Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ?
Có những dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ nào? Nguyên nhân, cách phòng tránh và nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ là gì? Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ là gì? Trước đây bệnh đột quỵ thường xảy ra ở những người lớn tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây càng ngày càng có nhiều người trẻ bị đột quỵ do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ thường gặp: - Đau đầu dữ dội: Cơn đau đầu xuất hiện một cách đột ngột và có thể kéo dài, đây là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sắp xảy ra. - Mặt không đều: Khuôn mặt có thể bị mất cân đối, một bên có thể chảy xệ hoặc cười méo mó, điều này là dấu hiệu của đột quỵ. - Khó nói: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu lời nói, điều này cảnh báo khả năng xảy ra đột quỵ - Mất thăng bằng: Cảm giác chóng mặt, khó giữ thăng bằng và sự phối hợp giảm sút có thể chỉ ra nguy cơ đột quỵ. - Tê yếu một bên cơ thể: Nếu cảm thấy tê liệt hoặc yếu ở một bên của cơ thể thì hãy chú ý vì đây có thể là dấu hiệu của sự chuẩn bị cho cơn đột quỵ. Theo đó, có thể kể đến một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sắp xảy ra như trên, người đọc có thể tham khảo. Ngoài ra cũng còn những dấu hiệu khác, mọi người cần hết sức lưu ý khi sức khoẻ có sự bất thường bởi đột quỵ là một bệnh không lường trước được và có thể tước đoạt mạng sống con người trong tíc tắc. Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ? Có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ như sau: - Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ. Và cũng bởi nguyên nhân này mà trước đây các bệnh nhân đột quỵ thường là những người lớn tuổi - đối tượng phổ biến có bệnh lý cao huyết áp. - Bệnh tim: Các vấn đề như nhịp tim không đều (rung nhĩ), bệnh van tim có thể dẫn đến đột quỵ. - Đái tháo đường: Tăng đường huyết có thể làm tổn thương mạch máu. - Hút thuốc lá: Gây hại cho mạch máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Cholesterol cao: Tích tụ mỡ trong động mạch có thể dẫn đến tắc nghẽn. - Béo phì: Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. - Lối sống ít vận động: Việc thiếu hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Tiền sử gia đình: Nếu có người thân từng bị đột quỵ, nguy cơ của bạn cũng cao hơn vì bệnh đột quỵ cũng có thể di truyền. Theo đó, để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả thì có thể thực hiện các biện pháp sau: - Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế muối, đường, chất béo bão hòa. - Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần, như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe. - Kiểm soát huyết áp: Theo dõi và duy trì huyết áp trong mức an toàn, sử dụng thuốc nếu cần theo chỉ định của bác sĩ. - Quản lý đường huyết: Đối với người mắc tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết rất quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. - Không hút thuốc và hạn chế uống rượu: Hút thuốc lá và uống rượu quá mức đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Giảm căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền hoặc các hoạt động giải trí. - Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ. - Uống đủ nước: Giữ cho cơ thể luôn đủ nước để hỗ trợ chức năng tim mạch và tuần hoàn. Như vậy, trên đây là một số nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ. Tuy nhiên không phải cứ phòng tránh là mọi người có thể chủ quan mà cần chú ý vấn đề sức khỏe của mình, khi có dấu hiệu lạ thì nên đi thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác nhất. Thông tin mang tính chất tham khảo Nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ là gì? Theo Điều 3 Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ như sau: - Đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần. - Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ. Như vậy, khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ sẽ tuân theo các nguyên tắc chung quy định trên.
