Giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật năm 2024
Chi phí giường bệnh sau phẫu thuật luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Cùng tìm hiểu giá giường bệnh sau phẫu thuật trong năm 2024 như thế nào qua bài viết dưới đây nhé! (1) Cách tính số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BYT, việc xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh được tính như sau: - Đối với các trường hợp: + Người bệnh nặng chưa cải thiện, tử vong hoặc chuyển viện theo yêu cầu gia đình. + Người bệnh đã qua giai đoạn cấp cứu tại tuyến trên, chuyển về tuyến dưới hoặc cơ sở khác. Sử dụng công thức: Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - Ngày vào viện + 1 - Đối với các trường hợp còn lại, áp dụng công thức: Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - Ngày vào viện Lưu ý: - Nếu người bệnh vào và ra viện trong cùng một ngày (hoặc vào hôm trước, ra hôm sau) với thời gian điều trị từ 4 đến dưới 24 giờ, được tính là 1 ngày điều trị. - Nếu vào khoa cấp cứu dưới 4 giờ, chỉ thanh toán tiền khám, thuốc, trang thiết bị, không thanh toán tiền giường bệnh. - Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở xuống, chỉ thanh toán tiền khám, thuốc, trang thiết bị, không tính tiền giường bệnh. Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh chuyển giữa 02 khoa trong cùng một ngày, mỗi khoa chỉ được tính 1/2 ngày điều trị. Nếu người bệnh chuyển từ 03 khoa trở lên trong cùng một ngày, giá dịch vụ ngày giường bệnh sẽ được tính bằng trung bình cộng của mức giá tiền ngày giường bệnh tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ cao nhất và khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ thấp nhất. (2) Giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật năm 2024 Theo đó, khoản 3 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định cách tính giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật như sau: Giá dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng: áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau một lần phẫu thuật. Từ ngày thứ 11 sau phẫu thuật trở đi thì áp dụng mức giá ngày giường nội khoa theo các khoa tương ứng quy định tại mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT. Như vậy, giá dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa và bỏng sẽ được áp dụng tối đa trong 10 ngày kể từ ngày phẫu thuật. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ được tính phí theo mức giá của dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa. Từ ngày thứ 11 trở đi, mức giá sẽ chuyển sang theo quy định của dịch vụ ngày giường nội khoa, dựa trên các khoa tương ứng được nêu trong Mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT. >>> Xem Phụ lục II tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/11/Phu%20luc.xls Theo đó, Mục 3 của Phụ lục II phân loại giá giường bệnh thành 03 loại chính theo các khoa như Khoa truyền nhiễm, Hô hấp, Khoa cơ- xương - khớp,...v.v với mức giá dao động trong khoảng 128.000/ngày - 247.000/ngày tùy theo khoa và hạng của bệnh viện.
Lập và quản lý hồ sơ bệnh án ngoại trú như thế nào?
Trường hợp nào được gọi là điều trị ngoại trú? Theo Điều 57 Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009 thì điều trị ngoại trú được thực hiện trong trường hợp sau đây: - Người bệnh không cần điều trị nội trú; - Người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng phải theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Việc lập và quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án ngoại trú thực hiện như thế nào? Sau khi quyết định người bệnh phải điều trị ngoại trú, người hành nghề có trách nhiệm sau đây: - Ghi sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú trong đó ghi rõ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc và thời gian khám lại. - Lập hồ sơ bệnh án ngoại trú theo quy định tại Điều 59 Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009, cụ thể: + Người bệnh điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án; + Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án; + Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh; Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án thực hiện như sau: - Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; - Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm; - Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Việc khai thác hồ sơ bệnh án chỉ được thực hiện khi người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữ bệnh cho phép và chỉ thực hiện trong các trường hợp sau: - Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật; - Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép; - Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này. - Ngoài ra, đối với hồ sơ bệnh án điện tử thì còn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành - Việc ghi đơn thuốc, kê đơn thuộc thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 52/2017/TT-BYT (được sửa đổi bởi Thông tư 04/2022/TT-BYT, Thông tư 18/2018/TT-BYT) về quy định đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành - Thời gian lưu trữ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện được quy định tại Mục 5 Phần II Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT quy định về Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án. Trên đây là các nội dung liên quan đến việc lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án ngoại trú. Hi vọng có thể giúp ích được bạn!
NLĐ điều trị bệnh ngoại trú có được hưởng chế độ ốm đau?
Trong quá trình lao động sẽ không tránh khỏi những trường hợp NLĐ bị ốm đau ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy, việc nghỉ phép để điều trị bệnh là hoàn toàn đúng theo pháp luật, bên cạnh đó NLĐ còn được hưởng các chế độ ốm đau theo quy định. Tuy nhiên, đối với điều trị ngoại trú, NLĐ có được hưởng chế độ ốm đau không? Điều trị ngoại trú có được hưởng chế độ ốm đau? Ngoại trú là việc người bệnh được điều trị y tế tại một cơ sở y tế/bệnh viện/phòng khám nhưng không cần nhập viện điều trị nội trú. Các trường hợp điều trị trong ngày, phẫu thuật/tiểu phẫu/nội soi chẩn đoán bệnh trong ngày được giải quyết theo quyền lợi điều trị ngoại trú. Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế quy định: Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Như vậy, quy định này xác định người bệnh điều trị ngoại trú sẽ được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định. Họ tham gia vào việc khám chữa bệnh, và được áp dụng chế độ tương ứng. Tuy nhiên, người lao động hay các đối tượng tham gia Bảo hiểm phải quan tâm đến giấy tờ chứng minh thời gian điều trị. Giấy tờ này cần được các cơ quan liên quan cấp. Cụ thể là Giấy ra viện được các cơ sở y tế thực hiện điều trị cấp. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cần giấy tờ gì? Theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Cụ thể chi tiết, bao gồm: Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (1) Trường hợp điều trị nội trú - Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện. - Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện. (2) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn điều trị ngoại trú thì khi NLĐ ra viện chỉ cần nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính) để công ty nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho NLĐ. Sau bao lâu thì NLĐ được nhận tiền trợ cấp chế độ ốm đau? Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Bên cạnh đó, căn cứ tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH về thời gian giải quyết hồ sơ cũng quy định: Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo đó, thời hạn giải quyết và chi trả, cụ thể: - Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. - Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Như vậy, sau tối đa 06 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định thì NLĐ sẽ được chi trả trợ cấp. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật năm 2024
Chi phí giường bệnh sau phẫu thuật luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Cùng tìm hiểu giá giường bệnh sau phẫu thuật trong năm 2024 như thế nào qua bài viết dưới đây nhé! (1) Cách tính số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BYT, việc xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh được tính như sau: - Đối với các trường hợp: + Người bệnh nặng chưa cải thiện, tử vong hoặc chuyển viện theo yêu cầu gia đình. + Người bệnh đã qua giai đoạn cấp cứu tại tuyến trên, chuyển về tuyến dưới hoặc cơ sở khác. Sử dụng công thức: Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - Ngày vào viện + 1 - Đối với các trường hợp còn lại, áp dụng công thức: Số ngày điều trị nội trú = Ngày ra viện - Ngày vào viện Lưu ý: - Nếu người bệnh vào và ra viện trong cùng một ngày (hoặc vào hôm trước, ra hôm sau) với thời gian điều trị từ 4 đến dưới 24 giờ, được tính là 1 ngày điều trị. - Nếu vào khoa cấp cứu dưới 4 giờ, chỉ thanh toán tiền khám, thuốc, trang thiết bị, không thanh toán tiền giường bệnh. - Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở xuống, chỉ thanh toán tiền khám, thuốc, trang thiết bị, không tính tiền giường bệnh. Ngoài ra, trong trường hợp người bệnh chuyển giữa 02 khoa trong cùng một ngày, mỗi khoa chỉ được tính 1/2 ngày điều trị. Nếu người bệnh chuyển từ 03 khoa trở lên trong cùng một ngày, giá dịch vụ ngày giường bệnh sẽ được tính bằng trung bình cộng của mức giá tiền ngày giường bệnh tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ cao nhất và khoa có thời gian nằm điều trị trên 04 giờ thấp nhất. (2) Giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật năm 2024 Theo đó, khoản 3 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BYT quy định cách tính giá dịch vụ giường bệnh với trường hợp có phẫu thuật như sau: Giá dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng: áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau một lần phẫu thuật. Từ ngày thứ 11 sau phẫu thuật trở đi thì áp dụng mức giá ngày giường nội khoa theo các khoa tương ứng quy định tại mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT. Như vậy, giá dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa và bỏng sẽ được áp dụng tối đa trong 10 ngày kể từ ngày phẫu thuật. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ được tính phí theo mức giá của dịch vụ ngày giường bệnh ngoại khoa. Từ ngày thứ 11 trở đi, mức giá sẽ chuyển sang theo quy định của dịch vụ ngày giường nội khoa, dựa trên các khoa tương ứng được nêu trong Mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT. >>> Xem Phụ lục II tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/11/Phu%20luc.xls Theo đó, Mục 3 của Phụ lục II phân loại giá giường bệnh thành 03 loại chính theo các khoa như Khoa truyền nhiễm, Hô hấp, Khoa cơ- xương - khớp,...v.v với mức giá dao động trong khoảng 128.000/ngày - 247.000/ngày tùy theo khoa và hạng của bệnh viện.
Lập và quản lý hồ sơ bệnh án ngoại trú như thế nào?
Trường hợp nào được gọi là điều trị ngoại trú? Theo Điều 57 Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009 thì điều trị ngoại trú được thực hiện trong trường hợp sau đây: - Người bệnh không cần điều trị nội trú; - Người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng phải theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Việc lập và quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án ngoại trú thực hiện như thế nào? Sau khi quyết định người bệnh phải điều trị ngoại trú, người hành nghề có trách nhiệm sau đây: - Ghi sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú trong đó ghi rõ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc và thời gian khám lại. - Lập hồ sơ bệnh án ngoại trú theo quy định tại Điều 59 Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009, cụ thể: + Người bệnh điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án; + Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án; + Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh; Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án thực hiện như sau: - Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; - Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm; - Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Việc khai thác hồ sơ bệnh án chỉ được thực hiện khi người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữ bệnh cho phép và chỉ thực hiện trong các trường hợp sau: - Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật; - Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép; - Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này. - Ngoài ra, đối với hồ sơ bệnh án điện tử thì còn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành - Việc ghi đơn thuốc, kê đơn thuộc thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 52/2017/TT-BYT (được sửa đổi bởi Thông tư 04/2022/TT-BYT, Thông tư 18/2018/TT-BYT) về quy định đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành - Thời gian lưu trữ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện được quy định tại Mục 5 Phần II Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT quy định về Quy chế lưu trữ hồ sơ bệnh án. Trên đây là các nội dung liên quan đến việc lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án ngoại trú. Hi vọng có thể giúp ích được bạn!
NLĐ điều trị bệnh ngoại trú có được hưởng chế độ ốm đau?
Trong quá trình lao động sẽ không tránh khỏi những trường hợp NLĐ bị ốm đau ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy, việc nghỉ phép để điều trị bệnh là hoàn toàn đúng theo pháp luật, bên cạnh đó NLĐ còn được hưởng các chế độ ốm đau theo quy định. Tuy nhiên, đối với điều trị ngoại trú, NLĐ có được hưởng chế độ ốm đau không? Điều trị ngoại trú có được hưởng chế độ ốm đau? Ngoại trú là việc người bệnh được điều trị y tế tại một cơ sở y tế/bệnh viện/phòng khám nhưng không cần nhập viện điều trị nội trú. Các trường hợp điều trị trong ngày, phẫu thuật/tiểu phẫu/nội soi chẩn đoán bệnh trong ngày được giải quyết theo quyền lợi điều trị ngoại trú. Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế quy định: Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Như vậy, quy định này xác định người bệnh điều trị ngoại trú sẽ được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định. Họ tham gia vào việc khám chữa bệnh, và được áp dụng chế độ tương ứng. Tuy nhiên, người lao động hay các đối tượng tham gia Bảo hiểm phải quan tâm đến giấy tờ chứng minh thời gian điều trị. Giấy tờ này cần được các cơ quan liên quan cấp. Cụ thể là Giấy ra viện được các cơ sở y tế thực hiện điều trị cấp. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cần giấy tờ gì? Theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Cụ thể chi tiết, bao gồm: Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (1) Trường hợp điều trị nội trú - Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện. - Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện. (2) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn điều trị ngoại trú thì khi NLĐ ra viện chỉ cần nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính) để công ty nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho NLĐ. Sau bao lâu thì NLĐ được nhận tiền trợ cấp chế độ ốm đau? Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Bên cạnh đó, căn cứ tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH về thời gian giải quyết hồ sơ cũng quy định: Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo đó, thời hạn giải quyết và chi trả, cụ thể: - Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. - Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Như vậy, sau tối đa 06 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định thì NLĐ sẽ được chi trả trợ cấp. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.