Hợp đồng lao động đối với người dưới 15 tuổi cần có những gì?
Theo pháp luật, đối với một số ngành nghề phù hợp thì người lao động chưa đủ tuổi vẫn có thể làm việc theo đúng quy định. Tuy nhiên cần lưu ý một số quy định để thực hiện đúng, đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ và cả NSDLĐ. Bài viết sẽ nêu một số lưu ý trong HĐLĐ đối với người dưới 15 tuổi. Có được đi làm khi chưa đủ 18 tuổi không? Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định người dưới 16 tuổi là trẻ em. Căn cứ theo khoản 3 Điều 143 Bộ Luật lao động 2019 quy định đối với người lao động chưa thành niên như sau: - Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi. - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này. - Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này. Tại danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm, quy định theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Quy định về sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi làm việc Việc sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc được hướng dẫn cụ thể tại Chương II Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH . Tuy nhiên, khi sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây: - Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; - Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; - Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng; - Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi. Hợp đồng lao động đối với người dưới 15 tuổi cần có những gì? Căn cứ tại Mục 1 Chương XI Bộ luật lao động năm 2019 hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động chưa thành niên thì Hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi phải bao gồm những nội dung dưới đây: (1) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; (2) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; (3) Công việc và địa điểm làm việc; (4) Thời hạn của hợp đồng lao động; (5) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; (6) Chế độ nâng bậc, nâng lương; (7) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; (8) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; (9) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; (10) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. (11) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi cư trú; số điện thoại (nếu có); số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi; (12) Chỗ ở đối với người chưa đủ 15 tuổi làm việc xa gia đình; (13) Việc bảo đảm điều kiện học tập. Trên đây là 13 nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động mà các đơn vị sử dụng lao động cần phải thỏa thuận trước khi giao kết và sử dụng người lao động chưa đủ 15 tuổi.
Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động không?
Cho tôi hỏi đi xuất khẩu lao động được hiểu như thế nào? Người lao động chưa thành niên thì có được phép đi không? Người lao động đi xuất khẩu lao động được hiểu như thế nào? Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích về thuật ngữ này, tuy nhiên có thể hiểu xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài để làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp thuê mướn, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho mình ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: - Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế. - Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây: + Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; + Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; + Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;. + Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. - Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài. Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động không? (Hình từ Internet) Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động hay không? Căn cứ Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định về điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài như sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài. - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động. - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động. - Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng. - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Và theo quy định tại Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết như sau: - Các điều kiện quy định tại các khoản 1,2,3,4 và 6 Điều 44 của Luật này. - Có hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 52 của Luật này. - Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú. Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đối với người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Có hợp đồng lao động giữa người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài; - Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú. Bên cạnh đó, Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thành niên như sau: - Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. - Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Theo đó, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Như vậy, người lao động chưa thành niên sẽ không đủ điều kiện để đi xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật.
Điều kiện sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi
Hiện nay, do nhu cầu sử dụng lao động tăng cao nên nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động lao động chưa đủ 15 tuổi vào cơ sở lao động làm việc. Dù vậy, pháp luật chỉ cho phép doanh nghiệp được sử dụng đối tượng lao động trong một số trường hợp nhất định như múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối,... Để có thể giao kết hợp đồng đối với người lao động (NLĐ) chưa đủ 15 tuổi thực hiện các công việc trên thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) cần lưu ý đáp ứng một số quy định số quy định sau đây: Điều kiện sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi Để sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc NSDLĐ phải tuân thủ một số điều kiện theo Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 (hướng dẫn bởi Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH). Theo đó, điều kiện sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc quy định cụ thể sau: Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Về thời giờ làm việc cần đáp ứng 02 quy định sau: (1) Bố trí thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 vừa làm việc vừa học tập hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi. (2) Bên cạnh đó, bố trí các đợt nghỉ giải lao cho người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019. Ngoài ra, tuân thủ quy định về khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 và Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm công việc nhẹ khi công việc đó đáp ứng các điều kiện sau: (1) Là công việc có trong danh mục quy định theo pháp luật như biểu diễn nghệ thuật, vận động viên thể thao, lập trình phần mềm, ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, đan lát, gói bánh kẹo, nuôi tằm, làm vườn, chăn nuôi gia súc, phụ giúp,... (2) Nơi làm việc không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của Sở LĐTBXH theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Giao kết hợp đồng với người lao động chưa đủ 15 tuổi Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện về tuyển dụng và sử dụng lao động dưới 15 tuổi làm việc thì người giao kết hợp đồng lao động bên phía NSDLĐ cũng phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 về các quy định trong hợp đồng lao động như sau: Có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày giao kết hợp đồng lao động, trong đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em. Có Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi phải có các nội dung theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 và các nội dung: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi cư trú; số điện thoại (nếu có); số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi. - Chỗ ở đối với người chưa đủ 15 tuổi làm việc xa gia đình. - Việc bảo đảm điều kiện học tập. Hợp đồng lao động đối với người chưa đủ 13 tuổi chỉ có hiệu lực sau khi có văn bản đồng ý của Sở LĐTBXH quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Trên đây là một số lưu ý về việc sử dụng lao động dưới 15 tuổi và điều kiện giao kết hợp đồng lao động đối với đối tượng lao động này. Qua đó, giúp NSDLĐ cần biết để thực hiện các thủ tục tuyển dụng nhân sự phù hợp với ngành nghề và độ tuổi nhất định. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi, sức khỏe và thời gian học tập phù hợp cho trẻ dưới 15 tuổi được sống đúng với lứa tuổi của mình.
Hợp đồng lao động đối với người dưới 15 tuổi cần có những gì?
Theo pháp luật, đối với một số ngành nghề phù hợp thì người lao động chưa đủ tuổi vẫn có thể làm việc theo đúng quy định. Tuy nhiên cần lưu ý một số quy định để thực hiện đúng, đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ và cả NSDLĐ. Bài viết sẽ nêu một số lưu ý trong HĐLĐ đối với người dưới 15 tuổi. Có được đi làm khi chưa đủ 18 tuổi không? Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định người dưới 16 tuổi là trẻ em. Căn cứ theo khoản 3 Điều 143 Bộ Luật lao động 2019 quy định đối với người lao động chưa thành niên như sau: - Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi. - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này. - Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này. Tại danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm, quy định theo Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Quy định về sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi làm việc Việc sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc được hướng dẫn cụ thể tại Chương II Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH . Tuy nhiên, khi sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây: - Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; - Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; - Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng; - Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi. Hợp đồng lao động đối với người dưới 15 tuổi cần có những gì? Căn cứ tại Mục 1 Chương XI Bộ luật lao động năm 2019 hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động chưa thành niên thì Hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi phải bao gồm những nội dung dưới đây: (1) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; (2) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; (3) Công việc và địa điểm làm việc; (4) Thời hạn của hợp đồng lao động; (5) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; (6) Chế độ nâng bậc, nâng lương; (7) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; (8) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; (9) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; (10) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. (11) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi cư trú; số điện thoại (nếu có); số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi; (12) Chỗ ở đối với người chưa đủ 15 tuổi làm việc xa gia đình; (13) Việc bảo đảm điều kiện học tập. Trên đây là 13 nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động mà các đơn vị sử dụng lao động cần phải thỏa thuận trước khi giao kết và sử dụng người lao động chưa đủ 15 tuổi.
Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động không?
Cho tôi hỏi đi xuất khẩu lao động được hiểu như thế nào? Người lao động chưa thành niên thì có được phép đi không? Người lao động đi xuất khẩu lao động được hiểu như thế nào? Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích về thuật ngữ này, tuy nhiên có thể hiểu xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài để làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp thuê mướn, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho mình ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: - Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế. - Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây: + Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; + Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; + Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;. + Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. - Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài. Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động không? (Hình từ Internet) Người lao động chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động hay không? Căn cứ Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định về điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài như sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài. - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động. - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động. - Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng. - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Và theo quy định tại Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết như sau: - Các điều kiện quy định tại các khoản 1,2,3,4 và 6 Điều 44 của Luật này. - Có hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 52 của Luật này. - Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú. Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đối với người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; - Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động; - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Có hợp đồng lao động giữa người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài; - Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú. Bên cạnh đó, Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thành niên như sau: - Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. - Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Theo đó, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Như vậy, người lao động chưa thành niên sẽ không đủ điều kiện để đi xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật.
Điều kiện sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi
Hiện nay, do nhu cầu sử dụng lao động tăng cao nên nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động lao động chưa đủ 15 tuổi vào cơ sở lao động làm việc. Dù vậy, pháp luật chỉ cho phép doanh nghiệp được sử dụng đối tượng lao động trong một số trường hợp nhất định như múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối,... Để có thể giao kết hợp đồng đối với người lao động (NLĐ) chưa đủ 15 tuổi thực hiện các công việc trên thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) cần lưu ý đáp ứng một số quy định số quy định sau đây: Điều kiện sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi Để sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc NSDLĐ phải tuân thủ một số điều kiện theo Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 (hướng dẫn bởi Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH). Theo đó, điều kiện sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc quy định cụ thể sau: Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Về thời giờ làm việc cần đáp ứng 02 quy định sau: (1) Bố trí thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 vừa làm việc vừa học tập hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi. (2) Bên cạnh đó, bố trí các đợt nghỉ giải lao cho người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019. Ngoài ra, tuân thủ quy định về khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 và Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm công việc nhẹ khi công việc đó đáp ứng các điều kiện sau: (1) Là công việc có trong danh mục quy định theo pháp luật như biểu diễn nghệ thuật, vận động viên thể thao, lập trình phần mềm, ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, đan lát, gói bánh kẹo, nuôi tằm, làm vườn, chăn nuôi gia súc, phụ giúp,... (2) Nơi làm việc không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của Sở LĐTBXH theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Giao kết hợp đồng với người lao động chưa đủ 15 tuổi Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện về tuyển dụng và sử dụng lao động dưới 15 tuổi làm việc thì người giao kết hợp đồng lao động bên phía NSDLĐ cũng phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 về các quy định trong hợp đồng lao động như sau: Có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày giao kết hợp đồng lao động, trong đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em. Có Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi phải có các nội dung theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 và các nội dung: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi cư trú; số điện thoại (nếu có); số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi. - Chỗ ở đối với người chưa đủ 15 tuổi làm việc xa gia đình. - Việc bảo đảm điều kiện học tập. Hợp đồng lao động đối với người chưa đủ 13 tuổi chỉ có hiệu lực sau khi có văn bản đồng ý của Sở LĐTBXH quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Trên đây là một số lưu ý về việc sử dụng lao động dưới 15 tuổi và điều kiện giao kết hợp đồng lao động đối với đối tượng lao động này. Qua đó, giúp NSDLĐ cần biết để thực hiện các thủ tục tuyển dụng nhân sự phù hợp với ngành nghề và độ tuổi nhất định. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi, sức khỏe và thời gian học tập phù hợp cho trẻ dưới 15 tuổi được sống đúng với lứa tuổi của mình.