Phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị ra sao?
Khi nhắc đến Tòa Hình sự Quốc tế, người ta thường được biết đến là nơi xét xử những bản án làm rung động thế giới như các tội phạm chiến tranh, diệt chủng thuộc Đức Quốc xã, Nhật Bản vào thời kỳ trước. Thì mới đây, Tòa hình sự đã phát lệnh bắt khẩn cấp Tổng thống Nga với nhiều cáo buộc cho rằng ông chịu trách nhiệm trực tiếp cho phép quân sự nước này di chuyển trẻ em Ukraine ra ngoài lãnh thổ. Vậy phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị ra sao? 1. Tòa Hình sự Quốc tế là gì? Tòa Hình sự Quốc tế (International Criminal Court) được Liên Hợp Quốc thành lập dựa trên Quy chế Rome vào năm 1998. Trong đó, có 120 phiếu ủng hộ, 7 phiếu chống và 21 quốc gia không tham gia bỏ phiếu. Đa phần Tòa hình sự Quốc tế sẽ tổ chức xét xử, thi hành các bản án và hợp tác trong lĩnh vực hình sự. Đặc biệt nhấn mạnh đến những nguyên tắc của luật hình sự quốc tế. Tòa sẽ thực hiện các chức năng và quyền hạn của mình trên lãnh thổ của quốc gia thành viên Quy chế bất kỳ, các quốc gia tham gia không được phép bảo lưu đối với bất kỳ điều khoản nào trong Quy chế. Lưu ý, Tòa Hình sự sẽ căn cứ vào những thỏa thuận riêng, trên lãnh thổ của một quốc gia khác không phải là thành viên của Quy chế. 2. Tòa Hình sự Quốc tế có được bắt nguyên thủ quốc gia? Tòa Hình sự Quốc tế được thành lập và phát triển bởi Liên Hợp Quốc vì vậy sẽ có nước tham gia hoặc không tham gia. Các nước không tham gia có quyền từ chối các điều khoản được quy định bởi Tòa. Tòa Hình sự Quốc tế chủ yếu nhắm đến các đối tượng đặc biệt nguy hiểm không chỉ trong nước mà còn ở đa quốc gia. Tòa có thiết chế độc lập với các Tòa án hình sự trong nước, thẩm quyền xét xử của Tòa là sự ‘bổ trợ” (Complementarity) đối với thẩm quyền xét xử của các Tòa án trong nước. Thông thường nguyên thủ quốc gia lại được miễn trừ trách nhiệm hình sự căn cứ vào Hiến pháp của nước sở tại. Mà Tòa Hình sự Quốc tế không phải là một cấp xét xử cao hơn so với các Tòa trong nước. Hoặc là một Tòa phúc thẩm đối với các Tòa án quốc gia nên không có thẩm quyền tác động đến quy định của các quốc gia nên không thể bắt nguyên thủ quốc gia theo luật dẫn độ. 3. Giá trị phán quyết của Tòa Hình sự quốc tế Từ những dữ liệu trên cho thấy Tòa Hình sự Quốc tế là một chủ thể của Luật quốc tế, Tòa án do các quốc gia độc lập có chủ quyền thỏa thuận thành lập nên với mục đích ngăn ngừa và trừng trị những hành vi nguy hiểm nhất xâm phạm đến cộng đồng quốc tế nói chung. Tư cách chủ thể của Tòa độc lập với các quốc gia thành viên và hoạt động của Tòa căn cứ trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Tòa Hình sự là một thiết chế và vị trí pháp lý độc lập so với LHQ, điều đó thể hiện không chỉ ở cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn mà còn nguồn tài chính được đóng góp từ phía các thành viên chứ không phải sự hỗ trợ tài chính từ phía LHQ. Đối tượng chịu sự xét xử của Tòa là các cá nhân, điểm này giúp phân biệt với Tòa án Công lý quốc tế ở chỗ. Tòa án Công lý quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế mà thôi. Do đó Tòa án Công lý quốc tế không chấp nhận những vụ việc mà một bên hoặc các bên là những cá nhân. Như vậy, phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị độc lập với chủ thể là một tổ chức được hoạt động dựa trên sự công nhận của các thành viên tham gia và công nhận. Còn đối với các quốc gia không là thành viên và không có giao kết điều ước quốc tế có liên quan đến Tòa sẽ không phải chịu trách nhiệm thi hành phán quyết của Tòa này.
