Bụng làm dạ chịu là gì? Con thành niên gây thiệt hại thì tự chịu hay ba mẹ chịu trách nhiệm?
Câu thành ngữ bụng làm dạ chịu có nghĩa như thế nào? Con đã thành niên gây thiệt hại thì ba mẹ có chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay chính con phải chịu? Bụng làm dạ chịu là gì? Để nói về lối sống trách nhiệm, học cách đối nhân xử thế thì cha ông ta đã có câu thành ngữ “Bụng làm dạ chịu”. Bụng làm dạ chịu là thành ngữ thường được sử dụng trong trường hợp bản thân gây ra chuyện xấu, ngoài ý muốn thì phải tự gánh lấy hậu quả. “Bụng” và “dạ” trong câu thành ngữ đều có ý nghĩa như một, chính vì thế, đại ý câu thành ngữ có nghĩa là việc mình làm mình phải tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác. Đây là câu thành ngữ cha ông ta đã sử dụng từ xưa để răn dạy con cháu khi gây ra tội lỗi thì phải biết nhận lỗi, không nên vu oan hay đổ thừa cho người khác. Ngoài ý nghĩa răn dạy, câu thành ngữ “bụng làm dạ chịu” còn phê phán và lên án những ai sống không biết nhận lỗi, trốn tránh trách nhiệm trong mọi xã hội. Thông tin mang tính chất tham khảo. Con đã thành niên gây thiệt hại thì tự chịu hay ba mẹ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Thông thường nếu con nhỏ gây ra thiệt hại thì ba mẹ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên nếu con đã đủ tuổi thành niên và gây thiệt hại thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường? Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không rơi vào 01 trong 03 trường hợp sau: - Mất năng lực hành vi dân sự; - Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; - Hạn chế năng lực hành vi dân sự. Căn cứ Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. - Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Như vậy, con đã thành niên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Tuy nhiên đối với con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà cha, mẹ là người giám hộ thì cha, mẹ được lấy tài sản của người con đó để bồi thường. Trường hợp con mất năng lực hành vi dân sự không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ là người giám hộ phải bồi thường bằng chính tài sản của mình. Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Tóm lại, câu thành ngữ bụng làm dạ chịu thường được sử dụng trong trường hợp bản thân gây ra chuyện xấu, chuyện ngoài ý muốn thì phải tự gánh lấy hậu quả. Đối với con đã thành niên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì người giám hộ mới phải bồi thường.
Gen Z là gì? Gen Z đã đủ tuổi vị thành niên chưa?
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Gen Z ngày càng năng động, sáng tạo và thông minh. Vậy Gen Z là gì? Và Gen Z có được xem là người đã đủ tuổi vị thành niên chưa? Câu hỏi của Quân (Long An). 1. Gen Z là gì? Gen Z là một thuật ngữ viết tắt của Generation Z, được sử dụng để chỉ đến nhóm người sinh ra giữa thế hệ Millennials và thế hệ Alpha. Nói một cách đơn giản, Gen Z là cách gọi những người có năm sinh trong khoảng từ 1997 đến 2012. Vào tháng 9 năm 2000, thuật ngữ thế hệ Z xuất hiện đầu tiên trong một bài báo. Hầu hết các thành viên của Thế hệ Z sinh ra trong thời kỳ bùng nổ công nghệ và Internet, vì vậy, họ đã tiếp xúc với các thiết bị di động từ khi còn nhỏ. Họ dễ dàng tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng thông qua việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Google, YouTube, Instagram và nhiều nền tảng khác. Thuật ngữ “Gen Z” trên Facebook hiện nay thường được sử dụng để chỉ những người sinh ra từ năm 1997 đến 2012. Điều này tương đương với những người ở độ tuổi từ 12 đến 27 vào năm 2024. Đây là một thế hệ trẻ mà nhiều người vẫn đang theo học tại trường hoặc vừa mới tốt nghiệp và bắt đầu bước vào thị trường làm việc. 2. Gen Z đã đủ tuổi vị thành niên chưa? Căn cứ Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định về trẻ em là người dưới 16 tuổi. Đồng thời, khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Và theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Gen Z là cách gọi những người có năm sinh trong khoảng từ 1997 đến 2012. Tính đến năm 2024 thì Gen Z sẽ vào khoảng từ 12 tuổi đến 27 tuổi. Như vậy, Gen Z sinh trong khoảng từ năm 1997 đến năm 2006 (từ 18 đến 27 tuổi) thì được xem là người thành niên. 3. Gen Z chưa thành niên có được đi làm không? Căn cứ quy định tại Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 về lao động chưa thành niên thì lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi: - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động 2019. - Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019. Và theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 về nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên thì: - Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách. - Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. - Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. - Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Như vậy, Gen Z chưa thành niên vẫn được đi làm, tuy nhiên sẽ chỉ được làm những công việc mà pháp luật cho phép với đối tượng lao động chưa đủ 18 tuổi.
