Vũ khí thể thao là gì? Người dân có được sở hữu vũ khí thể thao không?
Vũ khí thể thao là gì? Người dân có quyền sở hữu những loại vũ khí thể thao hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Vũ khí thể thao là gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024, vũ khí thể thao là các loại vũ khí sau đây: - Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay, đạn sử dụng cho các loại súng này thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành được trang bị, sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao - Kiếm, giáo, mác, thương, dao găm, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành được dùng để luyện tập, thi đấu thể thao - Linh kiện cơ bản của súng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 bao gồm: thân súng, nòng súng, bộ phận cò, bộ phận khóa nòng, kim hỏa. Từ những quy định trên, có thể thấy rằng vũ khí thể thao không chỉ bao gồm các loại súng mà còn mở rộng ra nhiều loại vũ khí khác như kiếm, giáo và các linh kiện cơ bản của súng. Những loại vũ khí này được thiết kế và quản lý chặt chẽ để phục vụ cho mục đích luyện tập và thi đấu thể thao, góp phần nâng cao kỹ năng và tinh thần thể thao của người tham gia. (2) Người dân có được sở hữu vũ khí thể thao không? Tại khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 có quy định, vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những thiết bị, phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, súng săn. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 cũng có quy định nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo. Như vậy, Nhà nước nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, trừ kiếm, giáo, mác, thương, dao găm, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo. Mà vũ khí theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 là bao gồm cả vũ khí thể thao. Do đó, cá nhân bị cấm sở hữu vũ khí thể thao, trừ trường hợp vũ khí thể thao đó là kiếm, giáo, mác, thương, dao găm, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo. (3) Đối tượng nào được trang bị vũ khí thể thao ? Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024, đối tượng được trang bị vũ khí thể thao bao gồm: - Quân đội nhân dân; - Dân quân tự vệ; - Cảnh sát biển; - Công an nhân dân; - Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động; - Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; - Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Tổng kết lại, có thể thấy rằng vũ khí thể thao được phân loại rõ ràng và được quản lý chặt chẽ nhằm phục vụ cho mục đích luyện tập và thi đấu thể thao. Mặc dù cá nhân không được phép sở hữu vũ khí thể thao, nhưng một số loại vũ khí như kiếm, giáo và các vật dụng thể thao khác có thể được trưng bày hoặc làm đồ gia bảo. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao chủ yếu là các lực lượng vũ trang và các cơ sở đào tạo thể thao có giấy phép. Người dân cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật để tránh vi phạm và đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Người dân có được tự đứng ra điều tiết giao thông khi thấy kẹt xe không?
Nếu người dân đi trên đường gặp tình trạng kẹt xe khiến việc giao thông đi lại gặp khó khăn thì có được tự đứng ra điều tiết giao thông không? Những ai sẽ có thẩm quyền điều tiết giao thông? Thấy kẹt xe trên đường, người dân có được tự đứng ra điều tiết giao thông không? Theo Khoản 25 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt. Theo Khoản 1 và khoản 3 Điều 37 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về tổ chức giao thông và điều khiển giao thông như sau: - Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây: + Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; + Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ; + Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. - Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông như sau: + Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông; + Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe. Như vậy, theo quy định hiện hành, chỉ có CSGT mới được điều tiết, chỉ huy, điều khiển, phân lại luồng, tuyến khi xảy ra kẹt xe. Việc người dân tự động đứng ra điều tiết giao thông là vi phạm, đồng thời việc này cũng có thể gây nguy hiểm vì người dân chưa được đào tạo chuyên môn. Nếu tổ chức các giải chạy trên đường thì có được tự ý phân luồng lại không? Theo quy định tại Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hoạt động khác trên đường bộ như sau: - Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây: + Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật; + Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; + Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội. - Không được thực hiện các hành vi sau đây: + Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ; + Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ; + Thả rông súc vật trên đường bộ; + Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; + Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ; + Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông; + Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông; + Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy; + Hành vi khác gây cản trở giao thông. Như vậy, nếu muốn tổ chức các giải chạy hay các hoạt động văn hoá trên đường thì phải được cơ quan có thẩm quyền thống nhất và đồng ý bằng văn bản, đồng thời nếu cần phân luồng, cấm ở một số tuyến đường thì cơ quan thẩm quyền phải ra thông báo và cơ quan sử dụng phải đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp an toàn. Tự ý dịch chuyển biển báo giao thông thì có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu? Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định về bảo vệ các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự như sau: - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý xê dịch các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác; + Tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức; + Phá hoại, làm hư hỏng tài sản, hiện vật tại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; leo trèo hoặc thực hiện các hành vi khác tác động lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu khi chưa được phép. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Như vậy, với hành vi tự ý dịch chuyển biển báo giao thông thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần cá nhân.