Một số quy định thú vị về chuyên cơ của nguyên thủ quốc gia
Chuyên cơ, chuyên khoang là hình thức vận tải bằng đường hàng không dành cho các nguyên thủ quốc gia, với độ bảo mật an ninh cao cũng như kiểm soát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các lãnh đạo cấp cao đứng đầu của một nước. Có thể kể đến các nước có chuyên cơ đặc biệt dành riêng cho các nguyên thủ quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nga cùng với nghi thức chào đón trịnh trọng. Vậy bạn có biết chuyên cơ dành cho nguyên thủ quốc gia Việt Nam được quy định thế nào? 1. Chuyên cơ, chuyên khoan được hiểu thế nào? Theo đó, chuyến bay chuyên cơ được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 96/2021/NĐ-CP là chuyến bay sử dụng tàu bay riêng biệt chở một trong các lãnh đạo đứng đầu của một nước và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo. Bên cạnh đó, nguyên thủ quốc gia cũng có thể sử dụng chuyến bay chuyên khoang (toàn bộ hoặc một phần) là chuyến bay vận chuyển thương mại được các cơ quan có thẩm quyền mua vé, xác nhận chỗ. Chuyến bay chuyên khoang hiện nay được các nguyên thủ quốc gia Việt Nam ưu tiên lựa chọn vì tính tiện lợi, tiết kiệm tài nguyên và cũng là hình thức vận chuyển được sử dụng nhiều. Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam là chuyến bay do hãng hàng không của Việt Nam hoặc do đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện chở bay trong, ngoài lãnh thổ Việt Nam. Qua đó, chuyên cơ được sử dụng riêng biệt chở các nguyên thủ quốc gia di chuyển trong lãnh thổ Việt Nam hoặc công du nước ngoài. Còn chuyên khoang là chuyến bay thương mại được thuê một phần hoặc toàn bộ để chở nguyên thủ quốc gia. 2. Nguyên tắc khi sử dụng chuyên cơ, chuyên khoan Vì đây là hình thức vận chuyển chính của người đứng đầu một nước vì vậy phải đảm bảo tuyệt đối về vấn đề an ninh, bí mật và nghi lễ trang trọng. Theo Điều 3 Nghị định 96/2021/NĐ-CP chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phải đảm bảo các nguyên tắc sau: (1) Bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối. (2) Bảo đảm tiêu chuẩn chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định. (3) Bảo đảm bí mật Kế hoạch đảm bảo an ninh cho đối tượng chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định của pháp luật. (4) Bảo đảm nghi lễ đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định. 3. Những ai được sử dụng chuyên cơ, chuyên khoang? Như đã nhắc trước đó, đối tượng sử dụng chuyên cơ, chuyên khoan là các nguyên thủ quốc gia. Họ là những người đứng đầu các cấp nhà nước. Nhưng tại Việt Nam đối tượng sử dụng được quy định tại Điều 4 Nghị định 96/2021/NĐ-CP bao gồm: - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Đối tượng được quy định tại Điều 8 Nghị định 96/2021/NĐ-CP. Trường hợp tại Điều 8 Nghị định 96/2021/NĐ-CP quy định như sau: Tiêu chuẩn, quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được áp dụng đối với các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài chở người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ các nước thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân tại Việt Nam. 4. Thông báo về chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang Cụ thể tại Điều 7 Nghị định 96/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như sau: (1) Thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam được thực hiện bằng văn bản gồm có các nội dung sau: - Đối tượng được phục vụ và số lượng, thành phần đoàn. - Hành trình chuyến bay. - Hãng hàng không của Việt Nam hoặc đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được đặt hàng hoặc giao thực hiện chuyến bay. - Yêu cầu về nghi lễ đón, tiễn. - Yêu cầu về bảo đảm an ninh, quốc phòng và các yêu cầu cụ thể khác. (2) Thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam được gửi tới các cơ quan, đơn vị sau: Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang do hãng hàng không của Việt Nam thực hiện vận chuyển nội địa: - Bộ Công an (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ). - Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam). - Bộ Quốc phòng (Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không - Không quân). - Doanh nghiệp được đặt hàng thực hiện chuyến bay. Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang do hãng hàng không của Việt Nam thực hiện vận chuyển quốc tế: - Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước). - Bộ Công an (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ). - Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam). - Bộ Quốc phòng (Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không - Không quân). - Doanh nghiệp được đặt hàng thực hiện chuyến bay. Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang do đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện vận chuyển nội địa: - Bộ Quốc phòng. - Bộ Công an (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ). - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang do đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện vận chuyển quốc tế: - Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước). - Bộ Công an (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ). - Bộ Quốc phòng. - Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam). - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. (3) Thời hạn gửi văn bản thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như sau: - Đối với các chuyến bay chuyên cơ: Tối thiểu 05 ngày trước ngày dự định thực hiện chuyến bay đối với bay nội địa; tối thiểu 10 ngày trước ngày dự định thực hiện chuyến bay đối với bay quốc tế; trừ trường hợp đặc biệt. - Đối với các chuyến bay chuyên khoang: Tối thiểu 24 giờ trước giờ dự định cất cánh của chuyến bay đối với bay nội địa; tối thiểu 05 ngày trước ngày dự định thực hiện chuyến bay đối với bay quốc tế; trừ trường hợp đặc biệt. - Đối với chuyến bay chuyên cơ do đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện: Tối thiểu 05 ngày trước ngày dự định thực hiện chuyến bay; trừ trường hợp đặc biệt. (4) Thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam được coi là hình thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng hoặc đặt hàng đối với các hãng hàng không của Việt Nam. Như vậy, có thể thấy chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang dùng để vận chuyển các nguyên thủ quốc gia đi công tác không chỉ là một hình thức thông thường vì nó liên quan đến nhiều vấn đề về an toàn, an ninh và còn là nghi thức đón tiếp trang trọng có trong các chuyến công du.
Các nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 18/2022/NĐ-CP thì các nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức được tiến hành như sau: "Điều 8. Đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức 1. Đón đoàn tại sân bay: a) Thành phần: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước và Vụ trưởng Vụ khu vực thuộc Bộ Ngoại giao; b) Nghi thức: Trải thảm đỏ từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ quốc gia nước khách; Bố trí đội hình tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ quốc gia nước khách; Tặng hoa Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân. 2. Lễ đón chính thức: a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón chính thức; b) Thành phần: Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước (nếu Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách đi cùng), Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp; c) Nghi thức đón và duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam: thực hiện như đối với Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước quy định tại mục c, d, đ khoản 2 Điều 6 Nghị định này nhưng không bắn đại bác khi cử Quốc thiều hai nước; d) Trong trường hợp thời tiết không thuận lợi, lễ đón chính thức được tổ chức tại Nhà Quốc hội. Không diễu binh sau khi duyệt Đội danh dự. 3. Gặp hẹp và Hội đàm chính thức: a) Chủ tịch nước và Nguyên thủ quốc gia nước khách gặp hẹp trước khi hội đàm theo thỏa thuận của hai bên; b) Chủ tịch nước và Nguyên thủ quốc gia nước khách đồng chủ trì hội đàm; c) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức của đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm; d) Trong thời gian gặp hẹp và hội đàm, bố trí gác tiêu binh danh dự. 4. Tiếp xúc cấp cao: Thu xếp Nguyên thủ quốc gia nước khách tiếp xúc cấp cao với Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và một số lãnh đạo khác theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm. 5. Chiêu đãi chính thức: a) Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi; b) Trải thảm đỏ từ cửa phòng tiệc đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ quốc gia nước khách. Bố trí đội hình tiêu binh danh dự tại sảnh; gác tiêu binh danh dự; c) Thành phần dự: Phía Việt Nam: Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước (nếu Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách đi cùng); các thành viên tham gia lễ đón, hội đàm chính thức, các nguyên Đại sứ Việt Nam tại nước khách. Trong trường hợp cần thiết, mời một số, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều hợp tác với nước khách cùng dự; Phía khách: các thành viên chính thức, một số tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao nước khách; d) Nghi thức: Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng; Nguyên thủ quốc gia nước khách đáp từ; đ) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại tiệc chiêu đãi. 6. Tiễn đoàn tại sân bay: thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón."
Lễ đón cấp nhà nước Nguyên thủ quốc gia các nước khi đến thăm Việt Nam
Gần đây, Chính phủ có ban hành Nghị định 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại, theo đó có quy định về việc đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm nội bộ, thăm cá nhân, quá cảnh; đón, tiếp Bộ trưởng, Trưởng các cơ quan của Nghị viện hoặc cấp tương đương và một số đoàn khách quốc tế khác;… Lễ đón cấp nhà nước Nguyên thủ quốc gia các nước khi đến thăm Việt Nam cũng được quy định khá chi tiết tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này: * Chủ tịch nước chủ trì lễ đón; * Thành phần: Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước (nếu Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách đi cùng), Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng tháp tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại nước khách; lãnh đạo các bộ, ngành tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp; * Nghi thức đón: Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân đón Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân tại nơi đỗ xe của Nguyên thủ quốc gia nước khách; Thiếu nhi tặng hoa Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân; Thiếu nhi vẫy cờ hai nước; * Nghi thức duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam: Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách bước lên bục danh dự; Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam; Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam; bắn 21 loạt đại bác khi cử Quốc thiều hai nước theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo đề án được duyệt; Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào, báo cáo và mời Nguyên thủ quốc gia nước khách duyệt Đội danh dự; Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách duyệt Đội danh dự; Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ quốc gia nước khách; Chủ tịch nước giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân. Nguyên thủ quốc gia nước khách giới thiệu các thành viên đoàn chính thức với Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân; Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước giới thiệu một số Đại sứ (nếu được mời) với hai Nguyên thủ quốc gia và Phu nhân hoặc Phu quân; Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách trở lại bục danh dự. Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách được mời vào vị trí phía sau bục danh dự; Đội danh dự diễu binh; * Sau lễ đón, Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân chụp ảnh lưu niệm; Chủ tịch nước và Nguyên thủ quốc gia nước khách vào phòng Gặp hẹp hoặc phòng Hội đàm cấp nhà nước. Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước tiếp riêng Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách; Bố trí đội hình tiêu binh danh dự tại sảnh chính; * Trong trường hợp thời tiết không thuận lợi, lễ đón chính thức được tổ chức tại Nhà Quốc hội. Không bắn đại bác khi cử Quốc thiều hai nước. Không diễu binh sau khi duyệt Đội danh dự. Nghị định 18/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/4/2022.
Phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị ra sao?
Khi nhắc đến Tòa Hình sự Quốc tế, người ta thường được biết đến là nơi xét xử những bản án làm rung động thế giới như các tội phạm chiến tranh, diệt chủng thuộc Đức Quốc xã, Nhật Bản vào thời kỳ trước. Thì mới đây, Tòa hình sự đã phát lệnh bắt khẩn cấp Tổng thống Nga với nhiều cáo buộc cho rằng ông chịu trách nhiệm trực tiếp cho phép quân sự nước này di chuyển trẻ em Ukraine ra ngoài lãnh thổ. Vậy phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị ra sao? 1. Tòa Hình sự Quốc tế là gì? Tòa Hình sự Quốc tế (International Criminal Court) được Liên Hợp Quốc thành lập dựa trên Quy chế Rome vào năm 1998. Trong đó, có 120 phiếu ủng hộ, 7 phiếu chống và 21 quốc gia không tham gia bỏ phiếu. Đa phần Tòa hình sự Quốc tế sẽ tổ chức xét xử, thi hành các bản án và hợp tác trong lĩnh vực hình sự. Đặc biệt nhấn mạnh đến những nguyên tắc của luật hình sự quốc tế. Tòa sẽ thực hiện các chức năng và quyền hạn của mình trên lãnh thổ của quốc gia thành viên Quy chế bất kỳ, các quốc gia tham gia không được phép bảo lưu đối với bất kỳ điều khoản nào trong Quy chế. Lưu ý, Tòa Hình sự sẽ căn cứ vào những thỏa thuận riêng, trên lãnh thổ của một quốc gia khác không phải là thành viên của Quy chế. 2. Tòa Hình sự Quốc tế có được bắt nguyên thủ quốc gia? Tòa Hình sự Quốc tế được thành lập và phát triển bởi Liên Hợp Quốc vì vậy sẽ có nước tham gia hoặc không tham gia. Các nước không tham gia có quyền từ chối các điều khoản được quy định bởi Tòa. Tòa Hình sự Quốc tế chủ yếu nhắm đến các đối tượng đặc biệt nguy hiểm không chỉ trong nước mà còn ở đa quốc gia. Tòa có thiết chế độc lập với các Tòa án hình sự trong nước, thẩm quyền xét xử của Tòa là sự ‘bổ trợ” (Complementarity) đối với thẩm quyền xét xử của các Tòa án trong nước. Thông thường nguyên thủ quốc gia lại được miễn trừ trách nhiệm hình sự căn cứ vào Hiến pháp của nước sở tại. Mà Tòa Hình sự Quốc tế không phải là một cấp xét xử cao hơn so với các Tòa trong nước. Hoặc là một Tòa phúc thẩm đối với các Tòa án quốc gia nên không có thẩm quyền tác động đến quy định của các quốc gia nên không thể bắt nguyên thủ quốc gia theo luật dẫn độ. 3. Giá trị phán quyết của Tòa Hình sự quốc tế Từ những dữ liệu trên cho thấy Tòa Hình sự Quốc tế là một chủ thể của Luật quốc tế, Tòa án do các quốc gia độc lập có chủ quyền thỏa thuận thành lập nên với mục đích ngăn ngừa và trừng trị những hành vi nguy hiểm nhất xâm phạm đến cộng đồng quốc tế nói chung. Tư cách chủ thể của Tòa độc lập với các quốc gia thành viên và hoạt động của Tòa căn cứ trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Tòa Hình sự là một thiết chế và vị trí pháp lý độc lập so với LHQ, điều đó thể hiện không chỉ ở cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn mà còn nguồn tài chính được đóng góp từ phía các thành viên chứ không phải sự hỗ trợ tài chính từ phía LHQ. Đối tượng chịu sự xét xử của Tòa là các cá nhân, điểm này giúp phân biệt với Tòa án Công lý quốc tế ở chỗ. Tòa án Công lý quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế mà thôi. Do đó Tòa án Công lý quốc tế không chấp nhận những vụ việc mà một bên hoặc các bên là những cá nhân. Như vậy, phán quyết của Tòa Hình sự Quốc tế có giá trị độc lập với chủ thể là một tổ chức được hoạt động dựa trên sự công nhận của các thành viên tham gia và công nhận. Còn đối với các quốc gia không là thành viên và không có giao kết điều ước quốc tế có liên quan đến Tòa sẽ không phải chịu trách nhiệm thi hành phán quyết của Tòa này.
Một số quy định thú vị về chuyên cơ của nguyên thủ quốc gia
Chuyên cơ, chuyên khoang là hình thức vận tải bằng đường hàng không dành cho các nguyên thủ quốc gia, với độ bảo mật an ninh cao cũng như kiểm soát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các lãnh đạo cấp cao đứng đầu của một nước. Có thể kể đến các nước có chuyên cơ đặc biệt dành riêng cho các nguyên thủ quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nga cùng với nghi thức chào đón trịnh trọng. Vậy bạn có biết chuyên cơ dành cho nguyên thủ quốc gia Việt Nam được quy định thế nào? 1. Chuyên cơ, chuyên khoan được hiểu thế nào? Theo đó, chuyến bay chuyên cơ được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 96/2021/NĐ-CP là chuyến bay sử dụng tàu bay riêng biệt chở một trong các lãnh đạo đứng đầu của một nước và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo. Bên cạnh đó, nguyên thủ quốc gia cũng có thể sử dụng chuyến bay chuyên khoang (toàn bộ hoặc một phần) là chuyến bay vận chuyển thương mại được các cơ quan có thẩm quyền mua vé, xác nhận chỗ. Chuyến bay chuyên khoang hiện nay được các nguyên thủ quốc gia Việt Nam ưu tiên lựa chọn vì tính tiện lợi, tiết kiệm tài nguyên và cũng là hình thức vận chuyển được sử dụng nhiều. Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam là chuyến bay do hãng hàng không của Việt Nam hoặc do đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện chở bay trong, ngoài lãnh thổ Việt Nam. Qua đó, chuyên cơ được sử dụng riêng biệt chở các nguyên thủ quốc gia di chuyển trong lãnh thổ Việt Nam hoặc công du nước ngoài. Còn chuyên khoang là chuyến bay thương mại được thuê một phần hoặc toàn bộ để chở nguyên thủ quốc gia. 2. Nguyên tắc khi sử dụng chuyên cơ, chuyên khoan Vì đây là hình thức vận chuyển chính của người đứng đầu một nước vì vậy phải đảm bảo tuyệt đối về vấn đề an ninh, bí mật và nghi lễ trang trọng. Theo Điều 3 Nghị định 96/2021/NĐ-CP chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phải đảm bảo các nguyên tắc sau: (1) Bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối. (2) Bảo đảm tiêu chuẩn chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định. (3) Bảo đảm bí mật Kế hoạch đảm bảo an ninh cho đối tượng chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định của pháp luật. (4) Bảo đảm nghi lễ đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định. 3. Những ai được sử dụng chuyên cơ, chuyên khoang? Như đã nhắc trước đó, đối tượng sử dụng chuyên cơ, chuyên khoan là các nguyên thủ quốc gia. Họ là những người đứng đầu các cấp nhà nước. Nhưng tại Việt Nam đối tượng sử dụng được quy định tại Điều 4 Nghị định 96/2021/NĐ-CP bao gồm: - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Đối tượng được quy định tại Điều 8 Nghị định 96/2021/NĐ-CP. Trường hợp tại Điều 8 Nghị định 96/2021/NĐ-CP quy định như sau: Tiêu chuẩn, quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được áp dụng đối với các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài chở người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ các nước thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân tại Việt Nam. 4. Thông báo về chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang Cụ thể tại Điều 7 Nghị định 96/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như sau: (1) Thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam được thực hiện bằng văn bản gồm có các nội dung sau: - Đối tượng được phục vụ và số lượng, thành phần đoàn. - Hành trình chuyến bay. - Hãng hàng không của Việt Nam hoặc đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được đặt hàng hoặc giao thực hiện chuyến bay. - Yêu cầu về nghi lễ đón, tiễn. - Yêu cầu về bảo đảm an ninh, quốc phòng và các yêu cầu cụ thể khác. (2) Thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam được gửi tới các cơ quan, đơn vị sau: Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang do hãng hàng không của Việt Nam thực hiện vận chuyển nội địa: - Bộ Công an (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ). - Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam). - Bộ Quốc phòng (Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không - Không quân). - Doanh nghiệp được đặt hàng thực hiện chuyến bay. Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang do hãng hàng không của Việt Nam thực hiện vận chuyển quốc tế: - Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước). - Bộ Công an (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ). - Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam). - Bộ Quốc phòng (Cục Tác chiến, Quân chủng Phòng không - Không quân). - Doanh nghiệp được đặt hàng thực hiện chuyến bay. Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang do đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện vận chuyển nội địa: - Bộ Quốc phòng. - Bộ Công an (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ). - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang do đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện vận chuyển quốc tế: - Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước). - Bộ Công an (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ). - Bộ Quốc phòng. - Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam). - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. (3) Thời hạn gửi văn bản thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như sau: - Đối với các chuyến bay chuyên cơ: Tối thiểu 05 ngày trước ngày dự định thực hiện chuyến bay đối với bay nội địa; tối thiểu 10 ngày trước ngày dự định thực hiện chuyến bay đối với bay quốc tế; trừ trường hợp đặc biệt. - Đối với các chuyến bay chuyên khoang: Tối thiểu 24 giờ trước giờ dự định cất cánh của chuyến bay đối với bay nội địa; tối thiểu 05 ngày trước ngày dự định thực hiện chuyến bay đối với bay quốc tế; trừ trường hợp đặc biệt. - Đối với chuyến bay chuyên cơ do đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện: Tối thiểu 05 ngày trước ngày dự định thực hiện chuyến bay; trừ trường hợp đặc biệt. (4) Thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam được coi là hình thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng hoặc đặt hàng đối với các hãng hàng không của Việt Nam. Như vậy, có thể thấy chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang dùng để vận chuyển các nguyên thủ quốc gia đi công tác không chỉ là một hình thức thông thường vì nó liên quan đến nhiều vấn đề về an toàn, an ninh và còn là nghi thức đón tiếp trang trọng có trong các chuyến công du.
Các nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 18/2022/NĐ-CP thì các nghi lễ đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức được tiến hành như sau: "Điều 8. Đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức 1. Đón đoàn tại sân bay: a) Thành phần: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Chủ tịch nước và Vụ trưởng Vụ khu vực thuộc Bộ Ngoại giao; b) Nghi thức: Trải thảm đỏ từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ quốc gia nước khách; Bố trí đội hình tiêu binh danh dự đứng hai bên thảm từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ quốc gia nước khách; Tặng hoa Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân. 2. Lễ đón chính thức: a) Chủ tịch nước chủ trì lễ đón chính thức; b) Thành phần: Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước (nếu Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách đi cùng), Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ Việt Nam tại nước khách, lãnh đạo các bộ, ngành tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp; c) Nghi thức đón và duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam: thực hiện như đối với Nguyên thủ quốc gia thăm cấp nhà nước quy định tại mục c, d, đ khoản 2 Điều 6 Nghị định này nhưng không bắn đại bác khi cử Quốc thiều hai nước; d) Trong trường hợp thời tiết không thuận lợi, lễ đón chính thức được tổ chức tại Nhà Quốc hội. Không diễu binh sau khi duyệt Đội danh dự. 3. Gặp hẹp và Hội đàm chính thức: a) Chủ tịch nước và Nguyên thủ quốc gia nước khách gặp hẹp trước khi hội đàm theo thỏa thuận của hai bên; b) Chủ tịch nước và Nguyên thủ quốc gia nước khách đồng chủ trì hội đàm; c) Thành phần tham dự phía Việt Nam tương ứng với thành phần chính thức của đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm; d) Trong thời gian gặp hẹp và hội đàm, bố trí gác tiêu binh danh dự. 4. Tiếp xúc cấp cao: Thu xếp Nguyên thủ quốc gia nước khách tiếp xúc cấp cao với Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và một số lãnh đạo khác theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của chuyến thăm. 5. Chiêu đãi chính thức: a) Chủ tịch nước chủ trì tiệc chiêu đãi; b) Trải thảm đỏ từ cửa phòng tiệc đến nơi đỗ xe của Nguyên thủ quốc gia nước khách. Bố trí đội hình tiêu binh danh dự tại sảnh; gác tiêu binh danh dự; c) Thành phần dự: Phía Việt Nam: Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước (nếu Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách đi cùng); các thành viên tham gia lễ đón, hội đàm chính thức, các nguyên Đại sứ Việt Nam tại nước khách. Trong trường hợp cần thiết, mời một số, nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều hợp tác với nước khách cùng dự; Phía khách: các thành viên chính thức, một số tùy tùng, đại diện doanh nghiệp (nếu có) và một số cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao nước khách; d) Nghi thức: Chủ tịch nước đọc diễn văn chào mừng; Nguyên thủ quốc gia nước khách đáp từ; đ) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại tiệc chiêu đãi. 6. Tiễn đoàn tại sân bay: thành phần và nghi lễ thực hiện như khi đón."
Lễ đón cấp nhà nước Nguyên thủ quốc gia các nước khi đến thăm Việt Nam
Gần đây, Chính phủ có ban hành Nghị định 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại, theo đó có quy định về việc đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm nội bộ, thăm cá nhân, quá cảnh; đón, tiếp Bộ trưởng, Trưởng các cơ quan của Nghị viện hoặc cấp tương đương và một số đoàn khách quốc tế khác;… Lễ đón cấp nhà nước Nguyên thủ quốc gia các nước khi đến thăm Việt Nam cũng được quy định khá chi tiết tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này: * Chủ tịch nước chủ trì lễ đón; * Thành phần: Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước (nếu Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách đi cùng), Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng tháp tùng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại nước khách; lãnh đạo các bộ, ngành tương ứng với thành phần đoàn khách và yêu cầu đón, tiếp; * Nghi thức đón: Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân đón Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân tại nơi đỗ xe của Nguyên thủ quốc gia nước khách; Thiếu nhi tặng hoa Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân; Thiếu nhi vẫy cờ hai nước; * Nghi thức duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam: Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách bước lên bục danh dự; Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách được mời đến vị trí đầu hàng các quan chức Việt Nam; Quân nhạc cử Quốc thiều nước khách và Quốc thiều Việt Nam; bắn 21 loạt đại bác khi cử Quốc thiều hai nước theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo đề án được duyệt; Đội trưởng Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam chào, báo cáo và mời Nguyên thủ quốc gia nước khách duyệt Đội danh dự; Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách duyệt Đội danh dự; Đội danh dự chúc sức khỏe Nguyên thủ quốc gia nước khách; Chủ tịch nước giới thiệu các quan chức Việt Nam tham gia lễ đón với Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân. Nguyên thủ quốc gia nước khách giới thiệu các thành viên đoàn chính thức với Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân; Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước giới thiệu một số Đại sứ (nếu được mời) với hai Nguyên thủ quốc gia và Phu nhân hoặc Phu quân; Chủ tịch nước cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách trở lại bục danh dự. Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách được mời vào vị trí phía sau bục danh dự; Đội danh dự diễu binh; * Sau lễ đón, Chủ tịch nước và Phu nhân hoặc Phu quân cùng Nguyên thủ quốc gia nước khách và Phu nhân hoặc Phu quân chụp ảnh lưu niệm; Chủ tịch nước và Nguyên thủ quốc gia nước khách vào phòng Gặp hẹp hoặc phòng Hội đàm cấp nhà nước. Phu nhân hoặc Phu quân Chủ tịch nước tiếp riêng Phu nhân hoặc Phu quân Nguyên thủ quốc gia nước khách; Bố trí đội hình tiêu binh danh dự tại sảnh chính; * Trong trường hợp thời tiết không thuận lợi, lễ đón chính thức được tổ chức tại Nhà Quốc hội. Không bắn đại bác khi cử Quốc thiều hai nước. Không diễu binh sau khi duyệt Đội danh dự. Nghị định 18/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/4/2022.