Thành ngữ "tham thì thâm" có nghĩa là gì? Tội nhận hối lộ đi tù bao nhiêu năm?
Câu thành ngữ "tham thì thâm" được hiểu là như thế nào? Người phạm tội nhận hối lộ thì bị đi tù bao nhiêu năm? Thành ngữ "tham thì thâm" có nghĩa là gì? "Tham thì thâm" là một câu thành ngữ quen thuộc trong Tiếng Việt. "Tham" có thể hiểu là tham lam, ám chỉ việc khao khát, ước muốn một cách quá đáng, không biết đủ, luôn muốn có nhiều hơn những gì mình đang có, thường mang tính tiêu cực. Còn "thâm" ý muốn nói đến hậu quả nặng nề mà người "tham" phải gánh chịu. Như vậy, câu thành ngữ "tham thì thâm" ý chỉ những người có lòng tham lam, hám lợi, dần đánh mất đi giá trị của bản thân, cuối cùng cũng gặp phải những rắc rối, hậu quả khôn lường do chính lòng tham của mình gây ra. Hành vi nhận hối lộ chính là minh chứng rõ nhất cho câu thành ngữ "tham thì thâm", biểu hiện ở việc ham muốn tiền bạc, của cải, danh vọng, quyền lực. Từ đó, con người có thể mất đi lý trí, hành động một cách mù quáng, không lường trước được hậu quả, bất chấp pháp luật do không kiểm soát được hành vi của bản thân. Điều này dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, bao gồm cả việc phải đối mặt với pháp luật. Tội nhận hối lộ đi tù bao nhiêu năm? Cụ thể, căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, đối với tội nhận hối lộ thì người phạm tội phải đối mặt với 04 khung hình phạt như sau: - Khung hình phạt 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ: + Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương 22 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. + Lợi ích phi vật chất. - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Có tổ chức. + Lạm dụng chức vụ, quyền hạn. + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. + Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng. + Phạm tội 02 lần trở lên. + Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước. + Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. + Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. - Khung hình phạt 4: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên. + Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ chủ động nộp lại số tiền nhận hối lộ có được giảm án không? Căn cứ theo điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: Tử hình ... - Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; + Người đủ 75 tuổi trở lên; + Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Như vậy, trường hợp người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư số tiền nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì sẽ không thi hành án tử hình mà được chuyển thành tù chung thân. Tóm lại, câu thành ngữ "tham thì thâm" là bài học nhắc nhở về hậu quả nghiêm trọng của lòng tham, vì vậy, chúng ta nên học cách trân trọng với những gì mình đang có, học cách kiềm soát những mong muốn của bản thân bằng cách đặt ra những mục tiêu phù hợp và cố gắng đạt được bằng chính khả năng của mình.
Người bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ được coi là không có án tích khi nào?
Người bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ có thể được coi là không có án tích trong một số trường hợp theo quy định của Bộ luật Hình sự. Người bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ được coi là không có án tích khi nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015 thì án phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự 2015 quy định mà người phạm tội đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng và xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 về xóa án tích thì người phạm tội do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt thì không bị coi là có án tích. Và theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội được coi là không có án tích nếu thuộc trường hợp sau: - Người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; - Người phạm tội dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Như vậy, người bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ được coi là không có án tích nếu thuộc các trường hợp sau đây: - Người bị kết án án phạt cải tạo không giam giữ do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. - Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án hình phạt cải tạo không giam giữ. - Người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án án phạt cải tạo không giam giữ về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng đối với người bị án phạt cải tạo không giam giữ? Theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015 thì trong trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần. Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự. Như vậy, người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời giam chấp hành thì phải lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 một ngày và 5 ngày 1 tuần. Tóm lại, người bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ được coi là không có án tích khi: - Người bị kết án án phạt cải tạo không giam giữ do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. - Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án hình phạt cải tạo không giam giữ. - Người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án án phạt cải tạo không giam giữ về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng.
Được miễn trừ trách nhiệm hình sự có được bồi thường, bù trừ thời gian tạm giam không?
Miễn trừ trách nhiệm hình sự là gì? Người được miễn trừ trách nhiệm hình sự là người vô tội? Được miễn trách nhiệm hình sự có được bồi thường, bù trừ thời gian tạm giam không? (1) Miễn trừ trách nhiệm hình sự là gì? Theo quy định của Điều 29 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 sau đây thì được miễn hoặc xem xét được miễn trừ trách nhiệm hình sự: - Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa - Khi có quyết định đại xá - Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa - Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa - Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận - Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Như vậy, miễn trừ trách nhiệm hình sự là một biện pháp được Hội đồng xét xử (HĐXX) áp dụng khi xét thấy trường hợp phạm tội của bị cáo không cần truy cứu trách nhiệm hình sự, không cần áp dụng hình phạt hình sự đối với các bị cáo mà vẫn không gây nguy hiểm cho xã hội, vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng chống tội phạm. Có thể thấy, miễn trừ trách nhiệm hình sự là một chính sách khoan hồng, nhân đạo của nhà nước đối với các bị cáo có phạm tội khi xét thấy các bị cáo này vẫn còn khả năng trở lại làm người có ích cho xã hội. (2) Người được miễn trừ trách nhiệm hình sự là người vô tội? Như đã phân tích ở trên, biện pháp miễn trừ trách nhiệm hình sự là biện pháp áp dụng cho người phạm tội, nghĩa là người này có tội và phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội của mình. Tuy nhiên khi HĐXX xét thấy người phạm tội không còn gây nguy hiểm cho xã hội, tội lỗi gây ra nghiêm trọng nhưng do vô ý, hoặc tội ít nghiêm trọng có gây thiệt hại nhưng đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thì được miễn trừ việc chịu trách nhiệm hình sự cho tội đó. Như vậy, người được áp dụng biện pháp miễn trừ trách nhiệm hình sự là người có tội, không phải người vô tội nhưng được nhận sự khoan hồng, nhân đạo của nhà nước để tiếp tục đóng góp cho xã hội mà thôi. (3) Được miễn trách nhiệm hình sự có được bồi thường, bù trừ thời gian tạm giam không? Theo Điều 38 Bộ Luật Hình sự 2015, thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. Tuy nhiên, bản chất của biện pháp miễn trách nhiệm hình sự là người phạm tội có hành vi vi phạm pháp luật, hành vi cấu thành tội phạm, nhưng do chính sách khoan hồng, nhân đạo của nhà nước và do nguyên tắc phân hóa phân loại nên được miễn trách nhiệm hình sự chứ không phải là người vô tội hay bị oan sai. Do đó, đối với trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự thì thời hạn tạm giam, tạm giữ để điều tra vụ án sẽ không được tính toán để bồi thường, bù trừ. Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử cơ quan điều tra có áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế đối với người được miễn trừ trách nhiệm hình sự thì cũng là đúng với quy định của pháp luật, vì thế người được miễn trừ trách nhiệm hình sự sẽ không được nhận bồi thường, đền bù.
