Ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai?
Ngồi tù oan sai là trường hợp hiếm gặp ở Việt Nam, tuy nhiên pháp luật vẫn có quy định về quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường trong trường hợp trên. Vậy, ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai? Vừa qua trên khắp các trang MXH đang xôn xao vụ việc một giám đốc công ty sau khi bị bắt giam hơn bốn năm rưỡi. Đến nay, công an đình chỉ điều tra bị can đối với ông do hành vi không cấu thành tội phạm. Theo ông, việc bị bắt giam khiến ông từ chủ một công ty nay đã phải đi làm bảo vệ, ảnh hưởng đến cuộc sống và danh tiếng của ông. Ông đã ủy quyền cho luật sư làm các thủ tục để yêu cầu cơ quan tố tụng xin lỗi công khai, bồi thường oan sai. Ai sẽ được yêu cầu Nhà nước bồi thường? Theo Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Trong đó, người bị thiệt hại theo khoản 1 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Cũng theo Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường: - Người bị thiệt hại. - Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại. - Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 - Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. Đồng thời, theo Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự quy định Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. Như vậy, những người bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì sẽ được yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Theo đó, người ngồi tù oan sai được yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai? Theo khoản 6 và khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định - Người giải quyết bồi thường là người được cơ quan giải quyết bồi thường cử để thực hiện việc giải quyết yêu cầu bồi thường. - Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng. Theo đó có thể thấy người thi hành công vụ là người trực tiếp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại, tuy nhiên, cơ quan giải quyết bồi thường sẽ cử người giải quyết bồi thường để thực hiện bồi thường cho người ngồi tù oan sai. Đồng thời, người thi hành công vụ gây thiệt hại cũng sẽ có những quyền và nghĩa vụ theo Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường như sau: - Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây: + Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017; + Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính; + Quyền khác theo quy định của pháp luật. - Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây: + Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình; + Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; + Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; + Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, dù người giải quyết bồi thường là người khác nhưng người thi hành công vụ gây thiệt hại vẫn phải hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý họ. Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường? Theo Điều 16 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường bao gồm: - Giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường. - Thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. - Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật. - Không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. - Sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường. Như vậy, người giải quyết bồi thường và cơ quan giải quyết bồi thường sẽ không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm như trên trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
"Tác động vật lý" CSGT khi lập biên bản vi phạm nồng độ cồn bị xử lý thế nào?
Vừa qua, trên các diễn đàn đã đưa tin về vụ việc tài xế M đã có hành vi giật lại giấy tờ xe và dùng tay đấm vào mặt chiến sĩ CSGT khi bị lập biên bản vi phạm nồng độ cồn. Cụ thể, ngày 03/5 vừa qua, Công an huyện Đ cho biết, đang điều tra, xử lý vụ việc hai đối tượng có dấu hiệu chống người thi hành công vụ. Theo thông tin, khoảng 1h10 ngày 1/5, Tổ tuần tra kiểm soát Phòng CSGT Công an do 3 cán bộ thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ bảo vệ dịp lễ và tăng cường xử lý chuyên đề nồng độ cồn trên Quốc lộ. Theo đó, Tổ tuần tra đã kiểm tra, phát hiện ông M điều khiển xe máy BKS 72T2-89xx trong khi vi phạm nồng độ cồn ở mức 0.487mg/lít khí thở. Vì thế, Tổ tuần tra lập biên bản vi phạm hành chính với ông M. Tuy nhiên, ông M đã có hành vi giật lại giấy tờ xe và dùng tay đấm vào mặt chiến sĩ CSGT. Thấy vậy, một chiến sĩ CSGT khác đã tiến hành khống chế đối tượng. Ngay sau đó, một người khác tên L điều khiển xe máy BKS 72H1-185.xx chạy đến rút dao đe dọa tổ công tác và yêu cầu thả ông M. Trước sự manh động của L, chiến sĩ CSGT tổ trưởng đã nổ một phát súng chỉ thiên yêu cầu L. bỏ vũ khí xuống. Tổ công tác đã tiến hành khống chế đối tượng, sau đó bàn giao M., L. cùng phương tiện, hung khí cho Công an xã X tiếp tục xử lý. Xem bài viết liên quan: Cản trở người thi hành công vụ mà gây thương tích bị xử phạt ra sao? Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; - Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; - Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; - Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; - Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Xử phạt vi phạm về nồng độ cồn Đối với ô tô Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô, tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm. Đối với xe máy Đại diện lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM cho biết, CSGT xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ). Tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyện dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau. Mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, thì bị phạt kịch khung từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người lái xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng. Xem bài viết liên quan: Uống bia không cồn thì có bị phạt khi tham gia giao thông không? Đối với xe đạp Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định: Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng. Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng. Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt 400.000 - 600.000 đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xác minh, xử lý vụ xe chở ma túy đâm CSGT ở Long An
