Người có 2 quốc tịch được làm thẻ căn cước không?
Nhiều người thắc mắc người có hai quốc tịch có được làm thẻ căn cước hay không? Cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé (1) Người có 2 quốc tịch được làm thẻ căn cước không? Việc sở hữu thẻ căn cước mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam, từ việc thực hiện các giao dịch hành chính, thanh toán trực tuyến đến việc đi lại trong nước. Tuy nhiên, do Luật Căn cước 2023 chỉ mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 nên vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh các quy định của Luật này. Trong đó, có nhiều thắc mắc về quy định người có hai quốc tịch có được làm thẻ căn cước hay không? Liên quan đến vấn đề này, theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước 2023, người được cấp thẻ căn cước bao gồm: - Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam - Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước - Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu Bên cạnh đó, Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định như sau: - Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. - Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. - Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước. - Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Tổng hợp các quy định trên, thì người có hai quốc tịch vẫn được cấp thẻ căn cước với điều kiện có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. (2) Thủ tục cấp thẻ căn cước Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước 2023, trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước như sau: Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên: Bước 1: Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước Trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật Căn cước 2023 Bước 2: Thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước Bước 3: Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước Bước 4: Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước Bước 5: Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn. Trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Đối với người dưới 14 tuổi: Bước 1: Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi đến cơ quan quản lý căn cước để được cấp thẻ căn cước Bước 2: - Đối với người dưới 06 tuổi: Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi - Đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi: Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi. Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. - Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Phải có người đại diện hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này. Bước 3: Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi. Trường hợp từ chối cấp thẻ căn cước thì cơ quan quản lý căn cước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Lưu ý: Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Trên đây là giáp đáp cho câu hỏi ‘Người có 2 quốc tịch được làm thẻ căn cước không?” và thủ tục cấp thẻ căn cước cho công dân Việt Nam mới nhất hiện nay.
Người từ đủ 14 tuổi cố ý gây thương tích bị xử lý thế nào? Có áp dụng mức phạt tiền hay không?
Hành vi cố ý gây thương tích sẽ tùy vào mức độ tính chất mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tuy nhiên đối với người chưa thành niên thì như thế nào? Người đủ 14 tuổi trở lên có phải chịu mức xử phạt hành chính là phạt tiền hay không? Về đội tuổi chịu trách nhiệm hành chính Căn cứ tại Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính. Trong đó: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích của người từ đủ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: -Cảnh cáo; - Phạt tiền; -Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); -Trục xuất. Trong đó hình thức cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Đối với hình thức xử phạt còn lại có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Người từ đủ 14 tuổi có phải chịu mức xử phạt hành chính là phạt tiền không? Theo quy định tại khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Ngoài ra, trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. Như vậy, đối với hành vi cố ý gây thương tích, người từ đủ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính với hình thức xử phạt là cảnh cáo. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Căn cứ tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015. Như vậy, về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự với người từ đủ 14 tuổi về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; -Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Khung hình phạt cao nhất cho tội này là tù chung thân. Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Xem thêm một số bản án về bị cáo phạm tội là người chưa thành niên tại đây
28 tội trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 01/01/2018
Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2017 do Quốc Hội ban hành ngày 20/6/2017 đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung quan trọng của Bộ luật dân sự 2015. Nổi bật nhất là những thay đổi liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với những người dưới 16 tuổi (hay còn gọi là “trẻ em” theo Điều 1 Luật Trẻ em). Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi năm 2017 (BLHS) thì trẻ em từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọngđối với các tội sau: Tội phạm Điều Tội giết người* 123 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 134 Tội hiếp dâm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Tội cưỡng dâm Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 141, 142, 143, 144 Tội mua bán người Tội mua bán người dưới 16 tuổi 150, 151 Tội cướp tài sản* 168 Tội cướp giật tài sản Tội cưỡng đoạt tài sản Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 169 170 171 173 178 Tội sản xuất trái phépchất ma túy Tộitàng trữ trái phép chất ma túy Tộivận chuyển trái phép chất ma túy Tộimua bán trái phép chất ma túy Tộichiếm đoạtchất ma túy 248, 249, 250, 251, 252 Tội đua xe trái phép Tội tổ chức đua xe trái phép 265, 266 Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 286 287 289 290 Tội khủng bố 299 Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia 303 Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 304 * Trong đó, đặc biệt cần lưu ý tại Điều 14 BLHS rằng Tội giết người (Điều 123) và Tội cướp tài sản (Điều 168) vì người dưới 16 tuổi vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Nguyên nhân là do những tội phạm này có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao, và khi được chuẩn bị thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn nhiều. Việc chuẩn bị cũng cho thấy người phạm tội mong muốn phạm tội đến cùng và việc ngừng phạm tội chỉ có thể do tình huống khách quan. Vì vậy, việc ngăn chặn hành vi phạm tội ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội là phù hợp, cho dù chủ thể phạm tội chỉ là trẻ em.
Người có 2 quốc tịch được làm thẻ căn cước không?
Nhiều người thắc mắc người có hai quốc tịch có được làm thẻ căn cước hay không? Cùng tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé (1) Người có 2 quốc tịch được làm thẻ căn cước không? Việc sở hữu thẻ căn cước mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam, từ việc thực hiện các giao dịch hành chính, thanh toán trực tuyến đến việc đi lại trong nước. Tuy nhiên, do Luật Căn cước 2023 chỉ mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 nên vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh các quy định của Luật này. Trong đó, có nhiều thắc mắc về quy định người có hai quốc tịch có được làm thẻ căn cước hay không? Liên quan đến vấn đề này, theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước 2023, người được cấp thẻ căn cước bao gồm: - Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam - Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước - Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu Bên cạnh đó, Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định như sau: - Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. - Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. - Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước. - Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Tổng hợp các quy định trên, thì người có hai quốc tịch vẫn được cấp thẻ căn cước với điều kiện có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. (2) Thủ tục cấp thẻ căn cước Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước 2023, trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước như sau: Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên: Bước 1: Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước Trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật Căn cước 2023 Bước 2: Thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước Bước 3: Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước Bước 4: Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước Bước 5: Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn. Trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Đối với người dưới 14 tuổi: Bước 1: Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi đến cơ quan quản lý căn cước để được cấp thẻ căn cước Bước 2: - Đối với người dưới 06 tuổi: Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi - Đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi: Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi. Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. - Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Phải có người đại diện hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này. Bước 3: Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi. Trường hợp từ chối cấp thẻ căn cước thì cơ quan quản lý căn cước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Lưu ý: Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Trên đây là giáp đáp cho câu hỏi ‘Người có 2 quốc tịch được làm thẻ căn cước không?” và thủ tục cấp thẻ căn cước cho công dân Việt Nam mới nhất hiện nay.
Người từ đủ 14 tuổi cố ý gây thương tích bị xử lý thế nào? Có áp dụng mức phạt tiền hay không?
Hành vi cố ý gây thương tích sẽ tùy vào mức độ tính chất mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tuy nhiên đối với người chưa thành niên thì như thế nào? Người đủ 14 tuổi trở lên có phải chịu mức xử phạt hành chính là phạt tiền hay không? Về đội tuổi chịu trách nhiệm hành chính Căn cứ tại Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính. Trong đó: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích của người từ đủ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: -Cảnh cáo; - Phạt tiền; -Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); -Trục xuất. Trong đó hình thức cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Đối với hình thức xử phạt còn lại có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. Người từ đủ 14 tuổi có phải chịu mức xử phạt hành chính là phạt tiền không? Theo quy định tại khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Ngoài ra, trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. Như vậy, đối với hành vi cố ý gây thương tích, người từ đủ 14 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính với hình thức xử phạt là cảnh cáo. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Căn cứ tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015. Như vậy, về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Theo đó, truy cứu trách nhiệm hình sự với người từ đủ 14 tuổi về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; -Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Khung hình phạt cao nhất cho tội này là tù chung thân. Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Xem thêm một số bản án về bị cáo phạm tội là người chưa thành niên tại đây
28 tội trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 01/01/2018
Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2017 do Quốc Hội ban hành ngày 20/6/2017 đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung quan trọng của Bộ luật dân sự 2015. Nổi bật nhất là những thay đổi liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với những người dưới 16 tuổi (hay còn gọi là “trẻ em” theo Điều 1 Luật Trẻ em). Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi năm 2017 (BLHS) thì trẻ em từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọngđối với các tội sau: Tội phạm Điều Tội giết người* 123 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 134 Tội hiếp dâm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi Tội cưỡng dâm Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 141, 142, 143, 144 Tội mua bán người Tội mua bán người dưới 16 tuổi 150, 151 Tội cướp tài sản* 168 Tội cướp giật tài sản Tội cưỡng đoạt tài sản Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 169 170 171 173 178 Tội sản xuất trái phépchất ma túy Tộitàng trữ trái phép chất ma túy Tộivận chuyển trái phép chất ma túy Tộimua bán trái phép chất ma túy Tộichiếm đoạtchất ma túy 248, 249, 250, 251, 252 Tội đua xe trái phép Tội tổ chức đua xe trái phép 265, 266 Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 286 287 289 290 Tội khủng bố 299 Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia 303 Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 304 * Trong đó, đặc biệt cần lưu ý tại Điều 14 BLHS rằng Tội giết người (Điều 123) và Tội cướp tài sản (Điều 168) vì người dưới 16 tuổi vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Nguyên nhân là do những tội phạm này có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao, và khi được chuẩn bị thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn nhiều. Việc chuẩn bị cũng cho thấy người phạm tội mong muốn phạm tội đến cùng và việc ngừng phạm tội chỉ có thể do tình huống khách quan. Vì vậy, việc ngăn chặn hành vi phạm tội ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội là phù hợp, cho dù chủ thể phạm tội chỉ là trẻ em.