Già đời là gì? Năm 2024 bao nhiêu tuổi được xem là người lao động cao tuổi?
Già đời được hiểu là gì? Trong năm 2024, người lao động bao nhiêu tuổi được xem là người lao động cao tuổi? 1. Già đời là gì? "Già đời" là một cụm từ tiếng Việt, thường được sử dụng để chỉ những người có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Người được mô tả là "già đời" không nhất thiết phải có tuổi tác cao, mà quan trọng hơn là họ đã trải qua nhiều sự kiện, thăng trầm và có cái nhìn thấu đáo về thế giới xung quanh mình. 2. Năm 2024, bao nhiêu tuổi được xem là người lao động cao tuổi? Căn cứ theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 có quy định như sau: Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Theo đó, người cao tuổi được ghi nhận trong Luật Người cao tuổi 2009 là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Căn cứ theo khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau: Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019. Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 hướng dẫn bởi Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về độ tuổi tuổi nghỉ hưu: Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với nữ vào năm 2035. Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ. Như vậy, hiện nay là năm 2024, độ tuổi được xem là lao động cao tuổi là: - Đủ 61 đối với lao động nam. - Đủ 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. 3. Người lao động cao tuổi có các quyền gì? Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định các quyền của người lao động cao tuổi như sau: - Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể; - Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; - Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; - Đình công; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra tại khoản 2, khoản 3 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về quyền của người lao động cao tuổi như sau: - Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. - Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Như vậy, "Già đời" trong xã hội dùng để chỉ những người có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc về cuộc sống không chỉ dựa vào độ tuổi của họ. Còn đối với người lao động được xem là "già", là người cao tuổi trong năm 2024 thì họ cần đủ 61 đối với lao động nam và 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu hàng tháng?
Người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu hàng tháng nhưng vì sức khỏe còn tốt nên có ký hợp đồng lao động làm bảo vệ với công ty thì có bị cắt lương hưu không? 1. Nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm thì có bị cắt lương hưu hay không? Căn cứ khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019, người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà làm việc theo hợp đồng lao động thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. Như vậy, trong trường hợp này, người lao động cao tuổi đã nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục đi làm sẽ không bị cắt lương hưu. Người lao động vẫn sẽ nhận được tiền lương từ công ty cho công việc đang làm và đồng thời vẫn được hưởng đầy đủ lương hưu hàng tháng theo quy định. Người lao động nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu hàng tháng? (Ảnh minh họa – Nguồn Internet) 2. Độ tuổi nghỉ hưu năm 2024 đối với người lao động trong điều kiện bình thường là bao nhiêu? Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, lộ trình độ tuổi nghỉ hưu của người lai động được quy định như sau: Lao động nam Lao động nữ Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu 2021 60 tuổi 3 tháng 2021 55 tuổi 4 tháng 2022 60 tuổi 6 tháng 2022 55 tuổi 8 tháng 2023 60 tuổi 9 tháng 2023 56 tuổi 2024 61 tuổi 2024 56 tuổi 4 tháng 2025 61 tuổi 3 tháng 2025 56 tuổi 8 tháng 2026 61 tuổi 6 tháng 2026 57 tuổi 2027 61 tuổi 9 tháng 2027 57 tuổi 4 tháng Từ năm 2028 trở đi 62 tuổi 2028 57 tuổi 8 tháng 2029 58 tuổi 2030 58 tuổi 4 tháng 2031 58 tuổi 8 tháng 2032 59 tuổi 2033 59 tuổi 4 tháng 2034 59 tuổi 8 tháng Từ năm 2035 trở đi 60 tuổi Như vậy, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường năm 2024 là 61 tuổi đối với lao động nam và 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. 3. Người lao động có thể nghỉ hưu sớm trong những trường hợp nào? Căn cứ Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Mục 2 nêu trên, tại thời điểm nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác: (i) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. (ii) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021. Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH. (iii) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. (iv) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại khoản (i) và thời gian làm việc ở vùng quy định tại khoản (ii) nêu trên từ đủ 15 năm trở lên. Như vậy, Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường là 61 tuổi đối với lao động nam và 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Người lao động có thể nghỉ hưu sớm hơn (tối đa 5 năm) nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP. Người lao động cao tuổi đã nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc theo hợp đồng lao động sẽ không bị cắt lương hưu hàng tháng.
Khám sức khỏe định kỳ đối với lao động cao tuổi
Trách nhiệm của công ty là phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm đối với người lao động. Vậy với người lao động cao tuổi thì việc tổ chức định kỳ như thế nào? Công ty sử dụng người lao động cao tuổi như thế nào? Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019. Pháp luật khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Hiện tại khi sử dụng người lao động cao tuổi thì các bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn (không bị giới hạn về số lần giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn). Đồng thời, gười lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Trường hợp người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động (lưu ý trường hợp này thì sẽ không đóng BHXH mà người sử dụng lao động phải trả một khoản tương đương mức đóng bảo hiểm xã hội vào lương cho người lao động). Còn nếu như lao động cao tuổi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu (đủ tuổi nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội) thì sẽ tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Lưu ý là không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cao tuổi Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. Như vậy, trong trường hợp công ty có sử dụng người lao động cao tuổi thì sẽ tiến hành khám sức khỏe định kỳ ít nhất là 06 tháng một lần (ít nhất 02 lần trong năm). Người cao tuổi sẽ được khám 02 lần, còn đối với lao động khác làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì tùy đơn vị có thể tổ chức cho khám 01 lần hoặc 02 lần. Việc khám sức khỏe, nội dung khám sức khỏe định kỳ tiến hành theo hướng dẫn tại Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Nếu như công ty không tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cao tuổi đúng theo quy định nêu trên thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Thời gian làm việc tối đa của lao động cao tuổi là bao nhiêu giờ trong tuần?