Người dân có được tự ý xây cầu qua sông không?
Nhiều người dân ở các vùng nông thôn gặp khó khăn trong việc đi lại vì không có cầu bắc qua sông, cản trở các hoạt động sinh hoạt, giao thương hằng ngày. Như vậy, người dân có được tự ý xây cầu để việc di chuyển được thuận tiện hơn không? Xây cầu có phải là công trình xây dựng không? Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có giải thích công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Theo Mục 2.5 Bảng 2 Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD, cầu đường bộ cũng chia làm 5 cấp, từ cấp đặc biệt đến cấp IV. Trong đó, cấp IV là cầu có nhịp kết cấu lớn nhất ≤ 25m, chiều cao trụ cầu Như vậy, xây cầu bắc qua sông cũng là một công trình xây dựng. Người dân có được tự ý xây cầu qua sông không? Theo khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014, công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014. Theo đó, tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 có quy định các trường hợp được miễn giấy phép, trong đó có trường hợp: - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; Như vậy, nếu là cầu cấp IV thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; cầu cấp IV ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng thì người dân sẽ được xây dựng mà không cần giấy phép. Ngoài 2 trường hợp được miễn này, tất cả các trường hợp xây cầu khác mà không có giấy phép xây dựng đều sẽ là vi phạm pháp luật. Tự ý xây cầu sẽ bị xử lý thế nào? Theo quy định tại điểm c Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Đồng thời, theo điểm b Khoản 7 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi xây dựng nhà ở, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người dân sẽ không được tự ý xây cầu mà theo quy định phải được cấp giấy phép xây dựng. Nếu vẫn xây thì tuỳ tính chất, mức độ hành vi sẽ bị phạt hành chính hoặc nặng hơn là hình sự.
Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không?
Nếu người dân phát hiện đối tượng đang được cơ quan chức năng thông báo truy nã xuất hiện ở khu vực của mình thì có được vây bắt không? Bắt được thì phải làm gì? Nếu đang bị truy nã mà đối tượng phạm thêm tội mới thì xử lý thế nào? Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không? Theo Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bắt người đang bị truy nã như sau: - Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. - Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. - Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Như vậy, nếu người dân phát hiện đối tượng đang bị truy nã thì có quyền vây bắt. Đồng thời, nếu bắt thành công đối tượng phải giải ngay đến Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND gần nhất. Lệnh truy nã sẽ được thông báo ở những đâu? Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định như sau: - Quyết định truy nã phải được gửi đến: + Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã; + Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; + Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã); + Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ); + Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã; + Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã. - Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã. Như vậy, quyết định truy nã sẽ được gửi đến các cơ quan chức năng và được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những người nào sẽ thuộc đối tượng bị truy nã? Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, các đối tượng bị truy nã ở Việt Nam bao gồm: - Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. - Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn. - Người bị kết án phạt tù bỏ trốn. - Người bị kết án tử hình bỏ trốn. - Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn. Vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định truy nã đối tượng theo quy định pháp luật. Đối tượng đang bị truy nã tiếp tục phạm tội mới sẽ xử lý thế nào? Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC: - Trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và bị bắt giữ thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó biết để ra quyết định đình nã và phối hợp điều tra theo quy định của pháp luật. - Trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và tiếp tục bỏ trốn thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định truy nã bị can về tội danh mới và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó để phối hợp truy bắt. - Trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn và đã có quyết định truy nã nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xác định ngoài tội danh bị truy nã bị can, bị cáo còn phạm tội khác nữa, trong trường hợp này Cơ quan điều tra phải làm các thủ tục để ra quyết định truy nã tiếp về tội danh mới phát hiện đó Như vậy: Nếu đối tượng đang bị truy nã mà phạm tội mới (trong quá trình bỏ trốn): + Bị bắt giữ thì Cơ quan điều tra thụ lý mới sẽ thông báo cho Cơ quan điều tra cũ để đình nã và phối hợp điều tra. + Tiếp tục bỏ trốn thì Cơ quan điều tra thụ lý mới ra quyết định truy nã về tội mới và thông báo cho Cơ quan điều tra Nếu đối tượng đang bị truy nã mà phát hiện thêm tội mới (đã phạm tội trước đó): Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã tiếp về tội mới.
Theo quy định mới, người dân được thực hiện lấy ý kiến Nhân dân theo các hình thức nào?
Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua một Luật mới - Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 người dân được thực hiện các hình thức lấy ý kiến Nhân dân bao gồm: - Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân; - Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; - Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; - Thông qua hòm thư góp ý, đường dây nóng (nếu có); - Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; - Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã; - Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố; - Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành đối với nội dung quy định tại Dự thảo quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địa bàn cấp xã. Tùy theo nội dung, tính chất, yêu cầu của việc lấy ý kiến Nhân dân, khả năng, điều kiện đáp ứng thực tế của địa phương và phù hợp với quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định lựa chọn một hoặc một số hình thức quy định trên để tổ chức lấy ý kiến Nhân dân. Trường hợp pháp luật có quy định về việc áp dụng hình thức, cách thức tổ chức cụ thể để lấy ý kiến của Nhân dân về nội dung nhất định thì việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của Nhân dân thực hiện theo quy định đó. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Ô tô phóng nhanh làm nước tràn vào nhà người dân có phải bồi thường?
Tình trạng mưa to làm ngập lụt đường phố nhưng một số bộ phận người lái xe ô tô vẫn đi nhanh qua làm nước bắn tung tóe tràn cả vào nhà dân buôn bán hàng tạp hóa làm hỏng một số loại mặt hàng. Như vậy câu hỏi đặt ra là ô tô phóng nhanh làm nước tràn vào nhà người khác có phải bồi thường không? Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: - Có thiệt hại xảy ra - Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật - Lỗi của người gây ra thiệt hại - Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật Theo khoản 1, 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (ngoài hợp đồng), người nào có hành vi xâm phạm tính mạng; sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,... Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng; hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Điều 156 Bộ luật Dân sự quy định sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Mưa bão có thể được coi là sự kiện bất khả kháng (ví dụ do mưa bão, đường phố bị ngập lụt nên việc giao hàng bị chậm trễ, bên giao hàng đã làm mọi cách nhưng không thể di chuyển nhanh hơn dẫn đến giao hàng trễ hạn). Trường hợp này được hiểu là bên giao hàng không có lỗi trong việc giao hàng chậm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, đối với trường hợp đường phố bị ngập lụt thì người lái xe phải biết việc đi nhanh sẽ tạo sóng lớn gây nguy hiểm cho các phương tiện nhỏ hơn đi bên cạnh hoặc tài sản nhà dân hai bên đường. Việc cho rằng phải đi nhanh nếu không ôtô sẽ chết máy không phải căn cứ xác định thuộc trường hợp bất khả kháng. Khi đường bị ngập lụt; người lái xe hoàn toàn có thể điều khiển phương tiện đi chậm để không tạo sóng lớn. Điều này cho thấy, người điều khiển ô tô đã đã không “áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” khi điều khiển phương tiện nên không thuộc trường hợp bất khả kháng. Trường hợp xe bị chết máy (nước ngập quá họng hút gió của xe) thì người điều khiển phương tiện cũng phải chấp nhận hậu quả chứ không thể lấy lý do đi chậm xe sẽ chết máy nên phải đi nhanh và sẵn sàng gây thiệt hại cho người khác. Do vậy, việc tô đi nhanh tạo sóng lớn làm tràn nước vào nhà người khác; làm hư hỏng tài sản nhà dân ven đường thì tài xế hoàn toàn có lỗi và phải bồi thường. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại ở lại để giải quyết việc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Người dân bắt tội phạm thế nào là hợp pháp?
