Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính từ ngày công bố đã luôn thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người, một trong những chủ đề hot nhất là đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Pháp luật quy định thế nào về người chuyển đổi giới tính? Căn cứ khoản 7 Điều 3 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có giải thích người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Dự thảo Luật. Ngoài ra, căn cứ Điều 7 Dự thảo Luật quy định quyền của người chuyển giới gồm: - Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Dự thảo Luật; - Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình; - Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; - Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi; - Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam. - Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật; - Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính; - Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính; - Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới; - Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật; - Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; - Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận; - Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Có thể thấy, những quy định về chuyển đổi giới tính như trên mang lại ý nghĩa quan trọng cả về mặt pháp lý và bảo đảm quyền lợi công dân của những người chuyển đổi giới tính. Giúp họ không bị mặc cảm, tự ti và là động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục phát triển cho xã hội. 2. Người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính Căn cứ Điều 10 Dự thảo Luật quy định quy định về các điều kiện đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau: - Độ tuổi thực hiện can thiệp y học + Người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với các phương pháp can thiệp y học quy định tại Điều 9 của Dự thảo Luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Dự thảo Luật; + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận có tình trạng bức bối giới quá mức thì được thực hiện phương pháp can thiệp y học quy định tại khoản 1 Điều 9 của Dự thảo Luật và khi được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. - Đã được tư vấn pháp lý theo quy định của Dự thảo Luật. - Có năng lực hành vi dân sự. - Tình trạng hôn nhân: Có 2 phương án (đề xuất để lựa chọn) Phương án 1: Độc thân. Phương án 2: Không quy định tình trạng hôn nhân của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú và chưa được xóa án tích. Theo quy định trên, một trong những điều kiện để chuyển đổi giới tính bằng can thiệp y học phải có năng lực hành vi dân sự. Nên, theo đề xuất, người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Chung quy lại, đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính là động thái đảm bảo tính pháp lý của những người chuyển giới. Giúp họ được bảo vệ bằng sự công bằng pháp luật, vừa đảm bảo sức khỏe, tính mạng của những người chuyển giới.
Thái Lan thông qua Luật công nhận Hôn nhân đồng giới, Người Việt sang Thái kết hôn được không?
Mới đây, Quốc vương Thái Lan đã phê chuẩn Luật Hôn nhân mới của nước ngày. Vậy người Việt Nam có thể sang Thái Lan để kết hôn đồng giới được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Thái Lan thông qua Luật công nhận Hôn nhân đồng giới? Theo Công báo của Hoàng gia Thái Lan, ngày 24/9/2024, Quốc vương Vajiralongkorn đã phê chuẩn Luật hôn nhân mới, tại đây đã thừa nhận hôn nhân đồng giới. Cụ thể, Đạo luật nêu trên được Quốc hội Thái Lan thông qua vào tháng 6/2024, dự kiến có hiệu lực 120 ngày sau khi Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn phê chuẩn, tức 01/2025. Theo đó, Quyết định trên đã đưa Thái Lan trở thành quốc gia Châu Á thứ hai thừa nhận hôn nhân đồng giới sau Nepal. Cụ thể, Luật hôn nhân mới của Thái Lan sử dụng các thuật ngữ trung lập về giới tính thay cho “nam, nữ, chồng, vợ”. Đồng thời, cũng cấp quyền nhận con nuôi và thừa kế cho các cặp đồng giới. (2) Người Việt sang Thái kết hôn đồng giới được không? Căn cứ Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau: - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. - Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch. Như vậy, việc kết hôn đồng giới ở một số nước đã công nhận và các cá nhân vẫn có thể đăng ký kết hôn tại các quốc gia đã công nhận việc này. (3) Pháp luật Việt Nam có công nhận quyết định kết hôn đồng giới của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không? Căn cứ khoản 8 Điều 439 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như sau: “Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam ... 8. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì bản án, quyết định này sẽ không được công nhận. Theo đó, quyết định kết hôn thuộc đối tượng được xem xét công nhận tại Việt Nam nhưng đối với trường hợp là kết hôn đồng giới thì sẽ không được pháp luật Việt Nam công nhận. (4) Người chuyển đổi giới tính có được kết hôn tại Việt Nam không? Trước tiên, như đã có nêu trên thì pháp luật hiện hành không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng giới. Đồng thời, một trong những điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là được thực hiện bởi 1 người nam và 1 người nữ. Theo đó, để được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân, việc kết hôn phải được thực hiện giữa hai người nam và nữ đồng thời phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, tại Điều 37 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định người đã thực hiện chuyển đổi giới tính có các quyền sau đây: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.” Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý là đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể nào được ban hành để hướng dẫn thực hiện quy định nêu trên của Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền chuyển đổi giới tính. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Nghị quyết 89/2023/QH15 thì Dự án Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, tức tháng 10/2024. Theo đó, hiện Luật Chuyển đổi giới tính vẫn chưa được ban hành nên việc chuyển đổi giới tính vẫn chưa có căn cứ thực hiện và được thừa nhận.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính từ ngày công bố đã luôn thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người, một trong những chủ đề hot nhất là đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu. 1. Pháp luật quy định thế nào về người chuyển đổi giới tính? Căn cứ khoản 7 Điều 3 Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có giải thích người chuyển đổi giới tính là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận giới tính mới theo quy định tại Dự thảo Luật. Ngoài ra, căn cứ Điều 7 Dự thảo Luật quy định quyền của người chuyển giới gồm: - Được công nhận giới tính mới sau khi đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Dự thảo Luật; - Được lựa chọn phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính phù hợp với sức khỏe, mong muốn và khả năng tài chính của mình; - Được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, y tế và pháp lý trước và trong quá trình thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; - Có đầy đủ quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; - Được giữ nguyên quan hệ cha, mẹ, con cũng như quyền và nghĩa vụ từ quan hệ hôn nhân gia đình trước khi chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi; - Được lưu giữ tinh trùng, trứng để duy trì nòi giống thông qua các dịch vụ sinh sản phù hợp với đạo lý và pháp luật Việt Nam. - Được tham gia các hoạt động hiến máu và các chế phẩm máu, hiến tế bào gốc, hiến mô tạng một cách tự nguyện nếu có đủ sức khỏe và đảm bảo an toàn hiến tặng theo quy định của pháp luật; - Được bảo lưu thông tin trên các văn bằng, chứng chỉ đã được cấp trước khi chuyển đổi giới tính; - Được công nhận quyền tài sản đối với tài sản tạo lập trước khi chuyển đổi giới tính. Trường hợp trên giấy chứng nhận quyền tài sản có thông tin giới tính thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền tài sản có nghĩa vụ điều chỉnh thông tin giới tính theo giới tính được công nhận của người chuyển đổi giới tính; - Được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật khác có liên quan phù hợp với giới tính đã chuyển đổi. - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật phù hợp với giới tính mới; - Được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quyền riêng tư khác theo quy định của pháp luật; - Được thay đổi thông tin giới tính trên các giấy tờ tùy thân sau khi được công nhận là người chuyển đổi giới tính; - Được bảo đảm quyền học tập, lao động và hòa nhập gia đình, xã hội theo giới tính đã được công nhận; - Được bảo đảm các quyền khác theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Có thể thấy, những quy định về chuyển đổi giới tính như trên mang lại ý nghĩa quan trọng cả về mặt pháp lý và bảo đảm quyền lợi công dân của những người chuyển đổi giới tính. Giúp họ không bị mặc cảm, tự ti và là động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục phát triển cho xã hội. 2. Người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính Căn cứ Điều 10 Dự thảo Luật quy định quy định về các điều kiện đối với người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính như sau: - Độ tuổi thực hiện can thiệp y học + Người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với các phương pháp can thiệp y học quy định tại Điều 9 của Dự thảo Luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Dự thảo Luật; + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận có tình trạng bức bối giới quá mức thì được thực hiện phương pháp can thiệp y học quy định tại khoản 1 Điều 9 của Dự thảo Luật và khi được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. - Đã được tư vấn pháp lý theo quy định của Dự thảo Luật. - Có năng lực hành vi dân sự. - Tình trạng hôn nhân: Có 2 phương án (đề xuất để lựa chọn) Phương án 1: Độc thân. Phương án 2: Không quy định tình trạng hôn nhân của người đề nghị can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. - Không thuộc trường hợp đang chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, hình phạt hình sự bổ sung như cấm đi khỏi nơi cư trú và chưa được xóa án tích. Theo quy định trên, một trong những điều kiện để chuyển đổi giới tính bằng can thiệp y học phải có năng lực hành vi dân sự. Nên, theo đề xuất, người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính. Chung quy lại, đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính là động thái đảm bảo tính pháp lý của những người chuyển giới. Giúp họ được bảo vệ bằng sự công bằng pháp luật, vừa đảm bảo sức khỏe, tính mạng của những người chuyển giới.
Thái Lan thông qua Luật công nhận Hôn nhân đồng giới, Người Việt sang Thái kết hôn được không?
Mới đây, Quốc vương Thái Lan đã phê chuẩn Luật Hôn nhân mới của nước ngày. Vậy người Việt Nam có thể sang Thái Lan để kết hôn đồng giới được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Thái Lan thông qua Luật công nhận Hôn nhân đồng giới? Theo Công báo của Hoàng gia Thái Lan, ngày 24/9/2024, Quốc vương Vajiralongkorn đã phê chuẩn Luật hôn nhân mới, tại đây đã thừa nhận hôn nhân đồng giới. Cụ thể, Đạo luật nêu trên được Quốc hội Thái Lan thông qua vào tháng 6/2024, dự kiến có hiệu lực 120 ngày sau khi Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn phê chuẩn, tức 01/2025. Theo đó, Quyết định trên đã đưa Thái Lan trở thành quốc gia Châu Á thứ hai thừa nhận hôn nhân đồng giới sau Nepal. Cụ thể, Luật hôn nhân mới của Thái Lan sử dụng các thuật ngữ trung lập về giới tính thay cho “nam, nữ, chồng, vợ”. Đồng thời, cũng cấp quyền nhận con nuôi và thừa kế cho các cặp đồng giới. (2) Người Việt sang Thái kết hôn đồng giới được không? Căn cứ Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau: - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. - Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch. Như vậy, việc kết hôn đồng giới ở một số nước đã công nhận và các cá nhân vẫn có thể đăng ký kết hôn tại các quốc gia đã công nhận việc này. (3) Pháp luật Việt Nam có công nhận quyết định kết hôn đồng giới của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không? Căn cứ khoản 8 Điều 439 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như sau: “Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam ... 8. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì bản án, quyết định này sẽ không được công nhận. Theo đó, quyết định kết hôn thuộc đối tượng được xem xét công nhận tại Việt Nam nhưng đối với trường hợp là kết hôn đồng giới thì sẽ không được pháp luật Việt Nam công nhận. (4) Người chuyển đổi giới tính có được kết hôn tại Việt Nam không? Trước tiên, như đã có nêu trên thì pháp luật hiện hành không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng giới. Đồng thời, một trong những điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là được thực hiện bởi 1 người nam và 1 người nữ. Theo đó, để được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân, việc kết hôn phải được thực hiện giữa hai người nam và nữ đồng thời phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, tại Điều 37 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định người đã thực hiện chuyển đổi giới tính có các quyền sau đây: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.” Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý là đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể nào được ban hành để hướng dẫn thực hiện quy định nêu trên của Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền chuyển đổi giới tính. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Nghị quyết 89/2023/QH15 thì Dự án Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, tức tháng 10/2024. Theo đó, hiện Luật Chuyển đổi giới tính vẫn chưa được ban hành nên việc chuyển đổi giới tính vẫn chưa có căn cứ thực hiện và được thừa nhận.