Lao động cao tuổi là một trong những đối tượng lao động hiếm tại Việt Nam vì để tuyển dụng những lao động đã đến tuổi về hưu làm việc đòi hỏi phải đảm bảo thì giờ làm việc cũng như sức khỏe và chế độ làm việc hợp lý. Vậy thời gian làm việc tối đa của lao động cao tuổi là bao nhiêu giờ trong một tuần? 1. Như thế nào được xem là lao động cao tuổi? Cụ thể tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 quy định lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2023, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 09 tháng đối với lao động nam và đủ 56 tuổi đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Do đó, trường hợp mà người lao động được xác định là cao tuổi vào năm 2023 như hiện nay thì đối với lao động nam phải trên 60 tuổi 09 tháng và lao động nữ phải trên 56 tuổi. 2. Thời giờ làm việc bình thường theo quy định hiện hành Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động trong một tuần như sau: - Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. - Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. - Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Từ quy định trên có thể thấy 01 ngày NLĐ làm việc không quá 10 giờ, còn 01 tuần NLĐ làm việc không quá 48 giờ, nhưng nhà nước khuyến khích doanh nghiệp quy định làm không quá 40 giờ trong 01 tuần. 3. Có bắt buộc phải giảm giờ làm việc cho lao động cao tuổi? Theo Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận về thì giờ làm việc đối với doanh nghiệp theo quy định sau: - Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. - Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Như vậy, không bắt buộc phải giảm giờ làm việc cho lao động cao tuổi mà việc này dựa trên sự đồng thuận từ phía doanh nghiệp và người lao động. 4. Nguyên tắc sử dụng người lao động cao tuổi Căn cứ Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 việc sử dụng người lao động cao tuổi phải đáp ứng các nguyên tắc sau đây: - Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. - Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. - Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Chế độ hưu trí khi tới tuổi hưu vẫn làm việc - khối công ty TNHH
Kính chào Luật sư Xin nhờ LS giải đáp một số thắc mắc về vấn đề nghỉ hưu Tôi là nữ, sinh tháng 11-1967, làm việc trong 1 công ty TNHH mà tôi trong HĐ thành viên của công ty vừa là giám đốc công ty này. Tháng 12-2023, tôi sẽ tới tuổi hưu, nhưng tôi vẫn làm việc tiếp thì tôi có được hưởng chế độ hưu trí không? Thủ tục để tôi vừa được hưởng chế độ hưu trí mà vẫn tiếp tục làm việc như thế nào Cảm ơn LS Lê Thụy Vũ
Sử dụng người lao động cao tuổi cần chú ý những gì?
Hiện nay, người lao động cao tuổi là một thành phần lao động có nhiều kinh nghiệm và được ưu tiên trong quá trình lao động. Việc sử dụng người lao động cao tuổi nhận được nhiều khuyến khích từ nhà nước. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cần chú ý một số quy định về đối tượng lao động này, nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như giúp đỡ người cao tuổi vẫn có thể thực hiện được công việc theo mong muốn. Cụ thể, trong một số công việc đòi hỏi cần có kinh nghiệm và kiến thức của người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng cần lưu ý một số vấn đề về độ tuổi được xem là lao động cao tuổi và đối tượng lao động này có thể thực hiện những công việc nào? Quy định về độ tuổi của người lao động cao tuổi Người lao động cao tuổi hiện nay được quy định tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu thông thường được pháp luật quy định. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 (được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP) quy định về tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 cho người lao động như sau: Kể từ năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động nam là đủ 60 tuổi 06 tháng, còn đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 08 tháng. Cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Lưu ý: khi người sử dụng lao động chấp thuận ký kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, thì đối tượng lao động này có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe, cho người lao động nghỉ ngơi và chăm sóc gia đình. Nhà nước đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động của người lao động cao tuổi. Bên cạnh đó sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực vì người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao cũng như kinh nghiệm thâm niên có thể đào tạo và hướng dẫn giúp đỡ thế hệ lao động trẻ. Nguyên tắc sử dụng người lao động cao tuổi Khi sử dụng người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động cần phải tuân theo quy định pháp luật về đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi tham gia lao động được quy định theo Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Về việc giao kết hợp đồng lao động, khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Như vậy, theo quy định này thì không ràng buộc số lần giao kết lao động xác định thời hạn đối với người lao động cao tuổi. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2019 mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. Đặc biệt nghiêm cấm cơ sở lao động sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. Nếu cơ sở lao động làm việc trong các môi trường trên có ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động cao tuổi thì không nên giao kết hợp đồng để tránh gây nên những vấn đề không đáng có. Nhà nước khuyến khích và quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. Như vậy, trên đây là những thông tin cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động cần quan tâm về độ tuổi được xem là lao động cao tuổi sẽ được thay đổi theo từng năm khác nhau. Bên cạnh đó, khi giao kết hợp đồng cần chú ý các quy định về đảm bảo sức khỏe cho đối tượng đặc biệt này.