Phân biệt ân xá, đặc xá, đại xá? Tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không?
Làm thế nào để phân biệt ân xá, đặc xá và đại xá? Biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Xem thêm: 1 năm có mấy lần đặc xá? Điều kiện để được đặc xá năm 2024 Năm 2024, ngày nào sẽ công bố Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn của Chủ tịch nước ? Phân biệt ân xá, đặc xá, đại xá? Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm của ân xá, tuy nhiên có thể hiểu ân xá là đặc ân của nhà nước trong việc miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt đối với người phạm tội, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với những người phạm tội, mở ra cho những người phạm tội khả năng ăn năn hối cải, cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội và nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng. Ân xá được thực hiện với hai hình thức là đại xá và đặc xá. Theo đó, đặc xá và đại xá được phân biệt như sau: Tiêu chí phân biệt Đại xá Đặc xá Khái niệm Đại xá là sự khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm nhất định với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. (Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018) Bản chất Là một chính sách khoan hồng của Nhà nước, trong đó thực hiện việc không truy cứu trách nhiệm hình sự, tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm hoặc nhiều người phạm tội nhất định không phân biệt họ đang chấp hành hình phạt, đã bị truy tố hay xét xử hay chưa. Là việc miễn chấp hành hình phạt cho người đang bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân để họ có thể được tha tù, không phải chấp hành hình phạt tù nữa, ra tù sớm hơn thời gian mà họ phải chấp hành theo bản án, quyết định của Tòa án. Việc đặc xá chỉ được thực hiện khi nhân những dịp lễ quan trọng của đất nước hoặc trường hợp đặc biệt với những điều kiện nhất định. Thẩm quyền quyết định Quốc hội (Khoản 11 Điều 70 Hiến pháp 2013) Chủ tịch nước (Khoản 3 Điều 88 Hiến pháp 2023) Đối tượng Người phạm tội trong giai đoạn đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án. Áp dụng cho người phạm tội đang trong giai đoạn thi hành án phạt tù (tù có thời hạn, tù chung thân). Phạm vi áp dụng Chỉ loại trừ đối với một số tội phạm nguy hiểm mà nếu đại xá sẽ ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Áp dụng cho người phạm tội cụ thể theo tình hình thực tiễn. Phải đáp ứng một số điều kiện mới được đề nghị đặc xá Điều kiện Phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị xã hội, diễn biến tội phạm Đáp ứng quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá năm 2018 Cơ sở ra quyết định Thường được đưa ra trong phiên họp Quốc hội và được các đại biểu thống nhất thông qua. Người đề nghị đặc xá phải đáp ứng được điều kiện quy định và có đơn đề nghị đặc xá gửi đến Chủ tịch nước. Hậu quả pháp lý Người phạm tội đang ở giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử đều được miễn trách nhiệm hình sự - Nếu đã bị tuyên hình phạt, đang chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại và được xóa án tích - Nếu đã chấp hành xong hình phạt hay các quyết định khác của Tòa án thì được xóa án tích Người được đặc xá được miễn chấp hành hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay như người được quyết định đại xá và vẫn có tiền án trong lý lịch tư pháp. Như vậy, ân xá là đặc ân của nhà nước nhằm thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội. Ân xá được thể hiện qua hai hình thức là đặc xá và đại xá. Tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không? Như đã phân tích tại phần trên. Đặc xá là việc tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. Để được đặc xá, người phạm nhân cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Tuy nhiên, tha tù trước thời hạn có điều kiện và đặc xá là hai hình thức khác nhau. Theo Điều 1 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP, tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ. Đồng thời, theo Điều 5, Điều 7 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, cơ quan có thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện là Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù. Như vậy, đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện là hai hình thức khác nhau. Mặc dù kết quả là các đối tượng đều sẽ được tha tù trước thời hạn nhưng đối tượng của đặc xá là người phạm tội trong giai đoạn đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án, còn đối tượng của tha tù trước thời hạn có điều kiện là người đang chấp hành án phạt tù. Xem thêm: 1 năm có mấy lần đặc xá? Điều kiện để được đặc xá năm 2024 Năm 2024, ngày nào sẽ công bố Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn của Chủ tịch nước ?
TANDTC có văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Ngày 31/8/2023, Tòa án nhân dân tối cao có Công văn 174/TANDTC-PC năm 2023 về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ "người phạm tội thành phần khai báo, ăn năn hối cải" tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về việc khó khăn, vướng mắc trong áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải ” quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. (1) Áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hổi cải Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau: Tình tiết “Người Phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hổi cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra; tình tiết “thành khẩn khai báo ”, “ăn năn hối cải ” không phải là hai tình tiết độc lập. Do đó, nếu người phạm tội “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” thì chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Trên đây là ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao để các Tòa án nghiên cứu, tham khảo khi giải quyết các vụ án cụ thế. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời. (2) Hiện có bao nhiêu tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Căn cứ tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: - Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; - Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; - Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; - Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; - Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; - Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; - Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; - Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; - Phạm tội do lạc hậu; - Người phạm tội là phụ nữ có thai; - Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; - Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; - Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; - Người phạm tội tự thú; - Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải - Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án - Người phạm tội đã lập công chuộc tội; - Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; - Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ. Xem thêm Công văn 174/TANDTC-PC năm 2023 ban hành ngày 31/8/2023.
Trường hợp nào không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội?
Tử hình được xem là mức án nặng nhất đối với người phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo luật định. Vậy, trường hợp nào Tòa án không áp dụng mức hình phạt tử hình đối với người phạm tội? 1. Khi nào áp dụng hình phạt tử hình? Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 có giải thích tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự 2015 quy định. 2. Trường hợp nào không áp dụng tử hình đối với người phạm tội Tại khoản 2, khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. - Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; + Người đủ 75 tuổi trở lên; +Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Trong trường hợp quy định nêu trên hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. 3. Người đã bị kết án tử hình thì có được ân giảm hay không? Căn cứ Điều 367 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành thì người bị tuyên án tử hình có thể được ân giảm theo quy định sau: * Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện: - Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Chánh án TANDTC và bản án phải được gửi ngay cho Viện trưởng VKSNDTC. - Sau khi đã xem xét hồ sơ vụ án để quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, TANDTC phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKSNDTC. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKSNDTC phải trả lại hồ sơ vụ án cho TANDTC. - Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. - Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. - Bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. - Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm TANDTC quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì TANDTC phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình. - Trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm. * Khi có căn cứ của Chủ tịch nước quyết định ân giảm tử hình thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án TANDTC để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án. Như vậy, người phạm tội dù có trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì vẫn không áp dụng mức hình phạt tử hình bao gồm người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên.
Trường hợp nào người phạm tội không được hưởng án treo?
Hưởng án treo được xem là biện pháp khoan hồng của pháp luật đối với những đối tượng vi phạm pháp luật hình sự ở mức độ nhẹ cũng như có lý lịch nhân thân tốt để họ có cơ hội sửa sai. Dù vậy, không phải bất kỳ đối tượng nào cũng được hưởng án treo. Vậy, trong trường hợp nào người phạm tội không được hưởng án treo? 1. Án treo là gì? Án treo là một biện pháp miễn chấp hành phạt tù áp dụng cho các tội phạm có mức án nhẹ và nhân thân, lý lịch tốt được Tòa án xem xét và quyết định cho hưởng án treo. Cụ thể, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP 2. Khi nào áp dụng án treo đối với người phạm tội? Người phạm tội được hưởng án treo theo từ phán quyết của Tòa án và tuân thủ Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 và chấp hành các biện pháp tại quy định này như sau: Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù. Thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Bệnh cạnh đó, gia đình của người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 từ 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự 2015. 3. 06 trường hợp không áp dụng án treo Theo Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP) quy định những trường hợp người phạm tội sẽ không được hưởng án treo bao gồm: (1) Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. (2) Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. (3) Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo. (4) Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây: - Người phạm tội là người dưới 18 tuổi. - Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể. (5) Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau: - Người phạm tội là người dưới 18 tuổi. - Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng. - Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể. - Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú. (6) Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Như vậy, người phạm tội dù có hành vi vi phạm không đáng kể nhưng tái phạm, có tính chất chuyên nghiệp, chủ mưu và có những hành vi không chấp hành các biện pháp của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không được hưởng án treo.
Mong được giải thích rõ hơn về tội phạm cắt xén cho ví dụ thực tiễn trong cuộc sống em cảm ơn ạ
Mong được giải thích rõ hơn về tội phạm cắt xén cho ví dụ thực tiễn trong cuộc sống em cảm ơn ạ
Tại sao Facebook xóa tài khoản cá nhân của những người phạm tội ác cực kỳ nghiêm trọng?
Tôi có thắc mắc là tại sao Facebook xóa tài khoản cá nhân của những người phạm tội ác cực kỳ nghiêm trọng như giết người. Ví dụ: Nguyễn Hải Dương (án mạng 6 người chết ở Bình Phước), Lại Thị Kiều Trang (vụ án trà sữa),.... Khi vụ án trà sữa đang nóng nhưng tôi không tò mò vào tài khoản cá nhân của nghi phạm. Một thời gian sau khi vào diễn đàn VOZ thì thấy link của FB Lại Thị Kiều Trang và khi click vào thì tài khoản này không tồn tại. Do vậy tôi có thắc mắc là tại sao Facebook phải xóa tài khoản cá nhân của những người phạm tội ác cực kỳ nghiêm trọng? Tôi không tin là người thân nghi phạm khóa hoặc xóa vì đâu phải ai cũng đưa mật khẩu cho người thân.
[Xin tư vấn] Phạm tội khi thiếu nhận thức trầm trọng?
Chào mọi người, em vào diễn đàn xem đã lâu, đây là lần đầu em tạo topic xin được tư vấn và học hỏi về vấn đề hình sự. Chẳng là trong tin "điểm tuần: bất bình thường cũ" của VTV24 ngày 1/8/2020, từ phút thứ 8:04 - 9:29 có một cuộc phỏng vấn với một cậu thanh niên tên Dong nhà ở vùng biên xa xôi. Nhà cậu này bố mẹ đều vào tù vì dính tới ma túy, cậu thì 1 mình nuôi 2 em nhỏ, trời xui đất khiến thế nào bọn buôn ma túy tìm đến và gạ vận chuyển ma túy cho bọn chúng (7 cân 8) với giá chỉ 1 triệu cho công vận chuyển. Khi bị bớ vào tù, phóng viên hỏi có biết mức án cao nhất là gì không cũng không biết, biết bị tử hình thì sẽ nghĩ sao cũng không biết nghĩ sao, hỏi có biết tử hình là gì không cũng không biết, lúc biết mới bật khóc vì biết sẽ không thể sống để chăm 2 em mình. Mọi người cho em hỏi trường hợp cậu này có đc tính là phạm tội khi không đủ nhận thức không ạ? Và nếu có tình tiết giảm nhẹ thì có đủ để thoát dựa cột không hay vẫn phải chết ạ?
Người bị phạm tội bị bắt có ma túy đá
Cho e hỏi như bị phạm tội vậy, xử phạt hình sự có tịch thu tiền trong tài khoản ngân hàng và đất đai đứng tên người phạm tội không e cảm ơn
Vấn đề pháp lý vụ bé trai dưới 14 tuổi giết người
Theo điều tra, ngày 23/11/2019, Điểu Long giết bé trai 11 tuổi ở cùng quê do mâu thuẫn trong lúc chơi điện tử. Làm việc với công an, Long còn khai trước đó đã dìm chết bé gái 6 tuổi dưới suối. Cơ quan chức năng đến nay xác định vụ việc xảy ra năm 2016. Sau đó, nghi phạm đã kể cho bố về sự việc. Tuy nhiên, ông Điểu Brơi đã che giấu hành vi của con trai. Do đó, khi thực hiện hành vi phạm tội, Điểu Long mới 13 tuổi 8 tháng, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cơ quan chức năng đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa Long vào trường giáo dưỡng số 3 tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. (Zing) Căn cứ theo Bộ luật hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) là từ 14 trở lên. Người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi mà họ gây ra. Trong trường hợp người có hành vi phạm tội nhưng do chưa đủ 14 tuổi nên không bị truy cứu TNHS về hành vi đã thực hiện mà bị áp dụng biện pháp sau: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Trường hợp người dưới 12 tuổi phạm tội hoặc người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội nghiêm trọng/ít nghiêm trọng thì hiện nay không thể xử lý hình sự cũng như áp dụng các biện pháp xử lý hành chính mà chỉ có thể giáo dục, uốn nắn tại gia đình để trẻ em nhận ra những hành vi sai trái của mình. Đối với người có hành vi không tố giác tội phạm là người thân của người phạm tội (cha, mẹ, anh, chị em,…) Khoản 2 Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc không tố giác tội phạm của bố, mẹ người phạm tội như sau: Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc không tố giác. Tuy nhiên, trong trường hợp không tố giác các tội liên quan xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng khác thì các đối tượng nêu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, tội đặc biệt nghiêm trọng là những tội có mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, như: Tội giết người, Tội hiếp dâm, Tội cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội tổ chức đua xe trái phép; Tội mua dâm người dưới 18 tuổi, Tội tham ô tài sản.
Phạm tội trong trạng thái ‘ngáo đá” có phải là tình tiết giảm nhẹ?
Hiện nay, một tệ nạn xã hội đang diễn ra phức tạp và ngày càng phát triển là tệ nạn “ngáo đá”, “phê đá”. Đặc biệt, thời gian gần đây dấy lên nhiều vụ án nghiêm trọng do người phạm tội bị ngáo đá thực hiện. Điển hình như vụ việc ca sĩ Châu Việt Cường nghi do bị ngáo đá nên đã nhét đầy tỏi vào miệng một cô gái gây tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến tử vong. Người bị ngáo đá thường bị sinh ảo giác, không tự chủ được hành vi của mình, có biểu hiện giống như người bị tâm thần phân liệt. Nhưng phạm tội trong trường hợp này có được xem là tình tiết giảm nhẹ như người phạm tội mắc bệnh tâm thần hay không. Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì chưa có quy định cụ thể, riêng biệt cho trường hợp phạm tội trong tình trạng “ngáo đá”. Tuy nhiên, tại Điều 13 quy định về trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau: Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người trong trạng thái “ngáo đá” mà phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình, tương tự như trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác. Đồng thời, người “ngáo đá” thực hiện hành vi trong tình trạng loạn thần nhưng không phải là trường hợp bị tâm thần nên không được hưởng tình tiết giảm nhẹ mà người phạm tội vẫn phải chịu hình phạt theo tội danh mà mình vi phạm.
Những quy định có lợi cho người phạm tội tại Bộ luật hình sự 2015
>>> Toàn bộ điểm mới Bộ luật hình sự 2015 Chào các bạn, vừa rồi, một số báo chí đã đưa tin “Bộ luật hình sự 2015 được xem là một thảm họa của nền lập pháp nước nhà” bởi lẽ, khi nó chưa được thực thi thì đã bị lùi thời hạn thi hành để chờ một Luật mới sửa đổi, bồ sung nó. Người ta hay ví von rằng Bộ luật hình sự 2015 trong tình trạng chết non. Nhưng có thật sự chết non hay không, khi từ ngày 01/7/2016, vẫn có trường hợp được phép áp dụng Bộ luật hình sự 2015, đó là những điều khoản có lợi cho người phạm tội. Trích Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 144/2016/QH13 về việc lùi thời hạn thi hành 4 Luật như sau: Điều 1 … 4. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016: a) Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự; tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều 1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết số 109/2015/QH13; b) Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 tại điểm a khoản này; c) Các quy định khác tại Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự và tại Nghị quyết số 110/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự có ghi thời điểm “ngày 01 tháng 7 năm 2016” được lùi đến thời điểm “ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành”. Chắc chắn khi đọc quy định này, một câu hỏi mà các bạn thường thắc mắc đó là “Quy định nào có lợi cho người phạm tội tại Bộ luật hình sự 2015 được áp dụng từ ngày 01/7/2016?” Dưới đây là tổng hợp các quy định có lợi cho người phạm tội tại Bộ luật hình sự 2015:
Thành ngữ "tham thì thâm" có nghĩa là gì? Tội nhận hối lộ đi tù bao nhiêu năm?