Bụng làm dạ chịu là gì? Con thành niên gây thiệt hại thì tự chịu hay ba mẹ chịu trách nhiệm?
Câu thành ngữ bụng làm dạ chịu có nghĩa như thế nào? Con đã thành niên gây thiệt hại thì ba mẹ có chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay chính con phải chịu? Bụng làm dạ chịu là gì? Để nói về lối sống trách nhiệm, học cách đối nhân xử thế thì cha ông ta đã có câu thành ngữ “Bụng làm dạ chịu”. Bụng làm dạ chịu là thành ngữ thường được sử dụng trong trường hợp bản thân gây ra chuyện xấu, ngoài ý muốn thì phải tự gánh lấy hậu quả. “Bụng” và “dạ” trong câu thành ngữ đều có ý nghĩa như một, chính vì thế, đại ý câu thành ngữ có nghĩa là việc mình làm mình phải tự chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác. Đây là câu thành ngữ cha ông ta đã sử dụng từ xưa để răn dạy con cháu khi gây ra tội lỗi thì phải biết nhận lỗi, không nên vu oan hay đổ thừa cho người khác. Ngoài ý nghĩa răn dạy, câu thành ngữ “bụng làm dạ chịu” còn phê phán và lên án những ai sống không biết nhận lỗi, trốn tránh trách nhiệm trong mọi xã hội. Thông tin mang tính chất tham khảo. Con đã thành niên gây thiệt hại thì tự chịu hay ba mẹ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Thông thường nếu con nhỏ gây ra thiệt hại thì ba mẹ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên nếu con đã đủ tuổi thành niên và gây thiệt hại thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường? Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không rơi vào 01 trong 03 trường hợp sau: - Mất năng lực hành vi dân sự; - Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; - Hạn chế năng lực hành vi dân sự. Căn cứ Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. - Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Như vậy, con đã thành niên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Tuy nhiên đối với con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà cha, mẹ là người giám hộ thì cha, mẹ được lấy tài sản của người con đó để bồi thường. Trường hợp con mất năng lực hành vi dân sự không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ là người giám hộ phải bồi thường bằng chính tài sản của mình. Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Tóm lại, câu thành ngữ bụng làm dạ chịu thường được sử dụng trong trường hợp bản thân gây ra chuyện xấu, chuyện ngoài ý muốn thì phải tự gánh lấy hậu quả. Đối với con đã thành niên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì người giám hộ mới phải bồi thường.
Gen Z là gì? Gen Z đã đủ tuổi vị thành niên chưa?
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Gen Z ngày càng năng động, sáng tạo và thông minh. Vậy Gen Z là gì? Và Gen Z có được xem là người đã đủ tuổi vị thành niên chưa? Câu hỏi của Quân (Long An). 1. Gen Z là gì? Gen Z là một thuật ngữ viết tắt của Generation Z, được sử dụng để chỉ đến nhóm người sinh ra giữa thế hệ Millennials và thế hệ Alpha. Nói một cách đơn giản, Gen Z là cách gọi những người có năm sinh trong khoảng từ 1997 đến 2012. Vào tháng 9 năm 2000, thuật ngữ thế hệ Z xuất hiện đầu tiên trong một bài báo. Hầu hết các thành viên của Thế hệ Z sinh ra trong thời kỳ bùng nổ công nghệ và Internet, vì vậy, họ đã tiếp xúc với các thiết bị di động từ khi còn nhỏ. Họ dễ dàng tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng thông qua việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Google, YouTube, Instagram và nhiều nền tảng khác. Thuật ngữ “Gen Z” trên Facebook hiện nay thường được sử dụng để chỉ những người sinh ra từ năm 1997 đến 2012. Điều này tương đương với những người ở độ tuổi từ 12 đến 27 vào năm 2024. Đây là một thế hệ trẻ mà nhiều người vẫn đang theo học tại trường hoặc vừa mới tốt nghiệp và bắt đầu bước vào thị trường làm việc. 2. Gen Z đã đủ tuổi vị thành niên chưa? Căn cứ Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định về trẻ em là người dưới 16 tuổi. Đồng thời, khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Và theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên một thông tin có thể tham khảo là tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Gen Z là cách gọi những người có năm sinh trong khoảng từ 1997 đến 2012. Tính đến năm 2024 thì Gen Z sẽ vào khoảng từ 12 tuổi đến 27 tuổi. Như vậy, Gen Z sinh trong khoảng từ năm 1997 đến năm 2006 (từ 18 đến 27 tuổi) thì được xem là người thành niên. 3. Gen Z chưa thành niên có được đi làm không? Căn cứ quy định tại Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 về lao động chưa thành niên thì lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi: - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động 2019. - Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019. Và theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 về nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên thì: - Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách. - Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. - Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. - Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Như vậy, Gen Z chưa thành niên vẫn được đi làm, tuy nhiên sẽ chỉ được làm những công việc mà pháp luật cho phép với đối tượng lao động chưa đủ 18 tuổi.