Chế độ BHXH đối với người hết tuổi lao động
Kính gửi Luật sư, Mình đang gặp vấn đề vướng mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH) tại một quỹ tín dụng nhân dân, cụ thể như sau: Ông Nguyễn Văn A, sinh năm 1955, đã được nhận BHXH một lần vào tháng 01/2015 (số năm đóng BHXH là 11 năm 03 tháng). Tại thời điểm nhận BHXH một lần, ông A đang giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân. Sau đó, ông A tiếp tục làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân với chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị (không có hợp đồng lao động). Trong thời gian làm việc đến nay, quỹ tín dụng nhân dân không thực hiện đóng BHXH cho ông A (không đăng ký tên ông A trong danh sách đối tượng đóng BHXH của đơn vị) và hàng tháng, ông A cũng không đóng khoản BHXH nào. Ngoài ra, hàng tháng quỹ tín dụng nhân dân còn thực hiện chi trả cho ông A một khoản tiền tương đương số tiền BHXH ông A phải đóng với lí do thực hiện theo khoản 3, Điều 186 Bộ luật Lao động năm 2012. Vậy mình có 02 câu hỏi muốn phiền Luật sư tư vấn giúp: 1. Việc quỹ tín dụng nhân dân và ông A không thực hiện đóng BHXH có trái với quy định pháp luật về BHXH không? Cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu có phát sinh vi phạm? 2. Việc quỹ tín dụng nhân dân chi trả tiền cho ông A theo khoản 3, Điều 186 Bộ luật Lao động năm 2012 có phù hợp với quy định không? Xin chân thành cám ơn Luật sư!
Quy định về bảo hiểm cho người lao động cao tuổi
Theo quy định từ ngày 01/01/2018 trở đi, hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên đã thuộc trường hợp tham gia BXHH bắt buộc (BHYT và BHTN vẫn giữ nguyên quy định áp dụng với lao động ký hợp đồng từ đủ 3 tháng) theo đó các vấn đề bảo hiểm đối với người lao động cao tuổi cần phải lưu ý như sau: *Về Bảo hiểm xã hội: Căn cứ khoản 1 Điều 2 và khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014: - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở cũng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. - Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, nếu người lao động cao tuổi này đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo Điều 54 của Luật BHXH thì dù kí hợp đồng lao động đủ 1 tháng trở lên cũng sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc nữa. Ngược lại nếu chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì vẫn phải tham gia nếu thuộc đối tượng bắt buộc theo quy định trên. *Về bảo hiểm thất nghiệp: Như vậy, nếu người lao động cao tuổi này đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì dù kí hợp đồng lao động đủ 3 tháng trở lên cũng sẽ không phải đóng BHTN nữa. Ngược lại nếu chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì vẫn phải tham gia nếu thuộc đối tượng bắt buộc BHTN. (Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 43 Luật việc làm 2013) *Về bảo hiểm y tế: Mọi trường hợp ký hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên đều phải tham gia BHYT. (Căn cứ khoản 6, 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 (sửa đổi Điều 12 và 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008).
Truớc khi nghỉ hưu người lao động có được giảm 1 tiếng mỗi ngày?
Về việc giảm giờ làm đối với lao động, Điều 166 Bộ luật lao động 2012 có quy định: “Điều 166. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.” Theo quy định tại Điều 187 thì “Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.” Như vậy, độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam là 60 tuổi và lao động nữ là 54 tuổi. Căn cứ khoản 3 Điều 166 nêu trên thì năm cuối cùng truớc khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP thì “Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu”. Như vậy, người lao động cao tuổi truớc khi nghỉ hưu sẽ được rút ngắn ít nhất 1 tiếng mỗi ngày . Người sử dụng lao động và người lao động căn cứ vào công việc thực tế cũng như sức khỏe của người lao động để đưa ra số giờ làm phù hợp nhưng cần dựa trên nguyên tắc đảm bảo có lợi hơn cho người lao động theo Khoản 1 Điều 4 Bộ luật lao động 2012.
Rút ngắn thời gian làm việc cho NLĐ cao tuổi
Theo quy định tại Điều 166 Bộ Luật lao động 2012 về người lao động cao tuổi: “2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.” Ngoài ra tại Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động có hướng dẫn cụ thể như sau: “Điều 3. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương 1. Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định này. 2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc. 3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. 4. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 5. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh. 6. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động. 7. Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. 8. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý. 9. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn. 10. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.” Như vậy, đối với người lao động cao tuổi được quyền rút ngắn thời gian làm việc hằng ngày ít nhất 01 tiếng, và vẫn được tính thời gian làm việc đầy đủ như người lao động bình thường khác. Thời gian rút ngắn này được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
Những lưu ý khi ký HĐLĐ với người lao động cao tuổi
Người lao động đang hưởng chế độ nghỉ hưu mà vẫn muốn đi làm để có thêm thu nhập thì người sử dụng lao động có được nhận người đó vào làm và ký hợp đồng lao động thể hiện như thế nào, tiền lương trả cho người lao động công ty có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không? Người lao động phải nộp thuế TNCN như thế nào? Những thắc mắc pháp lý trên sẽ được giải đáp như sau: 1. 1. Hợp đồng lao động với người lao động đang hưởng chế độ nghỉ hưu: Theo quy định tại Điều 166 Luật lao động 2012 thì: “Điều 166. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.” Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật lao động 2012 quy định độ tuổi nghỉ hưu của người lao động: “Điều 187. Tuổi nghỉ hưu: 1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. …” Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc sử dụng lao động người cao tuổi thì: “1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này. 2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động. 3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ 4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc”. Theo như quy định trên thì người lao động cao tuổi là người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi (tương ứng với tuổi nghỉ hưu của người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi). => Như vậy, trong trường hợp người lao động đang hưởng chế độ nghỉ hưu, có nhu cầu đi làm để thêm thu nhập thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để ký kết hợp đồng lao động mới. => Về nội dung giao kết hợp đồng với người lao động cao tuổi thì nội dung ngoài các điều khoản như một hợp đồng lao động thông thường phải lưu ý thêm quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH: - Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. - Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian - Người lao động cao tuổi không được làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. - Người lao động cao tuổi được quan tâm, chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc. 2. Tính thuế TNCN đối với người lao động cao tuổi Pháp luật không có quy định trường hợp đặc biệt cho người lao động cao tuổi nên đối với việc tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cao tuổi sẽ áp dụng cách tính thuế như đối với người lao động bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý là khoản tiền lương hưu được miễn thuế thu nhập cá nhân, cụ thể theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: “Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế … k) Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. ...” 3.Tiền lương trả cho người lao động cao tuổi công ty có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không? Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC: “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. …” Như vậy, khoản lương công ty trả cho người lao động vẫn được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp khoản chi trả lương có chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Một số điểm chú ý khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi
Người lao động cao tuổi là những người tiếp tục lao động sau tuổi 60 đối với nam và 55 đối với nữ - Đây là độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động; đồng thời, là một trong các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí của Bảo hiểm xã hội. Khi giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi cần lưu ý những vấn đề sau: - Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới - Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động - Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động. - Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ sau đây: + Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; + Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với nghề, công việc; + Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng người lao động; + Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm; + Có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. Để biết rõ hơn cái quy định về vấn đề này, quý thành viên có thể xem tại đây. Căn cứ pháp lý: Điều 167, Bộ luật Lao động 2012 Điều 6, Nghị định 05/2015/NĐ-CP Khoản 3 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP Điều 11 Nghị định 45/2013/NĐ-CP
KÝ HỢP ĐỒNG THỜI VỤ VỚI LAO ĐỘNG CAO TUỔI
Thưa luật sư làm ơn cho tôi hỏi tôi làm kế toán tại công ty xây dựng, trong thời gian vừa qua công ty tôi có thi công công trình đường và có thuê nhân công địa phương làm việc (lao động thời vụ) công ty tôi có ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng cho những nhân công đó nhưng trong số đó có những người đã 60, 61 tuổi họ là những lao động làm việc tự do và không có chế độ hưu trí. Vậy xin hỏi luật sư công ty tôi làm như vậy có đúng không và sử dụng những lao động cao tuổi đó công ty tôi phải đáp ứng điều kiện gì không? Xin chân thành cảm ơn!
Bạn có biết: người cao tuổi khác với người lao động cao tuổi không?
Hôm nay nghiên cứu vấn đề liên quan đến người cao tuổi thì Shin lại phát hiện ra 1 sự thật rằng, người cao tuổi khác với người lao động cao tuổi, cũng giống như người già khác với người cao tuổi vậy. Để Shin kể ra cho các bạn 1 vài sự khác nhau đó nhe, nếu có thiếu sót thì mong các bạn bổ sung giúp Shin, đa tạ các bạn Người cao tuổi Người lao động cao tuổi Khái niệm Là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (Căn cứ Luật người cao tuổi 2009) Là người tiếp tục lao động sau độ tuổi sau: - Đủ 60 tuổi đối với nam - Đủ 55 tuổi đối với nữ (Căn cứ Bộ luật lao động 2012) Độ tuổi xác định >= 60 tuổi trở lên > 60 tuổi trở lên đối với nam > 55 tuổi trở lên đối với nữ Quyền lợi được hưởng - Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ và giảm giá vé khi sử dụng các dịch vụ; - Được ưu tiên khám chữa bệnh trước người khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên. - Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi; - Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi; - Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp; - Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác; - Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội; - Được rút ngắn thời gian làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian - Được hưởng chế độ hưu trí cùng với các quyền lợi đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động. - Được người sử dụng lao động quan tâm chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc.
Già đời là gì? Năm 2024 bao nhiêu tuổi được xem là người lao động cao tuổi?
Già đời được hiểu là gì? Trong năm 2024, người lao động bao nhiêu tuổi được xem là người lao động cao tuổi? 1. Già đời là gì? "Già đời" là một cụm từ tiếng Việt, thường được sử dụng để chỉ những người có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Người được mô tả là "già đời" không nhất thiết phải có tuổi tác cao, mà quan trọng hơn là họ đã trải qua nhiều sự kiện, thăng trầm và có cái nhìn thấu đáo về thế giới xung quanh mình. 2. Năm 2024, bao nhiêu tuổi được xem là người lao động cao tuổi? Căn cứ theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 có quy định như sau: Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Theo đó, người cao tuổi được ghi nhận trong Luật Người cao tuổi 2009 là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Căn cứ theo khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau: Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019. Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 hướng dẫn bởi Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về độ tuổi tuổi nghỉ hưu: Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với nữ vào năm 2035. Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ. Như vậy, hiện nay là năm 2024, độ tuổi được xem là lao động cao tuổi là: - Đủ 61 đối với lao động nam. - Đủ 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. 3. Người lao động cao tuổi có các quyền gì? Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 có quy định các quyền của người lao động cao tuổi như sau: - Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; - Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể; - Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; - Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; - Đình công; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra tại khoản 2, khoản 3 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về quyền của người lao động cao tuổi như sau: - Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. - Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Như vậy, "Già đời" trong xã hội dùng để chỉ những người có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc về cuộc sống không chỉ dựa vào độ tuổi của họ. Còn đối với người lao động được xem là "già", là người cao tuổi trong năm 2024 thì họ cần đủ 61 đối với lao động nam và 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu hàng tháng?
Người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu hàng tháng nhưng vì sức khỏe còn tốt nên có ký hợp đồng lao động làm bảo vệ với công ty thì có bị cắt lương hưu không? 1. Nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm thì có bị cắt lương hưu hay không? Căn cứ khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019, người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà làm việc theo hợp đồng lao động thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. Như vậy, trong trường hợp này, người lao động cao tuổi đã nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục đi làm sẽ không bị cắt lương hưu. Người lao động vẫn sẽ nhận được tiền lương từ công ty cho công việc đang làm và đồng thời vẫn được hưởng đầy đủ lương hưu hàng tháng theo quy định. Người lao động nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu hàng tháng? (Ảnh minh họa – Nguồn Internet) 2. Độ tuổi nghỉ hưu năm 2024 đối với người lao động trong điều kiện bình thường là bao nhiêu? Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, lộ trình độ tuổi nghỉ hưu của người lai động được quy định như sau: Lao động nam Lao động nữ Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu 2021 60 tuổi 3 tháng 2021 55 tuổi 4 tháng 2022 60 tuổi 6 tháng 2022 55 tuổi 8 tháng 2023 60 tuổi 9 tháng 2023 56 tuổi 2024 61 tuổi 2024 56 tuổi 4 tháng 2025 61 tuổi 3 tháng 2025 56 tuổi 8 tháng 2026 61 tuổi 6 tháng 2026 57 tuổi 2027 61 tuổi 9 tháng 2027 57 tuổi 4 tháng Từ năm 2028 trở đi 62 tuổi 2028 57 tuổi 8 tháng 2029 58 tuổi 2030 58 tuổi 4 tháng 2031 58 tuổi 8 tháng 2032 59 tuổi 2033 59 tuổi 4 tháng 2034 59 tuổi 8 tháng Từ năm 2035 trở đi 60 tuổi Như vậy, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường năm 2024 là 61 tuổi đối với lao động nam và 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. 3. Người lao động có thể nghỉ hưu sớm trong những trường hợp nào? Căn cứ Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Mục 2 nêu trên, tại thời điểm nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác: (i) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. (ii) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021. Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH. (iii) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. (iv) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại khoản (i) và thời gian làm việc ở vùng quy định tại khoản (ii) nêu trên từ đủ 15 năm trở lên. Như vậy, Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường là 61 tuổi đối với lao động nam và 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Người lao động có thể nghỉ hưu sớm hơn (tối đa 5 năm) nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP. Người lao động cao tuổi đã nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc theo hợp đồng lao động sẽ không bị cắt lương hưu hàng tháng.
Khám sức khỏe định kỳ đối với lao động cao tuổi
Trách nhiệm của công ty là phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm đối với người lao động. Vậy với người lao động cao tuổi thì việc tổ chức định kỳ như thế nào? Công ty sử dụng người lao động cao tuổi như thế nào? Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019. Pháp luật khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Hiện tại khi sử dụng người lao động cao tuổi thì các bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn (không bị giới hạn về số lần giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn). Đồng thời, gười lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Trường hợp người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động (lưu ý trường hợp này thì sẽ không đóng BHXH mà người sử dụng lao động phải trả một khoản tương đương mức đóng bảo hiểm xã hội vào lương cho người lao động). Còn nếu như lao động cao tuổi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu (đủ tuổi nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội) thì sẽ tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Lưu ý là không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cao tuổi Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. Như vậy, trong trường hợp công ty có sử dụng người lao động cao tuổi thì sẽ tiến hành khám sức khỏe định kỳ ít nhất là 06 tháng một lần (ít nhất 02 lần trong năm). Người cao tuổi sẽ được khám 02 lần, còn đối với lao động khác làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì tùy đơn vị có thể tổ chức cho khám 01 lần hoặc 02 lần. Việc khám sức khỏe, nội dung khám sức khỏe định kỳ tiến hành theo hướng dẫn tại Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Nếu như công ty không tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cao tuổi đúng theo quy định nêu trên thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Thời gian làm việc tối đa của lao động cao tuổi là bao nhiêu giờ trong tuần?
Lao động cao tuổi là một trong những đối tượng lao động hiếm tại Việt Nam vì để tuyển dụng những lao động đã đến tuổi về hưu làm việc đòi hỏi phải đảm bảo thì giờ làm việc cũng như sức khỏe và chế độ làm việc hợp lý. Vậy thời gian làm việc tối đa của lao động cao tuổi là bao nhiêu giờ trong một tuần? 1. Như thế nào được xem là lao động cao tuổi? Cụ thể tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 quy định lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2023, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 09 tháng đối với lao động nam và đủ 56 tuổi đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Do đó, trường hợp mà người lao động được xác định là cao tuổi vào năm 2023 như hiện nay thì đối với lao động nam phải trên 60 tuổi 09 tháng và lao động nữ phải trên 56 tuổi. 2. Thời giờ làm việc bình thường theo quy định hiện hành Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động trong một tuần như sau: - Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. - Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. - Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Từ quy định trên có thể thấy 01 ngày NLĐ làm việc không quá 10 giờ, còn 01 tuần NLĐ làm việc không quá 48 giờ, nhưng nhà nước khuyến khích doanh nghiệp quy định làm không quá 40 giờ trong 01 tuần. 3. Có bắt buộc phải giảm giờ làm việc cho lao động cao tuổi? Theo Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận về thì giờ làm việc đối với doanh nghiệp theo quy định sau: - Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. - Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Như vậy, không bắt buộc phải giảm giờ làm việc cho lao động cao tuổi mà việc này dựa trên sự đồng thuận từ phía doanh nghiệp và người lao động. 4. Nguyên tắc sử dụng người lao động cao tuổi Căn cứ Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 việc sử dụng người lao động cao tuổi phải đáp ứng các nguyên tắc sau đây: - Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. - Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. - Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Chế độ hưu trí khi tới tuổi hưu vẫn làm việc - khối công ty TNHH
Kính chào Luật sư Xin nhờ LS giải đáp một số thắc mắc về vấn đề nghỉ hưu Tôi là nữ, sinh tháng 11-1967, làm việc trong 1 công ty TNHH mà tôi trong HĐ thành viên của công ty vừa là giám đốc công ty này. Tháng 12-2023, tôi sẽ tới tuổi hưu, nhưng tôi vẫn làm việc tiếp thì tôi có được hưởng chế độ hưu trí không? Thủ tục để tôi vừa được hưởng chế độ hưu trí mà vẫn tiếp tục làm việc như thế nào Cảm ơn LS Lê Thụy Vũ
Sử dụng người lao động cao tuổi cần chú ý những gì?
Hiện nay, người lao động cao tuổi là một thành phần lao động có nhiều kinh nghiệm và được ưu tiên trong quá trình lao động. Việc sử dụng người lao động cao tuổi nhận được nhiều khuyến khích từ nhà nước. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cần chú ý một số quy định về đối tượng lao động này, nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như giúp đỡ người cao tuổi vẫn có thể thực hiện được công việc theo mong muốn. Cụ thể, trong một số công việc đòi hỏi cần có kinh nghiệm và kiến thức của người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng cần lưu ý một số vấn đề về độ tuổi được xem là lao động cao tuổi và đối tượng lao động này có thể thực hiện những công việc nào? Quy định về độ tuổi của người lao động cao tuổi Người lao động cao tuổi hiện nay được quy định tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu thông thường được pháp luật quy định. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 (được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP) quy định về tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 cho người lao động như sau: Kể từ năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động nam là đủ 60 tuổi 06 tháng, còn đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 08 tháng. Cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Lưu ý: khi người sử dụng lao động chấp thuận ký kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, thì đối tượng lao động này có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe, cho người lao động nghỉ ngơi và chăm sóc gia đình. Nhà nước đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động của người lao động cao tuổi. Bên cạnh đó sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực vì người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao cũng như kinh nghiệm thâm niên có thể đào tạo và hướng dẫn giúp đỡ thế hệ lao động trẻ. Nguyên tắc sử dụng người lao động cao tuổi Khi sử dụng người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động cần phải tuân theo quy định pháp luật về đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi tham gia lao động được quy định theo Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Về việc giao kết hợp đồng lao động, khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Như vậy, theo quy định này thì không ràng buộc số lần giao kết lao động xác định thời hạn đối với người lao động cao tuổi. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2019 mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động. Đặc biệt nghiêm cấm cơ sở lao động sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn. Nếu cơ sở lao động làm việc trong các môi trường trên có ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động cao tuổi thì không nên giao kết hợp đồng để tránh gây nên những vấn đề không đáng có. Nhà nước khuyến khích và quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. Như vậy, trên đây là những thông tin cần lưu ý khi tuyển dụng người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động cần quan tâm về độ tuổi được xem là lao động cao tuổi sẽ được thay đổi theo từng năm khác nhau. Bên cạnh đó, khi giao kết hợp đồng cần chú ý các quy định về đảm bảo sức khỏe cho đối tượng đặc biệt này.
Chế độ BHXH đối với người hết tuổi lao động
Kính gửi Luật sư, Mình đang gặp vấn đề vướng mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH) tại một quỹ tín dụng nhân dân, cụ thể như sau: Ông Nguyễn Văn A, sinh năm 1955, đã được nhận BHXH một lần vào tháng 01/2015 (số năm đóng BHXH là 11 năm 03 tháng). Tại thời điểm nhận BHXH một lần, ông A đang giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân. Sau đó, ông A tiếp tục làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân với chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị (không có hợp đồng lao động). Trong thời gian làm việc đến nay, quỹ tín dụng nhân dân không thực hiện đóng BHXH cho ông A (không đăng ký tên ông A trong danh sách đối tượng đóng BHXH của đơn vị) và hàng tháng, ông A cũng không đóng khoản BHXH nào. Ngoài ra, hàng tháng quỹ tín dụng nhân dân còn thực hiện chi trả cho ông A một khoản tiền tương đương số tiền BHXH ông A phải đóng với lí do thực hiện theo khoản 3, Điều 186 Bộ luật Lao động năm 2012. Vậy mình có 02 câu hỏi muốn phiền Luật sư tư vấn giúp: 1. Việc quỹ tín dụng nhân dân và ông A không thực hiện đóng BHXH có trái với quy định pháp luật về BHXH không? Cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu có phát sinh vi phạm? 2. Việc quỹ tín dụng nhân dân chi trả tiền cho ông A theo khoản 3, Điều 186 Bộ luật Lao động năm 2012 có phù hợp với quy định không? Xin chân thành cám ơn Luật sư!
Quy định về bảo hiểm cho người lao động cao tuổi
Theo quy định từ ngày 01/01/2018 trở đi, hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên đã thuộc trường hợp tham gia BXHH bắt buộc (BHYT và BHTN vẫn giữ nguyên quy định áp dụng với lao động ký hợp đồng từ đủ 3 tháng) theo đó các vấn đề bảo hiểm đối với người lao động cao tuổi cần phải lưu ý như sau: *Về Bảo hiểm xã hội: Căn cứ khoản 1 Điều 2 và khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014: - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở cũng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. - Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, nếu người lao động cao tuổi này đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo Điều 54 của Luật BHXH thì dù kí hợp đồng lao động đủ 1 tháng trở lên cũng sẽ không phải đóng BHXH bắt buộc nữa. Ngược lại nếu chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì vẫn phải tham gia nếu thuộc đối tượng bắt buộc theo quy định trên. *Về bảo hiểm thất nghiệp: Như vậy, nếu người lao động cao tuổi này đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì dù kí hợp đồng lao động đủ 3 tháng trở lên cũng sẽ không phải đóng BHTN nữa. Ngược lại nếu chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì vẫn phải tham gia nếu thuộc đối tượng bắt buộc BHTN. (Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 43 Luật việc làm 2013) *Về bảo hiểm y tế: Mọi trường hợp ký hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên đều phải tham gia BHYT. (Căn cứ khoản 6, 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 (sửa đổi Điều 12 và 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008).
Truớc khi nghỉ hưu người lao động có được giảm 1 tiếng mỗi ngày?
Về việc giảm giờ làm đối với lao động, Điều 166 Bộ luật lao động 2012 có quy định: “Điều 166. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.” Theo quy định tại Điều 187 thì “Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.” Như vậy, độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam là 60 tuổi và lao động nữ là 54 tuổi. Căn cứ khoản 3 Điều 166 nêu trên thì năm cuối cùng truớc khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP thì “Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu”. Như vậy, người lao động cao tuổi truớc khi nghỉ hưu sẽ được rút ngắn ít nhất 1 tiếng mỗi ngày . Người sử dụng lao động và người lao động căn cứ vào công việc thực tế cũng như sức khỏe của người lao động để đưa ra số giờ làm phù hợp nhưng cần dựa trên nguyên tắc đảm bảo có lợi hơn cho người lao động theo Khoản 1 Điều 4 Bộ luật lao động 2012.
Rút ngắn thời gian làm việc cho NLĐ cao tuổi
Theo quy định tại Điều 166 Bộ Luật lao động 2012 về người lao động cao tuổi: “2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.” Ngoài ra tại Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động có hướng dẫn cụ thể như sau: “Điều 3. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương 1. Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định này. 2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc. 3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người. 4. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 5. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh. 6. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động. 7. Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. 8. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý. 9. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn. 10. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.” Như vậy, đối với người lao động cao tuổi được quyền rút ngắn thời gian làm việc hằng ngày ít nhất 01 tiếng, và vẫn được tính thời gian làm việc đầy đủ như người lao động bình thường khác. Thời gian rút ngắn này được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
Những lưu ý khi ký HĐLĐ với người lao động cao tuổi
Người lao động đang hưởng chế độ nghỉ hưu mà vẫn muốn đi làm để có thêm thu nhập thì người sử dụng lao động có được nhận người đó vào làm và ký hợp đồng lao động thể hiện như thế nào, tiền lương trả cho người lao động công ty có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không? Người lao động phải nộp thuế TNCN như thế nào? Những thắc mắc pháp lý trên sẽ được giải đáp như sau: 1. 1. Hợp đồng lao động với người lao động đang hưởng chế độ nghỉ hưu: Theo quy định tại Điều 166 Luật lao động 2012 thì: “Điều 166. Người lao động cao tuổi 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này. 2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.” Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật lao động 2012 quy định độ tuổi nghỉ hưu của người lao động: “Điều 187. Tuổi nghỉ hưu: 1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. …” Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật lao động 2012 quy định về việc sử dụng lao động người cao tuổi thì: “1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này. 2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động. 3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ 4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc”. Theo như quy định trên thì người lao động cao tuổi là người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi (tương ứng với tuổi nghỉ hưu của người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi). => Như vậy, trong trường hợp người lao động đang hưởng chế độ nghỉ hưu, có nhu cầu đi làm để thêm thu nhập thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để ký kết hợp đồng lao động mới. => Về nội dung giao kết hợp đồng với người lao động cao tuổi thì nội dung ngoài các điều khoản như một hợp đồng lao động thông thường phải lưu ý thêm quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH: - Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. - Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian - Người lao động cao tuổi không được làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. - Người lao động cao tuổi được quan tâm, chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc. 2. Tính thuế TNCN đối với người lao động cao tuổi Pháp luật không có quy định trường hợp đặc biệt cho người lao động cao tuổi nên đối với việc tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cao tuổi sẽ áp dụng cách tính thuế như đối với người lao động bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý là khoản tiền lương hưu được miễn thuế thu nhập cá nhân, cụ thể theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: “Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế … k) Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. ...” 3.Tiền lương trả cho người lao động cao tuổi công ty có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không? Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC: “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng. …” Như vậy, khoản lương công ty trả cho người lao động vẫn được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp khoản chi trả lương có chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Một số điểm chú ý khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi
Người lao động cao tuổi là những người tiếp tục lao động sau tuổi 60 đối với nam và 55 đối với nữ - Đây là độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động; đồng thời, là một trong các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí của Bảo hiểm xã hội. Khi giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi cần lưu ý những vấn đề sau: - Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới - Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động - Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động. - Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ sau đây: + Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; + Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với nghề, công việc; + Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng người lao động; + Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm; + Có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. Để biết rõ hơn cái quy định về vấn đề này, quý thành viên có thể xem tại đây. Căn cứ pháp lý: Điều 167, Bộ luật Lao động 2012 Điều 6, Nghị định 05/2015/NĐ-CP Khoản 3 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP Điều 11 Nghị định 45/2013/NĐ-CP
KÝ HỢP ĐỒNG THỜI VỤ VỚI LAO ĐỘNG CAO TUỔI
Thưa luật sư làm ơn cho tôi hỏi tôi làm kế toán tại công ty xây dựng, trong thời gian vừa qua công ty tôi có thi công công trình đường và có thuê nhân công địa phương làm việc (lao động thời vụ) công ty tôi có ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng cho những nhân công đó nhưng trong số đó có những người đã 60, 61 tuổi họ là những lao động làm việc tự do và không có chế độ hưu trí. Vậy xin hỏi luật sư công ty tôi làm như vậy có đúng không và sử dụng những lao động cao tuổi đó công ty tôi phải đáp ứng điều kiện gì không? Xin chân thành cảm ơn!
Bạn có biết: người cao tuổi khác với người lao động cao tuổi không?
Hôm nay nghiên cứu vấn đề liên quan đến người cao tuổi thì Shin lại phát hiện ra 1 sự thật rằng, người cao tuổi khác với người lao động cao tuổi, cũng giống như người già khác với người cao tuổi vậy. Để Shin kể ra cho các bạn 1 vài sự khác nhau đó nhe, nếu có thiếu sót thì mong các bạn bổ sung giúp Shin, đa tạ các bạn Người cao tuổi Người lao động cao tuổi Khái niệm Là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (Căn cứ Luật người cao tuổi 2009) Là người tiếp tục lao động sau độ tuổi sau: - Đủ 60 tuổi đối với nam - Đủ 55 tuổi đối với nữ (Căn cứ Bộ luật lao động 2012) Độ tuổi xác định >= 60 tuổi trở lên > 60 tuổi trở lên đối với nam > 55 tuổi trở lên đối với nữ Quyền lợi được hưởng - Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ và giảm giá vé khi sử dụng các dịch vụ; - Được ưu tiên khám chữa bệnh trước người khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên. - Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi; - Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi; - Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp; - Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác; - Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội; - Được rút ngắn thời gian làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian - Được hưởng chế độ hưu trí cùng với các quyền lợi đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động. - Được người sử dụng lao động quan tâm chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc.