05 nguyên tắc đăng kiểm tàu quân sự kể từ ngày 27/02/2024
Ngày 12/01/2024, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự. Trong đó, quy định rõ những nguyên tắc, các loại hình kiểm tra và hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự. Tại Thông tư 02/2024/TT-BQP nêu rõ đăng kiểm tàu quân sự là hoạt động kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu quân sự trong đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu, sửa chữa cấp vừa trở lên (sau đây gọi tắt là sửa chữa) và khai thác sử dụng. 05 nguyên tắc đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định nguyên tắc khi đăng kiểm tàu quân sự bao gồm: - Tàu quân sự đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, mua sắm, nhập khẩu, tiếp nhận, sửa chữa và đang khai thác sử dụng phải được cơ sở đăng kiểm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan, quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. - Công tác đăng kiểm tàu quân sự bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tuân thủ Quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan, quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng hoặc tiêu chuẩn khác được Bộ Quốc phòng chấp nhận. - Công tác đăng kiểm tàu quân sự do cơ quan đăng kiểm, cơ sở đăng kiểm trong Quân đội thực hiện. Tổ chức đăng kiểm ngoài Quân đội (sau đây gọi tắt là tổ chức đăng kiểm) chỉ được thực hiện đăng kiểm tàu quân sự khi Bộ Quốc phòng cho phép. - Cơ sở đăng kiểm và đăng kiểm viên tàu quân sự chỉ được thực hiện các nội dung đăng kiểm theo phạm vi, nhiệm vụ được giao; phù hợp với lĩnh vực, chuyên ngành đăng kiểm được cấp có thẩm quyền công nhận. - Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan phải chấp hành nghiêm các nội dung công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự. - Hoạt động kiểm tra của đăng kiểm không làm thay đổi công việc cũng như không thay cho trách nhiệm của cơ quan kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất lượng thuộc đơn vị sử dụng, cơ sở đóng và sửa chữa, cơ sở chế tạo sản phẩm công nghiệp dùng cho đóng và sửa chữa tàu quân sự. 04 loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định các loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự bao gồm: - Kiểm tra lần đầu, bao gồm: Kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu đóng mới; tàu tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu hoặc thay đổi tổ chức đăng kiểm; - Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: Kiểm tra hằng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ đối với tàu quân sự đang khai thác sử dụng; - Kiểm tra bất thường; - Kiểm tra hoán cải, hiện đại hóa, sửa chữa. Trong đó, nội dung và thời hạn các loại hình kiểm tra của đăng kiểm tàu quân sự được thực hiện theo quy định tại hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của Bộ Quốc phòng. Những yêu cầu cụ thể của từng đợt kiểm tra sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng chủng loại tàu, trạng thái kỹ thuật thực tế, vùng hoạt động, tuổi thọ của tàu, kết quả của các đợt kiểm tra trước và kế hoạch sử dụng tàu của đơn vị. Quy định về cấp hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự - Về điều kiện để tàu được cấp hồ sơ đăng kiểm: Đối với tàu quân sự được cơ sở đăng kiểm kiểm tra, giám sát kỹ thuật; nếu bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, thỏa mãn các quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, điều ước quốc tế liên quan; quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng thì được cấp hồ sơ đăng kiểm. - Hồ sơ đăng kiểm của mỗi tàu bao gồm: + Sổ kiểm tra kỹ thuật của tàu; + Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Xem và tải Mẫu Giấy đề nghị kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu quân sự tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/22/mau-03.docx Xem và tải Mẫu Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với kiểm tra lần đầu) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/22/mau-so-4a.docx Xem và tải Mẫu Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với kiểm tra chu kỳ) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/22/mau-so-04b.docx + Báo cáo kiểm tra kỹ thuật của các chuyên ngành; Báo cáo kiểm tra trạng thái kỹ thuật tàu. - Thời hạn hiệu lực của hồ sơ đăng kiểm: + Sổ kiểm tra kỹ thuật tàu được cấp khi kiểm tra lần đầu và sử dụng cho đến khi hết sổ. Khi thực hiện mỗi loại hình Kiểm tra, đăng kiểm viên phải xác nhận tình trạng kỹ thuật của tàu và trang thiết bị vào sổ kiểm tra kỹ thuật tàu; + Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp cho tàu có thời hạn hiệu lực tối đa 12 (mười hai) tháng. Trước ngày hết hạn hiệu lực, tàu phải được cơ sở đăng kiểm kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận mới; + Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không còn hiệu lực nêu vi phạm một trong các trường hợp sau: Tàu không được đưa vào kiểm tra theo quy định hoặc không thỏa mãn các yêu cầu kiểm tra của đăng kiểm; sau khi tàu bị thanh lý hoặc bị tai nạn, sự cố kỹ thuật không còn khả năng hoạt động; khi thay đổi kết cấu hoặc máy, trang bị kỹ thuật trong quá trình sửa chữa, hoán cải, hiện đại hóa tàu mà không có sự kiểm tra, giám sát kỹ thuật của cơ sở đăng kiểm theo quy định; vi phạm về công dụng và các điều kiện hoạt động của tàu được xác nhận trong giấy chứng nhận cấp cho tàu; các số liệu bị tẩy xóa, không rõ ràng. Xem thêm chi tiết tại Thông tư 02/2024/TT-BQP có hiệu lực kể từ ngày 27/02/2024.
05 nguyên tắc đăng kiểm tàu quân sự kể từ ngày 27/02/2024
Ngày 12/01/2024, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự. Trong đó, quy định rõ những nguyên tắc, các loại hình kiểm tra và hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự. Tại Thông tư 02/2024/TT-BQP nêu rõ đăng kiểm tàu quân sự là hoạt động kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu quân sự trong đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu, sửa chữa cấp vừa trở lên (sau đây gọi tắt là sửa chữa) và khai thác sử dụng. 05 nguyên tắc đăng kiểm tàu quân sự Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định nguyên tắc khi đăng kiểm tàu quân sự bao gồm: - Tàu quân sự đóng mới, hoán cải, hiện đại hóa, mua sắm, nhập khẩu, tiếp nhận, sửa chữa và đang khai thác sử dụng phải được cơ sở đăng kiểm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan, quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. - Công tác đăng kiểm tàu quân sự bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tuân thủ Quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và điều ước quốc tế liên quan, quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng hoặc tiêu chuẩn khác được Bộ Quốc phòng chấp nhận. - Công tác đăng kiểm tàu quân sự do cơ quan đăng kiểm, cơ sở đăng kiểm trong Quân đội thực hiện. Tổ chức đăng kiểm ngoài Quân đội (sau đây gọi tắt là tổ chức đăng kiểm) chỉ được thực hiện đăng kiểm tàu quân sự khi Bộ Quốc phòng cho phép. - Cơ sở đăng kiểm và đăng kiểm viên tàu quân sự chỉ được thực hiện các nội dung đăng kiểm theo phạm vi, nhiệm vụ được giao; phù hợp với lĩnh vực, chuyên ngành đăng kiểm được cấp có thẩm quyền công nhận. - Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan phải chấp hành nghiêm các nội dung công tác đăng kiểm tàu quân sự theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự. - Hoạt động kiểm tra của đăng kiểm không làm thay đổi công việc cũng như không thay cho trách nhiệm của cơ quan kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất lượng thuộc đơn vị sử dụng, cơ sở đóng và sửa chữa, cơ sở chế tạo sản phẩm công nghiệp dùng cho đóng và sửa chữa tàu quân sự. 04 loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BQP quy định các loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự bao gồm: - Kiểm tra lần đầu, bao gồm: Kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu đóng mới; tàu tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu hoặc thay đổi tổ chức đăng kiểm; - Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: Kiểm tra hằng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ đối với tàu quân sự đang khai thác sử dụng; - Kiểm tra bất thường; - Kiểm tra hoán cải, hiện đại hóa, sửa chữa. Trong đó, nội dung và thời hạn các loại hình kiểm tra của đăng kiểm tàu quân sự được thực hiện theo quy định tại hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của Bộ Quốc phòng. Những yêu cầu cụ thể của từng đợt kiểm tra sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng chủng loại tàu, trạng thái kỹ thuật thực tế, vùng hoạt động, tuổi thọ của tàu, kết quả của các đợt kiểm tra trước và kế hoạch sử dụng tàu của đơn vị. Quy định về cấp hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự - Về điều kiện để tàu được cấp hồ sơ đăng kiểm: Đối với tàu quân sự được cơ sở đăng kiểm kiểm tra, giám sát kỹ thuật; nếu bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, thỏa mãn các quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, điều ước quốc tế liên quan; quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng thì được cấp hồ sơ đăng kiểm. - Hồ sơ đăng kiểm của mỗi tàu bao gồm: + Sổ kiểm tra kỹ thuật của tàu; + Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Xem và tải Mẫu Giấy đề nghị kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu quân sự tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/22/mau-03.docx Xem và tải Mẫu Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với kiểm tra lần đầu) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/22/mau-so-4a.docx Xem và tải Mẫu Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với kiểm tra chu kỳ) https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/22/mau-so-04b.docx + Báo cáo kiểm tra kỹ thuật của các chuyên ngành; Báo cáo kiểm tra trạng thái kỹ thuật tàu. - Thời hạn hiệu lực của hồ sơ đăng kiểm: + Sổ kiểm tra kỹ thuật tàu được cấp khi kiểm tra lần đầu và sử dụng cho đến khi hết sổ. Khi thực hiện mỗi loại hình Kiểm tra, đăng kiểm viên phải xác nhận tình trạng kỹ thuật của tàu và trang thiết bị vào sổ kiểm tra kỹ thuật tàu; + Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp cho tàu có thời hạn hiệu lực tối đa 12 (mười hai) tháng. Trước ngày hết hạn hiệu lực, tàu phải được cơ sở đăng kiểm kiểm tra đánh giá tình trạng kỹ thuật và cấp giấy chứng nhận mới; + Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không còn hiệu lực nêu vi phạm một trong các trường hợp sau: Tàu không được đưa vào kiểm tra theo quy định hoặc không thỏa mãn các yêu cầu kiểm tra của đăng kiểm; sau khi tàu bị thanh lý hoặc bị tai nạn, sự cố kỹ thuật không còn khả năng hoạt động; khi thay đổi kết cấu hoặc máy, trang bị kỹ thuật trong quá trình sửa chữa, hoán cải, hiện đại hóa tàu mà không có sự kiểm tra, giám sát kỹ thuật của cơ sở đăng kiểm theo quy định; vi phạm về công dụng và các điều kiện hoạt động của tàu được xác nhận trong giấy chứng nhận cấp cho tàu; các số liệu bị tẩy xóa, không rõ ràng. Xem thêm chi tiết tại Thông tư 02/2024/TT-BQP có hiệu lực kể từ ngày 27/02/2024.