Câu thành ngữ "tham thì thâm" được hiểu là như thế nào? Người phạm tội nhận hối lộ thì bị đi tù bao nhiêu năm? Thành ngữ "tham thì thâm" có nghĩa là gì? "Tham thì thâm" là một câu thành ngữ quen thuộc trong Tiếng Việt. "Tham" có thể hiểu là tham lam, ám chỉ việc khao khát, ước muốn một cách quá đáng, không biết đủ, luôn muốn có nhiều hơn những gì mình đang có, thường mang tính tiêu cực. Còn "thâm" ý muốn nói đến hậu quả nặng nề mà người "tham" phải gánh chịu. Như vậy, câu thành ngữ "tham thì thâm" ý chỉ những người có lòng tham lam, hám lợi, dần đánh mất đi giá trị của bản thân, cuối cùng cũng gặp phải những rắc rối, hậu quả khôn lường do chính lòng tham của mình gây ra. Hành vi nhận hối lộ chính là minh chứng rõ nhất cho câu thành ngữ "tham thì thâm", biểu hiện ở việc ham muốn tiền bạc, của cải, danh vọng, quyền lực. Từ đó, con người có thể mất đi lý trí, hành động một cách mù quáng, không lường trước được hậu quả, bất chấp pháp luật do không kiểm soát được hành vi của bản thân. Điều này dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, bao gồm cả việc phải đối mặt với pháp luật. Tội nhận hối lộ đi tù bao nhiêu năm? Cụ thể, căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, đối với tội nhận hối lộ thì người phạm tội phải đối mặt với 04 khung hình phạt như sau: - Khung hình phạt 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ: + Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương 22 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. + Lợi ích phi vật chất. - Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Có tổ chức. + Lạm dụng chức vụ, quyền hạn. + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. + Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng. + Phạm tội 02 lần trở lên. + Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước. + Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. - Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. + Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. - Khung hình phạt 4: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: + Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên. + Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ chủ động nộp lại số tiền nhận hối lộ có được giảm án không? Căn cứ theo điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: Tử hình ... - Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; + Người đủ 75 tuổi trở lên; + Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. Như vậy, trường hợp người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư số tiền nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì sẽ không thi hành án tử hình mà được chuyển thành tù chung thân. Tóm lại, câu thành ngữ "tham thì thâm" là bài học nhắc nhở về hậu quả nghiêm trọng của lòng tham, vì vậy, chúng ta nên học cách trân trọng với những gì mình đang có, học cách kiềm soát những mong muốn của bản thân bằng cách đặt ra những mục tiêu phù hợp và cố gắng đạt được bằng chính khả năng của mình.
Người bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ được coi là không có án tích khi nào?
Người bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ có thể được coi là không có án tích trong một số trường hợp theo quy định của Bộ luật Hình sự. Người bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ được coi là không có án tích khi nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015 thì án phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự 2015 quy định mà người phạm tội đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng và xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 về xóa án tích thì người phạm tội do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt thì không bị coi là có án tích. Và theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội được coi là không có án tích nếu thuộc trường hợp sau: - Người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; - Người phạm tội dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Như vậy, người bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ được coi là không có án tích nếu thuộc các trường hợp sau đây: - Người bị kết án án phạt cải tạo không giam giữ do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. - Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án hình phạt cải tạo không giam giữ. - Người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án án phạt cải tạo không giam giữ về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng đối với người bị án phạt cải tạo không giam giữ? Theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015 thì trong trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần. Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự. Như vậy, người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời giam chấp hành thì phải lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 một ngày và 5 ngày 1 tuần. Tóm lại, người bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ được coi là không có án tích khi: - Người bị kết án án phạt cải tạo không giam giữ do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. - Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án hình phạt cải tạo không giam giữ. - Người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án án phạt cải tạo không giam giữ về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng.
Được miễn trừ trách nhiệm hình sự có được bồi thường, bù trừ thời gian tạm giam không?
Miễn trừ trách nhiệm hình sự là gì? Người được miễn trừ trách nhiệm hình sự là người vô tội? Được miễn trách nhiệm hình sự có được bồi thường, bù trừ thời gian tạm giam không? (1) Miễn trừ trách nhiệm hình sự là gì? Theo quy định của Điều 29 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 sau đây thì được miễn hoặc xem xét được miễn trừ trách nhiệm hình sự: - Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa - Khi có quyết định đại xá - Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa - Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa - Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận - Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Như vậy, miễn trừ trách nhiệm hình sự là một biện pháp được Hội đồng xét xử (HĐXX) áp dụng khi xét thấy trường hợp phạm tội của bị cáo không cần truy cứu trách nhiệm hình sự, không cần áp dụng hình phạt hình sự đối với các bị cáo mà vẫn không gây nguy hiểm cho xã hội, vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng chống tội phạm. Có thể thấy, miễn trừ trách nhiệm hình sự là một chính sách khoan hồng, nhân đạo của nhà nước đối với các bị cáo có phạm tội khi xét thấy các bị cáo này vẫn còn khả năng trở lại làm người có ích cho xã hội. (2) Người được miễn trừ trách nhiệm hình sự là người vô tội? Như đã phân tích ở trên, biện pháp miễn trừ trách nhiệm hình sự là biện pháp áp dụng cho người phạm tội, nghĩa là người này có tội và phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội của mình. Tuy nhiên khi HĐXX xét thấy người phạm tội không còn gây nguy hiểm cho xã hội, tội lỗi gây ra nghiêm trọng nhưng do vô ý, hoặc tội ít nghiêm trọng có gây thiệt hại nhưng đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thì được miễn trừ việc chịu trách nhiệm hình sự cho tội đó. Như vậy, người được áp dụng biện pháp miễn trừ trách nhiệm hình sự là người có tội, không phải người vô tội nhưng được nhận sự khoan hồng, nhân đạo của nhà nước để tiếp tục đóng góp cho xã hội mà thôi. (3) Được miễn trách nhiệm hình sự có được bồi thường, bù trừ thời gian tạm giam không? Theo Điều 38 Bộ Luật Hình sự 2015, thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. Tuy nhiên, bản chất của biện pháp miễn trách nhiệm hình sự là người phạm tội có hành vi vi phạm pháp luật, hành vi cấu thành tội phạm, nhưng do chính sách khoan hồng, nhân đạo của nhà nước và do nguyên tắc phân hóa phân loại nên được miễn trách nhiệm hình sự chứ không phải là người vô tội hay bị oan sai. Do đó, đối với trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự thì thời hạn tạm giam, tạm giữ để điều tra vụ án sẽ không được tính toán để bồi thường, bù trừ. Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử cơ quan điều tra có áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế đối với người được miễn trừ trách nhiệm hình sự thì cũng là đúng với quy định của pháp luật, vì thế người được miễn trừ trách nhiệm hình sự sẽ không được nhận bồi thường, đền bù.
Phân biệt ân xá, đặc xá, đại xá? Tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không?
Làm thế nào để phân biệt ân xá, đặc xá và đại xá? Biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Xem thêm: 1 năm có mấy lần đặc xá? Điều kiện để được đặc xá năm 2024 Năm 2024, ngày nào sẽ công bố Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn của Chủ tịch nước ? Phân biệt ân xá, đặc xá, đại xá? Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm của ân xá, tuy nhiên có thể hiểu ân xá là đặc ân của nhà nước trong việc miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt đối với người phạm tội, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với những người phạm tội, mở ra cho những người phạm tội khả năng ăn năn hối cải, cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội và nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng. Ân xá được thực hiện với hai hình thức là đại xá và đặc xá. Theo đó, đặc xá và đại xá được phân biệt như sau: Tiêu chí phân biệt Đại xá Đặc xá Khái niệm Đại xá là sự khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm nhất định với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. (Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018) Bản chất Là một chính sách khoan hồng của Nhà nước, trong đó thực hiện việc không truy cứu trách nhiệm hình sự, tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm hoặc nhiều người phạm tội nhất định không phân biệt họ đang chấp hành hình phạt, đã bị truy tố hay xét xử hay chưa. Là việc miễn chấp hành hình phạt cho người đang bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân để họ có thể được tha tù, không phải chấp hành hình phạt tù nữa, ra tù sớm hơn thời gian mà họ phải chấp hành theo bản án, quyết định của Tòa án. Việc đặc xá chỉ được thực hiện khi nhân những dịp lễ quan trọng của đất nước hoặc trường hợp đặc biệt với những điều kiện nhất định. Thẩm quyền quyết định Quốc hội (Khoản 11 Điều 70 Hiến pháp 2013) Chủ tịch nước (Khoản 3 Điều 88 Hiến pháp 2023) Đối tượng Người phạm tội trong giai đoạn đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án. Áp dụng cho người phạm tội đang trong giai đoạn thi hành án phạt tù (tù có thời hạn, tù chung thân). Phạm vi áp dụng Chỉ loại trừ đối với một số tội phạm nguy hiểm mà nếu đại xá sẽ ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Áp dụng cho người phạm tội cụ thể theo tình hình thực tiễn. Phải đáp ứng một số điều kiện mới được đề nghị đặc xá Điều kiện Phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị xã hội, diễn biến tội phạm Đáp ứng quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá năm 2018 Cơ sở ra quyết định Thường được đưa ra trong phiên họp Quốc hội và được các đại biểu thống nhất thông qua. Người đề nghị đặc xá phải đáp ứng được điều kiện quy định và có đơn đề nghị đặc xá gửi đến Chủ tịch nước. Hậu quả pháp lý Người phạm tội đang ở giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử đều được miễn trách nhiệm hình sự - Nếu đã bị tuyên hình phạt, đang chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại và được xóa án tích - Nếu đã chấp hành xong hình phạt hay các quyết định khác của Tòa án thì được xóa án tích Người được đặc xá được miễn chấp hành hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay như người được quyết định đại xá và vẫn có tiền án trong lý lịch tư pháp. Như vậy, ân xá là đặc ân của nhà nước nhằm thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội. Ân xá được thể hiện qua hai hình thức là đặc xá và đại xá. Tha tù trước thời hạn có điều kiện có phải là đặc xá không? Như đã phân tích tại phần trên. Đặc xá là việc tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. Để được đặc xá, người phạm nhân cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Tuy nhiên, tha tù trước thời hạn có điều kiện và đặc xá là hai hình thức khác nhau. Theo Điều 1 Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP, tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ. Đồng thời, theo Điều 5, Điều 7 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC, cơ quan có thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện là Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù. Như vậy, đặc xá và tha tù trước thời hạn có điều kiện là hai hình thức khác nhau. Mặc dù kết quả là các đối tượng đều sẽ được tha tù trước thời hạn nhưng đối tượng của đặc xá là người phạm tội trong giai đoạn đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án, còn đối tượng của tha tù trước thời hạn có điều kiện là người đang chấp hành án phạt tù. Xem thêm: 1 năm có mấy lần đặc xá? Điều kiện để được đặc xá năm 2024 Năm 2024, ngày nào sẽ công bố Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn của Chủ tịch nước ?
TANDTC có văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Ngày 31/8/2023, Tòa án nhân dân tối cao có Công văn 174/TANDTC-PC năm 2023 về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ "người phạm tội thành phần khai báo, ăn năn hối cải" tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về việc khó khăn, vướng mắc trong áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải ” quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. (1) Áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hổi cải Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau: Tình tiết “Người Phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hổi cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra; tình tiết “thành khẩn khai báo ”, “ăn năn hối cải ” không phải là hai tình tiết độc lập. Do đó, nếu người phạm tội “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” thì chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Trên đây là ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao để các Tòa án nghiên cứu, tham khảo khi giải quyết các vụ án cụ thế. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời. (2) Hiện có bao nhiêu tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Căn cứ tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: - Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; - Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; - Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; - Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; - Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; - Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; - Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; - Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; - Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; - Phạm tội do lạc hậu; - Người phạm tội là phụ nữ có thai; - Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; - Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; - Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; - Người phạm tội tự thú; - Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải - Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án - Người phạm tội đã lập công chuộc tội; - Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; - Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ. Xem thêm Công văn 174/TANDTC-PC năm 2023 ban hành ngày 31/8/2023.
Trường hợp nào không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội?
Tử hình được xem là mức án nặng nhất đối với người phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo luật định. Vậy, trường hợp nào Tòa án không áp dụng mức hình phạt tử hình đối với người phạm tội? 1. Khi nào áp dụng hình phạt tử hình? Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 có giải thích tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự 2015 quy định. 2. Trường hợp nào không áp dụng tử hình đối với người phạm tội Tại khoản 2, khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. - Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; + Người đủ 75 tuổi trở lên; +Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. - Trong trường hợp quy định nêu trên hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân. 3. Người đã bị kết án tử hình thì có được ân giảm hay không? Căn cứ Điều 367 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành thì người bị tuyên án tử hình có thể được ân giảm theo quy định sau: * Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện: - Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Chánh án TANDTC và bản án phải được gửi ngay cho Viện trưởng VKSNDTC. - Sau khi đã xem xét hồ sơ vụ án để quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, TANDTC phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKSNDTC. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKSNDTC phải trả lại hồ sơ vụ án cho TANDTC. - Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. - Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. - Bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. - Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm TANDTC quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì TANDTC phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình. - Trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm. * Khi có căn cứ của Chủ tịch nước quyết định ân giảm tử hình thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án TANDTC để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án. Như vậy, người phạm tội dù có trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì vẫn không áp dụng mức hình phạt tử hình bao gồm người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên.
Trường hợp nào người phạm tội không được hưởng án treo?
Hưởng án treo được xem là biện pháp khoan hồng của pháp luật đối với những đối tượng vi phạm pháp luật hình sự ở mức độ nhẹ cũng như có lý lịch nhân thân tốt để họ có cơ hội sửa sai. Dù vậy, không phải bất kỳ đối tượng nào cũng được hưởng án treo. Vậy, trong trường hợp nào người phạm tội không được hưởng án treo? 1. Án treo là gì? Án treo là một biện pháp miễn chấp hành phạt tù áp dụng cho các tội phạm có mức án nhẹ và nhân thân, lý lịch tốt được Tòa án xem xét và quyết định cho hưởng án treo. Cụ thể, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP 2. Khi nào áp dụng án treo đối với người phạm tội? Người phạm tội được hưởng án treo theo từ phán quyết của Tòa án và tuân thủ Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 và chấp hành các biện pháp tại quy định này như sau: Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù. Thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Bệnh cạnh đó, gia đình của người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 từ 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự 2015. 3. 06 trường hợp không áp dụng án treo Theo Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP) quy định những trường hợp người phạm tội sẽ không được hưởng án treo bao gồm: (1) Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. (2) Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. (3) Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo. (4) Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây: - Người phạm tội là người dưới 18 tuổi. - Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể. (5) Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau: - Người phạm tội là người dưới 18 tuổi. - Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng. - Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể. - Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú. (6) Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Như vậy, người phạm tội dù có hành vi vi phạm không đáng kể nhưng tái phạm, có tính chất chuyên nghiệp, chủ mưu và có những hành vi không chấp hành các biện pháp của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không được hưởng án treo.
Mong được giải thích rõ hơn về tội phạm cắt xén cho ví dụ thực tiễn trong cuộc sống em cảm ơn ạ
Mong được giải thích rõ hơn về tội phạm cắt xén cho ví dụ thực tiễn trong cuộc sống em cảm ơn ạ
Tại sao Facebook xóa tài khoản cá nhân của những người phạm tội ác cực kỳ nghiêm trọng?
Tôi có thắc mắc là tại sao Facebook xóa tài khoản cá nhân của những người phạm tội ác cực kỳ nghiêm trọng như giết người. Ví dụ: Nguyễn Hải Dương (án mạng 6 người chết ở Bình Phước), Lại Thị Kiều Trang (vụ án trà sữa),.... Khi vụ án trà sữa đang nóng nhưng tôi không tò mò vào tài khoản cá nhân của nghi phạm. Một thời gian sau khi vào diễn đàn VOZ thì thấy link của FB Lại Thị Kiều Trang và khi click vào thì tài khoản này không tồn tại. Do vậy tôi có thắc mắc là tại sao Facebook phải xóa tài khoản cá nhân của những người phạm tội ác cực kỳ nghiêm trọng? Tôi không tin là người thân nghi phạm khóa hoặc xóa vì đâu phải ai cũng đưa mật khẩu cho người thân.
[Xin tư vấn] Phạm tội khi thiếu nhận thức trầm trọng?
Chào mọi người, em vào diễn đàn xem đã lâu, đây là lần đầu em tạo topic xin được tư vấn và học hỏi về vấn đề hình sự. Chẳng là trong tin "điểm tuần: bất bình thường cũ" của VTV24 ngày 1/8/2020, từ phút thứ 8:04 - 9:29 có một cuộc phỏng vấn với một cậu thanh niên tên Dong nhà ở vùng biên xa xôi. Nhà cậu này bố mẹ đều vào tù vì dính tới ma túy, cậu thì 1 mình nuôi 2 em nhỏ, trời xui đất khiến thế nào bọn buôn ma túy tìm đến và gạ vận chuyển ma túy cho bọn chúng (7 cân 8) với giá chỉ 1 triệu cho công vận chuyển. Khi bị bớ vào tù, phóng viên hỏi có biết mức án cao nhất là gì không cũng không biết, biết bị tử hình thì sẽ nghĩ sao cũng không biết nghĩ sao, hỏi có biết tử hình là gì không cũng không biết, lúc biết mới bật khóc vì biết sẽ không thể sống để chăm 2 em mình. Mọi người cho em hỏi trường hợp cậu này có đc tính là phạm tội khi không đủ nhận thức không ạ? Và nếu có tình tiết giảm nhẹ thì có đủ để thoát dựa cột không hay vẫn phải chết ạ?