Ngày 23/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 293/CĐ-TTg về xử lý vụ tại nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Long An. Cụ thể, vào khoảng 16 giờ ngày 21/4/ 2023, tại tuyến đường ĐT824 thuộc xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do xe ô tô mang biển kiểm soát số 49C-296.01 (do đối tượng nghi chở ma túy điều khiển) đâm trực tiếp vào lực lượng Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm về an ninh trật tự và an toàn giao thông, làm 01 đồng chí Thiếu tá thuộc Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Đức Hòa và 02 người dân tử vong. Xem và tải Công điện 293/CĐ-TTg https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/26/293-ttg.signed.pdf Theo Thủ tướng điện đây là hành vi có tính chất côn đồ, chống người thi hành công vụ đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của cán bộ, chiến sỹ Công an và tính mạng của Nhân dân. Thủ tướng Chính phủ xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình đồng chí Thiếu tá Cảnh sát giao thông và gia đình các nạn nhân tử vong. Đồng thời yêu cầu Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả, thăm hỏi, hỗ trợ, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn. Ngoài ra, nhằm khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông, không để xảy ra các trường hợp tương tự và tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đối với các Bộ, cơ quan liên quan như sau: - Bộ Công an: + Chỉ đạo Công an tỉnh Long An khẩn trương điều tra, xác minh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với đối tượng có hành vi côn đồ, chống người thi hành công vụ trong vụ tai nạn nêu trên; đồng thời chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương siết chặt kiểm soát và xử lý nghiêm đối với các trường hợp tương tự theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023. + Chỉ đạo thực hiện ngay các thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét phong tặng danh hiệu Liệt sĩ đối với đồng chí Thiếu tá Cảnh sát giao thông đã hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ tại vụ tai nạn nêu trên và thực hiện các chế độ, chính sách đối với gia đình của đồng chí theo đúng quy định của pháp luật. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh Long An chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của Tỉnh: + Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn nêu trên. + Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông; khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ra vụ tai nạn. - Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải toàn ngành và các Sở Giao thông vận tải địa phương cùng với lực lượng Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị, địa phương: Triển khai ngay các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên toàn quốc; trong đó tập trung chỉ đạo việc ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi chống người thi hành công vụ. Xem thêm bài viết liên quan: Mọi cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông phải được thông báo về đơn vị để xử lý nghiêm - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới. Tham khảo: Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; - Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; - Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; - Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; - Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Cản trở người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào? Có không ít trường hợp người vi phạm sử dụng vũ lực gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, mặc khác, hiện nay Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội chống người thi hành công vụ lại mới chỉ quy định về mức phạt tù với hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản. Vậy, với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe thì xử lý thế nào? Về vấn đề này, trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân. Xem và tải Công điện 293/CĐ-TTg https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/26/293-ttg.signed.pdf Xem bài viết liên quan: Cản trở người thi hành công vụ mà gây thương tích bị xử phạt ra sao?
Bộ Công an trả lời: người dưới 16 tuổi chống đối người thi hành công vụ xử lý thế nào?
Vừa qua, một người dân đã có ý kiến đến Bộ Công an về việc người dưới 16 tuổi vi phạm luật giao thông đường bộ và chống đối lại người thi hành công vụ sẽ bị xử lý thế nào? Cụ thể, người dân nêu ý kiến khi thấy tình trạng học sinh cấp 2 sử dụng mô tô, xe máy ngày càng nhiều, do chưa có đầy đủ kiến thức về luật giao thông đường bộ và đào tạo lái mô tô, xe máy nên các em thường xuyên vi phạm, thậm chí còn bỏ chạy, chống đối lại người thi hành công vụ. Theo đó, người dân thắc mắc, trường hợp người dưới 16 tuổi vi phạm luật giao thông đường bộ và chống đối lại người thi hành công vụ sẽ bị xử lý như thế nào? Thời gian tới, Bộ Công an có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng nêu trên? Từ đó, Bộ Công an có câu trả lời với người dân như sau: 1. Về xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi - Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020): Tại điểm a khoản 1 Điều 5 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý”. Tại Điều 22 quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”. Tại khoản 3 Điều 134 quy định: “Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền”. Ngoài ra, tại Điều 138, Điều 139, Điều 140 và Điều 140a cũng quy định về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi gồm: Nhắc nhở, quản lý tại gia đình và giáo dục dựa vào cộng đồng. - Tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định: “Trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở quy định tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 26 của Nghị định này. Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở”. 2. Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với người dưới 16 tuổi Căn cứ tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ- CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ): Tại khoản 1 Điều 21 quy định: “Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô”. Bên cạnh đó, tại điểm đ khoản 5 và điểm h khoản 8 Điều 30 quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông. 3. Về xử phạt đối với người dưới 16 tuổi chống người thi hành công vụ: - Căn cứ quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, có thể bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020): “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự”. - Đối với trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ được quy định tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ- CP ngày 31/12/2021 thì không bị phạt tiền nhưng bị phạt cảnh cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 134 và Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nêu trên. Ngoài ra, thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm quy định của pháp luật liên quan đến người chưa thành niên theo nguyên tắc việc xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên và chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Đồng thời, tăng cường các biện pháp tuyên truyền pháp luật, giáo dục tại xã, phường, thị trấn phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi để nâng cao nhận thức. Bên cạnh đó, Bộ Công an chỉ đạo Công an cơ sở phối hợp với nhà trường, gia đình trong công tác quản lý, giáo dục, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với người chưa thành niên. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về việc xử lý người chưa 16 tuổi khi vi phạm luật giao thông và chống đối người thi hành công vụ. Xem tại đây.
