Triệt phá ổ "tín dụng đen" cho vay gần 4.000 tỷ đồng tại TPHCM, người vay có được nhận lại tiền?
Theo Báo công an Thành Phố Hồ Chí Minh đưa tin, vừa qua ngày 24/4 Công an TPHCM vừa triệt phá đường dây cho vay nặng lãi quy mô rất lớn thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật. Vậy, người vay có thể được nhận lại số tiền lãi đã đóng không? Thông tin chi tiết về vụ việc Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy mô rất lớn, thủ đoạt hoạt động tinh vi xảy ra tại Công ty TM24H và Công ty ATM Online (địa chỉ 261 - 263 Phan Xích Long, Phường 2, quận Phú Nhuận) thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật. Cả 2 công ty trên đều hoạt động dưới sự điều hành của Đỗ Minh Hải (thường trú tại quận Bình Thạnh) Để che giấu tội phạm và thực hiện hành vi vi phạm: - Các đối tượng hoạt động “núp bóng” doanh nghiệp tư vấn tài chính, dịch vụ cầm đồ; sử dụng công nghệ cao để thực hiện hoạt động cho vay trực tuyến, lưu trữ hồ sơ khách hàng trên mạng internet; - Không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh; - Lập các hợp đồng cho vay cầm cố, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cầm cố tài sản (với nội dung thuê lại tài sản cầm cố) không có thật nhằm chia nhỏ lãi suất thành lãi suất cơ bản nhỏ hơn 20%/năm, phí dịch vụ tư vấn, phí dịch vụ, phí nền tảng, phí cầm cố tài sản hơn 80%/năm. Qua đó thủ đoạn tinh vi đó, trốn tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan pháp luật trong thời gian dài. Theo thống kê bước đầu, tổng số tiền giải ngân của đường dây này là gần 4.000 tỷ đồng, tổng số tiền thu về hơn 4.600 tỷ đồng trên tổng 738.933 lượt vay. Đây là nhóm tội phạm có tổ chức do người nước ngoài cấu kết với các đối tượng người Việt Nam, hoạt động xuyên quốc gia thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn. Tín dụng đen, cho vay nặng lãi là gì? Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen. Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi). Cho vay nặng lãi là cụm từ phổ biến để chỉ những trường hợp cho vay với lãi suất cao, còn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 và Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, cho vay nặng lãi gọi là “cho vay lãi nặng”. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau: “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, theo quy định hiện hành người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất thì có thể được kết vào tội cho vay nặng lãi hay còn gọi là cho vay lãi nặng. Xem thêm: Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS? Người vay nặng lãi có được lấy lại số tiền lãi bất hợp pháp đã trả không? Theo Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: - Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với: + Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay; + Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay. + Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác. - Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Trong đó, mức lãi suất cao nhất được quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. + Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. + Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Như vậy, theo quy định như trên, người vay nặng lãi có thể được trả lại số tiền thu lợi bất chính mà người cho vay đã nhận. Trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp.
Quy định về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2024?
Trong đời sống hằng ngày, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện giúp đỡ người dân. Như vậy, Ngân hàng chính sách là gì? Năm 2024, Nhà nước quy định thế nào về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách? Ngân hàng Chính sách XH là gì? Theo Khoản 1 Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, Ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Theo Điều 1 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg, Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập và hoạt động theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, theo Điều 18 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, vốn điều lệ của ngân hàng chính sách do ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính hợp pháp khác. Như vậy, Ngân hàng Chính sách XH là Ngân hàng Chính sách, được Chính phủ thành lập để hỗ trợ hoạt động vay vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách, được nhà nước cấp vốn điều lệ. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Chính sách XH năm 2024? Theo Điều 19 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng chính sách như sau: - Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và cơ cấu quản trị khác theo quy định của Chính phủ. - Ngân hàng chính sách được thành lập chi nhánh, sở giao dịch, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách XH được quy định tại Mục I Quyết định 16/2003/QĐ-TTg như sau: 1) Hệ thống tổ chức Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: - Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội; - Sở Giao dịch, Trung tâm đào tạo, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh; - Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện, Phòng giao dịch thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh. - Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Sở Giao dịch, Trung tâm đào tạo, Chi nhánh và Phòng giao dịch thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị. 2) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và điều hành của Hội sở chính: - Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc; - Ban Kiểm soát; - Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc; - Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ. 3) Tổ chức bộ máy điều hành của Sở Giao dịch, Trung tâm đào tạo và các Chi nhánh bao gồm: - Giám đốc, các Phó giám đốc; - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ; - Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ. 4) Phòng giao dịch Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh nơi không có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Phòng giao dịch có con dấu. Điều hành Phòng giao dịch là Giám đốc. Quy định về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách XH năm 2024? 1) Ai sẽ được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách XH? Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg về các đối tượng cho vay của Ngân hàng Chính sách XH bao gồm - Hộ nghèo. - Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. - Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT. - Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. - Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình 135. - Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các đối tượng cho vay trên gọi chung là Người vay. Như vậy, người vay đáp ứng các điều kiện vay vốn tại Điều 8 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg và sử dụng vốn cho vay vào các mục đích tại Điều 6 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg thì sẽ được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách XH. 2) Ngân hàng Chính sách XH cho vay thông qua đâu? Theo Điều 10 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định - Uỷ thác cho vay: + Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đến Người vay thông qua các tổ chức nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác là người giải ngân và thu nợ trực tiếp đến Người vay và được hưởng phí ủy thác; + Bên nhận ủy thác là tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành về ủy thác và nhận ủy thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng; + Bên nhận ủy thác là tổ chức chính trị - xã hội cần có các điều kiện sau: Có đội ngũ cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay; Có mạng lưới hoạt động đến vùng nghèo, hộ nghèo; Có uy tín trong nhân dân, có tín nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội; Có điều kiện tổ chức kế toán, thống kê, báo cáo theo các quy định cụ thể của Ngân hàng Chính sách xã hội; - Nội dung, phạm vi, mức độ, phí ủy thác, quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác được thể hiện trong hợp đồng ủy thác do hai bên thỏa thuận; - Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và Thủ trưởng đơn vị bên nhận ủy thác là đại diện pháp nhân trong việc ký hợp đồng ủy thác. Nếu bên nhận ủy thác là pháp nhân ở cấp tỉnh, huyện, xã thì Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Phòng giao dịch được Tổng Giám đốc ủy quyền ký hợp đồng ủy thác. - Ở những nơi có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách XH đặt trụ sở, được thực hiện cho vay trực tiếp đến Người vay. Như vậy, Nếu ở những nơi có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách XH thì sẽ cho vay tại chi nhánh. Những nơi không có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách XH thì sẽ cho vay thông qua các tổ chức nhận uỷ thác. 3) Lãi suất cho vay như thế nào? Lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách XH được quy định tại Điều 11 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg như sau: - Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được quy định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội đồng quản trị quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III. - Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Như vậy, lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách XH sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 4) Thời hạn cho vay trong bao lâu? Theo Điều 7 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg, Ngân hàng Chính sách XH có 03 loại cho vay như sau: - Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng. Đồng thời, tại Điều 14 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn như sau: - Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của Người vay. - Nếu Người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do chưa thu hoạch, bị kéo dài so với dự kiến hoặc chưa tiêu thụ được sản phẩm, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ. Việc cho gia hạn nợ của các tổ chức nhận ủy thác cho vay tùy thuộc vào sự thoả thuận giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác ghi trong hợp đồng. - Trường hợp cho vay lưu vụ: thời hạn cho vay là thời hạn của chu kỳ sản xuất tiếp theo. - Trường hợp Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích; Người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng chây ỳ không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển cho vay lưu vụ, chuyển sang nợ chờ xử lý, chuyển nợ quá hạn thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Như vậy, có 03 loại vay là ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tùy theo mục đích sử dụng và thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ cho người vay mà sẽ có thời hạn phù hợp. Xem thêm thông tin chi tiết quy định mới về các tổ chức tín dụng tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Xem thêm: Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng người khác thì nên làm gì? 14 ngân hàng quan trọng năm 2024 được NHNN phê duyệt Có được vay ngân hàng để mua vàng không?
Công an cảnh báo nguy cơ chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app
Ngày 27/11/2023, Công an TP.HCM thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi người dân vay tiền qua app và bị đe dọa đòi nợ. Theo Công an TP.HCM, ghi nhận của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), từ đầu năm 2022 đến nay, đã có hơn 2.624 người báo cáo lừa đảo. Trong đó, số người phản ánh về các app liên quan tới hoạt động "tín dụng đen" chiếm 30% số lượng cảnh báo về lừa đảo trực tuyến được gửi về. Một số thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua app, website Những người giả mạo tên, thương hiệu của các tổ chức tài chính, tín dụng, ví điện tử... để quảng cáo các gói vay hấp dẫn. Những app, website đa phần đều được quảng cáo là lãi suất thấp, giải ngân nhanh, thậm chí có nơi còn cho vay ưu đãi 0% hoặc thủ tục vay và không cần tài sản thế chấp, giải ngân siêu tốc... Công an TP.HCM cảnh báo người vay sẽ bị lộ thông tin khi những người này lấy lý do thẩm duyệt hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, năm sinh, nơi làm việc kèm theo số điện thoại… Người vay bị dẫn dụ cài đặt ứng dụng độc hại, các ứng dụng này yêu cầu người vay nợ phải cho phép truy cập vào danh bạ điện thoại, các tài khoản mạng xã hội, chụp ảnh nhận diện, ảnh CCCD/CMND. Khi nạn nhân không trả tiền sẽ quay sang gán nợ, đòi nợ những người trong danh bạ hoặc gửi tin nhắn đe dọa, xúc phạm, bôi nhọ đến những người này hoặc đăng trên các tài khoản mạng xã hội để gây áp lực. Người dân có thể bị lừa đảo và cưỡng đoạt tài sản khi vay, chúng sẽ thông báo nạn nhân đã nhận được tiền (hình ảnh hiển thị trên giao diện) nhưng không rút được do "sai thông tin". Sau đó, yêu cầu bị hại chuyển tiền xác minh tài khoản. Nhiều bị hại bị lừa đến khi mất sạch tài sản hiện có thì mới nhận ra bị lừa. Nếu nạn nhân không chuyển tiền, chúng sẽ giở thủ đoạn gán nợ - đe dọa nếu không làm theo yêu cầu sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu, "báo công an" nạn nhân lừa đảo hoặc đe dọa đòi nợ theo hình thức gây áp lực tinh thần. Hướng dẫn người dân xử lý trước các thủ đoạn lừa đảo qua app Công an TP.HCM khuyến cáo người dân phải tỉnh táo, nếu gặp phải thủ đoạn trên thì khẩn trương bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội, gỡ bỏ app độc hại trên máy. Chủ động cảnh báo người thân, bạn bè về việc bị lừa đảo để phòng ngừa và tự bảo vệ bản thân. Tuyệt đối không chuyển tiền theo yêu cầu của những người cho vay qua "app đen". Cắt mọi liên lạc để không bị những người này thao túng, dẫn dắt... chiếm đoạt tiền. Thu thập dữ liệu, thông tin về hành vi lừa đảo để báo cáo, tố giác đến cơ quan công an gần nhất. Khi sử dụng mạng xã hội hoặc nhận được các tin nhắn kèm đường link cài đặt ứng dụng (app) có nội dung như "Không cần thế chấp, lãi suất không đồng", "Vay siêu tốc, nhận tiền sau 30 phút, lãi suất thấp, nhận tiền ngay"… thì có thể đây là một hình thức của lừa đảo trực tuyến. Nguồn: Công an TPHCM
Phân biệt chế tài giữa chậm trả nợ và không trả nợ
Chế tài đối với người vay nợ khi chậm trả và không trả khác nhau thế nào? Phân biệt chế tài giữa 02 hành vi này và bên cho vay cần làm gì trong 02 trường hợp này. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Nghĩa vụ trả nợ của người vay Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau: - Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. - Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, người vay có nghĩa vụ trả đúng, đủ số tiền khi đến hạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp người vay chậm trả hoặc không trả nợ, vậy chế tài dành cho 02 hành vi này được pháp luật quy định như thế nào? (1) Trường hợp người vay chậm trả nợ Trường hợp bên vay chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trong trường hợp này, nếu vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Còn đối với trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: - Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS 2015; - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Song, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 353 quy định về chậm thực hiện nghĩa vụ như sau: Khi người vay chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết thì bên vay phải thông báo ngay cho bên cho vay biết về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Ngoài ra, nếu sau khi bên vi phạm nhận được thông báo và không thực hiện việc thanh toán cả phần nợ và phần lãi, bên cho vay có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để khởi kiện về việc vi phạm hợp đồng của bên vay. Như vậy, khi chậm trả nợ người vay phải thông báo đến người cho vay biết về việc chậm thực nghĩa vụ trả nợ của mình. Đồng thời, sau đó người vay phải thực hiện thanh toán nợ gốc và cả lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả của mình. (2) Trường hợp người vay không trả nợ Vay tiền không trả thường có hai hậu quả: ngoài trường hợp vi phạm hợp đồng dân sự thì người vay có thể cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nếu như người vay thuộc một trong các trường hợp sau: - Đến thời hạn trả tiền, mặc dù hoàn toàn có khả năng trả tiền nhưng cố tình không trả (thường được biểu hiện bằng việc thách thức hoặc lẩn trốn không muốn trả) Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản vay (bằng lời nói hoặc tin nhắn bịa đặt những điều sai sự thật để kéo thời gian- mục đích không muốn trả) - Sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản vay (dùng tiền vay để đánh bạc, sử dụng ma túy… và không thể trả lại được). Điển hình như khi đến hạn trả nợ theo thỏa thuận cam kết, người cho vay tiền yêu cầu hoàn trả nợ như đã thỏa thuận thì người vay tiền có những hành vi gian dối như: hứa hẹn, khất lần, quanh co, đưa các thông tin giả về tài liệu cá nhân, nhân thân để tìm mọi cách để trì hoãn việc trả nợ, sau đó ẩn các thông tin cá nhân cung cấp ban đầu, tắt điện thoại, bỏ trốn khỏi nơi cư trú với mục đích chiếm đoạt toàn bộ số tiền vay để không phải trả nợ thì có thể có dấu hiệu hành vi vi phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Điều 174 hoặc “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” tại Điều 175 được quy định Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) với mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì việc vay tiền không trả không phải lúc nào cũng trở thành tội phạm. Vậy nên, nếu như hành vi của bên vay chỉ dừng lại ở mức độ vi phạm dân sự thì không cấu thành tội phạm mà chỉ vi phạm hợp đồng dân sự - hợp đồng vay tiền; đó là trường hợp mặc dù đã đến hạn phải trả tiền mặc dù có thiện trí trả tiền nhưng người vay không có khả năng để trả, có thông báo hoặc cam kết với người cho vay. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, bên cho vay có thể nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú. Đã bị phạt tù thì có phải trả nợ không? Trên thực tế có nhiều trường hợp bên vay chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nhưng phải đi tù. Vậy câu hỏi đặt ra bên vay có được xóa nợ nếu đi tù không? Trong trường hợp này bên vay có thể thỏa thuận với bên cho vay để hoãn thực hiện nghĩa vụ trả nợ đến khi thi hành án kết thúc và phải được bên cho vay đồng ý theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra, bên vay nợ có thể ủy quyền cho bên thứ ba để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho mình theo quy định tại Điều 283 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, dù phải chấp hành hình phạt tù thì bên vay nợ vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, tự mình trả nợ hoặc thông qua bên thứ ba.
Triệt phá ổ "tín dụng đen" cho vay gần 4.000 tỷ đồng tại TPHCM, người vay có được nhận lại tiền?
Theo Báo công an Thành Phố Hồ Chí Minh đưa tin, vừa qua ngày 24/4 Công an TPHCM vừa triệt phá đường dây cho vay nặng lãi quy mô rất lớn thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật. Vậy, người vay có thể được nhận lại số tiền lãi đã đóng không? Thông tin chi tiết về vụ việc Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 vừa triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy mô rất lớn, thủ đoạt hoạt động tinh vi xảy ra tại Công ty TM24H và Công ty ATM Online (địa chỉ 261 - 263 Phan Xích Long, Phường 2, quận Phú Nhuận) thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật. Cả 2 công ty trên đều hoạt động dưới sự điều hành của Đỗ Minh Hải (thường trú tại quận Bình Thạnh) Để che giấu tội phạm và thực hiện hành vi vi phạm: - Các đối tượng hoạt động “núp bóng” doanh nghiệp tư vấn tài chính, dịch vụ cầm đồ; sử dụng công nghệ cao để thực hiện hoạt động cho vay trực tuyến, lưu trữ hồ sơ khách hàng trên mạng internet; - Không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh; - Lập các hợp đồng cho vay cầm cố, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cầm cố tài sản (với nội dung thuê lại tài sản cầm cố) không có thật nhằm chia nhỏ lãi suất thành lãi suất cơ bản nhỏ hơn 20%/năm, phí dịch vụ tư vấn, phí dịch vụ, phí nền tảng, phí cầm cố tài sản hơn 80%/năm. Qua đó thủ đoạn tinh vi đó, trốn tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan pháp luật trong thời gian dài. Theo thống kê bước đầu, tổng số tiền giải ngân của đường dây này là gần 4.000 tỷ đồng, tổng số tiền thu về hơn 4.600 tỷ đồng trên tổng 738.933 lượt vay. Đây là nhóm tội phạm có tổ chức do người nước ngoài cấu kết với các đối tượng người Việt Nam, hoạt động xuyên quốc gia thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn. Tín dụng đen, cho vay nặng lãi là gì? Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen. Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi). Cho vay nặng lãi là cụm từ phổ biến để chỉ những trường hợp cho vay với lãi suất cao, còn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 và Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, cho vay nặng lãi gọi là “cho vay lãi nặng”. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau: “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, theo quy định hiện hành người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất thì có thể được kết vào tội cho vay nặng lãi hay còn gọi là cho vay lãi nặng. Xem thêm: Cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu TNHS? Người vay nặng lãi có được lấy lại số tiền lãi bất hợp pháp đã trả không? Theo Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: - Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với: + Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay; + Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay. + Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác. - Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Trong đó, mức lãi suất cao nhất được quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. + Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. + Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Như vậy, theo quy định như trên, người vay nặng lãi có thể được trả lại số tiền thu lợi bất chính mà người cho vay đã nhận. Trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp.
Quy định về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2024?
Trong đời sống hằng ngày, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện giúp đỡ người dân. Như vậy, Ngân hàng chính sách là gì? Năm 2024, Nhà nước quy định thế nào về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách? Ngân hàng Chính sách XH là gì? Theo Khoản 1 Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, Ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Theo Điều 1 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg, Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập và hoạt động theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, theo Điều 18 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, vốn điều lệ của ngân hàng chính sách do ngân sách nhà nước cấp và được bổ sung từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài chính hợp pháp khác. Như vậy, Ngân hàng Chính sách XH là Ngân hàng Chính sách, được Chính phủ thành lập để hỗ trợ hoạt động vay vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách, được nhà nước cấp vốn điều lệ. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Chính sách XH năm 2024? Theo Điều 19 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng chính sách như sau: - Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và cơ cấu quản trị khác theo quy định của Chính phủ. - Ngân hàng chính sách được thành lập chi nhánh, sở giao dịch, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách XH được quy định tại Mục I Quyết định 16/2003/QĐ-TTg như sau: 1) Hệ thống tổ chức Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: - Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội; - Sở Giao dịch, Trung tâm đào tạo, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh; - Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện, Phòng giao dịch thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh. - Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Sở Giao dịch, Trung tâm đào tạo, Chi nhánh và Phòng giao dịch thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị. 2) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và điều hành của Hội sở chính: - Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc; - Ban Kiểm soát; - Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc; - Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ. 3) Tổ chức bộ máy điều hành của Sở Giao dịch, Trung tâm đào tạo và các Chi nhánh bao gồm: - Giám đốc, các Phó giám đốc; - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ; - Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ. 4) Phòng giao dịch Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh nơi không có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Phòng giao dịch có con dấu. Điều hành Phòng giao dịch là Giám đốc. Quy định về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách XH năm 2024? 1) Ai sẽ được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách XH? Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg về các đối tượng cho vay của Ngân hàng Chính sách XH bao gồm - Hộ nghèo. - Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. - Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT. - Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. - Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình 135. - Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các đối tượng cho vay trên gọi chung là Người vay. Như vậy, người vay đáp ứng các điều kiện vay vốn tại Điều 8 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg và sử dụng vốn cho vay vào các mục đích tại Điều 6 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg thì sẽ được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách XH. 2) Ngân hàng Chính sách XH cho vay thông qua đâu? Theo Điều 10 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định - Uỷ thác cho vay: + Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đến Người vay thông qua các tổ chức nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác là người giải ngân và thu nợ trực tiếp đến Người vay và được hưởng phí ủy thác; + Bên nhận ủy thác là tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành về ủy thác và nhận ủy thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng; + Bên nhận ủy thác là tổ chức chính trị - xã hội cần có các điều kiện sau: Có đội ngũ cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay; Có mạng lưới hoạt động đến vùng nghèo, hộ nghèo; Có uy tín trong nhân dân, có tín nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội; Có điều kiện tổ chức kế toán, thống kê, báo cáo theo các quy định cụ thể của Ngân hàng Chính sách xã hội; - Nội dung, phạm vi, mức độ, phí ủy thác, quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác được thể hiện trong hợp đồng ủy thác do hai bên thỏa thuận; - Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và Thủ trưởng đơn vị bên nhận ủy thác là đại diện pháp nhân trong việc ký hợp đồng ủy thác. Nếu bên nhận ủy thác là pháp nhân ở cấp tỉnh, huyện, xã thì Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Phòng giao dịch được Tổng Giám đốc ủy quyền ký hợp đồng ủy thác. - Ở những nơi có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách XH đặt trụ sở, được thực hiện cho vay trực tiếp đến Người vay. Như vậy, Nếu ở những nơi có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách XH thì sẽ cho vay tại chi nhánh. Những nơi không có Chi nhánh Ngân hàng Chính sách XH thì sẽ cho vay thông qua các tổ chức nhận uỷ thác. 3) Lãi suất cho vay như thế nào? Lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách XH được quy định tại Điều 11 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg như sau: - Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được quy định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội đồng quản trị quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III. - Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Như vậy, lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách XH sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 4) Thời hạn cho vay trong bao lâu? Theo Điều 7 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg, Ngân hàng Chính sách XH có 03 loại cho vay như sau: - Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng. Đồng thời, tại Điều 14 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn như sau: - Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của Người vay. - Nếu Người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do chưa thu hoạch, bị kéo dài so với dự kiến hoặc chưa tiêu thụ được sản phẩm, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ. Việc cho gia hạn nợ của các tổ chức nhận ủy thác cho vay tùy thuộc vào sự thoả thuận giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác ghi trong hợp đồng. - Trường hợp cho vay lưu vụ: thời hạn cho vay là thời hạn của chu kỳ sản xuất tiếp theo. - Trường hợp Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích; Người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng chây ỳ không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển cho vay lưu vụ, chuyển sang nợ chờ xử lý, chuyển nợ quá hạn thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Như vậy, có 03 loại vay là ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tùy theo mục đích sử dụng và thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ cho người vay mà sẽ có thời hạn phù hợp. Xem thêm thông tin chi tiết quy định mới về các tổ chức tín dụng tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Xem thêm: Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng người khác thì nên làm gì? 14 ngân hàng quan trọng năm 2024 được NHNN phê duyệt Có được vay ngân hàng để mua vàng không?
Công an cảnh báo nguy cơ chiếm đoạt tài sản khi vay tiền qua app
Ngày 27/11/2023, Công an TP.HCM thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi người dân vay tiền qua app và bị đe dọa đòi nợ. Theo Công an TP.HCM, ghi nhận của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), từ đầu năm 2022 đến nay, đã có hơn 2.624 người báo cáo lừa đảo. Trong đó, số người phản ánh về các app liên quan tới hoạt động "tín dụng đen" chiếm 30% số lượng cảnh báo về lừa đảo trực tuyến được gửi về. Một số thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua app, website Những người giả mạo tên, thương hiệu của các tổ chức tài chính, tín dụng, ví điện tử... để quảng cáo các gói vay hấp dẫn. Những app, website đa phần đều được quảng cáo là lãi suất thấp, giải ngân nhanh, thậm chí có nơi còn cho vay ưu đãi 0% hoặc thủ tục vay và không cần tài sản thế chấp, giải ngân siêu tốc... Công an TP.HCM cảnh báo người vay sẽ bị lộ thông tin khi những người này lấy lý do thẩm duyệt hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, năm sinh, nơi làm việc kèm theo số điện thoại… Người vay bị dẫn dụ cài đặt ứng dụng độc hại, các ứng dụng này yêu cầu người vay nợ phải cho phép truy cập vào danh bạ điện thoại, các tài khoản mạng xã hội, chụp ảnh nhận diện, ảnh CCCD/CMND. Khi nạn nhân không trả tiền sẽ quay sang gán nợ, đòi nợ những người trong danh bạ hoặc gửi tin nhắn đe dọa, xúc phạm, bôi nhọ đến những người này hoặc đăng trên các tài khoản mạng xã hội để gây áp lực. Người dân có thể bị lừa đảo và cưỡng đoạt tài sản khi vay, chúng sẽ thông báo nạn nhân đã nhận được tiền (hình ảnh hiển thị trên giao diện) nhưng không rút được do "sai thông tin". Sau đó, yêu cầu bị hại chuyển tiền xác minh tài khoản. Nhiều bị hại bị lừa đến khi mất sạch tài sản hiện có thì mới nhận ra bị lừa. Nếu nạn nhân không chuyển tiền, chúng sẽ giở thủ đoạn gán nợ - đe dọa nếu không làm theo yêu cầu sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu, "báo công an" nạn nhân lừa đảo hoặc đe dọa đòi nợ theo hình thức gây áp lực tinh thần. Hướng dẫn người dân xử lý trước các thủ đoạn lừa đảo qua app Công an TP.HCM khuyến cáo người dân phải tỉnh táo, nếu gặp phải thủ đoạn trên thì khẩn trương bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội, gỡ bỏ app độc hại trên máy. Chủ động cảnh báo người thân, bạn bè về việc bị lừa đảo để phòng ngừa và tự bảo vệ bản thân. Tuyệt đối không chuyển tiền theo yêu cầu của những người cho vay qua "app đen". Cắt mọi liên lạc để không bị những người này thao túng, dẫn dắt... chiếm đoạt tiền. Thu thập dữ liệu, thông tin về hành vi lừa đảo để báo cáo, tố giác đến cơ quan công an gần nhất. Khi sử dụng mạng xã hội hoặc nhận được các tin nhắn kèm đường link cài đặt ứng dụng (app) có nội dung như "Không cần thế chấp, lãi suất không đồng", "Vay siêu tốc, nhận tiền sau 30 phút, lãi suất thấp, nhận tiền ngay"… thì có thể đây là một hình thức của lừa đảo trực tuyến. Nguồn: Công an TPHCM
Phân biệt chế tài giữa chậm trả nợ và không trả nợ
Chế tài đối với người vay nợ khi chậm trả và không trả khác nhau thế nào? Phân biệt chế tài giữa 02 hành vi này và bên cho vay cần làm gì trong 02 trường hợp này. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Nghĩa vụ trả nợ của người vay Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau: - Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. - Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, người vay có nghĩa vụ trả đúng, đủ số tiền khi đến hạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp người vay chậm trả hoặc không trả nợ, vậy chế tài dành cho 02 hành vi này được pháp luật quy định như thế nào? (1) Trường hợp người vay chậm trả nợ Trường hợp bên vay chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trong trường hợp này, nếu vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Còn đối với trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: - Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS 2015; - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Song, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 353 quy định về chậm thực hiện nghĩa vụ như sau: Khi người vay chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết thì bên vay phải thông báo ngay cho bên cho vay biết về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Ngoài ra, nếu sau khi bên vi phạm nhận được thông báo và không thực hiện việc thanh toán cả phần nợ và phần lãi, bên cho vay có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để khởi kiện về việc vi phạm hợp đồng của bên vay. Như vậy, khi chậm trả nợ người vay phải thông báo đến người cho vay biết về việc chậm thực nghĩa vụ trả nợ của mình. Đồng thời, sau đó người vay phải thực hiện thanh toán nợ gốc và cả lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả của mình. (2) Trường hợp người vay không trả nợ Vay tiền không trả thường có hai hậu quả: ngoài trường hợp vi phạm hợp đồng dân sự thì người vay có thể cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nếu như người vay thuộc một trong các trường hợp sau: - Đến thời hạn trả tiền, mặc dù hoàn toàn có khả năng trả tiền nhưng cố tình không trả (thường được biểu hiện bằng việc thách thức hoặc lẩn trốn không muốn trả) Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản vay (bằng lời nói hoặc tin nhắn bịa đặt những điều sai sự thật để kéo thời gian- mục đích không muốn trả) - Sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản vay (dùng tiền vay để đánh bạc, sử dụng ma túy… và không thể trả lại được). Điển hình như khi đến hạn trả nợ theo thỏa thuận cam kết, người cho vay tiền yêu cầu hoàn trả nợ như đã thỏa thuận thì người vay tiền có những hành vi gian dối như: hứa hẹn, khất lần, quanh co, đưa các thông tin giả về tài liệu cá nhân, nhân thân để tìm mọi cách để trì hoãn việc trả nợ, sau đó ẩn các thông tin cá nhân cung cấp ban đầu, tắt điện thoại, bỏ trốn khỏi nơi cư trú với mục đích chiếm đoạt toàn bộ số tiền vay để không phải trả nợ thì có thể có dấu hiệu hành vi vi phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Điều 174 hoặc “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” tại Điều 175 được quy định Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) với mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì việc vay tiền không trả không phải lúc nào cũng trở thành tội phạm. Vậy nên, nếu như hành vi của bên vay chỉ dừng lại ở mức độ vi phạm dân sự thì không cấu thành tội phạm mà chỉ vi phạm hợp đồng dân sự - hợp đồng vay tiền; đó là trường hợp mặc dù đã đến hạn phải trả tiền mặc dù có thiện trí trả tiền nhưng người vay không có khả năng để trả, có thông báo hoặc cam kết với người cho vay. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, bên cho vay có thể nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú. Đã bị phạt tù thì có phải trả nợ không? Trên thực tế có nhiều trường hợp bên vay chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nhưng phải đi tù. Vậy câu hỏi đặt ra bên vay có được xóa nợ nếu đi tù không? Trong trường hợp này bên vay có thể thỏa thuận với bên cho vay để hoãn thực hiện nghĩa vụ trả nợ đến khi thi hành án kết thúc và phải được bên cho vay đồng ý theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra, bên vay nợ có thể ủy quyền cho bên thứ ba để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho mình theo quy định tại Điều 283 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, dù phải chấp hành hình phạt tù thì bên vay nợ vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, tự mình trả nợ hoặc thông qua bên thứ ba.