Người bị phạm tội bị bắt có ma túy đá
Cho e hỏi như bị phạm tội vậy, xử phạt hình sự có tịch thu tiền trong tài khoản ngân hàng và đất đai đứng tên người phạm tội không e cảm ơn
Vấn đề pháp lý vụ bé trai dưới 14 tuổi giết người
Theo điều tra, ngày 23/11/2019, Điểu Long giết bé trai 11 tuổi ở cùng quê do mâu thuẫn trong lúc chơi điện tử. Làm việc với công an, Long còn khai trước đó đã dìm chết bé gái 6 tuổi dưới suối. Cơ quan chức năng đến nay xác định vụ việc xảy ra năm 2016. Sau đó, nghi phạm đã kể cho bố về sự việc. Tuy nhiên, ông Điểu Brơi đã che giấu hành vi của con trai. Do đó, khi thực hiện hành vi phạm tội, Điểu Long mới 13 tuổi 8 tháng, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cơ quan chức năng đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa Long vào trường giáo dưỡng số 3 tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. (Zing) Căn cứ theo Bộ luật hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) là từ 14 trở lên. Người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi mà họ gây ra. Trong trường hợp người có hành vi phạm tội nhưng do chưa đủ 14 tuổi nên không bị truy cứu TNHS về hành vi đã thực hiện mà bị áp dụng biện pháp sau: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Trường hợp người dưới 12 tuổi phạm tội hoặc người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội nghiêm trọng/ít nghiêm trọng thì hiện nay không thể xử lý hình sự cũng như áp dụng các biện pháp xử lý hành chính mà chỉ có thể giáo dục, uốn nắn tại gia đình để trẻ em nhận ra những hành vi sai trái của mình. Đối với người có hành vi không tố giác tội phạm là người thân của người phạm tội (cha, mẹ, anh, chị em,…) Khoản 2 Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc không tố giác tội phạm của bố, mẹ người phạm tội như sau: Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc không tố giác. Tuy nhiên, trong trường hợp không tố giác các tội liên quan xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng khác thì các đối tượng nêu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, tội đặc biệt nghiêm trọng là những tội có mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, như: Tội giết người, Tội hiếp dâm, Tội cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội tổ chức đua xe trái phép; Tội mua dâm người dưới 18 tuổi, Tội tham ô tài sản.
Phạm tội trong trạng thái ‘ngáo đá” có phải là tình tiết giảm nhẹ?
Hiện nay, một tệ nạn xã hội đang diễn ra phức tạp và ngày càng phát triển là tệ nạn “ngáo đá”, “phê đá”. Đặc biệt, thời gian gần đây dấy lên nhiều vụ án nghiêm trọng do người phạm tội bị ngáo đá thực hiện. Điển hình như vụ việc ca sĩ Châu Việt Cường nghi do bị ngáo đá nên đã nhét đầy tỏi vào miệng một cô gái gây tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến tử vong. Người bị ngáo đá thường bị sinh ảo giác, không tự chủ được hành vi của mình, có biểu hiện giống như người bị tâm thần phân liệt. Nhưng phạm tội trong trường hợp này có được xem là tình tiết giảm nhẹ như người phạm tội mắc bệnh tâm thần hay không. Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì chưa có quy định cụ thể, riêng biệt cho trường hợp phạm tội trong tình trạng “ngáo đá”. Tuy nhiên, tại Điều 13 quy định về trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau: Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người trong trạng thái “ngáo đá” mà phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình, tương tự như trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác. Đồng thời, người “ngáo đá” thực hiện hành vi trong tình trạng loạn thần nhưng không phải là trường hợp bị tâm thần nên không được hưởng tình tiết giảm nhẹ mà người phạm tội vẫn phải chịu hình phạt theo tội danh mà mình vi phạm.
Những quy định có lợi cho người phạm tội tại Bộ luật hình sự 2015
>>> Toàn bộ điểm mới Bộ luật hình sự 2015 Chào các bạn, vừa rồi, một số báo chí đã đưa tin “Bộ luật hình sự 2015 được xem là một thảm họa của nền lập pháp nước nhà” bởi lẽ, khi nó chưa được thực thi thì đã bị lùi thời hạn thi hành để chờ một Luật mới sửa đổi, bồ sung nó. Người ta hay ví von rằng Bộ luật hình sự 2015 trong tình trạng chết non. Nhưng có thật sự chết non hay không, khi từ ngày 01/7/2016, vẫn có trường hợp được phép áp dụng Bộ luật hình sự 2015, đó là những điều khoản có lợi cho người phạm tội. Trích Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 144/2016/QH13 về việc lùi thời hạn thi hành 4 Luật như sau: Điều 1 … 4. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016: a) Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự; tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều 1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết số 109/2015/QH13; b) Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 tại điểm a khoản này; c) Các quy định khác tại Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự và tại Nghị quyết số 110/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự có ghi thời điểm “ngày 01 tháng 7 năm 2016” được lùi đến thời điểm “ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành”. Chắc chắn khi đọc quy định này, một câu hỏi mà các bạn thường thắc mắc đó là “Quy định nào có lợi cho người phạm tội tại Bộ luật hình sự 2015 được áp dụng từ ngày 01/7/2016?” Dưới đây là tổng hợp các quy định có lợi cho người phạm tội tại Bộ luật hình sự 2015: