07 trường hợp cơ quan thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế
Người nộp thuế được yêu cầu cơ quan thuế bồi thường khi gây ra thiệt hại không? Các trường hợp nào cơ quan thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế? (1) Người nộp thuế được yêu cầu cơ quan thuế bồi thường khi gây ra thiệt hại không? Theo quy định tại Điều 16 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế có các quyền sau đây: - Được hướng dẫn và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế. - Được nhận các văn bản liên quan khi có thanh tra, kiểm tra. - Có quyền yêu cầu giải thích về việc tính thuế và giám định hàng hóa. - Được giữ bí mật thông tin, trừ trường hợp buộc phải cung cấp hoặc công khai theo quy định pháp luật. - Được hưởng ưu đãi và hoàn thuế, biết thời hạn và số tiền không được hoàn. - Có quyền ký hợp đồng với tổ chức làm thủ tục thuế. - Được nhận và yêu cầu giải thích quyết định xử lý thuế. - Được bồi thường thiệt hại do cơ quan thuế gây ra. - Yêu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. - Có quyền khiếu nại quyết định hành chính liên quan đến quyền lợi. - Không bị xử phạt nếu thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. - Có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế. - Được tra cứu và in chứng từ điện tử đã gửi. - Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan thuế. Như vậy, người nộp thuế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi cơ quan thuế gây ra thiệt hại cho mình. Những quyền này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc hiểu và thực hiện nghĩa vụ của mình, mà còn đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế. Việc được hướng dẫn, nhận thông tin, và có quyền khiếu nại, tố cáo sẽ giúp người nộp thuế cảm thấy an tâm hơn trong giao dịch với cơ quan thuế, từ đó góp phần xây dựng một môi trường thuế công bằng và hiệu quả. (2) Các trường hợp nào cơ quan thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế? Cơ quan thuế đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không thể tránh khỏi những sai sót dẫn đến thiệt hại cho người nộp thuế. Để đảm bảo tính công bằng và minh bạch, pháp luật đã quy định rõ ràng trách nhiệm bồi thường của cơ quan thuế trong một số trường hợp cụ thể. Theo đó, tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT ngày 25/5/2023 thì cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong 07 trường hợp sau đây: - Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật; - Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật; - Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật; - Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật; - Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017; - Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin; - Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan Thuế. Như vậy, nếu người nộp thuế rơi vào các trường hợp như trên thì có quyền yêu cầu cơ quan thuế bồi thường thiệt hại cho mình. (3) Nguyên tắc giải quyết bồi thường Nguyên tắc giải quyết bồi thường được quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT như sau: - Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Cơ quan Thuế giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; - Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. - Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật TNBTCNN. - Tuân thủ thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường. - Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cơ quan Thuế chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại. Có thể thấy, nguyên tắc giải quyết bồi thường được xây dựng trên cơ sở pháp luật, đảm bảo tính công khai, bình đẳng và trung thực. Cơ quan Thuế có trách nhiệm xử lý yêu cầu bồi thường một cách kịp thời và tuân thủ các quy định về thủ tục giải quyết. Người yêu cầu bồi thường chỉ được phép nộp đơn cho một cơ quan giải quyết, trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi, mức bồi thường sẽ được điều chỉnh tương ứng với phần thiệt hại do lỗi của họ. Những nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong việc giải quyết các yêu cầu bồi thường nhà nước từ Cơ quan thuế.
Thực tế việc thực hiện các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
1. Luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu 2. Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân. 3. Việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương 4. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa => Trên thực tế việc thực hiện các nguyên tắc này như thế nào? có hiệu quả không? còn hạn chế gì?
03 nguyên tắc cần nắm khi giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng
Các quan hệ xã hội luôn không ngừng thay đổi hằng ngày, hằng giờ. Chính vì vậy, các nhà làm luật chưa dự liêu trước được nên sẽ dẫn đến trường hợp quy định của pháp luật chưa điều chỉnh kịp quá trình thay đổi đó. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã ghi nhận 03 nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng như sau: 1. Áp dụng tập quán - Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự. Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự: 1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. 3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. 4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. - Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. - Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự. Trong đó, Điều 5 BLDS 2015 quy định: Điều 5. Áp dụng tập quán 1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. 2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. - Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự. 2. Áp dụng tương tự pháp luật - Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều này. - Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. 3. Áp dụng các nguyên tắc cơ vản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng - Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trong đó, Điều 6 BLDS 2015 quy định: Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật 1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. 2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng. - Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự. - Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố. - Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.
07 trường hợp cơ quan thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế
Người nộp thuế được yêu cầu cơ quan thuế bồi thường khi gây ra thiệt hại không? Các trường hợp nào cơ quan thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế? (1) Người nộp thuế được yêu cầu cơ quan thuế bồi thường khi gây ra thiệt hại không? Theo quy định tại Điều 16 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế có các quyền sau đây: - Được hướng dẫn và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế. - Được nhận các văn bản liên quan khi có thanh tra, kiểm tra. - Có quyền yêu cầu giải thích về việc tính thuế và giám định hàng hóa. - Được giữ bí mật thông tin, trừ trường hợp buộc phải cung cấp hoặc công khai theo quy định pháp luật. - Được hưởng ưu đãi và hoàn thuế, biết thời hạn và số tiền không được hoàn. - Có quyền ký hợp đồng với tổ chức làm thủ tục thuế. - Được nhận và yêu cầu giải thích quyết định xử lý thuế. - Được bồi thường thiệt hại do cơ quan thuế gây ra. - Yêu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. - Có quyền khiếu nại quyết định hành chính liên quan đến quyền lợi. - Không bị xử phạt nếu thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. - Có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế. - Được tra cứu và in chứng từ điện tử đã gửi. - Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan thuế. Như vậy, người nộp thuế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi cơ quan thuế gây ra thiệt hại cho mình. Những quyền này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc hiểu và thực hiện nghĩa vụ của mình, mà còn đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế. Việc được hướng dẫn, nhận thông tin, và có quyền khiếu nại, tố cáo sẽ giúp người nộp thuế cảm thấy an tâm hơn trong giao dịch với cơ quan thuế, từ đó góp phần xây dựng một môi trường thuế công bằng và hiệu quả. (2) Các trường hợp nào cơ quan thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế? Cơ quan thuế đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không thể tránh khỏi những sai sót dẫn đến thiệt hại cho người nộp thuế. Để đảm bảo tính công bằng và minh bạch, pháp luật đã quy định rõ ràng trách nhiệm bồi thường của cơ quan thuế trong một số trường hợp cụ thể. Theo đó, tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT ngày 25/5/2023 thì cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong 07 trường hợp sau đây: - Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật; - Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật; - Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật; - Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật; - Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017; - Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin; - Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan Thuế. Như vậy, nếu người nộp thuế rơi vào các trường hợp như trên thì có quyền yêu cầu cơ quan thuế bồi thường thiệt hại cho mình. (3) Nguyên tắc giải quyết bồi thường Nguyên tắc giải quyết bồi thường được quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT như sau: - Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Cơ quan Thuế giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; - Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. - Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật TNBTCNN. - Tuân thủ thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường. - Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì cơ quan Thuế chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại. Có thể thấy, nguyên tắc giải quyết bồi thường được xây dựng trên cơ sở pháp luật, đảm bảo tính công khai, bình đẳng và trung thực. Cơ quan Thuế có trách nhiệm xử lý yêu cầu bồi thường một cách kịp thời và tuân thủ các quy định về thủ tục giải quyết. Người yêu cầu bồi thường chỉ được phép nộp đơn cho một cơ quan giải quyết, trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi, mức bồi thường sẽ được điều chỉnh tương ứng với phần thiệt hại do lỗi của họ. Những nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong việc giải quyết các yêu cầu bồi thường nhà nước từ Cơ quan thuế.
Thực tế việc thực hiện các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
1. Luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu 2. Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân. 3. Việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương 4. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa => Trên thực tế việc thực hiện các nguyên tắc này như thế nào? có hiệu quả không? còn hạn chế gì?
03 nguyên tắc cần nắm khi giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng
Các quan hệ xã hội luôn không ngừng thay đổi hằng ngày, hằng giờ. Chính vì vậy, các nhà làm luật chưa dự liêu trước được nên sẽ dẫn đến trường hợp quy định của pháp luật chưa điều chỉnh kịp quá trình thay đổi đó. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã ghi nhận 03 nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng như sau: 1. Áp dụng tập quán - Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự. Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự: 1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. 3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. 4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. - Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. - Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự. Trong đó, Điều 5 BLDS 2015 quy định: Điều 5. Áp dụng tập quán 1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. 2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. - Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự. 2. Áp dụng tương tự pháp luật - Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều này. - Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. 3. Áp dụng các nguyên tắc cơ vản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng - Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trong đó, Điều 6 BLDS 2015 quy định: Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật 1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. 2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng. - Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự. - Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố. - Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.