả phụ huynh và giáo viên muốn dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình.
Để đối phó tình trạng bạo lực học đường đang ngày một gia tăng, hiện nay bộ giáo dục đã ban hành kế hoạch số 588/KH-BGDĐT năm 2019 hành động nhằm đối phó với tình trạng này, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như sau: - Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên có trách nhiệm làm công tác truyền thông, bao gồm phóng sự tuyên truyền, video clip, báo điện tử, trang thông tin truyền thông, viết ấn phẩm, poster, inforgraghic để các cơ sở giáo dục tự in; đi thực tế viết bài tuyên truyền. - Các cơ sở giáo dục ký cam kết với cha mẹ phụ huynh học sinh, đồng thời tuyên truyền đến toàn thể học sinh về bạo lực học đường, tổ chức cuộc thi làm clip, vẽ tranh, triển lãm tranh, tổ chức tọa đàm, rà soát học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ban hành bộ quy tắc ứng xử. - Xây dựng bộ quy tắc phối hợp, kế hoạch hành động giữa các cơ sở giáo dục đào tạo và cơ quan nhà nước ở địa phương. - Tích hợp lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực học đường vào các môn học và hoạt động giáo dục, xây dựng cẩm nang phòng chống Bạo lực học đường, xâm hại trẻ em. Đồng thời bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của giáo viên, nhân viên, người lao động.
Học sinh gây thiệt hại ai bồi thường?
Tình huống như sau: Một nam học sinh lớp 8 trong thời gian đi học đã trốn học đi chơi nét, trong lúc chơi game nóng nảy nên xảy xa xích minh với một người chơi cùng, và kết quả là nam học sinh này đánh người chơi cùng bị trật tay, sưng mặt. Sau khi chữa trị thông báo tiền viện phí và các khoản khác là 10 triệu. Vậy trường hợp này nhà trường hay cha, mẹ của nam học sinh này phải bồi thường? Theo Bộ luật dân sự 2015 quy định: Điều 599. bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý 1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường. - Về phí nhà trường: căn cứ vào Khoản 3, cho rằng nam học sinh này đã vi phạm quy định của nhà trường là trốn học, nhà trường không có cách nào để quản lý được nam học sinh trong trường hợp này do ngoài phạm vi của trường học. Nên sẽ nhà trường sẽ không chịu trách nhiệm bổi thường. - Về phía cha, mẹ: Căn cứ vào khoản 1, cho rằng thời gian gây thiệt hại là thời gian do nhà trường quản lý nên trách nhiệm bồi thường do nhà trường chịu. => Quan điểm của tôi trong trường hợp này, nam học sinh đã vi phạm quy định nhà trường là trốn học. Nhà trường không thể nào theo dõi xem nam học sinh này đi đâu, làm gì, cho dù có theo dõi thì cũng không thể bắt về nếu học sinh này không chịu về. Trường hợp này nếu nhà trường phát hiện học sinh trốn học và kịp thời thông báo cho gia đình thì tôi cho rằng nhà trường không có lỗi nên trách nhiệm bồi thường do phụ huynh của học sinh chịu trách nhiệm. Quan điểm của các bạn về vấn đề này như thế nào?