Phim điện ảnh có bao nhiêu loại? Khi đổi tên phim có phải phân loại phim lại không?
Khi ra các rạp phim, các bạn sẽ thấy các phim được dán nhãn dành cho người trên 18 tuổi, dưới 18 tuổi hoặc cho trẻ em. Vậy phim điện ảnh được chia thành bao nhiêu loại? Khi đổi tên phim có phải thực hiện việc phân loại phim lại không? (1) Phim điện ảnh có bao nhiêu loại? Không ít lần chúng ta được thấy các nhãn dán phân loại phim như T18, T16, hay mới đây đang rầm rộ phim Lật mặt 7 với phân loại phim là loại K. Vậy pháp luật quy định phân loại phim điện ảnh thế nào? Theo Điều 32 Luật Điện ảnh 2022, phim điện ảnh được chia thành 6 loại, cụ thể: 1. Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi; 2. Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên; 3. Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên; 4. Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên; 5. Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; 6. Loại C: Phim không được phép phổ biến. Tiêu chí để phân loại phim do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định. Khi đến rạp xem phim, người xem phim cần xuất trình các giấy tờ để chứng minh độ tuổi khi xem các phim có dán nhãn độ tuổi, trường hợp không đủ tuổi, các rạp phim sẽ gợi ý xem phim khác đúng với độ tuổi được dán nhãn trên phim, hoặc không cho phép bạn vào xem phim nếu bạn chưa đủ tuổi được xem phim. (2) Rạp phim cho khán giả chưa đủ tuổi vào xem phim bị phạt ra sao? Các rạp phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim sẽ bị phạt tiền. Cụ thể tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 38/2021/NĐ-CP ; - Phổ biến phim theo quy định phải có cảnh báo mà không có cảnh báo; - Phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim; - Phổ biến phim không đúng phạm vi quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng; - Phổ biến phim truyện Việt Nam tại rạp không bảo đảm về tỷ lệ chiếu và thời gian chiếu theo quy định; - Phổ biến phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày; - Tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định. Như vậy, khi phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim sẽ bị xử phạt từ 30 đến 40 triệu đồng. Đối với rạp phim là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi, rạp phim sẽ bị phạt lên đến 80 triệu đồng khi để cho khán giả chưa đủ tuổi vào xem phim được dán nhãn về độ tuổi. (3) Khi đổi tên phim có phải phân loại phim lại không? Theo Điều 28 Luật Điện ảnh 2022 quy định: - Trường hợp thay đổi nội dung phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đề nghị cấp lại Giấy phép phân loại phim theo quy định tại Điều 27 của Luật Điện ảnh 2022. - Trường hợp thay đổi tên phim mà không thay đổi nội dung phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim, tổ chức, cá nhân phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép phân loại phim. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, nếu không đồng ý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, khi đã phân loại phim, việc thay đổi tên phim mà có thay đổi nội dung phim thì phải đề nghị cấp lại Giấy phép phân loại phim. Nếu chỉ thay đổi tên phim mà không thay đổi nội dung phim thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép phân loại phim.
Tổ chức đám cưới cho người không đủ tuổi có bị phạt?
Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau: - Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: + Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; + Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; + Không bị mất năng lực hành vi dân sự; + Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. - Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích từ Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Bên cạnh đó tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Ngoài ra theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau: - Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy hành vi tổ chức cưới cho người chưa đủ tuổi có thể được xem là hành vi tảo hôn và có thể vị xử phạt với hình thức phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng đối với cá nhân. Nếu hành vi này thực hiện bởi tổ chức sẽ có mức phạt gấp đôi là từ 3.000.000 - 6.000.000 đồng.
Phim điện ảnh có bao nhiêu loại? Khi đổi tên phim có phải phân loại phim lại không?
Khi ra các rạp phim, các bạn sẽ thấy các phim được dán nhãn dành cho người trên 18 tuổi, dưới 18 tuổi hoặc cho trẻ em. Vậy phim điện ảnh được chia thành bao nhiêu loại? Khi đổi tên phim có phải thực hiện việc phân loại phim lại không? (1) Phim điện ảnh có bao nhiêu loại? Không ít lần chúng ta được thấy các nhãn dán phân loại phim như T18, T16, hay mới đây đang rầm rộ phim Lật mặt 7 với phân loại phim là loại K. Vậy pháp luật quy định phân loại phim điện ảnh thế nào? Theo Điều 32 Luật Điện ảnh 2022, phim điện ảnh được chia thành 6 loại, cụ thể: 1. Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi; 2. Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên; 3. Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên; 4. Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên; 5. Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; 6. Loại C: Phim không được phép phổ biến. Tiêu chí để phân loại phim do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định. Khi đến rạp xem phim, người xem phim cần xuất trình các giấy tờ để chứng minh độ tuổi khi xem các phim có dán nhãn độ tuổi, trường hợp không đủ tuổi, các rạp phim sẽ gợi ý xem phim khác đúng với độ tuổi được dán nhãn trên phim, hoặc không cho phép bạn vào xem phim nếu bạn chưa đủ tuổi được xem phim. (2) Rạp phim cho khán giả chưa đủ tuổi vào xem phim bị phạt ra sao? Các rạp phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim sẽ bị phạt tiền. Cụ thể tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 38/2021/NĐ-CP ; - Phổ biến phim theo quy định phải có cảnh báo mà không có cảnh báo; - Phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim; - Phổ biến phim không đúng phạm vi quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng; - Phổ biến phim truyện Việt Nam tại rạp không bảo đảm về tỷ lệ chiếu và thời gian chiếu theo quy định; - Phổ biến phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày; - Tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định. Như vậy, khi phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim sẽ bị xử phạt từ 30 đến 40 triệu đồng. Đối với rạp phim là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi, rạp phim sẽ bị phạt lên đến 80 triệu đồng khi để cho khán giả chưa đủ tuổi vào xem phim được dán nhãn về độ tuổi. (3) Khi đổi tên phim có phải phân loại phim lại không? Theo Điều 28 Luật Điện ảnh 2022 quy định: - Trường hợp thay đổi nội dung phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đề nghị cấp lại Giấy phép phân loại phim theo quy định tại Điều 27 của Luật Điện ảnh 2022. - Trường hợp thay đổi tên phim mà không thay đổi nội dung phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim, tổ chức, cá nhân phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép phân loại phim. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, nếu không đồng ý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, khi đã phân loại phim, việc thay đổi tên phim mà có thay đổi nội dung phim thì phải đề nghị cấp lại Giấy phép phân loại phim. Nếu chỉ thay đổi tên phim mà không thay đổi nội dung phim thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép phân loại phim.
Tổ chức đám cưới cho người không đủ tuổi có bị phạt?
Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau: - Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: + Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; + Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; + Không bị mất năng lực hành vi dân sự; + Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. - Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích từ Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Bên cạnh đó tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Ngoài ra theo Khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau: - Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy hành vi tổ chức cưới cho người chưa đủ tuổi có thể được xem là hành vi tảo hôn và có thể vị xử phạt với hình thức phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng đối với cá nhân. Nếu hành vi này thực hiện bởi tổ chức sẽ có mức phạt gấp đôi là từ 3.000.000 - 6.000.000 đồng.