Hiện nay, phòng chống tội phạm không còn là trách nhiệm của lực lượng chức năng mà ngay cả người dân cũng có thể góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên không ít vụ việc người dân truy bắt người phạm tội dẫn đến vi phạm pháp luật. Vậy câu hỏi đặt ra, việc bắt tội phạm như thế nào thì được xem là hợp pháp? 02 trường hợp người dân được bắt tội phạm Theo quy định người dân được bắt người phạm tội trong 02 trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất là bắt người phạm tội quả tang Người dân bắt người phạm tội quả tang được xem là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. Như vậy, người nào phát hiện người phạm tội quả tang thì có quyền bắt và sau khi bắt được thì phải giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý không nên đánh hoặc nhốt người phạm tội. Trường hợp thứ hai là bắt người đang bị truy nã Người dân có thể bắt người đang bị truy nã được xem là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. Như vậy, tương tự đối với phạm tội quả tang thì trong trường hợp nhận thấy người đang bị truy nã mà người dân phát hiện thì có quyền bắt và sau khi bắt được thì phải giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Người dân truy bắt tội phạm mà gây thiệt hại Căn cứ Điều 24 Bộ luật Hình sự 2015 khi bắt giữ người phạm tội mà gây thiệt hại được quy định như sau: Theo đó, người dân khi bắt giữ người phạm tội có thể sử dụng vũ lực cần thiết để ngăn chặn người phạm tội mà có gây thương tích thì được xem là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp người dân trong quá trình truy bắt người phạm tội có sử dụng vũ lực vượt quá mức cần thiết dẫn đến thương tật nặng hoặc gây chết người. đây được xem là hành vi vượt quá ngưỡng phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự. Kết luận lại khi truy bắt người phạm tội thì người dân cần lưu ý việc bắt người phạm tội phải thuộc trong 02 trường hợp là người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, việc bắt người không có căn cứ được xem là hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, người dân cần lưu ý để tránh các rủi ro không đáng có trong quá trình phòng chống tội phạm thì nên giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Ngày 19/10/2021, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Đáng chú ý trong đó là nhiều chính sách miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân. Một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động bởi Covid-19 - Minh họa Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị một số giải pháp về miễn, giảm thuế như sau: - Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019. - Không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 đối với trường hợp người nộp thuế mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020, năm 2021. - Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Đồng thời, không áp dụng việc miễn thuế đối với các khoản thu nhập, doanh thu từ cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm; sản phẩm và dịch vụ nội dung thông tin số về giải trí, trò chơi điện tử, phim số, ảnh số, nhạc số; quảng cáo số. Nghị quyết cũng đồng ý giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/12/ 2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây: (i) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; (ii) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí. Hàng hóa, dịch vụ trong nhóm (ii) không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến. Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng như sau: Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, sẽ miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày ký, Chính phủ cần sớm có văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này. Tải toàn văn Nghị quyết tại file đính kèm.
Người dân có được đi bộ vào đường do chủ đầu tư công trình khu danh lam thắng cảnh xây dựng không?
Chào tất cả các anh em Dân Luật Chúc mọi người một năm 2020 nhiều thanh công mới, thắng lợi mới. Em có một thắc mắc nho nhỏ, Khu danh lam thắng cảnh Tây Thiên, hiện đã được tư nhân đầu tư hệ thống cáp treo để lên các địa danh nổi tiếng. Chủ đầu tư có xây dựng một tuyến đường nhựa dài khoảng tầm 1,5km để cho xe điện đi vào trong địa điểm cáp treo và khai thác dịch vụ xe điện để đi vào trong. Đoạn đường này do chủ đầu tư quản lý và Cấm người dân không được phép đi vào, mà yêu cầu người dân đi theo con đường cũ ven dưới suối, tất nhiên là việc nếu đông người đi vào đoạn đường nhựa dành cho xe điện như này thì sẽ khá nguy hiểm, nhưng Đoạn đường đi bộ ven dưới suối cũng khá xấu và đặc biệt, mùa nước lũ sẽ khá nguy hiểm vì phải băng qua suối rất nhiều. Vậy, cho em hỏi là việc chủ đầu tư không cho phép người đi bộ đi vào đoạn đường nhựa như thế có phù hợp với quy định không? và nếu người dân cứ mặc định đi bộ theo đoạn đường nhựa như thế thì có vi phạm quy định gì không? Em cảm ơn.
Vũ khí thể thao là gì? Người dân có được sở hữu vũ khí thể thao không?
Vũ khí thể thao là gì? Người dân có quyền sở hữu những loại vũ khí thể thao hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Vũ khí thể thao là gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024, vũ khí thể thao là các loại vũ khí sau đây: - Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay, đạn sử dụng cho các loại súng này thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành được trang bị, sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao - Kiếm, giáo, mác, thương, dao găm, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành được dùng để luyện tập, thi đấu thể thao - Linh kiện cơ bản của súng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 bao gồm: thân súng, nòng súng, bộ phận cò, bộ phận khóa nòng, kim hỏa. Từ những quy định trên, có thể thấy rằng vũ khí thể thao không chỉ bao gồm các loại súng mà còn mở rộng ra nhiều loại vũ khí khác như kiếm, giáo và các linh kiện cơ bản của súng. Những loại vũ khí này được thiết kế và quản lý chặt chẽ để phục vụ cho mục đích luyện tập và thi đấu thể thao, góp phần nâng cao kỹ năng và tinh thần thể thao của người tham gia. (2) Người dân có được sở hữu vũ khí thể thao không? Tại khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 có quy định, vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những thiết bị, phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, súng săn. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 cũng có quy định nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo. Như vậy, Nhà nước nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, trừ kiếm, giáo, mác, thương, dao găm, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo. Mà vũ khí theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 là bao gồm cả vũ khí thể thao. Do đó, cá nhân bị cấm sở hữu vũ khí thể thao, trừ trường hợp vũ khí thể thao đó là kiếm, giáo, mác, thương, dao găm, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo. (3) Đối tượng nào được trang bị vũ khí thể thao ? Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024, đối tượng được trang bị vũ khí thể thao bao gồm: - Quân đội nhân dân; - Dân quân tự vệ; - Cảnh sát biển; - Công an nhân dân; - Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động; - Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; - Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Tổng kết lại, có thể thấy rằng vũ khí thể thao được phân loại rõ ràng và được quản lý chặt chẽ nhằm phục vụ cho mục đích luyện tập và thi đấu thể thao. Mặc dù cá nhân không được phép sở hữu vũ khí thể thao, nhưng một số loại vũ khí như kiếm, giáo và các vật dụng thể thao khác có thể được trưng bày hoặc làm đồ gia bảo. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao chủ yếu là các lực lượng vũ trang và các cơ sở đào tạo thể thao có giấy phép. Người dân cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật để tránh vi phạm và đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Người dân có được tự đứng ra điều tiết giao thông khi thấy kẹt xe không?
Nếu người dân đi trên đường gặp tình trạng kẹt xe khiến việc giao thông đi lại gặp khó khăn thì có được tự đứng ra điều tiết giao thông không? Những ai sẽ có thẩm quyền điều tiết giao thông? Thấy kẹt xe trên đường, người dân có được tự đứng ra điều tiết giao thông không? Theo Khoản 25 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt. Theo Khoản 1 và khoản 3 Điều 37 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về tổ chức giao thông và điều khiển giao thông như sau: - Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây: + Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; + Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ; + Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn. - Trách nhiệm điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông như sau: + Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường; hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giao thông; + Khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe. Như vậy, theo quy định hiện hành, chỉ có CSGT mới được điều tiết, chỉ huy, điều khiển, phân lại luồng, tuyến khi xảy ra kẹt xe. Việc người dân tự động đứng ra điều tiết giao thông là vi phạm, đồng thời việc này cũng có thể gây nguy hiểm vì người dân chưa được đào tạo chuyên môn. Nếu tổ chức các giải chạy trên đường thì có được tự ý phân luồng lại không? Theo quy định tại Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hoạt động khác trên đường bộ như sau: - Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ thực hiện theo quy định sau đây: + Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động trên theo quy định của pháp luật; + Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ quy định phải thực hiện việc đăng tải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; + Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương tổ chức việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội. - Không được thực hiện các hành vi sau đây: + Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ; + Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ; + Thả rông súc vật trên đường bộ; + Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; + Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ; + Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông; + Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông; + Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy; + Hành vi khác gây cản trở giao thông. Như vậy, nếu muốn tổ chức các giải chạy hay các hoạt động văn hoá trên đường thì phải được cơ quan có thẩm quyền thống nhất và đồng ý bằng văn bản, đồng thời nếu cần phân luồng, cấm ở một số tuyến đường thì cơ quan thẩm quyền phải ra thông báo và cơ quan sử dụng phải đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các biện pháp an toàn. Tự ý dịch chuyển biển báo giao thông thì có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu? Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định về bảo vệ các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự như sau: - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý xê dịch các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác; + Tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức; + Phá hoại, làm hư hỏng tài sản, hiện vật tại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; leo trèo hoặc thực hiện các hành vi khác tác động lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu khi chưa được phép. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Như vậy, với hành vi tự ý dịch chuyển biển báo giao thông thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần cá nhân.
Người dân có được tự ý xây cầu qua sông không?
Nhiều người dân ở các vùng nông thôn gặp khó khăn trong việc đi lại vì không có cầu bắc qua sông, cản trở các hoạt động sinh hoạt, giao thương hằng ngày. Như vậy, người dân có được tự ý xây cầu để việc di chuyển được thuận tiện hơn không? Xây cầu có phải là công trình xây dựng không? Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có giải thích công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Theo Mục 2.5 Bảng 2 Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD, cầu đường bộ cũng chia làm 5 cấp, từ cấp đặc biệt đến cấp IV. Trong đó, cấp IV là cầu có nhịp kết cấu lớn nhất ≤ 25m, chiều cao trụ cầu Như vậy, xây cầu bắc qua sông cũng là một công trình xây dựng. Người dân có được tự ý xây cầu qua sông không? Theo khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014, công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014. Theo đó, tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 có quy định các trường hợp được miễn giấy phép, trong đó có trường hợp: - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; Như vậy, nếu là cầu cấp IV thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; cầu cấp IV ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng thì người dân sẽ được xây dựng mà không cần giấy phép. Ngoài 2 trường hợp được miễn này, tất cả các trường hợp xây cầu khác mà không có giấy phép xây dựng đều sẽ là vi phạm pháp luật. Tự ý xây cầu sẽ bị xử lý thế nào? Theo quy định tại điểm c Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Đồng thời, theo điểm b Khoản 7 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi xây dựng nhà ở, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người dân sẽ không được tự ý xây cầu mà theo quy định phải được cấp giấy phép xây dựng. Nếu vẫn xây thì tuỳ tính chất, mức độ hành vi sẽ bị phạt hành chính hoặc nặng hơn là hình sự.
Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không?
Nếu người dân phát hiện đối tượng đang được cơ quan chức năng thông báo truy nã xuất hiện ở khu vực của mình thì có được vây bắt không? Bắt được thì phải làm gì? Nếu đang bị truy nã mà đối tượng phạm thêm tội mới thì xử lý thế nào? Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không? Theo Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bắt người đang bị truy nã như sau: - Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. - Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. - Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Như vậy, nếu người dân phát hiện đối tượng đang bị truy nã thì có quyền vây bắt. Đồng thời, nếu bắt thành công đối tượng phải giải ngay đến Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND gần nhất. Lệnh truy nã sẽ được thông báo ở những đâu? Theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định như sau: - Quyết định truy nã phải được gửi đến: + Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã; + Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; + Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã); + Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ); + Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã; + Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã. - Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã. Như vậy, quyết định truy nã sẽ được gửi đến các cơ quan chức năng và được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những người nào sẽ thuộc đối tượng bị truy nã? Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, các đối tượng bị truy nã ở Việt Nam bao gồm: - Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. - Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn. - Người bị kết án phạt tù bỏ trốn. - Người bị kết án tử hình bỏ trốn. - Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn. Vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định truy nã đối tượng theo quy định pháp luật. Đối tượng đang bị truy nã tiếp tục phạm tội mới sẽ xử lý thế nào? Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC: - Trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và bị bắt giữ thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó biết để ra quyết định đình nã và phối hợp điều tra theo quy định của pháp luật. - Trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và tiếp tục bỏ trốn thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định truy nã bị can về tội danh mới và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó để phối hợp truy bắt. - Trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn và đã có quyết định truy nã nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xác định ngoài tội danh bị truy nã bị can, bị cáo còn phạm tội khác nữa, trong trường hợp này Cơ quan điều tra phải làm các thủ tục để ra quyết định truy nã tiếp về tội danh mới phát hiện đó Như vậy: Nếu đối tượng đang bị truy nã mà phạm tội mới (trong quá trình bỏ trốn): + Bị bắt giữ thì Cơ quan điều tra thụ lý mới sẽ thông báo cho Cơ quan điều tra cũ để đình nã và phối hợp điều tra. + Tiếp tục bỏ trốn thì Cơ quan điều tra thụ lý mới ra quyết định truy nã về tội mới và thông báo cho Cơ quan điều tra Nếu đối tượng đang bị truy nã mà phát hiện thêm tội mới (đã phạm tội trước đó): Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã tiếp về tội mới.
Theo quy định mới, người dân được thực hiện lấy ý kiến Nhân dân theo các hình thức nào?
Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua một Luật mới - Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 người dân được thực hiện các hình thức lấy ý kiến Nhân dân bao gồm: - Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân; - Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; - Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; - Thông qua hòm thư góp ý, đường dây nóng (nếu có); - Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; - Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã; - Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố; - Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành đối với nội dung quy định tại Dự thảo quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địa bàn cấp xã. Tùy theo nội dung, tính chất, yêu cầu của việc lấy ý kiến Nhân dân, khả năng, điều kiện đáp ứng thực tế của địa phương và phù hợp với quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định lựa chọn một hoặc một số hình thức quy định trên để tổ chức lấy ý kiến Nhân dân. Trường hợp pháp luật có quy định về việc áp dụng hình thức, cách thức tổ chức cụ thể để lấy ý kiến của Nhân dân về nội dung nhất định thì việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của Nhân dân thực hiện theo quy định đó. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Ô tô phóng nhanh làm nước tràn vào nhà người dân có phải bồi thường?
Tình trạng mưa to làm ngập lụt đường phố nhưng một số bộ phận người lái xe ô tô vẫn đi nhanh qua làm nước bắn tung tóe tràn cả vào nhà dân buôn bán hàng tạp hóa làm hỏng một số loại mặt hàng. Như vậy câu hỏi đặt ra là ô tô phóng nhanh làm nước tràn vào nhà người khác có phải bồi thường không? Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: - Có thiệt hại xảy ra - Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật - Lỗi của người gây ra thiệt hại - Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật Theo khoản 1, 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (ngoài hợp đồng), người nào có hành vi xâm phạm tính mạng; sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,... Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng; hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Điều 156 Bộ luật Dân sự quy định sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Mưa bão có thể được coi là sự kiện bất khả kháng (ví dụ do mưa bão, đường phố bị ngập lụt nên việc giao hàng bị chậm trễ, bên giao hàng đã làm mọi cách nhưng không thể di chuyển nhanh hơn dẫn đến giao hàng trễ hạn). Trường hợp này được hiểu là bên giao hàng không có lỗi trong việc giao hàng chậm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, đối với trường hợp đường phố bị ngập lụt thì người lái xe phải biết việc đi nhanh sẽ tạo sóng lớn gây nguy hiểm cho các phương tiện nhỏ hơn đi bên cạnh hoặc tài sản nhà dân hai bên đường. Việc cho rằng phải đi nhanh nếu không ôtô sẽ chết máy không phải căn cứ xác định thuộc trường hợp bất khả kháng. Khi đường bị ngập lụt; người lái xe hoàn toàn có thể điều khiển phương tiện đi chậm để không tạo sóng lớn. Điều này cho thấy, người điều khiển ô tô đã đã không “áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” khi điều khiển phương tiện nên không thuộc trường hợp bất khả kháng. Trường hợp xe bị chết máy (nước ngập quá họng hút gió của xe) thì người điều khiển phương tiện cũng phải chấp nhận hậu quả chứ không thể lấy lý do đi chậm xe sẽ chết máy nên phải đi nhanh và sẵn sàng gây thiệt hại cho người khác. Do vậy, việc tô đi nhanh tạo sóng lớn làm tràn nước vào nhà người khác; làm hư hỏng tài sản nhà dân ven đường thì tài xế hoàn toàn có lỗi và phải bồi thường. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại ở lại để giải quyết việc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Người dân bắt tội phạm thế nào là hợp pháp?
Hiện nay, phòng chống tội phạm không còn là trách nhiệm của lực lượng chức năng mà ngay cả người dân cũng có thể góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên không ít vụ việc người dân truy bắt người phạm tội dẫn đến vi phạm pháp luật. Vậy câu hỏi đặt ra, việc bắt tội phạm như thế nào thì được xem là hợp pháp? 02 trường hợp người dân được bắt tội phạm Theo quy định người dân được bắt người phạm tội trong 02 trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất là bắt người phạm tội quả tang Người dân bắt người phạm tội quả tang được xem là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. Như vậy, người nào phát hiện người phạm tội quả tang thì có quyền bắt và sau khi bắt được thì phải giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý không nên đánh hoặc nhốt người phạm tội. Trường hợp thứ hai là bắt người đang bị truy nã Người dân có thể bắt người đang bị truy nã được xem là hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt. Như vậy, tương tự đối với phạm tội quả tang thì trong trường hợp nhận thấy người đang bị truy nã mà người dân phát hiện thì có quyền bắt và sau khi bắt được thì phải giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Người dân truy bắt tội phạm mà gây thiệt hại Căn cứ Điều 24 Bộ luật Hình sự 2015 khi bắt giữ người phạm tội mà gây thiệt hại được quy định như sau: Theo đó, người dân khi bắt giữ người phạm tội có thể sử dụng vũ lực cần thiết để ngăn chặn người phạm tội mà có gây thương tích thì được xem là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp người dân trong quá trình truy bắt người phạm tội có sử dụng vũ lực vượt quá mức cần thiết dẫn đến thương tật nặng hoặc gây chết người. đây được xem là hành vi vượt quá ngưỡng phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự. Kết luận lại khi truy bắt người phạm tội thì người dân cần lưu ý việc bắt người phạm tội phải thuộc trong 02 trường hợp là người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, việc bắt người không có căn cứ được xem là hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, người dân cần lưu ý để tránh các rủi ro không đáng có trong quá trình phòng chống tội phạm thì nên giải ngay đến cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Ngày 19/10/2021, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Đáng chú ý trong đó là nhiều chính sách miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân. Một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động bởi Covid-19 - Minh họa Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị một số giải pháp về miễn, giảm thuế như sau: - Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019. - Không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 đối với trường hợp người nộp thuế mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020, năm 2021. - Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Đồng thời, không áp dụng việc miễn thuế đối với các khoản thu nhập, doanh thu từ cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm; sản phẩm và dịch vụ nội dung thông tin số về giải trí, trò chơi điện tử, phim số, ảnh số, nhạc số; quảng cáo số. Nghị quyết cũng đồng ý giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/12/ 2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây: (i) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; (ii) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí. Hàng hóa, dịch vụ trong nhóm (ii) không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến. Tùy thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng như sau: Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, sẽ miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày ký, Chính phủ cần sớm có văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này. Tải toàn văn Nghị quyết tại file đính kèm.
Người dân có được đi bộ vào đường do chủ đầu tư công trình khu danh lam thắng cảnh xây dựng không?
Chào tất cả các anh em Dân Luật Chúc mọi người một năm 2020 nhiều thanh công mới, thắng lợi mới. Em có một thắc mắc nho nhỏ, Khu danh lam thắng cảnh Tây Thiên, hiện đã được tư nhân đầu tư hệ thống cáp treo để lên các địa danh nổi tiếng. Chủ đầu tư có xây dựng một tuyến đường nhựa dài khoảng tầm 1,5km để cho xe điện đi vào trong địa điểm cáp treo và khai thác dịch vụ xe điện để đi vào trong. Đoạn đường này do chủ đầu tư quản lý và Cấm người dân không được phép đi vào, mà yêu cầu người dân đi theo con đường cũ ven dưới suối, tất nhiên là việc nếu đông người đi vào đoạn đường nhựa dành cho xe điện như này thì sẽ khá nguy hiểm, nhưng Đoạn đường đi bộ ven dưới suối cũng khá xấu và đặc biệt, mùa nước lũ sẽ khá nguy hiểm vì phải băng qua suối rất nhiều. Vậy, cho em hỏi là việc chủ đầu tư không cho phép người đi bộ đi vào đoạn đường nhựa như thế có phù hợp với quy định không? và nếu người dân cứ mặc định đi bộ theo đoạn đường nhựa như thế thì có vi phạm quy định gì không? Em cảm ơn.