Quy định về sáng kiến làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua ngành kế hoạch và đầu tư?
Sáng kiến là giải pháp có tính mới về kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực đã được áp dụng tại cơ sở, có khả năng nhân rộng và được cấp có thẩm quyền công nhận. Sáng kiến và tác giả sáng kiến trong ngành kế hoạch và đầu tư Theo Điều 13 Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT những nội dung được xét sáng kiến bao gồm giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, giải pháp kỹ thuật, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), bao gồm: - Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ. - Giải pháp kỹ thuật là cách thức - kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm các quy trình, lập trình phần mềm tin học (ví dụ: quy trình công nghệ; quy trình kiểm tra, giám sát, thẩm định, xử lý, dự báo, phổ biến...). - Giải pháp áp dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn để mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội (nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm; giảm chi phí sản xuất; cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người...). - Giải pháp tác nghiệp của cá nhân thuộc Bộ đạt giải thưởng của các Bộ, ngành, tỉnh hoặc đạt giải thưởng quốc tế, bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế; sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình. - Đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã nghiệm thu từ mức đạt trở lên được Hội đồng sáng kiến các cấp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng. - Tác giả của sáng kiến chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật (có tên trong quyết định thành lập Tổ soạn thảo hoặc Tổ biên tập hoặc các ý kiến tham gia đóng góp được tiếp thu vào văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp xây dựng văn bản theo quy trình thủ tục rút gọn cần có ý kiến của người có thẩm quyền về thực hiện quy trình đó). Chủ trì xây dựng các quy trình, quy chế liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao đã ban hành áp dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành. Tác giả bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế và các giải thưởng được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận; chủ biên sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình. Chủ nhiệm và người có tên trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ nghiên cứu các Đề tài, đề án khoa học đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên và có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng. Điều kiện công nhận sáng kiến làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng Theo Điều 15 Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT sáng kiến đề nghị công nhận của từng cá nhân là các ý tưởng, nội dung do chính cá nhân đề xuất và được áp dụng thực hiện đem lại hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong cơ quan, đơn vị hoặc trong Bộ/Ngành, trong toàn quốc. Hội đồng sáng kiến Bộ chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Sáng kiến được công nhận khi có tỷ lệ phiếu đồng ý từ 80% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản). Sáng kiến được Hội đồng thông qua sẽ được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ trong 05 ngày làm việc trước khi trình Bộ trưởng xem xét, quyết định công nhận. Sáng kiến được sử dụng làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là sáng kiến được công nhận trong thời gian xét thành tích khen thưởng. Một sáng kiến chỉ được sử dụng một lần làm tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng, sáng kiến đã sử dụng xét danh hiệu thi đua thì không sử dụng xét hình thức khen thưởng và ngược lại. Trên đây là một số quy định mới về sáng kiến làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư theo Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 09/02/2024.
Quy định về sáng kiến làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua ngành kế hoạch và đầu tư?
Sáng kiến là giải pháp có tính mới về kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực đã được áp dụng tại cơ sở, có khả năng nhân rộng và được cấp có thẩm quyền công nhận. Sáng kiến và tác giả sáng kiến trong ngành kế hoạch và đầu tư Theo Điều 13 Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT những nội dung được xét sáng kiến bao gồm giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, giải pháp kỹ thuật, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), bao gồm: - Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ. - Giải pháp kỹ thuật là cách thức - kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm các quy trình, lập trình phần mềm tin học (ví dụ: quy trình công nghệ; quy trình kiểm tra, giám sát, thẩm định, xử lý, dự báo, phổ biến...). - Giải pháp áp dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn để mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội (nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm; giảm chi phí sản xuất; cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người...). - Giải pháp tác nghiệp của cá nhân thuộc Bộ đạt giải thưởng của các Bộ, ngành, tỉnh hoặc đạt giải thưởng quốc tế, bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế; sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình. - Đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã nghiệm thu từ mức đạt trở lên được Hội đồng sáng kiến các cấp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đánh giá phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng. - Tác giả của sáng kiến chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật (có tên trong quyết định thành lập Tổ soạn thảo hoặc Tổ biên tập hoặc các ý kiến tham gia đóng góp được tiếp thu vào văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp xây dựng văn bản theo quy trình thủ tục rút gọn cần có ý kiến của người có thẩm quyền về thực hiện quy trình đó). Chủ trì xây dựng các quy trình, quy chế liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao đã ban hành áp dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành. Tác giả bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế và các giải thưởng được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận; chủ biên sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình. Chủ nhiệm và người có tên trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ nghiên cứu các Đề tài, đề án khoa học đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên và có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng. Điều kiện công nhận sáng kiến làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng Theo Điều 15 Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT sáng kiến đề nghị công nhận của từng cá nhân là các ý tưởng, nội dung do chính cá nhân đề xuất và được áp dụng thực hiện đem lại hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong cơ quan, đơn vị hoặc trong Bộ/Ngành, trong toàn quốc. Hội đồng sáng kiến Bộ chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Sáng kiến được công nhận khi có tỷ lệ phiếu đồng ý từ 80% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản). Sáng kiến được Hội đồng thông qua sẽ được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ trong 05 ngày làm việc trước khi trình Bộ trưởng xem xét, quyết định công nhận. Sáng kiến được sử dụng làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là sáng kiến được công nhận trong thời gian xét thành tích khen thưởng. Một sáng kiến chỉ được sử dụng một lần làm tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng, sáng kiến đã sử dụng xét danh hiệu thi đua thì không sử dụng xét hình thức khen thưởng và ngược lại. Trên đây là một số quy định mới về sáng kiến làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư theo Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 09/02/2024.