Chống đối người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
Xử lý hình sự đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Xử phạt vi phạm hành chính hành chi cản trở người thi hành công vụ Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ: - Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. - Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. - Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai. Cản trở người thi hành công vụ dẫn đến thương tích thì bị xử lý ra sao? Theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy đinh tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Chửi bới, lăng mạ CSGT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự!
Vừa qua, trên các trang báo điện tử có đưa tin về vụ việc, người phụ nữ có những lời nói lăng mạ, chửi bới CSGT khi chồng bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn. Theo đó, hành vi chửi bới, lăng mạ người thi hành công vụ không chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy mức xử phạt đối với người lăng mạ người thi hành công vụ là gì? Ai được xác định là người thi hành công vụ? Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 quy định: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định: Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Hành vi lăng mạ, đe dọa người thi hành công vụ bị xử lý thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau: - Điểm b khoản 1 quy định phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc xin lỗi công khai - Điểm a khoản 2 quy định phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ . Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người thi hành công vụ có thể bị xử lý hình sự Tội làm nhục người khác Cụ thể, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù nếu hành vi đó có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này. Trường hợp dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ, hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, sẽ bị truy cứu hình sự Tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Cản trở người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào? Có không ít trường hợp người vi phạm sử dụng vũ lực gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, mặc khác, hiện nay Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội chống người thi hành công vụ lại mới chỉ quy định về mức phạt tù với hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản. Vậy, với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe thì xử lý thế nào? Về vấn đề này, trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Xin CSGT bỏ qua lỗi không được, người đàn ông châm lửa đốt xe máy bị xử lý ra sao?
Không chịu hợp tác với CSGT để lập biên bản lỗi vi phạm, người đàn ông đốt xe máy rời khỏi hiện trường phải đối diện mức phạt thế nào? Mới đây, trên các báo điện tử đưa tin về việc một người đàn ông khi được CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra độ cồn thì đã thách thức và không hợp tác. Sau nhiều lần yêu cầu của CSGT, người này mới chấp hành việc đo nồng độ cồn, theo kết quả cho thất nồng độ cồn trong khí thở là 0,439mg/l. Tuy nhiên, khi được CSGT yêu cầu đến bàn làm việc để giải thích và lập biên bản vi phạm hành chính thì người này đã xin tổ công tác bỏ qua lỗi nhưng không được. Sau đó, do bức xúc người này đã tự mở khóa xăng châm lửa đốt xe rồi bỏ đi khỏi hiện trường. Được biết, sau sự việc, hiện cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ xử lý đối tượng. Theo đó, hành vi này của đối tượng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Quy định về hành vi cản trở người thi hành công vụ Hành vi “cản trở ” là hành vi tác động một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua hành động hoặc lời nói đến quá trình người thi hành công vụ chấp hành, thực hiện nghiệp vụ , từ đó tạo ra khó khăn, cản trở việc chấp hành pháp luật. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao. Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; - Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; - Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; - Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; - Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Quy định về Tội gây rối trật tự công cộng Ngoài ra, theo tùy trường hợp cụ thể mà người đốt xe chống người thi hành công vụ có thể bị truy cứu Tội gây rối trật tự công cộng Bộ luật Hình sự 2015 với lý do đốt xe ở giữa đường. Theo đó, căn cứ theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù.
Gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào?
Vừa qua, trên các diễn đàn hàng loạt đăng tin về trường hợp người trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực với người khác, khiến nhiều người dân bày tỏ sự bức xúc, phẫn nộ. Vậy đối tượng nào được xem người thi hành công vụ và mức xử phạt đối với hành vi này là gì? Để hiểu rõ hơn thì bài viết sẽ cung cấp đến cho người đọc về những quy định pháp luật liên quan đối với hành vi gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ. Ai là người thi hành công vụ? Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định: Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Trong khi thi hành công vụ là việc người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm thực hiên các chức năng của Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. Mọi hoạt động do cán bộ, công chức tiến hành nhằm thi hành công vụ đều phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Tội gây thương tích trong khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào? Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên. Tỷ lệ tổn thương cơ thể bao gồm: tỷ lệ tổn hại sức khỏe; tỷ lệ thương tật; tỷ lệ thương tích; tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, do bệnh, tật. Tỷ lệ thương tổn cơ thể được xác định theo % tổn thương cơ thể được quy định chi tiết tại Phụ lục 01 Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 01/11/2019 quy định về tỷ lệ thương tổn cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Căn cứ tại Điều 137 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ như sau: Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu hành vi phạm tội đó thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02-07 năm: - Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với tội này có thể lên tới 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm. Như vậy, hành vi sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ phải gây hậu quả là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên. Theo đó, với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Đối với các hành vi mà người nào trong khi thực hiện công vụ gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% mà thuộc một trong các trường hợp luật định sau đây thì có thể áp dụng Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Những vi phạm các trường hợp trên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm. Căn cứ theo quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì mưc sphatj cao nhất đối với tội này là từ từ 12-20 năm hoặc tù chung thân theo khoản 5 Điều 134 BLHHS 2015. Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ Căn cứ tại Điều 127 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: - Làm chết 02 người trở lên; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bảo vệ có phải là người thi hành công vụ?
Liên quan đến vụ việc đánh bảo vệ vì bị nhắc đeo khẩu trang. Cụ thể, vào sáng 30-3 bị cáo Huân chạy bộ thể dục không đeo khẩu trang nên bị bảo vệ khu dân cư Phú Mỹ, nhắc nhở, sau đó hai bên dẫn đến xô xác, mới đây HĐXX tuyên phạt bị cáo Huân 1 năm cải tạo không giam giữ về tội Chống người thi hành công vụ (theo điều 330 BLHS). Vấn đề này không chỉ riêng mình mà nhiều người cũng thắc mắc là bảo vệ có phải là người thi hành công vụ hay không? Quy định tại khoản 2, Điều 1, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 thì: 2. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Người thi hành công vụ được hiểu bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Hướng dẫn tại Công văn 45/TANDTC-PC năm 2020 về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 BLHS. Mặc dù đang trong thời gian dịch bệnh Covid-19, nhưng trong trường hợp này căn cứ vào những quy định trên theo quan điểm cá nhân mình bảo vệ không phải là người thi hành công vụ. Không biết các bạn có quan điểm như thế nào trong vụ này?
Các trường hợp Người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả
Nội dung trên được quy định tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về thiệt hại được bồi thường, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước. Theo đó: Các trường hợp Người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả 1. Các trường hợp chủ động khắc phục hậu quả bao gồm: a) Người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia tích cực, đầy đủ và trung thực vào quá trình giải quyết bồi thường theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. b) Người thi hành công vụ gây thiệt hại tự nguyện bồi thường, khắc phục một phần thiệt hại cho người bị thiệt hại. 2. Người thi hành công vụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn bao gồm các trường hợp sau đây: a) Người thi hành công vụ gây thiệt hại là người lao động duy nhất trong gia đình, phải nuôi con chưa thành niên hoặc nuôi con thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động; nuôi vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; nuôi bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động mà nếu phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoàn trả thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của gia đình; b) Người thi hành công vụ có điều kiện kinh tế thiếu thốn kéo dài do thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn dẫn đến mất mát tài sản hoặc do bị tai nạn dẫn đến sức khỏe bị tổn hại từ 41% trở lên hoặc do bị bệnh hiểm nghèo phải điều trị dài ngày. Người thi hành công vụ gây thiệt hại phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để chứng minh về các điều kiện giảm mức hoàn trả. 3. Trường hợp người thi hành công vụ có đủ các điều kiện giảm mức hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định hoàn trả ban hành quyết định giảm mức hoàn trả đối với người đó. Quyết định giảm mức hoàn trả phải có nội dung chính sau đây: a) Người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả; b) Lý do giảm mức hoàn trả; c) Mức hoàn trả được giảm; d) Số tiền còn lại phải hoàn trả (nếu còn). Xem chi tiết nội dung của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại file đính kèm.
Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
Theo Điều 1 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 thì: “Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại”. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 13 Luật này cũng quy định về trường hợp phải chịu trách nhiệm bồi thường torng hoạt động quản lý hành chính: “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây: […] 2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính”. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2009 như trên. Chính vì vậy, BLDS 2005 đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra tại Điều 619 BLDS 2005. Tuy nhiên, nếu người gây ra thiệt hại cũng không phải là cán bộ, công chức được quy định tại luật Cán bộ, công chức 2008 thì người bị thiệt hại sẽ phải đòi quyền lợi ở đâu ? Đã có một trường hợp người gây ra thiệt hại là đội viên đội dân phòng của một ấp, có xác nhận chính xác của Ủy ban Nhân dân xã. Ở tình huống này, người gây ra thiệt hại không hề là người của Ủy bản Nhân dân xã bởi vì muốn trở thành người của Ủy ban nhân dân xã thì người đó phải thuộc biên chế của Ủy ban, cho nên cũng không thể áp dụng Điều 618 BLDS 2005 về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Câu hỏi đặt ra là nên ràng buộc trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân xã như thế nào ? Tòa án đã xử lý vụ án theo hướng buộc Ủy ban Nhân dân xã bồi thường cho người bị thiệt hại theo Điều 618 BLDS 2005, theo đó “ Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; […]”. Tuy nhiên, theo ý kiến riêng của người viết, sẽ là hợp lý và thuyết phục hơn nếu áp dụng Điều 622 BLDS 2005, “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao […]”. Như vậy sẽ phù hợp hơn vì suy cho cùng, người làm việc trong tổ bảo vệ dân phố hay đội dân phòng cũng chỉ là người làm công cho Ủy ban Nhân dân chứ không thể xem là người làm việc trong biên chế của Ủy ban Nhân dân được. (Xem thêm phán quyết của Tòa án ở Bản án số 10/2015/DSST ngày 02/4/2015 của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, Vĩnh Long)
Ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai?
Ngồi tù oan sai là trường hợp hiếm gặp ở Việt Nam, tuy nhiên pháp luật vẫn có quy định về quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường trong trường hợp trên. Vậy, ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai? Vừa qua trên khắp các trang MXH đang xôn xao vụ việc một giám đốc công ty sau khi bị bắt giam hơn bốn năm rưỡi. Đến nay, công an đình chỉ điều tra bị can đối với ông do hành vi không cấu thành tội phạm. Theo ông, việc bị bắt giam khiến ông từ chủ một công ty nay đã phải đi làm bảo vệ, ảnh hưởng đến cuộc sống và danh tiếng của ông. Ông đã ủy quyền cho luật sư làm các thủ tục để yêu cầu cơ quan tố tụng xin lỗi công khai, bồi thường oan sai. Ai sẽ được yêu cầu Nhà nước bồi thường? Theo Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Trong đó, người bị thiệt hại theo khoản 1 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Cũng theo Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường: - Người bị thiệt hại. - Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại. - Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 - Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. Đồng thời, theo Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự quy định Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm. Như vậy, những người bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì sẽ được yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Theo đó, người ngồi tù oan sai được yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Ai sẽ là người bồi thường cho người ngồi tù oan sai? Theo khoản 6 và khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định - Người giải quyết bồi thường là người được cơ quan giải quyết bồi thường cử để thực hiện việc giải quyết yêu cầu bồi thường. - Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng. Theo đó có thể thấy người thi hành công vụ là người trực tiếp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại, tuy nhiên, cơ quan giải quyết bồi thường sẽ cử người giải quyết bồi thường để thực hiện bồi thường cho người ngồi tù oan sai. Đồng thời, người thi hành công vụ gây thiệt hại cũng sẽ có những quyền và nghĩa vụ theo Điều 14 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường như sau: - Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây: + Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017; + Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính; + Quyền khác theo quy định của pháp luật. - Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây: + Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình; + Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; + Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; + Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, dù người giải quyết bồi thường là người khác nhưng người thi hành công vụ gây thiệt hại vẫn phải hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý họ. Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường? Theo Điều 16 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường bao gồm: - Giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường. - Thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. - Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật. - Không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. - Sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường. Như vậy, người giải quyết bồi thường và cơ quan giải quyết bồi thường sẽ không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm như trên trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
"Tác động vật lý" CSGT khi lập biên bản vi phạm nồng độ cồn bị xử lý thế nào?
Vừa qua, trên các diễn đàn đã đưa tin về vụ việc tài xế M đã có hành vi giật lại giấy tờ xe và dùng tay đấm vào mặt chiến sĩ CSGT khi bị lập biên bản vi phạm nồng độ cồn. Cụ thể, ngày 03/5 vừa qua, Công an huyện Đ cho biết, đang điều tra, xử lý vụ việc hai đối tượng có dấu hiệu chống người thi hành công vụ. Theo thông tin, khoảng 1h10 ngày 1/5, Tổ tuần tra kiểm soát Phòng CSGT Công an do 3 cán bộ thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ bảo vệ dịp lễ và tăng cường xử lý chuyên đề nồng độ cồn trên Quốc lộ. Theo đó, Tổ tuần tra đã kiểm tra, phát hiện ông M điều khiển xe máy BKS 72T2-89xx trong khi vi phạm nồng độ cồn ở mức 0.487mg/lít khí thở. Vì thế, Tổ tuần tra lập biên bản vi phạm hành chính với ông M. Tuy nhiên, ông M đã có hành vi giật lại giấy tờ xe và dùng tay đấm vào mặt chiến sĩ CSGT. Thấy vậy, một chiến sĩ CSGT khác đã tiến hành khống chế đối tượng. Ngay sau đó, một người khác tên L điều khiển xe máy BKS 72H1-185.xx chạy đến rút dao đe dọa tổ công tác và yêu cầu thả ông M. Trước sự manh động của L, chiến sĩ CSGT tổ trưởng đã nổ một phát súng chỉ thiên yêu cầu L. bỏ vũ khí xuống. Tổ công tác đã tiến hành khống chế đối tượng, sau đó bàn giao M., L. cùng phương tiện, hung khí cho Công an xã X tiếp tục xử lý. Xem bài viết liên quan: Cản trở người thi hành công vụ mà gây thương tích bị xử phạt ra sao? Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; - Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; - Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; - Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; - Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Xử phạt vi phạm về nồng độ cồn Đối với ô tô Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô, tài xế ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn có thể bị phạt tiền cao nhất tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 năm. Đối với xe máy Đại diện lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM cho biết, CSGT xử phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ). Tùy vào mức nồng độ cồn vi phạm mà tài xế xe máy, ô tô, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyện dùng sẽ bị CSGT xử lý, lập biên bản với các mức phạt khác nhau. Mức vi phạm nồng độ cồn nặng nhất, thì bị phạt kịch khung từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người lái xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng. Xem bài viết liên quan: Uống bia không cồn thì có bị phạt khi tham gia giao thông không? Đối với xe đạp Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định: Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng. Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng. Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt 400.000 - 600.000 đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xác minh, xử lý vụ xe chở ma túy đâm CSGT ở Long An
Ngày 23/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 293/CĐ-TTg về xử lý vụ tại nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Long An. Cụ thể, vào khoảng 16 giờ ngày 21/4/ 2023, tại tuyến đường ĐT824 thuộc xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do xe ô tô mang biển kiểm soát số 49C-296.01 (do đối tượng nghi chở ma túy điều khiển) đâm trực tiếp vào lực lượng Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm về an ninh trật tự và an toàn giao thông, làm 01 đồng chí Thiếu tá thuộc Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Đức Hòa và 02 người dân tử vong. Xem và tải Công điện 293/CĐ-TTg https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/26/293-ttg.signed.pdf Theo Thủ tướng điện đây là hành vi có tính chất côn đồ, chống người thi hành công vụ đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của cán bộ, chiến sỹ Công an và tính mạng của Nhân dân. Thủ tướng Chính phủ xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình đồng chí Thiếu tá Cảnh sát giao thông và gia đình các nạn nhân tử vong. Đồng thời yêu cầu Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả, thăm hỏi, hỗ trợ, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn. Ngoài ra, nhằm khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông, không để xảy ra các trường hợp tương tự và tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đối với các Bộ, cơ quan liên quan như sau: - Bộ Công an: + Chỉ đạo Công an tỉnh Long An khẩn trương điều tra, xác minh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với đối tượng có hành vi côn đồ, chống người thi hành công vụ trong vụ tai nạn nêu trên; đồng thời chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương siết chặt kiểm soát và xử lý nghiêm đối với các trường hợp tương tự theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023. + Chỉ đạo thực hiện ngay các thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét phong tặng danh hiệu Liệt sĩ đối với đồng chí Thiếu tá Cảnh sát giao thông đã hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ tại vụ tai nạn nêu trên và thực hiện các chế độ, chính sách đối với gia đình của đồng chí theo đúng quy định của pháp luật. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh Long An chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của Tỉnh: + Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn nêu trên. + Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông; khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ra vụ tai nạn. - Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải toàn ngành và các Sở Giao thông vận tải địa phương cùng với lực lượng Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị, địa phương: Triển khai ngay các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên toàn quốc; trong đó tập trung chỉ đạo việc ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi chống người thi hành công vụ. Xem thêm bài viết liên quan: Mọi cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông phải được thông báo về đơn vị để xử lý nghiêm - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới. Tham khảo: Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; - Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; - Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; - Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; - Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Cản trở người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào? Có không ít trường hợp người vi phạm sử dụng vũ lực gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, mặc khác, hiện nay Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội chống người thi hành công vụ lại mới chỉ quy định về mức phạt tù với hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản. Vậy, với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe thì xử lý thế nào? Về vấn đề này, trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân. Xem và tải Công điện 293/CĐ-TTg https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/04/26/293-ttg.signed.pdf Xem bài viết liên quan: Cản trở người thi hành công vụ mà gây thương tích bị xử phạt ra sao?
Bộ Công an trả lời: người dưới 16 tuổi chống đối người thi hành công vụ xử lý thế nào?
Vừa qua, một người dân đã có ý kiến đến Bộ Công an về việc người dưới 16 tuổi vi phạm luật giao thông đường bộ và chống đối lại người thi hành công vụ sẽ bị xử lý thế nào? Cụ thể, người dân nêu ý kiến khi thấy tình trạng học sinh cấp 2 sử dụng mô tô, xe máy ngày càng nhiều, do chưa có đầy đủ kiến thức về luật giao thông đường bộ và đào tạo lái mô tô, xe máy nên các em thường xuyên vi phạm, thậm chí còn bỏ chạy, chống đối lại người thi hành công vụ. Theo đó, người dân thắc mắc, trường hợp người dưới 16 tuổi vi phạm luật giao thông đường bộ và chống đối lại người thi hành công vụ sẽ bị xử lý như thế nào? Thời gian tới, Bộ Công an có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng nêu trên? Từ đó, Bộ Công an có câu trả lời với người dân như sau: 1. Về xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi - Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020): Tại điểm a khoản 1 Điều 5 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý”. Tại Điều 22 quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”. Tại khoản 3 Điều 134 quy định: “Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền”. Ngoài ra, tại Điều 138, Điều 139, Điều 140 và Điều 140a cũng quy định về các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi gồm: Nhắc nhở, quản lý tại gia đình và giáo dục dựa vào cộng đồng. - Tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định: “Trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở quy định tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 26 của Nghị định này. Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở”. 2. Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với người dưới 16 tuổi Căn cứ tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ- CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ): Tại khoản 1 Điều 21 quy định: “Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô”. Bên cạnh đó, tại điểm đ khoản 5 và điểm h khoản 8 Điều 30 quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông. 3. Về xử phạt đối với người dưới 16 tuổi chống người thi hành công vụ: - Căn cứ quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, có thể bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020): “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự”. - Đối với trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ được quy định tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ- CP ngày 31/12/2021 thì không bị phạt tiền nhưng bị phạt cảnh cáo theo quy định tại khoản 3 Điều 134 và Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nêu trên. Ngoài ra, thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm quy định của pháp luật liên quan đến người chưa thành niên theo nguyên tắc việc xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên và chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Đồng thời, tăng cường các biện pháp tuyên truyền pháp luật, giáo dục tại xã, phường, thị trấn phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi để nâng cao nhận thức. Bên cạnh đó, Bộ Công an chỉ đạo Công an cơ sở phối hợp với nhà trường, gia đình trong công tác quản lý, giáo dục, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với người chưa thành niên. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về việc xử lý người chưa 16 tuổi khi vi phạm luật giao thông và chống đối người thi hành công vụ. Xem tại đây.
Chống đối người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
Xử lý hình sự đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Xử phạt vi phạm hành chính hành chi cản trở người thi hành công vụ Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ: - Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. - Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. - Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai. Cản trở người thi hành công vụ dẫn đến thương tích thì bị xử lý ra sao? Theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy đinh tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Chửi bới, lăng mạ CSGT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự!
Vừa qua, trên các trang báo điện tử có đưa tin về vụ việc, người phụ nữ có những lời nói lăng mạ, chửi bới CSGT khi chồng bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn. Theo đó, hành vi chửi bới, lăng mạ người thi hành công vụ không chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy mức xử phạt đối với người lăng mạ người thi hành công vụ là gì? Ai được xác định là người thi hành công vụ? Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 quy định: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định: Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Hành vi lăng mạ, đe dọa người thi hành công vụ bị xử lý thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau: - Điểm b khoản 1 quy định phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc xin lỗi công khai - Điểm a khoản 2 quy định phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ . Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người thi hành công vụ có thể bị xử lý hình sự Tội làm nhục người khác Cụ thể, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù nếu hành vi đó có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này. Trường hợp dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ, hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, sẽ bị truy cứu hình sự Tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Cản trở người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào? Có không ít trường hợp người vi phạm sử dụng vũ lực gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, mặc khác, hiện nay Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội chống người thi hành công vụ lại mới chỉ quy định về mức phạt tù với hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản. Vậy, với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe thì xử lý thế nào? Về vấn đề này, trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Xin CSGT bỏ qua lỗi không được, người đàn ông châm lửa đốt xe máy bị xử lý ra sao?
Không chịu hợp tác với CSGT để lập biên bản lỗi vi phạm, người đàn ông đốt xe máy rời khỏi hiện trường phải đối diện mức phạt thế nào? Mới đây, trên các báo điện tử đưa tin về việc một người đàn ông khi được CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra độ cồn thì đã thách thức và không hợp tác. Sau nhiều lần yêu cầu của CSGT, người này mới chấp hành việc đo nồng độ cồn, theo kết quả cho thất nồng độ cồn trong khí thở là 0,439mg/l. Tuy nhiên, khi được CSGT yêu cầu đến bàn làm việc để giải thích và lập biên bản vi phạm hành chính thì người này đã xin tổ công tác bỏ qua lỗi nhưng không được. Sau đó, do bức xúc người này đã tự mở khóa xăng châm lửa đốt xe rồi bỏ đi khỏi hiện trường. Được biết, sau sự việc, hiện cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ xử lý đối tượng. Theo đó, hành vi này của đối tượng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Quy định về hành vi cản trở người thi hành công vụ Hành vi “cản trở ” là hành vi tác động một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua hành động hoặc lời nói đến quá trình người thi hành công vụ chấp hành, thực hiện nghiệp vụ , từ đó tạo ra khó khăn, cản trở việc chấp hành pháp luật. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao. Mức phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 01-04 triệu đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; - Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; - Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; - Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; - Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. Ngoài ra, đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là luộc xin lỗi công khai. Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Quy định về Tội gây rối trật tự công cộng Ngoài ra, theo tùy trường hợp cụ thể mà người đốt xe chống người thi hành công vụ có thể bị truy cứu Tội gây rối trật tự công cộng Bộ luật Hình sự 2015 với lý do đốt xe ở giữa đường. Theo đó, căn cứ theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù.
Gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào?
Vừa qua, trên các diễn đàn hàng loạt đăng tin về trường hợp người trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực với người khác, khiến nhiều người dân bày tỏ sự bức xúc, phẫn nộ. Vậy đối tượng nào được xem người thi hành công vụ và mức xử phạt đối với hành vi này là gì? Để hiểu rõ hơn thì bài viết sẽ cung cấp đến cho người đọc về những quy định pháp luật liên quan đối với hành vi gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ. Ai là người thi hành công vụ? Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định: Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Trong khi thi hành công vụ là việc người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm thực hiên các chức năng của Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. Mọi hoạt động do cán bộ, công chức tiến hành nhằm thi hành công vụ đều phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Tội gây thương tích trong khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào? Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên. Tỷ lệ tổn thương cơ thể bao gồm: tỷ lệ tổn hại sức khỏe; tỷ lệ thương tật; tỷ lệ thương tích; tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, do bệnh, tật. Tỷ lệ thương tổn cơ thể được xác định theo % tổn thương cơ thể được quy định chi tiết tại Phụ lục 01 Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 01/11/2019 quy định về tỷ lệ thương tổn cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Căn cứ tại Điều 137 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ như sau: Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu hành vi phạm tội đó thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02-07 năm: - Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với tội này có thể lên tới 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm. Như vậy, hành vi sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ phải gây hậu quả là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên. Theo đó, với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Đối với các hành vi mà người nào trong khi thực hiện công vụ gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% mà thuộc một trong các trường hợp luật định sau đây thì có thể áp dụng Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Những vi phạm các trường hợp trên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm. Căn cứ theo quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì mưc sphatj cao nhất đối với tội này là từ từ 12-20 năm hoặc tù chung thân theo khoản 5 Điều 134 BLHHS 2015. Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ Căn cứ tại Điều 127 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: - Làm chết 02 người trở lên; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bảo vệ có phải là người thi hành công vụ?
Liên quan đến vụ việc đánh bảo vệ vì bị nhắc đeo khẩu trang. Cụ thể, vào sáng 30-3 bị cáo Huân chạy bộ thể dục không đeo khẩu trang nên bị bảo vệ khu dân cư Phú Mỹ, nhắc nhở, sau đó hai bên dẫn đến xô xác, mới đây HĐXX tuyên phạt bị cáo Huân 1 năm cải tạo không giam giữ về tội Chống người thi hành công vụ (theo điều 330 BLHS). Vấn đề này không chỉ riêng mình mà nhiều người cũng thắc mắc là bảo vệ có phải là người thi hành công vụ hay không? Quy định tại khoản 2, Điều 1, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 thì: 2. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Người thi hành công vụ được hiểu bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Hướng dẫn tại Công văn 45/TANDTC-PC năm 2020 về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330 BLHS. Mặc dù đang trong thời gian dịch bệnh Covid-19, nhưng trong trường hợp này căn cứ vào những quy định trên theo quan điểm cá nhân mình bảo vệ không phải là người thi hành công vụ. Không biết các bạn có quan điểm như thế nào trong vụ này?
Các trường hợp Người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả
Nội dung trên được quy định tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước về thiệt hại được bồi thường, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước. Theo đó: Các trường hợp Người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả 1. Các trường hợp chủ động khắc phục hậu quả bao gồm: a) Người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia tích cực, đầy đủ và trung thực vào quá trình giải quyết bồi thường theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. b) Người thi hành công vụ gây thiệt hại tự nguyện bồi thường, khắc phục một phần thiệt hại cho người bị thiệt hại. 2. Người thi hành công vụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn bao gồm các trường hợp sau đây: a) Người thi hành công vụ gây thiệt hại là người lao động duy nhất trong gia đình, phải nuôi con chưa thành niên hoặc nuôi con thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động; nuôi vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; nuôi bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động mà nếu phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoàn trả thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của gia đình; b) Người thi hành công vụ có điều kiện kinh tế thiếu thốn kéo dài do thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn dẫn đến mất mát tài sản hoặc do bị tai nạn dẫn đến sức khỏe bị tổn hại từ 41% trở lên hoặc do bị bệnh hiểm nghèo phải điều trị dài ngày. Người thi hành công vụ gây thiệt hại phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để chứng minh về các điều kiện giảm mức hoàn trả. 3. Trường hợp người thi hành công vụ có đủ các điều kiện giảm mức hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định hoàn trả ban hành quyết định giảm mức hoàn trả đối với người đó. Quyết định giảm mức hoàn trả phải có nội dung chính sau đây: a) Người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả; b) Lý do giảm mức hoàn trả; c) Mức hoàn trả được giảm; d) Số tiền còn lại phải hoàn trả (nếu còn). Xem chi tiết nội dung của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại file đính kèm.
Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
Theo Điều 1 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 thì: “Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại”. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 13 Luật này cũng quy định về trường hợp phải chịu trách nhiệm bồi thường torng hoạt động quản lý hành chính: “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây: […] 2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính”. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2009 như trên. Chính vì vậy, BLDS 2005 đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra tại Điều 619 BLDS 2005. Tuy nhiên, nếu người gây ra thiệt hại cũng không phải là cán bộ, công chức được quy định tại luật Cán bộ, công chức 2008 thì người bị thiệt hại sẽ phải đòi quyền lợi ở đâu ? Đã có một trường hợp người gây ra thiệt hại là đội viên đội dân phòng của một ấp, có xác nhận chính xác của Ủy ban Nhân dân xã. Ở tình huống này, người gây ra thiệt hại không hề là người của Ủy bản Nhân dân xã bởi vì muốn trở thành người của Ủy ban nhân dân xã thì người đó phải thuộc biên chế của Ủy ban, cho nên cũng không thể áp dụng Điều 618 BLDS 2005 về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Câu hỏi đặt ra là nên ràng buộc trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân xã như thế nào ? Tòa án đã xử lý vụ án theo hướng buộc Ủy ban Nhân dân xã bồi thường cho người bị thiệt hại theo Điều 618 BLDS 2005, theo đó “ Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; […]”. Tuy nhiên, theo ý kiến riêng của người viết, sẽ là hợp lý và thuyết phục hơn nếu áp dụng Điều 622 BLDS 2005, “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao […]”. Như vậy sẽ phù hợp hơn vì suy cho cùng, người làm việc trong tổ bảo vệ dân phố hay đội dân phòng cũng chỉ là người làm công cho Ủy ban Nhân dân chứ không thể xem là người làm việc trong biên chế của Ủy ban Nhân dân được. (Xem thêm phán quyết của Tòa án ở Bản án số 10/2015/DSST ngày 02/4/2015 của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, Vĩnh Long)