Điều kiện ghi nhận chi phí được trừ của doanh nghiệp là gì?
Chi phí được trừ là những chi phí mua nguyên vật liệu, chi trả lương,.. được trừ vào doanh thu để tính thuế TNDN. Vậy điều kiện để ghi nhận chi phí được trừ của doanh nghiệp là gì? Điều kiện ghi nhận chi phí được trừ của doanh nghiệp là gì? Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (Sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định chi phí được trừ trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là các khoản chi phí đáp ứng các điều kiện sau: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp. - Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.. Lưu ý: đối với trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này). Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Tiền lương của người lao động có phải là chi phí được trừ khi tính thuế không? Về chi phí tiền lương được trừ đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (Sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC) thì về nguyên tắc, tiền lương của người lao động có thể được coi là chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn là đáp ứng các điều kiện quy định. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà tiền lương sẽ không được trừ, gồm: - Tiền lương đã hạch toán vào chi phí nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán hợp lệ - Không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng trong các văn bản như hợp đồng lao động, quy chế tài chính công ty, quy chế thưởng của Công ty, Tổng công ty... - Tiền lương chưa được chi trả thực tế khi hết hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm (trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện) - Tiền lương của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ) hoặc giám đốc là sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. Theo đó tiền lương của người lao động có thể được coi là chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo công thức thế nào? Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (Được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC) có quy định Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN.
Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có?
Tài khoản 152 phản ánh nội dung gì? Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại thế nào? Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có? Tài khoản 152 phản ánh nội dung gì? Căn cứ Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định Tài khoản 152 dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại thế nào? Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại theo quy định tại Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau: - Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. - Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất... - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có? Theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC có đề cập Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có như sau: Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua; - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Tóm lại, Tài khoản 152 thể hiện những nội dung trên của Bên Nợ và Bên Có.
Điều kiện ghi nhận chi phí được trừ của doanh nghiệp là gì?
Chi phí được trừ là những chi phí mua nguyên vật liệu, chi trả lương,.. được trừ vào doanh thu để tính thuế TNDN. Vậy điều kiện để ghi nhận chi phí được trừ của doanh nghiệp là gì? Điều kiện ghi nhận chi phí được trừ của doanh nghiệp là gì? Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (Sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định chi phí được trừ trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là các khoản chi phí đáp ứng các điều kiện sau: - Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp. - Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.. Lưu ý: đối với trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này). Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Tiền lương của người lao động có phải là chi phí được trừ khi tính thuế không? Về chi phí tiền lương được trừ đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (Sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC) thì về nguyên tắc, tiền lương của người lao động có thể được coi là chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn là đáp ứng các điều kiện quy định. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà tiền lương sẽ không được trừ, gồm: - Tiền lương đã hạch toán vào chi phí nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán hợp lệ - Không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng trong các văn bản như hợp đồng lao động, quy chế tài chính công ty, quy chế thưởng của Công ty, Tổng công ty... - Tiền lương chưa được chi trả thực tế khi hết hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm (trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện) - Tiền lương của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ) hoặc giám đốc là sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. Theo đó tiền lương của người lao động có thể được coi là chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo công thức thế nào? Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (Được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC) có quy định Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN.
Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có?
Tài khoản 152 phản ánh nội dung gì? Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại thế nào? Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có? Tài khoản 152 phản ánh nội dung gì? Căn cứ Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định Tài khoản 152 dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại thế nào? Nguyên vật liệu phản ánh vào Tài khoản 152 được phân loại theo quy định tại Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau: - Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. - Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất... - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có? Theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 200/2014/TT-BTC có đề cập Tài khoản 152 thể hiện những nội dung gì của Bên Nợ và Bên Có như sau: Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua; - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng; - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê; - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Tóm lại, Tài khoản 152 thể hiện những nội dung trên của Bên Nợ và Bên Có.