Quy định về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước tại Nghị định 53/2024/NĐ-CP
Căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước: Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, sinh thái, diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, mương, rạch; hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước và các quy định cụ thể về phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước tại các Điều 23, 24 và 25 của Nghị định này. 1. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi và hồ chứa khác trên sông, suối Căn cứ Điều 23 Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước: - Đối với hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m³) hoặc có dung tích toàn bộ từ mười triệu mét khối (10.000.000 m³) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m³) nhưng nằm ở địa bàn khu dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ. - Đối với các hồ chứa thủy điện khác khoản 1 Điều này và hồ chứa khác trên sông, suối, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ. - Đối với đập, hồ chứa thủy lợi, phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. 2. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch Căn cứ Điều 24 Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước: - Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau: + Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung; + Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung; + Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ. - Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau: + Không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung; + Không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung. - Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch. - Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước. - Trường hợp sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. - Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước có từ hai chức năng trở lên thì phạm vi tối thiểu của hành lang được xác định theo chức năng có phạm vi tối thiểu rộng nhất. - Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng ở các đoạn sông, suối, kênh, rạch có công trình đê điều, các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy hoặc các công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn của các công trình đó về phía bờ. - Trường hợp kênh, mương thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. - Trường hợp sông, suối, kênh, rạch nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa. 3. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ, ao, đầm phá được xác định trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp và các nguồn nước khác Căn cứ Điều 25 Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước: - Đối với hồ, ao, đầm, phá được xác định trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp thì phạm vi không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Đối với hồ thủy điện, thủy lợi trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp thì phạm vi hành lang thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này. - Đối với đầm, phá tự nhiên và các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ. - Trường hợp nguồn nước nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa - Trường hợp hồ, ao ở các đô thị, khu dân cư tập trung không bảo đảm phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định. Như vậy, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi và hồ chứa khác trên sông, suối; sông, suối, kênh, rạch; các hồ, ao, đầm phá được xác định trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp và các nguồn nước khác được quy định tại Điều 23, Điều 24, Điều 25 Nghị định 53/2024/NĐ-CP.
An ninh nguồn nước là gì? Cơ quan nào xây dựng bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước?
An ninh nguồn nước là gì? Nguồn nước là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc xây dựng bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước theo quy định? An ninh nguồn nước là gì? An ninh nguồn nước được định nghĩa tại khoản 23 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 là việc bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường và giảm thiểu rủi ro, tác hại từ các thảm họa do con người và thiên nhiên gây ra liên quan đến nước. Trong đó, nguồn nước được định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. - Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. - Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra. Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước? Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Tài nguyên nước 2023 thì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông, nguồn nước và có trách nhiệm sau đây: (1) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; (2) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; định mức, đơn giá về quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; (3) Xây dựng và công bố bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước và chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn nước; (4) Tổ chức lập, đề xuất điều chỉnh danh mục lưu vực sông liên quốc gia, danh mục lưu vực sông liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; ban hành, điều chỉnh danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước mặt liên quốc gia, danh mục nguồn nước mặt liên tỉnh, danh mục nguồn nước dưới đất; (5) Phổ biến, tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; đào tạo nguồn nhân lực về tài nguyên nước; (6) Tổ chức quan trắc, giám sát, cảnh báo, dự báo về mưa, lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm, xâm nhập mặn và các hiện tượng bất thường về tài nguyên nước; (7) Quản lý, lưu trữ, công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; tổ chức xây dựng, hướng dẫn triển khai dịch vụ công trực tuyến về tài nguyên nước theo thẩm quyền; (8) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết những vấn đề liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết thoả thuận quốc tế, điều ước quốc tế có liên quan đến tài nguyên nước; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về tài nguyên nước; (9) Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và các tổ chức lưu vực sông khác; (10) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo thẩm quyền; (11) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có trách nhiệm trong việc xây dựng và công bố bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước. Tóm lại, an ninh nguồn nước là việc bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường và giảm thiểu rủi ro, tác hại từ các thảm họa do con người và thiên nhiên gây ra liên quan đến nước.
Các biện pháp đánh giá rủi ro sức khoẻ khi tái sử dụng nguồn nước không dùng cho mục đích uống
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13246:2020 ISO 20426:2018 là tiêu chuẩn hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro về sức khỏe trong việc tái sử dụng nguồn nước không dùng cho mục uống. (1) TCVN 13246:2020 ra đời nhằm mục đích gì? Ngày nay, khi nhiều khu vực trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước uống, việc tái sử dụng nước thải có thể cung cấp một nguồn nước thay thế phù hợp để đáp ứng phần lớn nhu cầu về nước, ngoại trừ việc uống và nấu nướng đòi hỏi chất lượng nước cao hơn. Bên cạnh đó, khi các hoạt động tái sử dụng nước ngày càng gia tăng đang làm dấy lên những lo ngại về tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe trên toàn thế giới. Do đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13246:2020 ra đời nhằm tiêu chuẩn hóa trong việc xác định các thông số chất lượng nước phù hợp, hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro về sức khỏe khi tái sử dụng nguồn nước không dùng cho mục đích uống. TCVN 13246:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 20426:2018. (2) Khuôn khổ quản lý và đánh giá rủi ro Nước tái tạo có khả năng chứa các mối nguy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mục tiêu của quá trình đánh giá và quản lý rủi ro là ước tính và giảm rủi ro của các tác động bất lợi xuống tới mức xã hội và cộng đồng địa phương có thể chấp nhận được Khuôn khổ chung về đánh giá và quân lý rủi ro về sức khỏe đối với việc tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống được thể hiện trong hình dưới đây Khuôn khổ quản lí rủi ro bao gồm bốn yêu cầu: 1. Sử dụng có trách nhiệm nước tái tạo: Có sự tham gia của các cơ quan có chuyên môn về cấp nước, quản lý nước thải và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 2. Yêu cầu pháp lý và chính thức: Xác định tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan và các yêu cầu của địa phương. 3. Quan hệ đối tác và sự tham gia của các bên liên quan: Xác định tất cả các cơ quan có trách nhiệm và tất cả các bên liên quan ảnh hưởng đến các hoạt động tái sử dụng nước. 4. Chính sách nước tái tạo: Xây dựng chính sách nước tái tạo, các giấy phép và hợp đồng cụ thể với người sử dụng cuối cùng. Khuôn khổ quản lý rủi ro được sử dụng để xây dựng kế hoạch quản lý, mô tả cách thức vận hành, quan trắc và quản lý hệ thống tái tạo nước. Khuôn khổ này thường được biên soạn xây dựng bởi một nhóm, bao gồm đại diện từ các lĩnh vực khác nhau, có đủ kiến thức và chuyên môn. Các bên liên quan khác như công chúng cũng được mời tham gia nếu cần thiết. (3) Các biện pháp quản lý rủi ro về sức khỏe Tổng quan về các phương pháp tiếp cận quản lý và đánh giá rủi ro được trình bày trong hình ở mục (2), do đó tiêu chuẩn này chỉ tập trung vào vấn đề đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro sức khỏe liên quan đến chất lượng nước. Việc đánh giá rủi ro chia thành 05 bước như sau: Bước 1 - Đánh giá mức độ rủi ro: Rủi ro vốn có lớn nhất của một mối nguy và/hoặc sự kiện nguy hại cụ thể được đánh giá cho mục đích sử dụng cuối cùng và nguồn nước thải cụ thể, trong suốt quá trình đánh giá rủi ro. Nếu mục tiêu được đánh giá là rủi ro "thấp" hoặc "rất thấp" thì không cần cung cấp các biện pháp kiểm soát để giảm rủi ro sức khỏe. Bước 2 - Bổ sung biện pháp kiểm soát rủi ro: Nếu mục tiêu được phân loại ở cấp độ rủi ro “trung bình” hoặc cao hơn, thì cần tiến hành xem xét bổ sung các biện pháp kiểm soát rủi ro (phòng ngừa). Các biện pháp kiểm soát rủi ro toàn diện từ đầu nguồn đến điểm sử dụng cuối cùng bao gồm: - Kiểm soát nguồn để ngăn chặn các nguy cơ xâm nhập vào hệ thống tái sử dụng nước; - Kiểm soát xử lý để loại bỏ các nguy cơ từ nước nguồn; - Kiểm soát việc sử dụng cuối cùng để giảm nguy cơ tiếp xúc tại điểm sử dụng. Trong các hệ thống tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống, các biện pháp kiểm soát xử lý và kiểm soát sử dụng cuối cùng thường được kết hợp để cung cấp nước tái tạo có chất lượng an toàn sử dụng cho các mục đích tái sử dụng cụ thể. Các biện pháp kiểm soát rủi ro sẽ đạt hiệu quả càng cao khi chúng được thực hiện càng gần tình huống của các mối nguy hoặc sự kiện nguy hại. Việc lựa chọn các biện pháp kiểm soát rủi ro cần dựa trên các tiêu chí sau: - Chi phí; - Mục đích sử dụng và tiếp cận công cộng; - Các cơ sở xử lý hiện có; - Đất sẵn có; - Chuyên môn kỹ thuật. Các biện pháp kiểm soát kết quả hoạt động (ví dụ: loại bỏ) cũng là một tiêu chí lựa chọn. Bước 3 - Đánh giá lại mức độ rủi ro: Rủi ro sức khỏe liên quan đến chất gây ô nhiễm mục tiêu được đánh giá lại bằng các biện pháp kiểm soát được xác định trong Bước 2. Nếu phân loại rủi ro có kết quả là "trung bình" hoặc cao hơn, thì các biện pháp kiểm soát rủi ro bổ sung/thay thế cần được xác định, xem xét và thực hiện cho đến khi mối nguy hoặc sự kiện nguy hại mục tiêu được đánh giá ở mức "thấp" hoặc "rất thấp". Phương pháp tiếp cận nhiều rào cản, với nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro có thể làm giảm đáng kể mức độ rủi ro. Việc áp dụng phương pháp tiếp cận nhiều rào cản cung cấp khả năng quản lý rủi ro đáng tin cậy hơn, với kết quả hoạt động ít thay đổi hơn so với phương pháp một rào cản duy nhất. Bước 4 - Quan trắc: Việc quan trắc các dự án tái sử dụng nước là cần thiết để đảm bảo nước tái tạo có chất lượng an toàn được cung cấp cho người sử dụng cuối cùng mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bước 5 - Yêu cầu hỗ trợ: Tất cả các cá nhân có liên quan đến chương trình tái tạo nước (ví dụ: người vận hành và người sử dụng cuối cùng) cần được đào tạo thích hợp để đạt được đủ kiến thức chuyên sâu và kỹ năng. Đào tạo sẽ nâng cao khả năng tuân thủ các biện pháp kiểm soát rủi ro đã xác định trong kế hoạch quản lý rủi ro. Xây dựng hệ thống tài liệu, bao gồm báo cáo thường xuyên, là một thành phần thiết yếu của việc vận hành các chương trình tái tạo nước. Các báo cáo bao gồm chất lượng nước, các thông số vận hành và báo cáo sự cố là bằng chứng về việc tuân thủ kế hoạch quản lý rủi ro. Mỗi chu kỳ nhất định cần thực hiện một cuộc đánh giá. Các báo cáo này cũng cho phép đánh giá kết quả hoạt động của chương trình hiện có và lập kế hoạch cải tiến liên tục. (4) Kết luận Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nước tái tạo có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe của các cá nhân, cho dù họ có phải là người sử dụng nước tái tạo hay không. Rủi ro về sức khỏe cũng có thể xuất hiện trong quá trình vận hành và/hoặc khi bảo trì các cơ sở và quy trình. TCVN 13246:2020 đã tiêu chuẩn hóa các thông số, đưa ra các hướng dẫn và bộ khung khuôn khổ quản lý đánh giá rủi ro để áp dụng vào các hoạt động tái sử dụng nguồn nước không dùng cho mục đích uống được diễn ra theo đúng trình tự, quy trình, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng cuối và cho các nhân viên khi vận hành/ bảo trì cơ sở tái sử dụng nguồn nước.
Công văn 3176/BTNMT-TNN: Bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong thời kỳ nắng nóng
Ngày 09/5/2023, Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành Công văn 3176/BTNMT-TNN về việc thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023. Theo đó, nhằm chủ động hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước có thể xảy ra trên các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên, bảo đảm cân đối đủ nguồn nước cấp cho hạ du các lưu vực sông trong mùa cạn năm 2023, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong thời kỳ nắng nóng,cao điểm, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị: Đối với Bộ Công Thương: Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa lập kế hoạch, phương án huy động, kế hoạch vận hành của các nhà máy thủy điện cho phù hợp với hiện trạng nguồn nước và các quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, đặc biệt là các hồ chứa đang có mực nước hồ thấp, trên nguyên tắc ưu tiên cân đối nguồn nước cấp cho hạ du trong thời gian còn lại mùa cạn, bảo đảm các yêu cầu sử dụng nước và giảm thiểu tối đa nguy cơ thiếu nước ở hạ du các lưu vực sông. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng, tính toán, lập kế hoạch lấy nước cụ thể phục vụ sản xuất vụ Hè Thu năm 2023; - Chủ trì, thống nhất với các cơ quan liên quan về thời gian cụ thể và phương án điều tiết nước cho hạ du theo hướng linh hoạt về thời gian lấy nước và mực nước hạ du sông, bảo đảm phù hợp khả năng lấy nước hiệu quả của công trình thủy lợi; - Hướng dẫn các địa phương khu vực hạ lưu thống nhất mùa vụ, thời gian lấy nước phù hợp với thời gian xả nước gia tăng của các hồ chứa theo kế hoạch, không để kéo dài thời gian lấy nước. - Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi phía hạ du rà soát, nâng cao năng lực, hiệu quả lấy nước phù hợp với điều kiện nguồn nước các hồ chứa và trên các lưu vực sông, đặc biệt là các công trình lấy nước dọc dòng chính và các hệ thống thủy lợi lớn ở hạ du tránh lãng phí nguồn nước, đặc biệt trên các lưu vực sông Mã, Cả, Vu Gia-Thu Bồn và sông Ba. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: - Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc, các cơ quan liên quan trong phạm vi cấp tỉnh quản lý lập kế hoạch sử dụng nước phù hợp trong điều kiện thiếu hụt nguồn nước; - Chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh quản lý thực hiện việc lấy nước phù hợp với thời gian, kế hoạch vận hành xả nước của các hồ chứa; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai thống nhất mùa vụ, thời gian lấy nước phù hợp với kế hoạch vận hành xả nước của các hồ chứa; - Đồng thời cải tạo, nâng cấp, bo sung công trình để chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức lấy nước trong điều kiện nguồn nước tiếp tục có nguy cơ thiếu hụt trong thời gian tới. - Chỉ đạo các Sở, ban ngành, các đơn vị quản lý, vận hành các công trình khai thác, sử dụng nước phía hạ du thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, nguồn nước để vận hành các công trình khai thác, sử dụng nước cho phù hợp, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước. Ngoài ra, tại Công văn 3176/BTNMT-TNN còn đề cập đến nhiệm vụ của Bộ Xây dựng và các đơn vụ quản lý vận hành hồ chứa trên các lưu vực sông. Xem chi tiết tại Công văn 3176/BTNMT-TNN ngày 09/5/2023.
Quy định về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước tại Nghị định 53/2024/NĐ-CP
Căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước: Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, sinh thái, diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, mương, rạch; hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước và các quy định cụ thể về phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước tại các Điều 23, 24 và 25 của Nghị định này. 1. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi và hồ chứa khác trên sông, suối Căn cứ Điều 23 Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước: - Đối với hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m³) hoặc có dung tích toàn bộ từ mười triệu mét khối (10.000.000 m³) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m³) nhưng nằm ở địa bàn khu dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ. - Đối với các hồ chứa thủy điện khác khoản 1 Điều này và hồ chứa khác trên sông, suối, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ. - Đối với đập, hồ chứa thủy lợi, phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. 2. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch Căn cứ Điều 24 Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước: - Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau: + Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung; + Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung; + Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ. - Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau: + Không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung; + Không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung. - Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch. - Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước. - Trường hợp sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. - Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước có từ hai chức năng trở lên thì phạm vi tối thiểu của hành lang được xác định theo chức năng có phạm vi tối thiểu rộng nhất. - Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng ở các đoạn sông, suối, kênh, rạch có công trình đê điều, các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy hoặc các công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn của các công trình đó về phía bờ. - Trường hợp kênh, mương thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. - Trường hợp sông, suối, kênh, rạch nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa. 3. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ, ao, đầm phá được xác định trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp và các nguồn nước khác Căn cứ Điều 25 Nghị định 53/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước: - Đối với hồ, ao, đầm, phá được xác định trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp thì phạm vi không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Đối với hồ thủy điện, thủy lợi trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp thì phạm vi hành lang thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này. - Đối với đầm, phá tự nhiên và các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ. - Trường hợp nguồn nước nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa - Trường hợp hồ, ao ở các đô thị, khu dân cư tập trung không bảo đảm phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định. Như vậy, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi và hồ chứa khác trên sông, suối; sông, suối, kênh, rạch; các hồ, ao, đầm phá được xác định trong Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp và các nguồn nước khác được quy định tại Điều 23, Điều 24, Điều 25 Nghị định 53/2024/NĐ-CP.
An ninh nguồn nước là gì? Cơ quan nào xây dựng bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước?
An ninh nguồn nước là gì? Nguồn nước là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc xây dựng bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước theo quy định? An ninh nguồn nước là gì? An ninh nguồn nước được định nghĩa tại khoản 23 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 là việc bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường và giảm thiểu rủi ro, tác hại từ các thảm họa do con người và thiên nhiên gây ra liên quan đến nước. Trong đó, nguồn nước được định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. - Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. - Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra. Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước? Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Tài nguyên nước 2023 thì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông, nguồn nước và có trách nhiệm sau đây: (1) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; (2) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; định mức, đơn giá về quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; (3) Xây dựng và công bố bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước và chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh nguồn nước; (4) Tổ chức lập, đề xuất điều chỉnh danh mục lưu vực sông liên quốc gia, danh mục lưu vực sông liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; ban hành, điều chỉnh danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước mặt liên quốc gia, danh mục nguồn nước mặt liên tỉnh, danh mục nguồn nước dưới đất; (5) Phổ biến, tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; đào tạo nguồn nhân lực về tài nguyên nước; (6) Tổ chức quan trắc, giám sát, cảnh báo, dự báo về mưa, lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm, xâm nhập mặn và các hiện tượng bất thường về tài nguyên nước; (7) Quản lý, lưu trữ, công bố, xuất bản các tài liệu, thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; tổ chức xây dựng, hướng dẫn triển khai dịch vụ công trực tuyến về tài nguyên nước theo thẩm quyền; (8) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết những vấn đề liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết thoả thuận quốc tế, điều ước quốc tế có liên quan đến tài nguyên nước; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về tài nguyên nước; (9) Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và các tổ chức lưu vực sông khác; (10) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo thẩm quyền; (11) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có trách nhiệm trong việc xây dựng và công bố bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước. Tóm lại, an ninh nguồn nước là việc bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường và giảm thiểu rủi ro, tác hại từ các thảm họa do con người và thiên nhiên gây ra liên quan đến nước.
Các biện pháp đánh giá rủi ro sức khoẻ khi tái sử dụng nguồn nước không dùng cho mục đích uống
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13246:2020 ISO 20426:2018 là tiêu chuẩn hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro về sức khỏe trong việc tái sử dụng nguồn nước không dùng cho mục uống. (1) TCVN 13246:2020 ra đời nhằm mục đích gì? Ngày nay, khi nhiều khu vực trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước uống, việc tái sử dụng nước thải có thể cung cấp một nguồn nước thay thế phù hợp để đáp ứng phần lớn nhu cầu về nước, ngoại trừ việc uống và nấu nướng đòi hỏi chất lượng nước cao hơn. Bên cạnh đó, khi các hoạt động tái sử dụng nước ngày càng gia tăng đang làm dấy lên những lo ngại về tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe trên toàn thế giới. Do đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13246:2020 ra đời nhằm tiêu chuẩn hóa trong việc xác định các thông số chất lượng nước phù hợp, hướng dẫn quản lý và đánh giá rủi ro về sức khỏe khi tái sử dụng nguồn nước không dùng cho mục đích uống. TCVN 13246:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 20426:2018. (2) Khuôn khổ quản lý và đánh giá rủi ro Nước tái tạo có khả năng chứa các mối nguy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mục tiêu của quá trình đánh giá và quản lý rủi ro là ước tính và giảm rủi ro của các tác động bất lợi xuống tới mức xã hội và cộng đồng địa phương có thể chấp nhận được Khuôn khổ chung về đánh giá và quân lý rủi ro về sức khỏe đối với việc tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống được thể hiện trong hình dưới đây Khuôn khổ quản lí rủi ro bao gồm bốn yêu cầu: 1. Sử dụng có trách nhiệm nước tái tạo: Có sự tham gia của các cơ quan có chuyên môn về cấp nước, quản lý nước thải và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 2. Yêu cầu pháp lý và chính thức: Xác định tất cả các quy định, hướng dẫn liên quan và các yêu cầu của địa phương. 3. Quan hệ đối tác và sự tham gia của các bên liên quan: Xác định tất cả các cơ quan có trách nhiệm và tất cả các bên liên quan ảnh hưởng đến các hoạt động tái sử dụng nước. 4. Chính sách nước tái tạo: Xây dựng chính sách nước tái tạo, các giấy phép và hợp đồng cụ thể với người sử dụng cuối cùng. Khuôn khổ quản lý rủi ro được sử dụng để xây dựng kế hoạch quản lý, mô tả cách thức vận hành, quan trắc và quản lý hệ thống tái tạo nước. Khuôn khổ này thường được biên soạn xây dựng bởi một nhóm, bao gồm đại diện từ các lĩnh vực khác nhau, có đủ kiến thức và chuyên môn. Các bên liên quan khác như công chúng cũng được mời tham gia nếu cần thiết. (3) Các biện pháp quản lý rủi ro về sức khỏe Tổng quan về các phương pháp tiếp cận quản lý và đánh giá rủi ro được trình bày trong hình ở mục (2), do đó tiêu chuẩn này chỉ tập trung vào vấn đề đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro sức khỏe liên quan đến chất lượng nước. Việc đánh giá rủi ro chia thành 05 bước như sau: Bước 1 - Đánh giá mức độ rủi ro: Rủi ro vốn có lớn nhất của một mối nguy và/hoặc sự kiện nguy hại cụ thể được đánh giá cho mục đích sử dụng cuối cùng và nguồn nước thải cụ thể, trong suốt quá trình đánh giá rủi ro. Nếu mục tiêu được đánh giá là rủi ro "thấp" hoặc "rất thấp" thì không cần cung cấp các biện pháp kiểm soát để giảm rủi ro sức khỏe. Bước 2 - Bổ sung biện pháp kiểm soát rủi ro: Nếu mục tiêu được phân loại ở cấp độ rủi ro “trung bình” hoặc cao hơn, thì cần tiến hành xem xét bổ sung các biện pháp kiểm soát rủi ro (phòng ngừa). Các biện pháp kiểm soát rủi ro toàn diện từ đầu nguồn đến điểm sử dụng cuối cùng bao gồm: - Kiểm soát nguồn để ngăn chặn các nguy cơ xâm nhập vào hệ thống tái sử dụng nước; - Kiểm soát xử lý để loại bỏ các nguy cơ từ nước nguồn; - Kiểm soát việc sử dụng cuối cùng để giảm nguy cơ tiếp xúc tại điểm sử dụng. Trong các hệ thống tái sử dụng nước không dùng cho mục đích uống, các biện pháp kiểm soát xử lý và kiểm soát sử dụng cuối cùng thường được kết hợp để cung cấp nước tái tạo có chất lượng an toàn sử dụng cho các mục đích tái sử dụng cụ thể. Các biện pháp kiểm soát rủi ro sẽ đạt hiệu quả càng cao khi chúng được thực hiện càng gần tình huống của các mối nguy hoặc sự kiện nguy hại. Việc lựa chọn các biện pháp kiểm soát rủi ro cần dựa trên các tiêu chí sau: - Chi phí; - Mục đích sử dụng và tiếp cận công cộng; - Các cơ sở xử lý hiện có; - Đất sẵn có; - Chuyên môn kỹ thuật. Các biện pháp kiểm soát kết quả hoạt động (ví dụ: loại bỏ) cũng là một tiêu chí lựa chọn. Bước 3 - Đánh giá lại mức độ rủi ro: Rủi ro sức khỏe liên quan đến chất gây ô nhiễm mục tiêu được đánh giá lại bằng các biện pháp kiểm soát được xác định trong Bước 2. Nếu phân loại rủi ro có kết quả là "trung bình" hoặc cao hơn, thì các biện pháp kiểm soát rủi ro bổ sung/thay thế cần được xác định, xem xét và thực hiện cho đến khi mối nguy hoặc sự kiện nguy hại mục tiêu được đánh giá ở mức "thấp" hoặc "rất thấp". Phương pháp tiếp cận nhiều rào cản, với nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro có thể làm giảm đáng kể mức độ rủi ro. Việc áp dụng phương pháp tiếp cận nhiều rào cản cung cấp khả năng quản lý rủi ro đáng tin cậy hơn, với kết quả hoạt động ít thay đổi hơn so với phương pháp một rào cản duy nhất. Bước 4 - Quan trắc: Việc quan trắc các dự án tái sử dụng nước là cần thiết để đảm bảo nước tái tạo có chất lượng an toàn được cung cấp cho người sử dụng cuối cùng mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bước 5 - Yêu cầu hỗ trợ: Tất cả các cá nhân có liên quan đến chương trình tái tạo nước (ví dụ: người vận hành và người sử dụng cuối cùng) cần được đào tạo thích hợp để đạt được đủ kiến thức chuyên sâu và kỹ năng. Đào tạo sẽ nâng cao khả năng tuân thủ các biện pháp kiểm soát rủi ro đã xác định trong kế hoạch quản lý rủi ro. Xây dựng hệ thống tài liệu, bao gồm báo cáo thường xuyên, là một thành phần thiết yếu của việc vận hành các chương trình tái tạo nước. Các báo cáo bao gồm chất lượng nước, các thông số vận hành và báo cáo sự cố là bằng chứng về việc tuân thủ kế hoạch quản lý rủi ro. Mỗi chu kỳ nhất định cần thực hiện một cuộc đánh giá. Các báo cáo này cũng cho phép đánh giá kết quả hoạt động của chương trình hiện có và lập kế hoạch cải tiến liên tục. (4) Kết luận Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nước tái tạo có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe của các cá nhân, cho dù họ có phải là người sử dụng nước tái tạo hay không. Rủi ro về sức khỏe cũng có thể xuất hiện trong quá trình vận hành và/hoặc khi bảo trì các cơ sở và quy trình. TCVN 13246:2020 đã tiêu chuẩn hóa các thông số, đưa ra các hướng dẫn và bộ khung khuôn khổ quản lý đánh giá rủi ro để áp dụng vào các hoạt động tái sử dụng nguồn nước không dùng cho mục đích uống được diễn ra theo đúng trình tự, quy trình, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng cuối và cho các nhân viên khi vận hành/ bảo trì cơ sở tái sử dụng nguồn nước.
Công văn 3176/BTNMT-TNN: Bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong thời kỳ nắng nóng
Ngày 09/5/2023, Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành Công văn 3176/BTNMT-TNN về việc thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023. Theo đó, nhằm chủ động hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước có thể xảy ra trên các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên, bảo đảm cân đối đủ nguồn nước cấp cho hạ du các lưu vực sông trong mùa cạn năm 2023, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong thời kỳ nắng nóng,cao điểm, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị: Đối với Bộ Công Thương: Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa lập kế hoạch, phương án huy động, kế hoạch vận hành của các nhà máy thủy điện cho phù hợp với hiện trạng nguồn nước và các quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, đặc biệt là các hồ chứa đang có mực nước hồ thấp, trên nguyên tắc ưu tiên cân đối nguồn nước cấp cho hạ du trong thời gian còn lại mùa cạn, bảo đảm các yêu cầu sử dụng nước và giảm thiểu tối đa nguy cơ thiếu nước ở hạ du các lưu vực sông. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng, tính toán, lập kế hoạch lấy nước cụ thể phục vụ sản xuất vụ Hè Thu năm 2023; - Chủ trì, thống nhất với các cơ quan liên quan về thời gian cụ thể và phương án điều tiết nước cho hạ du theo hướng linh hoạt về thời gian lấy nước và mực nước hạ du sông, bảo đảm phù hợp khả năng lấy nước hiệu quả của công trình thủy lợi; - Hướng dẫn các địa phương khu vực hạ lưu thống nhất mùa vụ, thời gian lấy nước phù hợp với thời gian xả nước gia tăng của các hồ chứa theo kế hoạch, không để kéo dài thời gian lấy nước. - Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi phía hạ du rà soát, nâng cao năng lực, hiệu quả lấy nước phù hợp với điều kiện nguồn nước các hồ chứa và trên các lưu vực sông, đặc biệt là các công trình lấy nước dọc dòng chính và các hệ thống thủy lợi lớn ở hạ du tránh lãng phí nguồn nước, đặc biệt trên các lưu vực sông Mã, Cả, Vu Gia-Thu Bồn và sông Ba. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: - Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc, các cơ quan liên quan trong phạm vi cấp tỉnh quản lý lập kế hoạch sử dụng nước phù hợp trong điều kiện thiếu hụt nguồn nước; - Chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh quản lý thực hiện việc lấy nước phù hợp với thời gian, kế hoạch vận hành xả nước của các hồ chứa; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai thống nhất mùa vụ, thời gian lấy nước phù hợp với kế hoạch vận hành xả nước của các hồ chứa; - Đồng thời cải tạo, nâng cấp, bo sung công trình để chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức lấy nước trong điều kiện nguồn nước tiếp tục có nguy cơ thiếu hụt trong thời gian tới. - Chỉ đạo các Sở, ban ngành, các đơn vị quản lý, vận hành các công trình khai thác, sử dụng nước phía hạ du thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, nguồn nước để vận hành các công trình khai thác, sử dụng nước cho phù hợp, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước. Ngoài ra, tại Công văn 3176/BTNMT-TNN còn đề cập đến nhiệm vụ của Bộ Xây dựng và các đơn vụ quản lý vận hành hồ chứa trên các lưu vực sông. Xem chi tiết tại Công văn 3176/BTNMT-TNN ngày 09/5/2023.