Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 được nghỉ mấy ngày?
Năm 2024, nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 được mấy ngày? Ngày 2/9/2024 rơi vào thứ mấy? Có được nghỉ bù hay không? (1) Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ Lễ Quốc khánh mấy ngày? Tại Thông báo 5015/TB-LĐTBXH nêu rõ, tại công văn 8662/VPCP-KGVX ngày 3/11/2023 của Văn phòng Chính phủ, xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 4594/LĐTBXH-ATLĐ ngày 27/10/2023 về việc đề xuất nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản nêu trên về việc nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8/2024 đến hết ngày 03/9/2024. Xem thêm bài viết: Xem Tết Âm lịch năm 2025? Treo cờ dịp lễ Quốc khánh 02/9 thế nào mới đúng? Người dân TP.HCM treo cờ từ ngày nào? Làm việc dịp lễ Quốc khánh 02/9 năm 2024 thì tính lương thế nào? Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp, người lao động về việc nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024. Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9 Dương lịch. Đợt nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 kéo dài 4 ngày, bao gồm: - 2 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh - 2 ngày nghỉ hằng tuần. (2) Người sử dụng lao động khối ngoài nhà nước chủ động chọn phương án Nghỉ Lễ Quốc khánh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 lưu ý thực hiện bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân. Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 cho phù hợp. Đối với người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024. Theo đó, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh, người sử dụng lao động chọn 1 trong 2 ngày: Chủ Nhật ngày 1/9 hoặc thứ Ba ngày 3/9. Người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo. Tóm lại, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9/2024 Dương lịch. Đối với người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024. (3) Đề xuất nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 2/9 đến 5/9 Trước đó, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, tổ chức công đoàn kiến nghị Đảng, Nhà nước bổ sung thêm hai ngày nghỉ dịp Quốc khánh so với hiện nay để công nhân, lao động được nghỉ làm, đưa con đến trường ngày khai giảng năm học mới (ngày 5/9 hằng năm). Như vậy nghỉ lễ Quốc khánh sẽ kéo dài từ ngày 2/9 đến 5/9. Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết qua trao đổi với công nhân, nhiều đoàn viên mong muốn được đưa con tới trường. "Với công nhân làm ca kíp, dây chuyền, nếu không phải ngày nghỉ hầu như họ không có cơ hội đưa con đến trường. Đây là một cử chỉ nhân văn, động lực cho con trẻ cố gắng trong năm học vì gắn kết chặt chẽ hơn giữa cha mẹ và con cái", ông Ngọ Duy Hiểu nêu quan điểm. Lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam bày tỏ cần có các giải pháp nâng cao tay nghề, ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị doanh nghiệp để nâng cao thu nhập cho công nhân thay vì làm việc cật lực. "Chúng ta dành thời gian cho người lao động cũng là dành thời gian cho những đứa trẻ. Như vậy là đang nghĩ tới thế hệ tương lai của đất nước, nguồn nhân lực lâu dài", ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh. Xem thêm bài viết: Xem Tết Âm lịch năm 2025?
Ngã xe tại nhà xe công ty có được xem là tai nạn lao động không?
Trường hợp người lao động chạy xe ra về và bị ngã tại nhà xe công ty thì có được xem là tai nạn lao động không ạ? Rất mong nhận được sự tư vấn của các anh/chị !
Hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ năm 2024
Trợ cấp thôi việc là một trong các quyền lợi cho người lao động khi ký hợp động lao động với doanh nghiệp. Tuy nhiên có phải trường hợp nào cũng được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc? Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Quy định về trợ cấp thôi việc cho NLĐ năm 2024 Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của BLLĐ 2019. Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc. Trong đó: (1) Thời gian để tính trợ cấp thôi việc như thế nào? Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể hơn tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó: - Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: + Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; + Thời gian thử việc; + Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; + Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; + Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; + Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; + Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; + Thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; + Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động. - Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp. - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. (2) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc. Mẫu đơn xin nghỉ việc 2024 Mẫu đơn thông dụng nhất hiện nay: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/19/mau-don-xin-nghi-viec.doc Những trường hợp nào NLĐ không được nhận trợ cấp thôi việc? NLĐ thuộc một trong 04 trường hợp sau đây thì không được nhận trợ cấp thôi việc, cụ thể: Trường hợp 1: Chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Hết hạn hợp đồng lao động; - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. - NSDLĐ không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019. - NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019. Trường hợp 2: NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp 3: NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Trong đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019. Trường hợp 4: NLĐ bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (quy định mới). Như vậy, nếu NLĐ thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên thì không được nhận trợ cấp thôi việc Trường hợp NSDLĐ không trả trợ cấp thôi việc, NLĐ cần làm gì? Trong trường hợp NSDLĐ không trả trợ cấp thôi việc thì NLĐ có thể thực hiện theo 03 cách sau: Cách 1: Khiếu nại Theo Điều 5, Điều 15 và Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP người lao động thực hiện khiếu nại theo trình tự, thủ tục như sau: - Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động. + Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc. + Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý. Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. - Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính. + Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu. + Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc. + Thời hạn giải quyết: 45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý. Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án. Cách 2: Tố cáo Người lao động có thể tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty. Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018). Trong quá trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động. Cách 3: Giải quyết theo tranh chấp lao động: Theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: - Hòa giải viên lao động; - Hội đồng trọng tài lao động; và - Tòa án nhân dân. Trên đây là hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động năm 2024.
Thỏa ước lao động có gửi Sở lao động?
Căn cứ theo Điều 77 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc gửi thỏa ước lao động tập thể như sau: “Điều 77. Gửi thỏa ước lao động tập thể Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.” Như vậy, theo quy định nêu trên, công ty có nghĩa vụ phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến Sở lao động tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty trong thời hạn 10 ngày. Việc gửi này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin đến cơ quan chức năng, không phải gửi để được duyệt. Trường hợp không gửi thỏa ước lao động cho cơ quan quản lý nhà nước Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể như sau: “Điều 16. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính theo quy định; b) Không trả chi phí cho việc thương lượng; ký kết; sửa đổi, bổ sung; gửi; công bố thỏa ước lao động tập thể; c) Cung cấp thông tin không đúng thời hạn theo quy định hoặc cung cấp thông tin sai lệch về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể; d) Không công bố thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết." Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp không gửi thỏa ước lao động cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2 - 6 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức).
Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 được nghỉ mấy ngày?
Năm 2024, nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 được mấy ngày? Ngày 2/9/2024 rơi vào thứ mấy? Có được nghỉ bù hay không? (1) Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ Lễ Quốc khánh mấy ngày? Tại Thông báo 5015/TB-LĐTBXH nêu rõ, tại công văn 8662/VPCP-KGVX ngày 3/11/2023 của Văn phòng Chính phủ, xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 4594/LĐTBXH-ATLĐ ngày 27/10/2023 về việc đề xuất nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản nêu trên về việc nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8/2024 đến hết ngày 03/9/2024. Xem thêm bài viết: Xem Tết Âm lịch năm 2025? Treo cờ dịp lễ Quốc khánh 02/9 thế nào mới đúng? Người dân TP.HCM treo cờ từ ngày nào? Làm việc dịp lễ Quốc khánh 02/9 năm 2024 thì tính lương thế nào? Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp, người lao động về việc nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024. Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9 Dương lịch. Đợt nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 kéo dài 4 ngày, bao gồm: - 2 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh - 2 ngày nghỉ hằng tuần. (2) Người sử dụng lao động khối ngoài nhà nước chủ động chọn phương án Nghỉ Lễ Quốc khánh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 lưu ý thực hiện bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân. Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 cho phù hợp. Đối với người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024. Theo đó, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh, người sử dụng lao động chọn 1 trong 2 ngày: Chủ Nhật ngày 1/9 hoặc thứ Ba ngày 3/9. Người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo. Tóm lại, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9/2024 Dương lịch. Đối với người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024. (3) Đề xuất nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 2/9 đến 5/9 Trước đó, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, tổ chức công đoàn kiến nghị Đảng, Nhà nước bổ sung thêm hai ngày nghỉ dịp Quốc khánh so với hiện nay để công nhân, lao động được nghỉ làm, đưa con đến trường ngày khai giảng năm học mới (ngày 5/9 hằng năm). Như vậy nghỉ lễ Quốc khánh sẽ kéo dài từ ngày 2/9 đến 5/9. Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết qua trao đổi với công nhân, nhiều đoàn viên mong muốn được đưa con tới trường. "Với công nhân làm ca kíp, dây chuyền, nếu không phải ngày nghỉ hầu như họ không có cơ hội đưa con đến trường. Đây là một cử chỉ nhân văn, động lực cho con trẻ cố gắng trong năm học vì gắn kết chặt chẽ hơn giữa cha mẹ và con cái", ông Ngọ Duy Hiểu nêu quan điểm. Lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam bày tỏ cần có các giải pháp nâng cao tay nghề, ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị doanh nghiệp để nâng cao thu nhập cho công nhân thay vì làm việc cật lực. "Chúng ta dành thời gian cho người lao động cũng là dành thời gian cho những đứa trẻ. Như vậy là đang nghĩ tới thế hệ tương lai của đất nước, nguồn nhân lực lâu dài", ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh. Xem thêm bài viết: Xem Tết Âm lịch năm 2025?
Ngã xe tại nhà xe công ty có được xem là tai nạn lao động không?
Trường hợp người lao động chạy xe ra về và bị ngã tại nhà xe công ty thì có được xem là tai nạn lao động không ạ? Rất mong nhận được sự tư vấn của các anh/chị !
Hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ năm 2024
Trợ cấp thôi việc là một trong các quyền lợi cho người lao động khi ký hợp động lao động với doanh nghiệp. Tuy nhiên có phải trường hợp nào cũng được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc? Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Quy định về trợ cấp thôi việc cho NLĐ năm 2024 Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của BLLĐ 2019. Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc. Trong đó: (1) Thời gian để tính trợ cấp thôi việc như thế nào? Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể hơn tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó: - Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: + Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; + Thời gian thử việc; + Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; + Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; + Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; + Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; + Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; + Thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; + Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động. - Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp. - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc. (2) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc. Mẫu đơn xin nghỉ việc 2024 Mẫu đơn thông dụng nhất hiện nay: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/19/mau-don-xin-nghi-viec.doc Những trường hợp nào NLĐ không được nhận trợ cấp thôi việc? NLĐ thuộc một trong 04 trường hợp sau đây thì không được nhận trợ cấp thôi việc, cụ thể: Trường hợp 1: Chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Hết hạn hợp đồng lao động; - Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. - NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - NLĐ chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. - NSDLĐ không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. - NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019. - NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 BLLĐ 2019. Trường hợp 2: NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp 3: NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Trong đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019. Trường hợp 4: NLĐ bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (quy định mới). Như vậy, nếu NLĐ thuộc một trong 04 trường hợp nêu trên thì không được nhận trợ cấp thôi việc Trường hợp NSDLĐ không trả trợ cấp thôi việc, NLĐ cần làm gì? Trong trường hợp NSDLĐ không trả trợ cấp thôi việc thì NLĐ có thể thực hiện theo 03 cách sau: Cách 1: Khiếu nại Theo Điều 5, Điều 15 và Điều 19 Nghị định 24/2018/NĐ-CP người lao động thực hiện khiếu nại theo trình tự, thủ tục như sau: - Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động. + Thời gian thụ lý khiếu nại: 07 ngày làm việc. + Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày hoặc 45 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý. Nếu quá thời hạn trên mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của phía công ty, người lao động có thể khiếu nại lần 2 hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. - Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính. + Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu. + Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc. + Thời hạn giải quyết: 45 ngày hoặc 60 ngày (vụ việc phức tạp), kể từ ngày thụ lý. Nếu không được giải quyết đúng hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án. Cách 2: Tố cáo Người lao động có thể tố cáo vi phạm của công ty đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo đó là các bằng chứng vi phạm của công ty. Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo (Điều 30 Luật Tố cáo 2018). Trong quá trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý khiếu nại, tố cáo mà xác minh có hành vi vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời còn phải giải quyết quyền lợi chính đáng cho người lao động. Cách 3: Giải quyết theo tranh chấp lao động: Theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: - Hòa giải viên lao động; - Hội đồng trọng tài lao động; và - Tòa án nhân dân. Trên đây là hướng dẫn cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động năm 2024.
Thỏa ước lao động có gửi Sở lao động?
Căn cứ theo Điều 77 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc gửi thỏa ước lao động tập thể như sau: “Điều 77. Gửi thỏa ước lao động tập thể Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.” Như vậy, theo quy định nêu trên, công ty có nghĩa vụ phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến Sở lao động tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty trong thời hạn 10 ngày. Việc gửi này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin đến cơ quan chức năng, không phải gửi để được duyệt. Trường hợp không gửi thỏa ước lao động cho cơ quan quản lý nhà nước Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể như sau: “Điều 16. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính theo quy định; b) Không trả chi phí cho việc thương lượng; ký kết; sửa đổi, bổ sung; gửi; công bố thỏa ước lao động tập thể; c) Cung cấp thông tin không đúng thời hạn theo quy định hoặc cung cấp thông tin sai lệch về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể; d) Không công bố thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết." Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp không gửi thỏa ước lao động cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2 - 6 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức).