Kính gởi Luật sư, Có được cộng dồn ngày phép năm khi người lao động nghỉ việc tại công ty một khoản thời gian và sau đó quay trở lại làm việc hay không? Công nhân Nguyễn Thị X có thời gian làm việc tại Công ty A được 5 năm, và nghỉ việc tại Công ty được một khoản thời gian. Sau đó xin quay lại và được Công ty tuyển lại. Vậy thời gian tính phép năm của Công nhân này có được cộng nối khi có một khoản thời gian trống không làm việc tại Công ty 01 năm hay không ? Cảm ơn Luật sư.
Giải quyết ngày phép và thanh toán cho người lao động sau khi nghĩ việc
Chào luật sư. Hiện nay tôi sắp nghĩ tại công ty A , số ngày phép còn lại của tôi còn 30 ngày ( trong đó 22 ngày phép năm được cộng đồn cho đến 2020 và 8 ngày phép quy từ ngày làm OT thành ngày nghĩ phép). Cho tôi hỏi khi nghĩ thì công ty sẽ thanh toán 30 ngày phép ngày dựa vào tiền lương thực nhận của tháng trước hay là dựa vào tiền lương đóng BHXH. Vì công ty A đóng BHXH mức cơ bản không đóng đầy đủ. Mong luật sư có thể hỗ trợ tư vấn giúp em. Em cảm ơn
Sử dụng ngày phép nghỉ gộp hằng năm theo Bộ luật Lao động 2019 như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 về vấn đề nghỉ gộp như sau: “Điều 113. Nghỉ hằng năm […]4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.” Như vậy, trường hợp người lao động có nhu cầu nghỉ gộp thì thỏa thuận trước với người sử dụng lao động và tuân thủ theo nguyên tắc được nghỉ hằng năm. Và về điều kiện nghỉ hằng năm căn cứ vào Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 được quy định: “Điều 113. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.[…]” Theo pháp luật quy định về điều này là khi người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì mới có thể được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương. Do đó, có thể hiểu rằng để hưởng ngày nghỉ hằng năm trong thời gian 3 năm người lao động phải có 36 tháng làm việc. Áp dụng điều này vào Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể gộp ngày phép của năm hiện tại và 2 năm tiếp theo để nghỉ 1 lần vào năm cuối cùng, với điều kiện đã thỏa thuận trước với người sử dụng lao động về thời điểm nghỉ phép sau khi đã có đủ thời gian làm việc 36 tháng và chưa nghỉ hằng năm. Ví dụ: Để được nghỉ phép gộp vào năm 2023, bạn phải có thỏa thuận với người sử dụng lao động từ năm 2021 (tính đến năm 2023 là làm việc đủ 3 năm). Trong khoảng thời gian đó, bạn không được hưởng chế độ nghỉ phép. Tuy nhiên, căn cứ Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Do đó, nghỉ gộp là dựa trên sự thoả thuận của hai bên nên nếu người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ gộp trước khi làm đủ 36 tháng thì năm 2022 người lao động vẫn được nghỉ phép năm 2021 hoặc 2023. Khi người lao động thoả thuận nghỉ gộp với người sử dụng lao động thì đây là các ngày nghỉ hằng năm mà người lao động chưa được sử dụng do đó các ngày nghỉ này vẫn phải được hưởng nguyên lương theo chế độ nghỉ hằng năm.
Cách tính ngày phép cho người xin thôi việc
KÍNH CHÀO QUÝ LUẬT SƯ! Tôi có một vấn đề cần sự tư vấn của quý Luật sư như sau: - Tháng 2/2018 công ty tôi có người xin nghỉ việc để định cư nước ngoài. Đơn xin nghỉ việc có hiệu lực ngày 26/3/2018 nhưng Cô có nguyện vọng nghỉ trước thời hạn trên bằng cách xin nghỉ phép. Cô có thâm niên làm việc là 23 năm tính theo luật thì có 16 ngày phép nhưng Phòng tổ chức của công ty tôi không giải quyết với lý do cô chỉ làm việc được 2 tháng trong năm 2018 nên không tính đủ phép trong năm 2018 cho Cô. Xin hỏi cách làm trên của Phòng tổ chức là đúng hay sai Rất mong được giải đáp. Trân trọng kính chào
Tổng hợp hướng dẫn mới về Tiền lương
Sau đây, là những văn bản mới nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về cách tính tiền lương tháng, tiền lương ngày nghỉ hàng năm, tiền lương ngày lễ đối với lao động làm theo ca. 1. Cách tính tiền lương hàng tháng Theo Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động và Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động theo tháng, tuần, ngày, giờ. Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động; tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Số ngày làm việc bình thường trong tháng do người sử dụng lao động quy định nhưng phải tuân thủ các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động. Nội dung trên được đề cập tại Công văn 3230/LĐTBXH-LĐTL ngày 12/8/2015. 2. Tính trả lương ngày nghỉ hàng năm - Nếu các công ty đã có kế hoạch nghỉ hàng năm (đã tham khảo ý kiến của công đoàn) và thông báo cho người lao động nghỉ nay người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đi làm vào ngày nghỉ đó thì được trả lương ít nhất bằng 300% tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, chưa kể tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương đối với lao động hưởng lương theo ngày. - Trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Nội dung trên được đề cập tại Công văn 3234/LĐTBXH-LĐTL ngày 13/8/2015. 3. Tiền lương ngày lễ đối với lao động làm theo ca Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động thì giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Điều 115 Bộ luật Lao động quy định những ngày lễ, tết (đã được ấn định) người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương. Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp người lao động đi làm vào ca làm việc có thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày lễ, tết thì từ 0 giờ đến 6 giờ của ngày lễ, tết người lao động được trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động. Nội dung trên được đề cập tại Công văn 3210/LĐTBXH-LĐTL ngày 12/8/2015.
Kính gởi Luật sư, Có được cộng dồn ngày phép năm khi người lao động nghỉ việc tại công ty một khoản thời gian và sau đó quay trở lại làm việc hay không? Công nhân Nguyễn Thị X có thời gian làm việc tại Công ty A được 5 năm, và nghỉ việc tại Công ty được một khoản thời gian. Sau đó xin quay lại và được Công ty tuyển lại. Vậy thời gian tính phép năm của Công nhân này có được cộng nối khi có một khoản thời gian trống không làm việc tại Công ty 01 năm hay không ? Cảm ơn Luật sư.
Giải quyết ngày phép và thanh toán cho người lao động sau khi nghĩ việc
Chào luật sư. Hiện nay tôi sắp nghĩ tại công ty A , số ngày phép còn lại của tôi còn 30 ngày ( trong đó 22 ngày phép năm được cộng đồn cho đến 2020 và 8 ngày phép quy từ ngày làm OT thành ngày nghĩ phép). Cho tôi hỏi khi nghĩ thì công ty sẽ thanh toán 30 ngày phép ngày dựa vào tiền lương thực nhận của tháng trước hay là dựa vào tiền lương đóng BHXH. Vì công ty A đóng BHXH mức cơ bản không đóng đầy đủ. Mong luật sư có thể hỗ trợ tư vấn giúp em. Em cảm ơn
Sử dụng ngày phép nghỉ gộp hằng năm theo Bộ luật Lao động 2019 như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 về vấn đề nghỉ gộp như sau: “Điều 113. Nghỉ hằng năm […]4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.” Như vậy, trường hợp người lao động có nhu cầu nghỉ gộp thì thỏa thuận trước với người sử dụng lao động và tuân thủ theo nguyên tắc được nghỉ hằng năm. Và về điều kiện nghỉ hằng năm căn cứ vào Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 được quy định: “Điều 113. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.[…]” Theo pháp luật quy định về điều này là khi người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì mới có thể được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương. Do đó, có thể hiểu rằng để hưởng ngày nghỉ hằng năm trong thời gian 3 năm người lao động phải có 36 tháng làm việc. Áp dụng điều này vào Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể gộp ngày phép của năm hiện tại và 2 năm tiếp theo để nghỉ 1 lần vào năm cuối cùng, với điều kiện đã thỏa thuận trước với người sử dụng lao động về thời điểm nghỉ phép sau khi đã có đủ thời gian làm việc 36 tháng và chưa nghỉ hằng năm. Ví dụ: Để được nghỉ phép gộp vào năm 2023, bạn phải có thỏa thuận với người sử dụng lao động từ năm 2021 (tính đến năm 2023 là làm việc đủ 3 năm). Trong khoảng thời gian đó, bạn không được hưởng chế độ nghỉ phép. Tuy nhiên, căn cứ Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Do đó, nghỉ gộp là dựa trên sự thoả thuận của hai bên nên nếu người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ gộp trước khi làm đủ 36 tháng thì năm 2022 người lao động vẫn được nghỉ phép năm 2021 hoặc 2023. Khi người lao động thoả thuận nghỉ gộp với người sử dụng lao động thì đây là các ngày nghỉ hằng năm mà người lao động chưa được sử dụng do đó các ngày nghỉ này vẫn phải được hưởng nguyên lương theo chế độ nghỉ hằng năm.
Cách tính ngày phép cho người xin thôi việc
KÍNH CHÀO QUÝ LUẬT SƯ! Tôi có một vấn đề cần sự tư vấn của quý Luật sư như sau: - Tháng 2/2018 công ty tôi có người xin nghỉ việc để định cư nước ngoài. Đơn xin nghỉ việc có hiệu lực ngày 26/3/2018 nhưng Cô có nguyện vọng nghỉ trước thời hạn trên bằng cách xin nghỉ phép. Cô có thâm niên làm việc là 23 năm tính theo luật thì có 16 ngày phép nhưng Phòng tổ chức của công ty tôi không giải quyết với lý do cô chỉ làm việc được 2 tháng trong năm 2018 nên không tính đủ phép trong năm 2018 cho Cô. Xin hỏi cách làm trên của Phòng tổ chức là đúng hay sai Rất mong được giải đáp. Trân trọng kính chào
Tổng hợp hướng dẫn mới về Tiền lương
Sau đây, là những văn bản mới nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về cách tính tiền lương tháng, tiền lương ngày nghỉ hàng năm, tiền lương ngày lễ đối với lao động làm theo ca. 1. Cách tính tiền lương hàng tháng Theo Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động và Điều 4 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động theo tháng, tuần, ngày, giờ. Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động; tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Số ngày làm việc bình thường trong tháng do người sử dụng lao động quy định nhưng phải tuân thủ các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động. Nội dung trên được đề cập tại Công văn 3230/LĐTBXH-LĐTL ngày 12/8/2015. 2. Tính trả lương ngày nghỉ hàng năm - Nếu các công ty đã có kế hoạch nghỉ hàng năm (đã tham khảo ý kiến của công đoàn) và thông báo cho người lao động nghỉ nay người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đi làm vào ngày nghỉ đó thì được trả lương ít nhất bằng 300% tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, chưa kể tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương đối với lao động hưởng lương theo ngày. - Trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Nội dung trên được đề cập tại Công văn 3234/LĐTBXH-LĐTL ngày 13/8/2015. 3. Tiền lương ngày lễ đối với lao động làm theo ca Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động thì giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Điều 115 Bộ luật Lao động quy định những ngày lễ, tết (đã được ấn định) người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương. Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp người lao động đi làm vào ca làm việc có thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày lễ, tết thì từ 0 giờ đến 6 giờ của ngày lễ, tết người lao động được trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động. Nội dung trên được đề cập tại Công văn 3210/LĐTBXH-LĐTL ngày 12/8/2015.