03 nguyên nhân có thể khiến hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh
Hộ chiếu là giấy tờ không thể thiếu khi thực hiện các chuyến đi quốc tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc xuất cảnh và nhập cảnh cũng diễn ra suôn sẻ. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh tại các quốc gia. Bài viết này sẽ chỉ ra 03 nguyên nhân chính thường gặp. Việc hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh có thể gây ra những phiền phức, làm mất nhiều thời gian và rắc rối lớn cho người sử dụng. Dưới đây là 03 nguyên nhân khiến hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh. (1) 03 nguyên nhân có thể khiến hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh - Hộ chiếu không hợp lệ hoặc hết hạn + Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh là do hộ chiếu không còn hiệu lực hoặc đã hết hạn. Nhiều quốc gia yêu cầu hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh. Thời hạn của hộ chiếu Việt Nam được quy định tại Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau: + Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm. + Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau: Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. - Hộ chiếu bị nhòe, bị mờ Hộ chiếu là giấy tờ sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Hộ chiếu yêu cầu thông tin phải thật chính xác, rõ ràng. Các thông tin quan trọng để các bộ phận kiểm tra, đối chiếu thông tin như: + Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính. +Ảnh cá nhân của người sở hữu. + Nơi sinh, cơ quan cấp hộ chiếu, nơi cấp hộ chiếu. + Thời hạn sử dụng. Các quốc gia có quy định rất nghiêm ngặt về việc kiểm tra tình trạng vật lý của hộ chiếu để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp trong việc nhập cảnh. Hộ chiếu bị nhòe ảnh có thể khiến việc xác minh danh tính trở nên khó khăn, dẫn đến việc bị từ chối xuất cảnh hoặc nhập cảnh tại các quốc gia. - Sổ trang trắng trên hộ chiếu còn ít Không ít quốc gia từ chối việc nhập cảnh bởi vì trang trắng còn lại trên hộ chiếu quá ít. Các nước sẽ có những quy định khác nhau về số trang trống. Người dân có thể tham khảo yêu cầu số trang của một số nước dưới đây: Chẳng hạn như nước Đức, Áo, Canada sẽ yêu cầu tối thiểu còn 1 trang trống để đóng dấu. + Thụy Điển, Na Uy, Trung Quốc, Singapore yêu cầu 2 trang trống. + Nga yêu cầu còn 4 trang trống. Lưu ý: Thông tin về số trang trên đây chỉ mang tính tham khảo. Xem thêm bài viết:Hộ chiếu bị nhòe ảnh có thể sử dụng để xuất cảnh được không? (2) Trình tự thực hiện tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu Hồ sơ bao gồm: - Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin Tải tờ khai cấp hộ chiếu tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/27/to-khai-cap-ho-chieu.doc - 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 - Xuất trình chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Trình tự thực hiện tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu Bước 1: Nhập đầy đủ thông tin tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu. Bước 2: In tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (tại nhà hoặc tại nơi nộp hồ sơ). Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa thông tin đã khai Bước 4: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ (nếu có nhu cầu). Bước 5: Đến nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh. - Người khai thông tin phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung đã khai. - Đối với trường hợp gửi hồ sơ đề nghị cấp lại hộ chiếu qua đường Bưu điện, trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi đề nghị cấp hộ chiếu hoặc trường hợp ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu, sau khi khai tờ khai điện tử người đề nghị phải in tờ khai và dán ảnh vào tờ khai để lấy xác nhận và giáp lai ảnh của Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác. - Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu có thể chụp ảnh bằng cách liên hệ với cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép. Tóm lại, trên đây là 03 nguyên nhân có thể khiến hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh. Mỗi quốc gia có những quy định nhập cảnh riêng, người dân cần chú ý để tránh việc bị từ chối nhập cảnh ngay tại cửa khẩu. Người có nhu cầu cấp đổi hộ chiếu có thể chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo những bước hướng dẫn ở trên.
Tập trung tăng cường PCCC đối với nhà cho thuê trọ theo Chỉ thị 19/CT-TTG
Ngày 24/6/2024, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị 19/CT-TTG. Chỉ thị tập trung tăng cường PCCC đối với nhà cho thuê trọ Thời gian qua, tình hình cháy, nổ có chiều hướng diễn biến phức tạp, khó lường, liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản; điển hình như vụ cháy nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ gây thiệt hại về người và tiền của. (1) Nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn, nhiều vụ cháy nổ Tình hình cháy, nổ xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Theo chỉ thị 19/CT-TTG có một số nguyên nhân chủ yếu như sau: - Tại một số địa phương, điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông, nguồn nước còn nhiều bất cập, quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch nơi ở cho người lao động khi xây dựng các khu công nghiệp. - Tại một số nơi, chính quyền địa phương còn buông lỏng, chưa làm hết trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về xây dựng, về phòng cháy chữa cháy. - Nhận thức, ý thức của một bộ phận người dân về công tác phòng cháy chữa cháy còn hạn chế. - Tình trạng vi phạm quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy còn phổ biến, nhất là tại các nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini) như tự ý thiết kế nâng tầng, xây dựng, cải tạo, chuyển đổi công năng không đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt là các điều kiện an toàn về thoát nạn, ngăn cháy; không trang bị các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra. - Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng phòng cháy chữa cháy, thoát nạn chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về phòng cháy chữa cháy đối với một số đối tượng nhà và công trình còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. Xem và tải Chỉ thị 19/CT-TTg tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/26/19ct.signed.pdf (2) Tập trung tăng cường PCCC đối với nhà cho thuê trọ Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tình hình cháy, nổ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra, theo chỉ thị 19/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện việc rà soát,sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản pháp luật cũng như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC: - Bổ sung quy định cụ thể trong luật về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh +Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ). + Đối với Bộ trưởng Bộ Công An: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, bổ sung quy định cụ thể trong dự án Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. + Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo đơn vị chức năng chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công an và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng và công bố tài liệu kỹ thuật hướng dẫn giải pháp cấp thiết tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) phù hợp với thực tiễn, hoàn thành trước ngày 15/7/2024. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC + Đối với Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người dân để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm tham gia vào công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Gắn phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy với phong trào xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa; nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. + Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tăng cường thời lượng, ưu tiên bố trí khung giờ có nhiều người theo dõi để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cảnh báo nguy cơ cháy xảy ra tại các loại hình cơ sở, nhất là nhà ở có nhiều tầng, nhiều căn hộ. - Ngăn chặn nguyên nhân, điều kiện dẫn đến cháy, nổ + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời sơ hở, bất cập trong công tác phòng cháy chữa cháy nhằm phòng ngừa, ngăn chặn triệt để các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến cháy, nổ đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. + Yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo ngành Điện thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn từng cơ quan, tổ chức, hộ gia đình các biện pháp quản lý, sử dụng điện an toàn, khắc phục tình trạng sử dụng điện không đúng cách, không đúng yêu cầu của nhà sản xuất, hạn chế tối đa cháy, nổ do điện gây ra. + Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức rà soát, kiểm tra, phân loại, hướng dẫn các giải pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini), nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ); Yêu cầu người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình phải cam kết, có lộ trình thực hiện các giải pháp tăng cường phòng cháy, chữa cháy do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đã ban hành và phải hoàn thành thực hiện các giải pháp trước ngày 30/3/2025. Sau thời gian trên, nếu không tổ chức thực hiện phải dừng hoạt động cho đến khi thực hiện xong. Xem và tải Chỉ thị 19/CT-TTg tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/26/19ct.signed.pdf Tóm lại, Chỉ thị 19/CT-TTG được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 24/6/2024 chỉ đạo tăng cường công tác PCCC đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh ( kể cả nhà ở cho thuê trọ). Tập trung bổ sung quy định cụ thể trong luật về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, ngăn chặn các nguyên nhân gây ra cháy nổ và tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật người dân.
Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân khiến hơn 500 người bị ngộ độc ở Đồng Nai
Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Nếu không được điều trị sớm có nguy cơ sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. >> Xem thêm bài viết: Từ vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai, bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt thế nào? Tiếp nhận hơn 500 ca ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Tối ngày 07/5/2024, Sở Y tế Đồng Nai đã thông tin về nguyên nhân gây ngộ độc sau ăn bánh mì tại tiệm bánh Cô Băng (địa chỉ 148/18 Trần Quang Diệu, KP 2, phường Xuân Bình, TP Long Khánh). Hiện tại, đã ghi nhận có 547 trường hợp nhập viện, trong đó 466 trường hợp đã xuất viện tiếp tục theo dõi tại nhà, còn 81 trường hợp theo dõi điều trị tại bệnh viện. Ca bệnh tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục có tiến triển tốt, sinh hiệu ổn định, hết sốt, dự kiến cai máy thở trong 1-2 ngày tới; các trường hợp nặng khác sức khỏe cũng đã ổn định. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở bánh mì nêu trên khi vụ ngộ độc xảy ra do Viện Y tế công cộng TPHCM thực hiện ghi nhận 04/08 mẫu thực phẩm như pate, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua, có kết quả phát hiện vi khuẩn Salmonella. Qua phân tích các kết quả xét nghiệm trên có thể kết luận nguyên nhân ra vụ gây ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn Salmonella nguy hiểm như thế nào? Salmonella là loại vi khuẩn đường ruột không hình thành bào tử, chủ yếu di chuyển bằng roi quanh thân. Bệnh gây ra từ loại vi sinh vật này được gọi là bệnh nhiễm khuẩn Salmonella, gây khó chịu cho dạ dày- ruột, sốt, tiêu chảy và đau quặn bụng. Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường do ăn thịt sống, gia cầm, trứng hoặc các sản phẩm từ trứng, sữa chưa tiệt trùng. Thời gian ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi tiếp xúc đến lúc phát bệnh) có thể từ 6 giờ – 6 ngày. Thông thường, người bệnh bị nhiễm khuẩn Salmonella sẽ có xu hướng nhầm lẫn với chứng đau dạ dày thường gặp. Trong đó, một số dấu hiệu điển hình phải kể đến gồm: - Tiêu chảy - Đau quặn bụng - Sốt - Buồn nôn - Nôn mửa - Ớn lạnh - Đau đầu - Xuất hiện máu trong phân Các triệu chứng trên thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Trong đó, tiêu chảy thường xuất hiện khoảng 10 ngày nhưng có thể mất vài tháng trước khi ruột trở lại thói quen đại tiện ổn định. Nguyên nhân bị nhiễm khuẩn Salmonella có thể đến từ thực phẩm và nước có chứa nguồn lây bệnh, thực phẩm xử lý không đúng cách, nguồn lây từ vật nuôi và các động vật khác, hay các yếu tố về môi trường làm việc hay tiếp xúc với nguồn nhiễm khuẩn, bị lây khi đi du lịch,... Chủ tiệm bánh mì gây ngộ độc có thể bị xử lý thế nào? Theo khoản 6, khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ, điểm e khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm: - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức khi gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối cá nhân và 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức khi gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, người bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm cho người khác ngoài bị xử lý hành chính thì còn có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tùy theo tính chất nguy hiểm và hậu quả để lại của hành vi mà sẽ có các mức hình phạt khác nhau. Hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định. Theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: Chiều 07/5, Sở Y tế đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Phòng Nghiệp vụ, Thanh tra Sở Y tế để trao đổi những khó khăn, vướng mắc và đưa ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. >> Xem thêm bài viết: Từ vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai, bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt thế nào?
NGƯỜI VIỆT THÔNG MINH SAO ĐẤT NƯỚC VẪN NGHÈO?
Lần đầu tham gia vào năm 2013 PISA, Việt Nam với điểm số trung bình về toán học là 511 trên thang điểm tối đa 1000, xếp vị thứ 17, cao hơn nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, và Úc và không khác biệt đáng kể về mặt thống kê so với các nước Hà Lan, Estonia, Phần Lan, Canada, Ba Lan, Bỉ, Đức. Vậy Việt Nam giỏi, thế sao vẫn nghèo? 1/ Do chương trình đào tạo? Hiện nay, chương trình đào tạo của nước ta còn gây nhiều tranh cãi. Việc đưa quá nhiều kiến thức vào giảng dạy nhưng lại ít áp dụng trực tiếp vào thực tiễn. Bên cạnh đó, việc học quá nhiều lý luận nhưng lại thiếu sót về những kĩ năng cũng khiến cho các bạn trẻ mới ra trường làm khó khăn trong việc tìm kiếm và làm việc. Có những bạn đến lúc ra trường không biết gì về tin học, tiếng Anh, làm một cái cv thế nào, đơn xin việc ra sao. Như vậy, làm sao bạn có thể tiếp cận nhà tuyển dụng cũng như những phát triển của thế giới? 2/ Do gia đình? Một số gia đình hiện nay có suy nghĩ: “Chỉ học văn hóa giỏi (thậm chí là gò bó vào một số môn nhất định) mới là giỏi” cùng với tâm lý “con mình phải hơn con người ta”. Từ đó bắt ép con em phải học thêm môn này môn kia cho giỏi, mà không để em các tự phát triển những năng khiếu riêng. Rối đến khi các em thi Đại học cũng bắt phải vào trường danh tiếng để nở mày nở mặt. Việc học đối với các em như một nghĩa vụ, không hứng thú và đam mê. 3/ Do tâm lý? Đó là tâm lý thích an nhàn, dễ hài lòng, ngại rủi ro thử thách. Nhiều người có khả năng nhưng sợ thất bại nên lựa chọn một công việc ổn định, bình bình để sống, không bon chen. Ở một khía cạnh nào đó, đây là một tính tốt. Nhưng con người nếu an phận và thỏa mãn với hiện tại thì sẽ không thể phát triển được. 4/ Do những tiêu cực? Thực chất, lý do này không chỉ ở Việt Nam, nhưng có lẽ nước ta khá nhiều. Những người sống ích kỷ, tư lợi bản thân đã gây ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của một đất nước nói chung và những doanh nghiệp nói riêng. Chưa kể đến là tâm lý thích giấu nghề, không truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức mình biết được cho thế hệ sau… Tóm lại thì mình vẫn chưa thể giải thích được lý do vì sao Việt Nam thông minh nhưng lại nghèo. Không biết có quý thành viên DanLuat nào lý giải được vấn đề này hay không?
Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ?
Có những dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ nào? Nguyên nhân, cách phòng tránh và nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ là gì? Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ là gì? Trước đây bệnh đột quỵ thường xảy ra ở những người lớn tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây càng ngày càng có nhiều người trẻ bị đột quỵ do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ thường gặp: - Đau đầu dữ dội: Cơn đau đầu xuất hiện một cách đột ngột và có thể kéo dài, đây là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sắp xảy ra. - Mặt không đều: Khuôn mặt có thể bị mất cân đối, một bên có thể chảy xệ hoặc cười méo mó, điều này là dấu hiệu của đột quỵ. - Khó nói: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu lời nói, điều này cảnh báo khả năng xảy ra đột quỵ - Mất thăng bằng: Cảm giác chóng mặt, khó giữ thăng bằng và sự phối hợp giảm sút có thể chỉ ra nguy cơ đột quỵ. - Tê yếu một bên cơ thể: Nếu cảm thấy tê liệt hoặc yếu ở một bên của cơ thể thì hãy chú ý vì đây có thể là dấu hiệu của sự chuẩn bị cho cơn đột quỵ. Theo đó, có thể kể đến một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sắp xảy ra như trên, người đọc có thể tham khảo. Ngoài ra cũng còn những dấu hiệu khác, mọi người cần hết sức lưu ý khi sức khoẻ có sự bất thường bởi đột quỵ là một bệnh không lường trước được và có thể tước đoạt mạng sống con người trong tíc tắc. Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ? Có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ như sau: - Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ. Và cũng bởi nguyên nhân này mà trước đây các bệnh nhân đột quỵ thường là những người lớn tuổi - đối tượng phổ biến có bệnh lý cao huyết áp. - Bệnh tim: Các vấn đề như nhịp tim không đều (rung nhĩ), bệnh van tim có thể dẫn đến đột quỵ. - Đái tháo đường: Tăng đường huyết có thể làm tổn thương mạch máu. - Hút thuốc lá: Gây hại cho mạch máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Cholesterol cao: Tích tụ mỡ trong động mạch có thể dẫn đến tắc nghẽn. - Béo phì: Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. - Lối sống ít vận động: Việc thiếu hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Tiền sử gia đình: Nếu có người thân từng bị đột quỵ, nguy cơ của bạn cũng cao hơn vì bệnh đột quỵ cũng có thể di truyền. Theo đó, để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả thì có thể thực hiện các biện pháp sau: - Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế muối, đường, chất béo bão hòa. - Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần, như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe. - Kiểm soát huyết áp: Theo dõi và duy trì huyết áp trong mức an toàn, sử dụng thuốc nếu cần theo chỉ định của bác sĩ. - Quản lý đường huyết: Đối với người mắc tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết rất quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. - Không hút thuốc và hạn chế uống rượu: Hút thuốc lá và uống rượu quá mức đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. - Giảm căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền hoặc các hoạt động giải trí. - Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ. - Uống đủ nước: Giữ cho cơ thể luôn đủ nước để hỗ trợ chức năng tim mạch và tuần hoàn. Như vậy, trên đây là một số nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đột quỵ. Tuy nhiên không phải cứ phòng tránh là mọi người có thể chủ quan mà cần chú ý vấn đề sức khỏe của mình, khi có dấu hiệu lạ thì nên đi thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác nhất. Thông tin mang tính chất tham khảo Nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ là gì? Theo Điều 3 Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ như sau: - Đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần. - Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ. Như vậy, khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ sẽ tuân theo các nguyên tắc chung quy định trên.
03 nguyên nhân có thể khiến hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh
Hộ chiếu là giấy tờ không thể thiếu khi thực hiện các chuyến đi quốc tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc xuất cảnh và nhập cảnh cũng diễn ra suôn sẻ. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh tại các quốc gia. Bài viết này sẽ chỉ ra 03 nguyên nhân chính thường gặp. Việc hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh có thể gây ra những phiền phức, làm mất nhiều thời gian và rắc rối lớn cho người sử dụng. Dưới đây là 03 nguyên nhân khiến hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh. (1) 03 nguyên nhân có thể khiến hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh - Hộ chiếu không hợp lệ hoặc hết hạn + Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh là do hộ chiếu không còn hiệu lực hoặc đã hết hạn. Nhiều quốc gia yêu cầu hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh. Thời hạn của hộ chiếu Việt Nam được quy định tại Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau: + Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm. + Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau: Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. - Hộ chiếu bị nhòe, bị mờ Hộ chiếu là giấy tờ sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Hộ chiếu yêu cầu thông tin phải thật chính xác, rõ ràng. Các thông tin quan trọng để các bộ phận kiểm tra, đối chiếu thông tin như: + Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính. +Ảnh cá nhân của người sở hữu. + Nơi sinh, cơ quan cấp hộ chiếu, nơi cấp hộ chiếu. + Thời hạn sử dụng. Các quốc gia có quy định rất nghiêm ngặt về việc kiểm tra tình trạng vật lý của hộ chiếu để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp trong việc nhập cảnh. Hộ chiếu bị nhòe ảnh có thể khiến việc xác minh danh tính trở nên khó khăn, dẫn đến việc bị từ chối xuất cảnh hoặc nhập cảnh tại các quốc gia. - Sổ trang trắng trên hộ chiếu còn ít Không ít quốc gia từ chối việc nhập cảnh bởi vì trang trắng còn lại trên hộ chiếu quá ít. Các nước sẽ có những quy định khác nhau về số trang trống. Người dân có thể tham khảo yêu cầu số trang của một số nước dưới đây: Chẳng hạn như nước Đức, Áo, Canada sẽ yêu cầu tối thiểu còn 1 trang trống để đóng dấu. + Thụy Điển, Na Uy, Trung Quốc, Singapore yêu cầu 2 trang trống. + Nga yêu cầu còn 4 trang trống. Lưu ý: Thông tin về số trang trên đây chỉ mang tính tham khảo. Xem thêm bài viết:Hộ chiếu bị nhòe ảnh có thể sử dụng để xuất cảnh được không? (2) Trình tự thực hiện tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu Hồ sơ bao gồm: - Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin Tải tờ khai cấp hộ chiếu tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/27/to-khai-cap-ho-chieu.doc - 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 - Xuất trình chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Trình tự thực hiện tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu Bước 1: Nhập đầy đủ thông tin tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu. Bước 2: In tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (tại nhà hoặc tại nơi nộp hồ sơ). Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa thông tin đã khai Bước 4: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơ (nếu có nhu cầu). Bước 5: Đến nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh. - Người khai thông tin phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung đã khai. - Đối với trường hợp gửi hồ sơ đề nghị cấp lại hộ chiếu qua đường Bưu điện, trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi đề nghị cấp hộ chiếu hoặc trường hợp ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu, sau khi khai tờ khai điện tử người đề nghị phải in tờ khai và dán ảnh vào tờ khai để lấy xác nhận và giáp lai ảnh của Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác. - Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu có thể chụp ảnh bằng cách liên hệ với cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép. Tóm lại, trên đây là 03 nguyên nhân có thể khiến hộ chiếu bị từ chối nhập cảnh. Mỗi quốc gia có những quy định nhập cảnh riêng, người dân cần chú ý để tránh việc bị từ chối nhập cảnh ngay tại cửa khẩu. Người có nhu cầu cấp đổi hộ chiếu có thể chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo những bước hướng dẫn ở trên.
Tập trung tăng cường PCCC đối với nhà cho thuê trọ theo Chỉ thị 19/CT-TTG
Ngày 24/6/2024, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị 19/CT-TTG. Chỉ thị tập trung tăng cường PCCC đối với nhà cho thuê trọ Thời gian qua, tình hình cháy, nổ có chiều hướng diễn biến phức tạp, khó lường, liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản; điển hình như vụ cháy nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ gây thiệt hại về người và tiền của. (1) Nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn, nhiều vụ cháy nổ Tình hình cháy, nổ xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Theo chỉ thị 19/CT-TTG có một số nguyên nhân chủ yếu như sau: - Tại một số địa phương, điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông, nguồn nước còn nhiều bất cập, quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch nơi ở cho người lao động khi xây dựng các khu công nghiệp. - Tại một số nơi, chính quyền địa phương còn buông lỏng, chưa làm hết trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về xây dựng, về phòng cháy chữa cháy. - Nhận thức, ý thức của một bộ phận người dân về công tác phòng cháy chữa cháy còn hạn chế. - Tình trạng vi phạm quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy còn phổ biến, nhất là tại các nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini) như tự ý thiết kế nâng tầng, xây dựng, cải tạo, chuyển đổi công năng không đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt là các điều kiện an toàn về thoát nạn, ngăn cháy; không trang bị các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra. - Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng phòng cháy chữa cháy, thoát nạn chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về phòng cháy chữa cháy đối với một số đối tượng nhà và công trình còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. Xem và tải Chỉ thị 19/CT-TTg tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/26/19ct.signed.pdf (2) Tập trung tăng cường PCCC đối với nhà cho thuê trọ Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tình hình cháy, nổ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra, theo chỉ thị 19/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện việc rà soát,sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản pháp luật cũng như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC: - Bổ sung quy định cụ thể trong luật về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh +Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ). + Đối với Bộ trưởng Bộ Công An: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, bổ sung quy định cụ thể trong dự án Luật phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. + Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo đơn vị chức năng chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công an và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng và công bố tài liệu kỹ thuật hướng dẫn giải pháp cấp thiết tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) phù hợp với thực tiễn, hoàn thành trước ngày 15/7/2024. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC + Đối với Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người dân để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm tham gia vào công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Gắn phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy với phong trào xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa; nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. + Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tăng cường thời lượng, ưu tiên bố trí khung giờ có nhiều người theo dõi để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cảnh báo nguy cơ cháy xảy ra tại các loại hình cơ sở, nhất là nhà ở có nhiều tầng, nhiều căn hộ. - Ngăn chặn nguyên nhân, điều kiện dẫn đến cháy, nổ + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời sơ hở, bất cập trong công tác phòng cháy chữa cháy nhằm phòng ngừa, ngăn chặn triệt để các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến cháy, nổ đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. + Yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo ngành Điện thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn từng cơ quan, tổ chức, hộ gia đình các biện pháp quản lý, sử dụng điện an toàn, khắc phục tình trạng sử dụng điện không đúng cách, không đúng yêu cầu của nhà sản xuất, hạn chế tối đa cháy, nổ do điện gây ra. + Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức rà soát, kiểm tra, phân loại, hướng dẫn các giải pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini), nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ); Yêu cầu người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình phải cam kết, có lộ trình thực hiện các giải pháp tăng cường phòng cháy, chữa cháy do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đã ban hành và phải hoàn thành thực hiện các giải pháp trước ngày 30/3/2025. Sau thời gian trên, nếu không tổ chức thực hiện phải dừng hoạt động cho đến khi thực hiện xong. Xem và tải Chỉ thị 19/CT-TTg tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/26/19ct.signed.pdf Tóm lại, Chỉ thị 19/CT-TTG được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 24/6/2024 chỉ đạo tăng cường công tác PCCC đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh ( kể cả nhà ở cho thuê trọ). Tập trung bổ sung quy định cụ thể trong luật về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, ngăn chặn các nguyên nhân gây ra cháy nổ và tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật người dân.
Vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân khiến hơn 500 người bị ngộ độc ở Đồng Nai
Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Nếu không được điều trị sớm có nguy cơ sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. >> Xem thêm bài viết: Từ vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai, bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt thế nào? Tiếp nhận hơn 500 ca ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Tối ngày 07/5/2024, Sở Y tế Đồng Nai đã thông tin về nguyên nhân gây ngộ độc sau ăn bánh mì tại tiệm bánh Cô Băng (địa chỉ 148/18 Trần Quang Diệu, KP 2, phường Xuân Bình, TP Long Khánh). Hiện tại, đã ghi nhận có 547 trường hợp nhập viện, trong đó 466 trường hợp đã xuất viện tiếp tục theo dõi tại nhà, còn 81 trường hợp theo dõi điều trị tại bệnh viện. Ca bệnh tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục có tiến triển tốt, sinh hiệu ổn định, hết sốt, dự kiến cai máy thở trong 1-2 ngày tới; các trường hợp nặng khác sức khỏe cũng đã ổn định. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở bánh mì nêu trên khi vụ ngộ độc xảy ra do Viện Y tế công cộng TPHCM thực hiện ghi nhận 04/08 mẫu thực phẩm như pate, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua, có kết quả phát hiện vi khuẩn Salmonella. Qua phân tích các kết quả xét nghiệm trên có thể kết luận nguyên nhân ra vụ gây ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn Salmonella nguy hiểm như thế nào? Salmonella là loại vi khuẩn đường ruột không hình thành bào tử, chủ yếu di chuyển bằng roi quanh thân. Bệnh gây ra từ loại vi sinh vật này được gọi là bệnh nhiễm khuẩn Salmonella, gây khó chịu cho dạ dày- ruột, sốt, tiêu chảy và đau quặn bụng. Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường do ăn thịt sống, gia cầm, trứng hoặc các sản phẩm từ trứng, sữa chưa tiệt trùng. Thời gian ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi tiếp xúc đến lúc phát bệnh) có thể từ 6 giờ – 6 ngày. Thông thường, người bệnh bị nhiễm khuẩn Salmonella sẽ có xu hướng nhầm lẫn với chứng đau dạ dày thường gặp. Trong đó, một số dấu hiệu điển hình phải kể đến gồm: - Tiêu chảy - Đau quặn bụng - Sốt - Buồn nôn - Nôn mửa - Ớn lạnh - Đau đầu - Xuất hiện máu trong phân Các triệu chứng trên thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Trong đó, tiêu chảy thường xuất hiện khoảng 10 ngày nhưng có thể mất vài tháng trước khi ruột trở lại thói quen đại tiện ổn định. Nguyên nhân bị nhiễm khuẩn Salmonella có thể đến từ thực phẩm và nước có chứa nguồn lây bệnh, thực phẩm xử lý không đúng cách, nguồn lây từ vật nuôi và các động vật khác, hay các yếu tố về môi trường làm việc hay tiếp xúc với nguồn nhiễm khuẩn, bị lây khi đi du lịch,... Chủ tiệm bánh mì gây ngộ độc có thể bị xử lý thế nào? Theo khoản 6, khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ, điểm e khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm: - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức khi gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; - Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối cá nhân và 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức khi gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, người bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm cho người khác ngoài bị xử lý hành chính thì còn có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tùy theo tính chất nguy hiểm và hậu quả để lại của hành vi mà sẽ có các mức hình phạt khác nhau. Hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định. Theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: Chiều 07/5, Sở Y tế đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Phòng Nghiệp vụ, Thanh tra Sở Y tế để trao đổi những khó khăn, vướng mắc và đưa ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. >> Xem thêm bài viết: Từ vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai, bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt thế nào?
NGƯỜI VIỆT THÔNG MINH SAO ĐẤT NƯỚC VẪN NGHÈO?
Lần đầu tham gia vào năm 2013 PISA, Việt Nam với điểm số trung bình về toán học là 511 trên thang điểm tối đa 1000, xếp vị thứ 17, cao hơn nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, và Úc và không khác biệt đáng kể về mặt thống kê so với các nước Hà Lan, Estonia, Phần Lan, Canada, Ba Lan, Bỉ, Đức. Vậy Việt Nam giỏi, thế sao vẫn nghèo? 1/ Do chương trình đào tạo? Hiện nay, chương trình đào tạo của nước ta còn gây nhiều tranh cãi. Việc đưa quá nhiều kiến thức vào giảng dạy nhưng lại ít áp dụng trực tiếp vào thực tiễn. Bên cạnh đó, việc học quá nhiều lý luận nhưng lại thiếu sót về những kĩ năng cũng khiến cho các bạn trẻ mới ra trường làm khó khăn trong việc tìm kiếm và làm việc. Có những bạn đến lúc ra trường không biết gì về tin học, tiếng Anh, làm một cái cv thế nào, đơn xin việc ra sao. Như vậy, làm sao bạn có thể tiếp cận nhà tuyển dụng cũng như những phát triển của thế giới? 2/ Do gia đình? Một số gia đình hiện nay có suy nghĩ: “Chỉ học văn hóa giỏi (thậm chí là gò bó vào một số môn nhất định) mới là giỏi” cùng với tâm lý “con mình phải hơn con người ta”. Từ đó bắt ép con em phải học thêm môn này môn kia cho giỏi, mà không để em các tự phát triển những năng khiếu riêng. Rối đến khi các em thi Đại học cũng bắt phải vào trường danh tiếng để nở mày nở mặt. Việc học đối với các em như một nghĩa vụ, không hứng thú và đam mê. 3/ Do tâm lý? Đó là tâm lý thích an nhàn, dễ hài lòng, ngại rủi ro thử thách. Nhiều người có khả năng nhưng sợ thất bại nên lựa chọn một công việc ổn định, bình bình để sống, không bon chen. Ở một khía cạnh nào đó, đây là một tính tốt. Nhưng con người nếu an phận và thỏa mãn với hiện tại thì sẽ không thể phát triển được. 4/ Do những tiêu cực? Thực chất, lý do này không chỉ ở Việt Nam, nhưng có lẽ nước ta khá nhiều. Những người sống ích kỷ, tư lợi bản thân đã gây ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của một đất nước nói chung và những doanh nghiệp nói riêng. Chưa kể đến là tâm lý thích giấu nghề, không truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức mình biết được cho thế hệ sau… Tóm lại thì mình vẫn chưa thể giải thích được lý do vì sao Việt Nam thông minh nhưng lại nghèo. Không biết có quý thành viên DanLuat nào lý giải được vấn đề này hay không?