Người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 từ ngày được công bố luôn tạo ra nhiều sự quan tâm mọi người. Nổi bật hơn cả là vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ Căn cứ Điều 4 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau: - Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ. - Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan. - Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. - Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. - Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới; ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch. Những nguyên tắc trên có ý nghĩa xã hội lớn lao trong việc bảo đảm sự an toàn và trật tự trong giao thông đường bộ. Nếu có thể đảm bảo những nguyên tắc trên, chắc chắn người dân sẽ an toàn hơn khi tham gia giao thông. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt Trước hết, ta cần hiểu thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự? Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau về mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về người đi bộ, người khuyết tật, già yếu, người mất năng lực hành vi dân sự, phụ nữ mang thai, trẻ em phải tuân thủ các quy định sau: - Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; - Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ; - Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị; - Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt; - Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường. Cần biết, việc quy định người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt là đang bảo vệ an toàn cho chính bản thân họ và cho cả cộng đồng. Việc này đảm bảo an toàn cho tất cả, góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh hơn.
Các trường hợp giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật dân sự hiện hành?
Theo quy định pháp luật thì giám hộ được hiểu như thế nào? Các trường hợp giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự được quy định ra sao? Chế định giám hộ theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành? Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật Dân sự 2015 (gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (gọi chung là người được giám hộ). Đối với trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu. Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 thì người được giám hộ bao gồm: - Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; - Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; - Người mất năng lực hành vi dân sự; - Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Về nguyên tắc, một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. Các trường hợp giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật dân sự hiện hành? Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên (gồm người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; và người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ) được xác định theo thứ tự sau đây: - Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. - Trường hợp không có người giám hộ quy định trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. - Trường hợp không có người giám hộ quy định trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, trừ trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đã lựa chọn người giám hộ cho mình theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật dân sư 2015, thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: - Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. - Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ. - Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Vợ tâm thần, chồng có được bán tài sản chung?
Trong quá trình chung sống của vợ, chồng không may gặp tai nạn hoặc bệnh tật dẫn đến việc người vợ bị bệnh tâm thần thì người chồng phải có nghĩa vụ chăm lo cho người vợ của mình. Trong trường hợp mà người chồng muốn bán tài sản chung của vợ chồng có thể vi phạm các quy định về hôn nhân và gia đình. Để có tiền chữa trị hay bảo vệ quyền lợi của vợ bằng việc bán tài sản chung thì người chồng phải thực hiện các thủ tục về giám định và thông qua các quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì khi đó mới được xem là hợp pháp. Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự Theo quy định người bị bệnh tâm thần sau khi được giám định và thông qua tuyên bố của Tòa án sẽ được xem là người mất năng lực hành vi dân sự. Cụ thể, tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Lưu ý: Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Vì vậy, trong trường hợp mà người chồng muốn bán tài sản chung của cả hai phải thông qua và có sự đồng ý của người giám hộ cho vợ của mình. Người chồng cũng có thể trở thành người giám hộ cho vợ. Người nào có thể là làm giám hộ? Trong trường hợp mà vợ đã được giám định tại trung tâm và được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Thì sau đó Tòa án sẽ thực hiện thủ tục xác định người đại diện cho cá nhân theo pháp luật cụ thể tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: (1) Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. (2) Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. (3) Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại mục (1) và mục (2). (4) Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp mà không tự xác định được người giám hộ thì Tòa án sẽ căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 thì các đối tượng sau đây sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên như sau: Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ Người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự sẽ có quyền và nghĩa vụ thực hiện theo quyết định của Tòa án như sau: (1) Nghĩa vụ của người giám hộ - Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ. - Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự. - Quản lý tài sản của người được giám hộ. - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. (2) Quyền của người giám hộ - Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ. - Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ. - Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Theo các quy định trên người giám hộ không được thực hiện việc bán tài sản chung của người bị mất năng lực hành vi dân sự. Trừ trường hợp bán tài sản chung để điều trị, chữa bệnh cho người được giám hộ bị bệnh. Ngoài các quyền trên, thì người chồng là giám hộ cho vợ không được thực hiện không được đem tài sản của người được tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu.
Người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 từ ngày được công bố luôn tạo ra nhiều sự quan tâm mọi người. Nổi bật hơn cả là vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ Căn cứ Điều 4 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau: - Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ. - Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan. - Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. - Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. - Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới; ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch. Những nguyên tắc trên có ý nghĩa xã hội lớn lao trong việc bảo đảm sự an toàn và trật tự trong giao thông đường bộ. Nếu có thể đảm bảo những nguyên tắc trên, chắc chắn người dân sẽ an toàn hơn khi tham gia giao thông. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt Trước hết, ta cần hiểu thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự? Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau về mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về người đi bộ, người khuyết tật, già yếu, người mất năng lực hành vi dân sự, phụ nữ mang thai, trẻ em phải tuân thủ các quy định sau: - Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; - Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ; - Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị; - Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt; - Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường. Cần biết, việc quy định người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia giao thông phải có người dẫn dắt là đang bảo vệ an toàn cho chính bản thân họ và cho cả cộng đồng. Việc này đảm bảo an toàn cho tất cả, góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh hơn.
Các trường hợp giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật dân sự hiện hành?
Theo quy định pháp luật thì giám hộ được hiểu như thế nào? Các trường hợp giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự được quy định ra sao? Chế định giám hộ theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành? Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật Dân sự 2015 (gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (gọi chung là người được giám hộ). Đối với trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu. Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 thì người được giám hộ bao gồm: - Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; - Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; - Người mất năng lực hành vi dân sự; - Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Về nguyên tắc, một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. Các trường hợp giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật dân sự hiện hành? Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên (gồm người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; và người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ) được xác định theo thứ tự sau đây: - Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. - Trường hợp không có người giám hộ quy định trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. - Trường hợp không có người giám hộ quy định trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, trừ trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đã lựa chọn người giám hộ cho mình theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật dân sư 2015, thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: - Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. - Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ. - Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Vợ tâm thần, chồng có được bán tài sản chung?
Trong quá trình chung sống của vợ, chồng không may gặp tai nạn hoặc bệnh tật dẫn đến việc người vợ bị bệnh tâm thần thì người chồng phải có nghĩa vụ chăm lo cho người vợ của mình. Trong trường hợp mà người chồng muốn bán tài sản chung của vợ chồng có thể vi phạm các quy định về hôn nhân và gia đình. Để có tiền chữa trị hay bảo vệ quyền lợi của vợ bằng việc bán tài sản chung thì người chồng phải thực hiện các thủ tục về giám định và thông qua các quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì khi đó mới được xem là hợp pháp. Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự Theo quy định người bị bệnh tâm thần sau khi được giám định và thông qua tuyên bố của Tòa án sẽ được xem là người mất năng lực hành vi dân sự. Cụ thể, tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Lưu ý: Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Vì vậy, trong trường hợp mà người chồng muốn bán tài sản chung của cả hai phải thông qua và có sự đồng ý của người giám hộ cho vợ của mình. Người chồng cũng có thể trở thành người giám hộ cho vợ. Người nào có thể là làm giám hộ? Trong trường hợp mà vợ đã được giám định tại trung tâm và được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Thì sau đó Tòa án sẽ thực hiện thủ tục xác định người đại diện cho cá nhân theo pháp luật cụ thể tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: (1) Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. (2) Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. (3) Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại mục (1) và mục (2). (4) Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp mà không tự xác định được người giám hộ thì Tòa án sẽ căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 thì các đối tượng sau đây sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên như sau: Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ Người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự sẽ có quyền và nghĩa vụ thực hiện theo quyết định của Tòa án như sau: (1) Nghĩa vụ của người giám hộ - Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ. - Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự. - Quản lý tài sản của người được giám hộ. - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. (2) Quyền của người giám hộ - Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ. - Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ. - Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Theo các quy định trên người giám hộ không được thực hiện việc bán tài sản chung của người bị mất năng lực hành vi dân sự. Trừ trường hợp bán tài sản chung để điều trị, chữa bệnh cho người được giám hộ bị bệnh. Ngoài các quyền trên, thì người chồng là giám hộ cho vợ không được thực hiện không được đem tài sản của người được tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu.