Nhà thầu phụ hoạt động xây dựng khác tỉnh có phải nộp thuế vãng lai?
Nhà thầu phụ hoạt động xây dựng khác tỉnh có phải nộp thuế vãng lai? Phân bổ thuế giá trị gia tăng khi có hoạt động xây dựng vãng lai khác tỉnh như thế nào? Các trường hợp phân bổ thuế giá trị gia tăng? 1. Nhà thầu phụ hoạt động xây dựng khác tỉnh có phải nộp thuế vãng lai? Căn cứ tiết c.1 điểm c khoản 3 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC. Theo đó, đối với hoạt động xây dựng, người nộp thuế là nhà thầu xây dựng, ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để thi công công trình xây dựng tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính của người nộp thuế, bao gồm cả công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng của các công trình, hạng mục công trình đó với cơ quan thuế nơi có công trình xây dựng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có công trình xây dựng. Trường hợp Kho bạc Nhà nước đã thực hiện khấu trừ theo quy định tại khoản 5 Điều này thì người nộp thuế không phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước tương ứng với số tiền thuế Kho bạc Nhà nước đã khấu trừ. Có thể hiểu, đối với hoạt động xây dựng tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thì nhà thầu hoặc nhà thầu phụ trực tiếp ký hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng với chủ đầu tư để thi công công trình xây dựng tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính sẽ thực hiện kê khai thuế GTGT của các công trình, hạng mục công trình đó với cơ quan thuế nơi có công trình xây dựng và nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có công trình xây dựng theo quy định. Như vậy, khi nhà thầu phụ trực tiếp ký hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng với chủ đầu tư thực hiện hoạt động xây dựng tại tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế vãng lai theo quy định của pháp luật. 2. Phân bổ thuế giá trị gia tăng khi có hoạt động xây dựng vãng lai khác tỉnh như thế nào? Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC. Theo đó, hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành được phân bổ theo quy định. Về phương pháp, căn cứ điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC, số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động xây dựng bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng tại từng tỉnh nhân (x) với 1%. Doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo hợp đồng đối với các công trình, hạng mục công trình xây dựng. Trường hợp công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình tại từng tỉnh thì sau khi xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu của công trình, hạng mục công trình xây dựng, người nộp thuế căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh. Như vậy, giá trị phân bổ là 1%, việc xác định phân bổ dựa vào doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng của nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ tại địa bàn tỉnh khác trụ sở chính đó. 3. Các trường hợp phân bổ thuế giá trị gia tăng? Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC, các trường hợp được phân bổ thuế giá trị gia tăng bao gồm: - Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán. - Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. - Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành. - Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. - Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh. Như vậy, có 05 trường hợp được phân bổ thuế giá trị gia tăng. Tóm lại, nhà thầu phụ phải nộp thuế vãng lai khi trực tiếp ký hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng với chủ đầu tư thực hiện hoạt động xây dựng tại tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính.
Có được ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ không nằm trong hồ sơ dự thầu?
Thông thường khi tham gia đấu thầu thì các nhà thầu chính và nhà thầu phụ phải gửi hồ sơ dự thầu để nhà đầu tư đánh giá lựa chọn thực hiện theo hợp đồng. Vậy, có được ký kết với nhà thầu phụ không nằm trong danh sách hồ sơ dự thầu không? 1. Nhà thầu chính và nhà thầu phụ là gì? Cụ thể tại khoản 26, khoản 27 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có giải thích nhà thầu chính và nhà thầu phụ được hiểu như sau: - Nhà thầu là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu. - Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp. Ngoài ra, tại khoản 28 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) còn quy định nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 2. Nhà thầu cần đáp ứng những tiêu chí nào để có tư cách hợp lệ? Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài; - Hạch toán tài chính độc lập; - Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản; - Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; - Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu 2023. - Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Đấu thầu 2023. - Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn; - Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu. Đối với nhà thầu là tổ chức tham gia trong hợp đồng đấu thầu cần đáp ứng các tiêu chí nêu trên thì được xem là nhà thầu có tư cách hợp lệ. 3. Trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng Theo Điều 82 Luật Đấu thầu 2023 trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm: - Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. - Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu. - Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây: + Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng; + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của thông tin đã đăng ký, đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. - Thực hiện các nội dung theo hợp đồng đã ký kết. - Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Có được ký kết với nhà thầu phụ không có trong hồ sơ dự thầu không? Căn cứ khoản 1 Điều 128 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quản lý nhà thầu phụ được thực hiện như sau: - Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện; - Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận; - Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu; - Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ. Như vậy, không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trường hợp thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
Nhà thầu phụ hoạt động xây dựng khác tỉnh có phải nộp thuế vãng lai?
Nhà thầu phụ hoạt động xây dựng khác tỉnh có phải nộp thuế vãng lai? Phân bổ thuế giá trị gia tăng khi có hoạt động xây dựng vãng lai khác tỉnh như thế nào? Các trường hợp phân bổ thuế giá trị gia tăng? 1. Nhà thầu phụ hoạt động xây dựng khác tỉnh có phải nộp thuế vãng lai? Căn cứ tiết c.1 điểm c khoản 3 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC. Theo đó, đối với hoạt động xây dựng, người nộp thuế là nhà thầu xây dựng, ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để thi công công trình xây dựng tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính của người nộp thuế, bao gồm cả công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng của các công trình, hạng mục công trình đó với cơ quan thuế nơi có công trình xây dựng theo mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC; nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có công trình xây dựng. Trường hợp Kho bạc Nhà nước đã thực hiện khấu trừ theo quy định tại khoản 5 Điều này thì người nộp thuế không phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước tương ứng với số tiền thuế Kho bạc Nhà nước đã khấu trừ. Có thể hiểu, đối với hoạt động xây dựng tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính thì nhà thầu hoặc nhà thầu phụ trực tiếp ký hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng với chủ đầu tư để thi công công trình xây dựng tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính sẽ thực hiện kê khai thuế GTGT của các công trình, hạng mục công trình đó với cơ quan thuế nơi có công trình xây dựng và nộp tiền thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước tại tỉnh nơi có công trình xây dựng theo quy định. Như vậy, khi nhà thầu phụ trực tiếp ký hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng với chủ đầu tư thực hiện hoạt động xây dựng tại tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế vãng lai theo quy định của pháp luật. 2. Phân bổ thuế giá trị gia tăng khi có hoạt động xây dựng vãng lai khác tỉnh như thế nào? Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC. Theo đó, hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành được phân bổ theo quy định. Về phương pháp, căn cứ điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC, số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh của hoạt động xây dựng bằng (=) doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng tại từng tỉnh nhân (x) với 1%. Doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo hợp đồng đối với các công trình, hạng mục công trình xây dựng. Trường hợp công trình, hạng mục công trình xây dựng liên quan tới nhiều tỉnh mà không xác định được doanh thu của công trình tại từng tỉnh thì sau khi xác định tỷ lệ 1% trên doanh thu của công trình, hạng mục công trình xây dựng, người nộp thuế căn cứ vào tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của công trình tại từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh. Như vậy, giá trị phân bổ là 1%, việc xác định phân bổ dựa vào doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xây dựng của nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ tại địa bàn tỉnh khác trụ sở chính đó. 3. Các trường hợp phân bổ thuế giá trị gia tăng? Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC, các trường hợp được phân bổ thuế giá trị gia tăng bao gồm: - Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán. - Hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. - Hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế quốc dân và quy định của pháp luật chuyên ngành. - Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. - Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh. Như vậy, có 05 trường hợp được phân bổ thuế giá trị gia tăng. Tóm lại, nhà thầu phụ phải nộp thuế vãng lai khi trực tiếp ký hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng với chủ đầu tư thực hiện hoạt động xây dựng tại tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính.
Có được ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ không nằm trong hồ sơ dự thầu?
Thông thường khi tham gia đấu thầu thì các nhà thầu chính và nhà thầu phụ phải gửi hồ sơ dự thầu để nhà đầu tư đánh giá lựa chọn thực hiện theo hợp đồng. Vậy, có được ký kết với nhà thầu phụ không nằm trong danh sách hồ sơ dự thầu không? 1. Nhà thầu chính và nhà thầu phụ là gì? Cụ thể tại khoản 26, khoản 27 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 có giải thích nhà thầu chính và nhà thầu phụ được hiểu như sau: - Nhà thầu là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu. - Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp. Ngoài ra, tại khoản 28 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) còn quy định nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. 2. Nhà thầu cần đáp ứng những tiêu chí nào để có tư cách hợp lệ? Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài; - Hạch toán tài chính độc lập; - Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản; - Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; - Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu 2023. - Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Đấu thầu 2023. - Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn; - Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu. Đối với nhà thầu là tổ chức tham gia trong hợp đồng đấu thầu cần đáp ứng các tiêu chí nêu trên thì được xem là nhà thầu có tư cách hợp lệ. 3. Trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng Theo Điều 82 Luật Đấu thầu 2023 trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm: - Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. - Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu. - Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia còn có trách nhiệm sau đây: + Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin khi tham gia đấu thầu qua mạng; + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của thông tin đã đăng ký, đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. - Thực hiện các nội dung theo hợp đồng đã ký kết. - Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Có được ký kết với nhà thầu phụ không có trong hồ sơ dự thầu không? Căn cứ khoản 1 Điều 128 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quản lý nhà thầu phụ được thực hiện như sau: - Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện; - Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận; - Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu; - Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ. Như vậy, không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trường hợp thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.