Xem xét quyền lợi của con khi xác định người trực tiếp nuôi con theo hướng dẫn của Tòa án
Người trực tiếp nuôi con khi ly hôn là người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái sau khi cha mẹ không còn sống chung. Việc quyết định người nuôi con dựa trên nhiều yếu tố và phải xem xét về mọi mặt của con. Trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn Căn cứ quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có đề cập sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP thì khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây: - Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột; - Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi; - Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ; - Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con; - Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con; - Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con; - Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ. Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có đề cập việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: - Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình; - Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con; - Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con. Như vậy, khi giải quyết vụ việc ly hôn xác định người trực tiếp nuôi dưỡng con Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố được hướng dẫn nêu trên để xác định quyền lợi của con về mọi mặt. Ngoài ra đối với con trên 7 tuổi thì còn phải lấy ý kiến của con chưa thành niên theo nguyên tắc được hướng dẫn.
Khi nào công bố điểm chuẩn xét tuyển theo nguyện vọng của các trường đại học năm 2024?
Hàng triệu sĩ tử đang háo hức chờ đợi thông tin về điểm chuẩn tuyển sinh đại học năm 2024. Vậy khi nào kết quả thi sẽ được công bố? Thời gian công bố điểm chuẩn tuyển sinh đại học năm 2024 Còn chưa đầy 01 tuần nữa là kết thúc thời gian cho các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học. Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục, thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển theo nguyện vọng của các trường đại học năm 2024 diễn ra như sau: - Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024: Đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trong thời gian quy định (không giới hạn số lần) - Từ 31/7 đến 17h ngày 6/8: Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến - Từ 13/8 đến 17h ngày 17/8: Bộ tiến hành lọc ảo để xử lý nguyện vọng xét tuyển Trước 17h ngày 19/8: Các trường phải công bố điểm chuẩn, thông báo cho thí sinh trúng tuyển đợt 1. - Trước 17h ngày 27/8: Xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống. Như vậy, theo kế hoạch, các trường sẽ công bố điểm chuẩn chậm nhất vào 17h ngày 19/8/2024. Và hạn chót xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 là trước 17h ngày 27/8/2024. Quy tắc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024 Theo Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH, từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển (NVXT) không giới hạn số lần: - Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa,) thông tin của thí sinh trên Hệ thống - Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia) - Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại ĐATS của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký); - Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển; - Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định. Lưu ý: Thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024 Cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024 Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024 theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào đường link: Bước 2: Đăng nhập tài khoản đã được cấp Bước 3: Chọn "Đăng ký thông tin xét tuyển sinh" ở góc trái màn hình để bắt đầu thực hiện đăng ký nguyện vọng Bước 4: Màn hình Thông tin đăng ký nguyện vọng hiện ra, thí sinh bắt đầu kê khai thông tin tại các mục từ 1 - 4. Bước 5: Sau khi cập nhật đầy đủ thông tin, thí sinh chọn “Thêm nguyện vọng” để đăng ký các nguyện vọng xét tuyển. Bước 6: Thí sinh nhập số thứ tự nguyện vọng (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), mã trường, phương thức xét tuyển và tổ hợp môn vào khung đăng ký nguyện vọng. Sau khi điền xong, thí sinh bấm “Chọn” để lưu thông tin nguyện vọng. Khi muốn thêm nguyện vọng, thí sinh bấm vào “Thêm nguyện vọng”, năm nay thí sinh được chọn không giới hạn số nguyện vọng, nhưng chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất (cao nhất). Trên đây là thông tin về thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2024 và cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các thí sinh.
Thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào?
Sau khi biết điểm thi, các thí sinh sẽ xem xét và điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mà mình mong muốn. Không ít các bạn học sinh thắc mắc thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào? Mỗi năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT là một sự kiện quan trọng, quyết định bước đi tương lai của hàng triệu học sinh trên cả nước. Việc điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT giúp thí sinh có cơ hội tối ưu hóa khả năng trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định rõ ràng về thời gian và quy trình điều chỉnh nguyện vọng để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong tuyển sinh. (1) Thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào? Căn cứ điểm a tiểu mục 7 Mục 1 Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 quy định về việc đăng ký và xử lý nguyện vọng đối với thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như sau: Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung NVXT không giới hạn số lần: - Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa,) thông tin của thí sinh trên Hệ thống. - Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia). - Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại ĐATS của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký). - Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển. - Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định. Như vậy, thời gian thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 là từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024. Từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024, thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Xem thêm bài viết: Phúc khảo là gì? Các lưu ý về phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Xem thêm bài viết: Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp mới nhất năm 2024 (2) Thí sinh có bị hạn chế số lượng đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không? Theo khoản 3 Điều 19 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về đăng ký xét tuyển trên hệ thống theo kế hoạch chung như sau: - Bộ GD&ĐT hỗ trợ tổ chức đăng ký xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy cho tất cả phương thức tuyển sinh của các cơ sở đào tạo. Thời gian đăng ký bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT. - Thí sinh dự tuyển đợt 1 đào tạo chính quy (bao gồm cả những thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo) thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. - Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất. - Thí sinh thể hiện nguyện vọng của mình qua những lựa chọn trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh (theo hướng dẫn của Bộ GDĐT) như sau: + Thứ tự ưu tiên của nguyện vọng (số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất) + Lựa chọn về cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển sinh (mã trường) + Lựa chọn ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo (mã ngành) + Lựa chọn phương thức tuyển sinh (mã phương thức) + Lựa chọn tổ hợp xét tuyển (mã tổ hợp) đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi theo bài thi/môn thi, hoặc phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập các môn học cấp THPT. Như vậy, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp Tóm lại, thời gian thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 là từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024. Ngoài ra, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Xem thêm bài viết: Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp mới nhất năm 2024
Học sinh THPT được chuyển môn học tự chọn vào cuối năm học
Ngày 06/01/2023 Bộ trưởng BGDĐT có Công văn 68/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cấp trung học phổ thông. Theo đó, trong trường hợp đặc biệt học sinh THPT được phép chuyển môn học tự chọn vào cuối năm học theo quy định như sau: Cụ thể, tiếp theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023, trước tình hình thực tế hiện nay đối với năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THPT. Bộ GD&ĐT hướng dẫn tạm thời việc chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cấp trung học phổ thông như sau: (1) Học sinh được chuyển đổi môn học, cụm chuyên đề học tập Hiện nay, việc lựa chọn môn học, cụm chuyên đề học tập của học sinh cần giữ ổn định cho đến hết lớp 12. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập thì việc chuyển đổi được thực hiện vào cuối năm học. Điều này nhằm để bảo đảm thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, quy định về kiểm tra, đánh giá và thời gian để học sinh bổ sung kiến thức, kỹ năng. Theo đó, Hiệu trưởng sẽ là người xem xét, quyết định cho học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập phù hợp với khả năng tổ chức của nhà trường. (2) Học sinh phải cam kết về việc đảm bảo chất lượng Trường hợp học sinh có nguyện vọng và được nhà trường chấp thuận cho chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập phải có bản cam kết tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới ở lớp học trước đó để đủ năng lực học tiếp môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới ở lớp học tiếp theo. Đồng thời, cũng cần có xác nhận đồng ý và cam kết của cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ. (3) Trách nhiệm của nhà trường đối với học sinh Nhà trường có các giải pháp phù hợp hỗ trợ học sinh bổ sung kiến thức, kỹ năng của môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của học sinh theo nội dung, yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình môn học để bảo đảm cho học sinh có đủ năng lực học tiếp môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới ở lớp học tiếp theo. Tại Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 cũng có quy định đối với lớp 10 được lựa chọn chuyển đổi môn học tự chọn đơn cử như sau: Khi xây dựng các cụm chuyên đề học tập lựa chọn phải phù hợp với định hướng nghề nghiệp; học sinh chỉ được chọn cụm chuyên đề trong các môn học bắt buộc và các môn học đã lựa chọn. Đối với các môn học có nội dung lựa chọn (Công nghệ, Giáo dục thể chất, m nhạc, Mĩ thuật) nhà trường xây dựng các phương án phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học để học sinh lựa chọn. Trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo Sở GDĐT. Trong đó, khuyến khích các cơ sở giáo dục trung học triển khai dạy học các môn tự chọn khi nhà trường có điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Nội dung giáo dục của địa phương và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp thực hiện như mục 1.3 và 1.4 của phần II. Việc định hướng lựa chọn môn học tự chọn được thực hiện khảo sát nhu cầu học tập các môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của học sinh lớp 9 nếu các em được vào học lớp 10. Các trường THPT phối hợp với Phòng GD&ĐT tổ chức trên cơ sở nhu cầu học tập của học sinh và điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, nhà trường xây dựng các tổ hợp môn học phù hợp. Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ giúp học sinh trong việc lựa chọn tổ hợp môn học. tổ chức khảo sát nhu cầu học tập các môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của học sinh lớp 9 nếu các em được vào học lớp 10. Đồng thời khảo sát nhu cầu học tập các môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của học sinh lớp 9 nếu các em được vào học lớp 10 và tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ giúp học sinh trong việc lựa chọn tổ hợp môn học. Xem thêm chi tiết Công văn 68/BGDĐT-GDTrH Ngày 06/01/2023.
02 phương thức để đăng kí nguyện vọng xét tuyển vào đại học
Hiện nay, ngoài việc xét điểm thi tốt nghiệp THPT thì rất nhiều trường đại học đã áp dụng hình thức xét học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh. Với những hình thức tuyern dinh theo truyền thống như đăng tuyển và đăng ký trực tiếp thì có thể đăng ký trực tuyến bên ạnh đó Không ít thí sinh đang băn khoăn có thể xét tuyển cùng 1 ngành, 1 trường bằng nhiều hình thức được hay không. Kể cả việc điều chỉnh vấn đề sai sót và muốn bổ sung trước đó, cụ thể là sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, mỗi thí sinh được điều chỉnh ĐKXT tối đa 03 lần trong thời gian quy định và các thí sinh phúc khảo các bài thi/môn thi sẽ điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT sau khi có kết quả phúc khảo thi tốt nghiệp THPT. Như vậy, đối tượng sắp thi tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học thì có thể đăng ký nguyện vọng của mình qua phương thức nào theo quy định của Bộ Giao dục? Theo Mục I Công văn 1444/BGDĐT-GDĐH năm 2021 có quy định về tổ chức tuyển sinh, trong đó: Quy định, hướng dẫn việc thí sinh đăng kí nguyện vọng xét tuyển vào trình độ ĐH, trình độ CĐGDMN chỉ được chọn một trong hai phương thức sau: Phương thức 1: Đăng kí trực tiếp tất cả các thông tin trên Phiếu đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học; cao đẳng năm 2021 (Phiếu ĐKDT và ĐKXT); thí sinh không được điều chỉnh thông tin đăng kí nguyện vọng xét tuyển khi điểm thu nhận hồ sơ đã cập nhật thông tin của thí sinh vào CSDL trong thời gian quy định; Phương thức 2: Đăng kí trực tuyến (tại các nơi có đủ điều kiện): - Thí sinh đăng kí trực tiếp trên Phiếu ĐKDT và ĐKXT phần thông tin phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT, điểm thu nhận hồ sơ nhập vào hệ thống; - Phần đăng kí nguyện vọng xét tuyển trực tuyển thí sinh phải hoàn thành và có thể điều chỉnh nhiều lần thông tin đăng kí nguyện vọng xét tuyển trong thời gian quy định. + Quy định, hướng dẫn quy trình đăng kí dự thi, điều chỉnh ĐKXT đối với các thí sinh không tham dự kì thi để xét tốt nghiệp THPT năm 2021, nhưng tham dự thi các môn văn hóa để lấy kết quả xét tuyển ĐH, CĐ; Như vậy, có thể lựa chọn một trong hai phương thức nêu trên và có lẽ sẽ áp dụng cho nhưng năm tiếp theo dựa trên quy định của bộ.
Xem xét quyền lợi của con khi xác định người trực tiếp nuôi con theo hướng dẫn của Tòa án
Người trực tiếp nuôi con khi ly hôn là người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái sau khi cha mẹ không còn sống chung. Việc quyết định người nuôi con dựa trên nhiều yếu tố và phải xem xét về mọi mặt của con. Trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn Căn cứ quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có đề cập sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP thì khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây: - Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột; - Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi; - Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ; - Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con; - Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con; - Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con; - Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ. Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có đề cập việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: - Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình; - Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con; - Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con. Như vậy, khi giải quyết vụ việc ly hôn xác định người trực tiếp nuôi dưỡng con Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố được hướng dẫn nêu trên để xác định quyền lợi của con về mọi mặt. Ngoài ra đối với con trên 7 tuổi thì còn phải lấy ý kiến của con chưa thành niên theo nguyên tắc được hướng dẫn.
Khi nào công bố điểm chuẩn xét tuyển theo nguyện vọng của các trường đại học năm 2024?
Hàng triệu sĩ tử đang háo hức chờ đợi thông tin về điểm chuẩn tuyển sinh đại học năm 2024. Vậy khi nào kết quả thi sẽ được công bố? Thời gian công bố điểm chuẩn tuyển sinh đại học năm 2024 Còn chưa đầy 01 tuần nữa là kết thúc thời gian cho các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học. Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục, thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển theo nguyện vọng của các trường đại học năm 2024 diễn ra như sau: - Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024: Đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trong thời gian quy định (không giới hạn số lần) - Từ 31/7 đến 17h ngày 6/8: Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến - Từ 13/8 đến 17h ngày 17/8: Bộ tiến hành lọc ảo để xử lý nguyện vọng xét tuyển Trước 17h ngày 19/8: Các trường phải công bố điểm chuẩn, thông báo cho thí sinh trúng tuyển đợt 1. - Trước 17h ngày 27/8: Xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống. Như vậy, theo kế hoạch, các trường sẽ công bố điểm chuẩn chậm nhất vào 17h ngày 19/8/2024. Và hạn chót xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 là trước 17h ngày 27/8/2024. Quy tắc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024 Theo Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH, từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển (NVXT) không giới hạn số lần: - Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa,) thông tin của thí sinh trên Hệ thống - Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia) - Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại ĐATS của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký); - Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển; - Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định. Lưu ý: Thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024 Cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024 Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024 theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào đường link: Bước 2: Đăng nhập tài khoản đã được cấp Bước 3: Chọn "Đăng ký thông tin xét tuyển sinh" ở góc trái màn hình để bắt đầu thực hiện đăng ký nguyện vọng Bước 4: Màn hình Thông tin đăng ký nguyện vọng hiện ra, thí sinh bắt đầu kê khai thông tin tại các mục từ 1 - 4. Bước 5: Sau khi cập nhật đầy đủ thông tin, thí sinh chọn “Thêm nguyện vọng” để đăng ký các nguyện vọng xét tuyển. Bước 6: Thí sinh nhập số thứ tự nguyện vọng (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), mã trường, phương thức xét tuyển và tổ hợp môn vào khung đăng ký nguyện vọng. Sau khi điền xong, thí sinh bấm “Chọn” để lưu thông tin nguyện vọng. Khi muốn thêm nguyện vọng, thí sinh bấm vào “Thêm nguyện vọng”, năm nay thí sinh được chọn không giới hạn số nguyện vọng, nhưng chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất (cao nhất). Trên đây là thông tin về thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2024 và cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các thí sinh.
Thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào?
Sau khi biết điểm thi, các thí sinh sẽ xem xét và điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mà mình mong muốn. Không ít các bạn học sinh thắc mắc thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào? Mỗi năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT là một sự kiện quan trọng, quyết định bước đi tương lai của hàng triệu học sinh trên cả nước. Việc điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT giúp thí sinh có cơ hội tối ưu hóa khả năng trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định rõ ràng về thời gian và quy trình điều chỉnh nguyện vọng để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong tuyển sinh. (1) Thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào? Căn cứ điểm a tiểu mục 7 Mục 1 Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 quy định về việc đăng ký và xử lý nguyện vọng đối với thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như sau: Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung NVXT không giới hạn số lần: - Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa,) thông tin của thí sinh trên Hệ thống. - Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia). - Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại ĐATS của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký). - Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển. - Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định. Như vậy, thời gian thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 là từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024. Từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024, thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Xem thêm bài viết: Phúc khảo là gì? Các lưu ý về phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Xem thêm bài viết: Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp mới nhất năm 2024 (2) Thí sinh có bị hạn chế số lượng đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không? Theo khoản 3 Điều 19 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về đăng ký xét tuyển trên hệ thống theo kế hoạch chung như sau: - Bộ GD&ĐT hỗ trợ tổ chức đăng ký xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy cho tất cả phương thức tuyển sinh của các cơ sở đào tạo. Thời gian đăng ký bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT. - Thí sinh dự tuyển đợt 1 đào tạo chính quy (bao gồm cả những thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo) thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. - Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất. - Thí sinh thể hiện nguyện vọng của mình qua những lựa chọn trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh (theo hướng dẫn của Bộ GDĐT) như sau: + Thứ tự ưu tiên của nguyện vọng (số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất) + Lựa chọn về cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển sinh (mã trường) + Lựa chọn ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo (mã ngành) + Lựa chọn phương thức tuyển sinh (mã phương thức) + Lựa chọn tổ hợp xét tuyển (mã tổ hợp) đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi theo bài thi/môn thi, hoặc phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập các môn học cấp THPT. Như vậy, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp Tóm lại, thời gian thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 là từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024. Ngoài ra, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Xem thêm bài viết: Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp mới nhất năm 2024
Học sinh THPT được chuyển môn học tự chọn vào cuối năm học
Ngày 06/01/2023 Bộ trưởng BGDĐT có Công văn 68/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cấp trung học phổ thông. Theo đó, trong trường hợp đặc biệt học sinh THPT được phép chuyển môn học tự chọn vào cuối năm học theo quy định như sau: Cụ thể, tiếp theo Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023, trước tình hình thực tế hiện nay đối với năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THPT. Bộ GD&ĐT hướng dẫn tạm thời việc chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cấp trung học phổ thông như sau: (1) Học sinh được chuyển đổi môn học, cụm chuyên đề học tập Hiện nay, việc lựa chọn môn học, cụm chuyên đề học tập của học sinh cần giữ ổn định cho đến hết lớp 12. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập thì việc chuyển đổi được thực hiện vào cuối năm học. Điều này nhằm để bảo đảm thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, quy định về kiểm tra, đánh giá và thời gian để học sinh bổ sung kiến thức, kỹ năng. Theo đó, Hiệu trưởng sẽ là người xem xét, quyết định cho học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập phù hợp với khả năng tổ chức của nhà trường. (2) Học sinh phải cam kết về việc đảm bảo chất lượng Trường hợp học sinh có nguyện vọng và được nhà trường chấp thuận cho chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập phải có bản cam kết tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới ở lớp học trước đó để đủ năng lực học tiếp môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới ở lớp học tiếp theo. Đồng thời, cũng cần có xác nhận đồng ý và cam kết của cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ. (3) Trách nhiệm của nhà trường đối với học sinh Nhà trường có các giải pháp phù hợp hỗ trợ học sinh bổ sung kiến thức, kỹ năng của môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của học sinh theo nội dung, yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình môn học để bảo đảm cho học sinh có đủ năng lực học tiếp môn học mới, cụm chuyên đề học tập mới ở lớp học tiếp theo. Tại Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 cũng có quy định đối với lớp 10 được lựa chọn chuyển đổi môn học tự chọn đơn cử như sau: Khi xây dựng các cụm chuyên đề học tập lựa chọn phải phù hợp với định hướng nghề nghiệp; học sinh chỉ được chọn cụm chuyên đề trong các môn học bắt buộc và các môn học đã lựa chọn. Đối với các môn học có nội dung lựa chọn (Công nghệ, Giáo dục thể chất, m nhạc, Mĩ thuật) nhà trường xây dựng các phương án phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học để học sinh lựa chọn. Trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo Sở GDĐT. Trong đó, khuyến khích các cơ sở giáo dục trung học triển khai dạy học các môn tự chọn khi nhà trường có điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Nội dung giáo dục của địa phương và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp thực hiện như mục 1.3 và 1.4 của phần II. Việc định hướng lựa chọn môn học tự chọn được thực hiện khảo sát nhu cầu học tập các môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của học sinh lớp 9 nếu các em được vào học lớp 10. Các trường THPT phối hợp với Phòng GD&ĐT tổ chức trên cơ sở nhu cầu học tập của học sinh và điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, nhà trường xây dựng các tổ hợp môn học phù hợp. Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ giúp học sinh trong việc lựa chọn tổ hợp môn học. tổ chức khảo sát nhu cầu học tập các môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của học sinh lớp 9 nếu các em được vào học lớp 10. Đồng thời khảo sát nhu cầu học tập các môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập của học sinh lớp 9 nếu các em được vào học lớp 10 và tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ giúp học sinh trong việc lựa chọn tổ hợp môn học. Xem thêm chi tiết Công văn 68/BGDĐT-GDTrH Ngày 06/01/2023.
02 phương thức để đăng kí nguyện vọng xét tuyển vào đại học
Hiện nay, ngoài việc xét điểm thi tốt nghiệp THPT thì rất nhiều trường đại học đã áp dụng hình thức xét học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh. Với những hình thức tuyern dinh theo truyền thống như đăng tuyển và đăng ký trực tiếp thì có thể đăng ký trực tuyến bên ạnh đó Không ít thí sinh đang băn khoăn có thể xét tuyển cùng 1 ngành, 1 trường bằng nhiều hình thức được hay không. Kể cả việc điều chỉnh vấn đề sai sót và muốn bổ sung trước đó, cụ thể là sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, mỗi thí sinh được điều chỉnh ĐKXT tối đa 03 lần trong thời gian quy định và các thí sinh phúc khảo các bài thi/môn thi sẽ điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT sau khi có kết quả phúc khảo thi tốt nghiệp THPT. Như vậy, đối tượng sắp thi tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học thì có thể đăng ký nguyện vọng của mình qua phương thức nào theo quy định của Bộ Giao dục? Theo Mục I Công văn 1444/BGDĐT-GDĐH năm 2021 có quy định về tổ chức tuyển sinh, trong đó: Quy định, hướng dẫn việc thí sinh đăng kí nguyện vọng xét tuyển vào trình độ ĐH, trình độ CĐGDMN chỉ được chọn một trong hai phương thức sau: Phương thức 1: Đăng kí trực tiếp tất cả các thông tin trên Phiếu đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học; cao đẳng năm 2021 (Phiếu ĐKDT và ĐKXT); thí sinh không được điều chỉnh thông tin đăng kí nguyện vọng xét tuyển khi điểm thu nhận hồ sơ đã cập nhật thông tin của thí sinh vào CSDL trong thời gian quy định; Phương thức 2: Đăng kí trực tuyến (tại các nơi có đủ điều kiện): - Thí sinh đăng kí trực tiếp trên Phiếu ĐKDT và ĐKXT phần thông tin phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT, điểm thu nhận hồ sơ nhập vào hệ thống; - Phần đăng kí nguyện vọng xét tuyển trực tuyển thí sinh phải hoàn thành và có thể điều chỉnh nhiều lần thông tin đăng kí nguyện vọng xét tuyển trong thời gian quy định. + Quy định, hướng dẫn quy trình đăng kí dự thi, điều chỉnh ĐKXT đối với các thí sinh không tham dự kì thi để xét tốt nghiệp THPT năm 2021, nhưng tham dự thi các môn văn hóa để lấy kết quả xét tuyển ĐH, CĐ; Như vậy, có thể lựa chọn một trong hai phương thức nêu trên và có lẽ sẽ áp dụng cho nhưng năm tiếp theo dựa trên quy định của bộ.