Mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua của Nhà nước mới nhất
Có những danh hiệu thi đua nào của Nhà nước? Mức tiền thưởng của các danh hiệu thi đua đó là bao nhiêu? Ai sẽ có thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua? Có những danh hiệu thi đua nào? Theo Điều 6 Luật Thi đua Khen thưởng 2022 quy định các danh hiệu thi đua bao gồm: - Danh hiệu thi đua đối với cá nhân. - Danh hiệu thi đua đối với tập thể. - Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình. Cụ thể, Điều 19, Điều 20 Luật Thi đua Khen thưởng 2022 quy định danh hiệu thi đua đối với cá nhân và đối với tập thể, hộ gia đình như sau: - Đối với cá nhân: + Chiến sĩ thi đua toàn quốc. + Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh. + Chiến sĩ thi đua cơ sở. + Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến. - Đối với tập thể: + Cờ thi đua của Chính phủ; + Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh; + Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng; + Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến; + Xã, phường, thị trấn tiêu biểu; + Thôn, tổ dân phố văn hóa. - Đối với hộ gia đình: Gia đình văn hóa. Như vậy, sẽ có 3 loại danh hiệu thi đua là danh hiệu thi đua đối với cá nhân, đối với tập thể và đối với hộ gia đình. Mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua của Nhà nước mới nhất Theo Điều 54 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Theo đó, ta có bảng tiền thưởng các danh hiệu thi đua của Nhà nước mới nhất như sau: STT Danh hiệu thi đua Hệ số Mức thưởng tiền Hiện vật I VỚI CÁ NHÂN 1 "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" 4,5 10.530.000 Bằng chứng nhận, khung, Huy hiệu, hộp dựng Huy hiệu 2 Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh 3 7.020.000 Bằng chứng nhận, khung, Huy hiệu, hộp dựng Huy hiệu 3 "Chiến sĩ thi đua cơ sở" 1 2.340.000 Bằng chứng nhận, khung 4 "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến" 0,3 702.000 - II VỚI TẬP THỂ 1 "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng" 1,5 3.510.000 Bằng chứng nhận, khung 2 "Tập thể Lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến" 0,8 1.872.000 - 3 Xã, phường, thị trấn tiêu biểu 2 4.680.000 Bằng chứng nhận, khung 4 Thôn, tổ dân phố văn hóa 1,5 3.510.000 Bằng chứng nhận, khung 5 "Cờ thi đua của Chính phủ" 12 28.080.000 Cờ 6 Cờ thi đua cấp của bộ, ban, ngành, tỉnh 8 18.720.000 Cờ 7 Cờ thi đua của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ; cờ thi đua của Đại học Quốc gia 6 14.040.000 Cờ Như vậy, mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua của Nhà nước mới nhất sẽ thực hiện như trên, có thể thấy đối với danh hiệu Gia đình văn hoá thì sẽ không có tiền thưởng. Tiền thưởng các danh hiệu thi đua của Nhà nước sẽ được trích từ đâu? Theo Điều 11 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về quỹ thi đua, khen thưởng như sau: - Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân, tổ chức nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. - Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chi in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình. - Bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập quỹ thi đua, khen thưởng để chi tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, chế độ về khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật. - Người ra quyết định khen thưởng có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý; trường hợp Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng thì cơ quan đã đề nghị khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 Luật Thi đua khen thưởng 2022 này có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý. Như vậy, tiền thưởng của các danh hiệu thi đua của Nhà nước sẽ được trích từ quỹ thi đua khen thưởng và quỹ này là từ ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài, các nguồn thu khác…
Mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở theo Nghị định 98
Hiện nay mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở theo Nghị định 98 và cách điền như thế nào? Điều kiện và hồ sơ xét tặng Chiến sĩ thi đua cơ sở như thế nào? Mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở theo Nghị định 98 Hiện nay mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở là Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP. Xem và tải miễn phí mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/21/mau-so-03-phu-luc-1.doc Cách điền mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở: - Quê quán, nơi thường trú: Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương); tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). - Thành tích đạt được: Báo cáo thành tích liên tục 01 năm đến thời điểm đề nghị. - Thành tích đạt được của cá nhân: + Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện...). + Đối với người làm công tác lãnh đạo, quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội trong thời gian tính thành tích đề nghị khen thưởng. - Danh hiệu thi đua, thành tích khen thưởng đã được nhận: Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành, tỉnh tặng hoặc truy tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). Điều kiện xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở Điều 23 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở như sau: Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”. Cụ thể: + Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đạt các tiêu chuẩn sau đây: ++ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; ++ Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua. + Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” để tặng cho quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn Lao động tiên tiến như trên. + Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động không thuộc hai đối tượng quy định trên: ++ Lao động, sản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội; ++ Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng. - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận. Như vậy, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở sẽ được xét tặng cho cá nhân đáp ứng các điều kiện theo quy định trên. Hồ sơ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở Theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở như sau: Các danh hiệu Cờ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh, Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được xét tặng hàng năm. Hồ sơ, thủ tục xét tặng các danh hiệu nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật Thi đua khen thưởng 2022. Cụ thể: - Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua; - Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể; - Biên bản bình xét thi đua; - Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Như vậy, hồ sơ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở bao gồm tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu, báo cáo thành tích, biên bản bình xét thi đua và chứng nhận/xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ.
Người có căn hộ bị phá dỡ được bồi thường, tái định cư thế nào từ 1/8/2024?
Việc bồi thường, tái định cư cho người dân có căn hộ của nhà chung cư cũ thuộc trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật Nhà ở 2023* nhưng không thuộc tài sản công được thực hiện thế nào? *Khoản 10 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định: Nhà ở cũ là nhà ở được đầu tư xây dựng từ năm 1994 trở về trước, bao gồm cả nhà chung cư. (1) Bồi thường, tái định cư đối với các căn hộ tại tầng 01, có diện tích kinh doanh Căn cứ theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định 98/2024/NĐ-CP, việc bồi thường, tái định cư đối với các căn hộ tại tầng 01, có diện tích kinh doanh được quy định như sau: - Chủ sở hữu căn hộ tầng 01 sẽ được bồi thường từ 1 đến 2 lần diện tích sử dụng căn hộ bị phá dỡ. Diện tích căn hộ bị phá dỡ được xác định dựa trên giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. - Chủ sở hữu phải có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản, hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và nhà ở. - Căn cứ vào hệ số k này, UBND cấp tỉnh sẽ quyết định hệ số k cho từng vị trí, khu vực cụ thể có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại. - Nếu căn hộ tầng 01 có một phần diện tích sử dụng cho mục đích kinh doanh và dự án tái định cư có bố trí không gian cho hoạt động này, chủ sở hữu có quyền mua hoặc thuê phần diện tích đó. Phần diện tích này phải tuân theo thiết kế đã được phê duyệt. Giá bán phần diện tích này được tính dựa trên suất đầu tư xây dựng cho mỗi 1m2 sàn, bao gồm chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng cộng với lợi nhuận định mức 10% tổng kinh phí đầu tư. Trường hợp không mua mà chỉ thuê thì giá thuê diện tích kinh doanh dịch vụ, thương mại này do các bên thỏa thuận. - Việc mua hoặc thuê phần diện tích kinh doanh dịch vụ, thương mại quy định tại điểm này phải được nêu trong phương án bồi thường, tái định cư Theo đó, quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi công bằng cho chủ sở hữu căn hộ tầng 01, đặc biệt là những người có phần diện tích kinh doanh, trong quá trình bồi thường và tái định cư. (2) Bồi thường, tái định cư cho người có căn hộ từ tầng 02 trở lên Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 98/2024/NĐ-CP, đối với căn hộ từ tầng 02 trở lên thì chủ sở hữu được bồi thường như sau: - Chủ sở hữu căn hộ từ tầng 02 trở lên thì được bồi thường theo hệ số k từ 1 đến 1,5 lần diện tích sử dụng căn hộ bị phá dỡ. - Diện tích căn hộ bị phá dỡ được xác định dựa trên giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. - Chủ sở hữu phải có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản, hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và nhà ở. - Căn cứ vào hệ số k này, UBND cấp tỉnh sẽ quyết định hệ số k cho từng vị trí, khu vực cụ thể có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại. Bên cạnh đó, điểm c khoản 1 Điều 28 Nghị định 98/2024/NĐ-CP quy định về việc bồi thường cho diện tích sử dụng căn hộ trong trường hợp có diện tích vượt quá diện tích ghi trong giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như sau: - Nếu có diện tích sử dụng vượt ngoài diện tích ghi trong giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, nhưng diện tích này đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật, thì diện tích này sẽ được bồi thường theo hệ số k đã quy định. - Phần diện tích khác không thuộc trường hợp có diện tích vượt quá diện tích ghi trong giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì không được bồi thường theo hệ số k diện tích sử dụng căn hộ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 98/2024/NĐ-CP nhưng có thể được chủ đầu tư hỗ trợ kinh phí đã đầu tư xây dựng trên phần diện tích này. Có thể thấy, Chính phủ đã quy định rất chi tiết từng trường hợp cụ thể trong việc bồi thường, tái định cư cho chủ sở hữu căn hộ tại chung cư cũ bị phá dỡ. Với những quy định cụ thể về bồi thường, tái định cư, Nghị định 98/2024/NĐ-CP góp phần tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án xây dựng. (3) Bồi thường, tái định cư cho người có căn hộ bị phá dỡ trong một số trường hợp khác Căn cứ theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 28 Nghị định 98/2024/NĐ-CP, việc bồi thường, tái định cư cho người có căn hộ bị phá dỡ trong một số trường hợp khác thì thực hiện như sau: - Diện tích căn hộ tái định cư lớn hơn: Nếu căn hộ tái định cư theo thiết kế lớn hơn diện tích được bồi thường theo hệ số k, chủ sở hữu sẽ phải nộp thêm phần giá trị chênh lệch diện tích này. Nếu sau khi phương án bồi thường được phê duyệt mà chủ sở hữu không mua hoặc thuê mua phần diện tích chênh lệch, họ sẽ không được bố trí căn hộ tái định cư. Trong trường hợp này, chủ đầu tư có quyền thanh toán tiền cho chủ sở hữu theo giá quy định và bán căn hộ tái định cư đó theo giá thương mại cho các bên khác. - Diện tích căn hộ tái định cư nhỏ hơn: Nếu căn hộ tái định cư theo thiết kế nhỏ hơn diện tích được bồi thường, chủ đầu tư sẽ phải thanh toán cho chủ sở hữu phần giá trị chênh lệch diện tích này. Giá trị chênh lệch diện tích được xác định bằng cách nhân diện tích chênh lệch (m²) với giá nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại thời điểm lập phương án bồi thường và tái định cư. - Tái định cư tại địa điểm khác: Nếu chủ sở hữu không muốn tái định cư tại chỗ nhưng có nhu cầu tại địa điểm khác mà chủ đầu tư có diện tích nhà, đất, các bên có thể thống nhất việc bố trí tái định cư ở đó. - Bồi thường bằng tiền: Nếu chủ sở hữu không có nhu cầu tái định cư theo các quy định trước đó, họ sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá bán căn hộ tái định cư do chủ đầu tư đề xuất, và việc nhận tiền sẽ diễn ra sau khi phương án bồi thường được phê duyệt. - Nhà ở xã hội: Nếu chủ sở hữu có nhu cầu và đáp ứng điều kiện, họ có thể được bố trí mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. - Tài sản bảo đảm: Đối với căn hộ đang là tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, việc xử lý căn hộ tái định cư hoặc khoản tiền bồi thường sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trên đây là quy định mới nhất về bồi thường, tái đinh cư cư cho người có căn hộ bị phá dỡ để cải tạo chung cư cũ theo Nghị định 98/2024/NĐ-CP. Xem thêm tại Nghị định 98/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.
Mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua của Nhà nước mới nhất
Có những danh hiệu thi đua nào của Nhà nước? Mức tiền thưởng của các danh hiệu thi đua đó là bao nhiêu? Ai sẽ có thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua? Có những danh hiệu thi đua nào? Theo Điều 6 Luật Thi đua Khen thưởng 2022 quy định các danh hiệu thi đua bao gồm: - Danh hiệu thi đua đối với cá nhân. - Danh hiệu thi đua đối với tập thể. - Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình. Cụ thể, Điều 19, Điều 20 Luật Thi đua Khen thưởng 2022 quy định danh hiệu thi đua đối với cá nhân và đối với tập thể, hộ gia đình như sau: - Đối với cá nhân: + Chiến sĩ thi đua toàn quốc. + Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh. + Chiến sĩ thi đua cơ sở. + Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến. - Đối với tập thể: + Cờ thi đua của Chính phủ; + Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh; + Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng; + Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến; + Xã, phường, thị trấn tiêu biểu; + Thôn, tổ dân phố văn hóa. - Đối với hộ gia đình: Gia đình văn hóa. Như vậy, sẽ có 3 loại danh hiệu thi đua là danh hiệu thi đua đối với cá nhân, đối với tập thể và đối với hộ gia đình. Mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua của Nhà nước mới nhất Theo Điều 54 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Theo đó, ta có bảng tiền thưởng các danh hiệu thi đua của Nhà nước mới nhất như sau: STT Danh hiệu thi đua Hệ số Mức thưởng tiền Hiện vật I VỚI CÁ NHÂN 1 "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" 4,5 10.530.000 Bằng chứng nhận, khung, Huy hiệu, hộp dựng Huy hiệu 2 Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh 3 7.020.000 Bằng chứng nhận, khung, Huy hiệu, hộp dựng Huy hiệu 3 "Chiến sĩ thi đua cơ sở" 1 2.340.000 Bằng chứng nhận, khung 4 "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến" 0,3 702.000 - II VỚI TẬP THỂ 1 "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng" 1,5 3.510.000 Bằng chứng nhận, khung 2 "Tập thể Lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến" 0,8 1.872.000 - 3 Xã, phường, thị trấn tiêu biểu 2 4.680.000 Bằng chứng nhận, khung 4 Thôn, tổ dân phố văn hóa 1,5 3.510.000 Bằng chứng nhận, khung 5 "Cờ thi đua của Chính phủ" 12 28.080.000 Cờ 6 Cờ thi đua cấp của bộ, ban, ngành, tỉnh 8 18.720.000 Cờ 7 Cờ thi đua của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ; cờ thi đua của Đại học Quốc gia 6 14.040.000 Cờ Như vậy, mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua của Nhà nước mới nhất sẽ thực hiện như trên, có thể thấy đối với danh hiệu Gia đình văn hoá thì sẽ không có tiền thưởng. Tiền thưởng các danh hiệu thi đua của Nhà nước sẽ được trích từ đâu? Theo Điều 11 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về quỹ thi đua, khen thưởng như sau: - Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân, tổ chức nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. - Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chi in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình. - Bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập quỹ thi đua, khen thưởng để chi tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, chế độ về khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật. - Người ra quyết định khen thưởng có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý; trường hợp Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng thì cơ quan đã đề nghị khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 Luật Thi đua khen thưởng 2022 này có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý. Như vậy, tiền thưởng của các danh hiệu thi đua của Nhà nước sẽ được trích từ quỹ thi đua khen thưởng và quỹ này là từ ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài, các nguồn thu khác…
Mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở theo Nghị định 98
Hiện nay mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở theo Nghị định 98 và cách điền như thế nào? Điều kiện và hồ sơ xét tặng Chiến sĩ thi đua cơ sở như thế nào? Mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở theo Nghị định 98 Hiện nay mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở là Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP. Xem và tải miễn phí mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/21/mau-so-03-phu-luc-1.doc Cách điền mẫu báo cáo thành tích Chiến sĩ thi đua cơ sở: - Quê quán, nơi thường trú: Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương); tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). - Thành tích đạt được: Báo cáo thành tích liên tục 01 năm đến thời điểm đề nghị. - Thành tích đạt được của cá nhân: + Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện...). + Đối với người làm công tác lãnh đạo, quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội trong thời gian tính thành tích đề nghị khen thưởng. - Danh hiệu thi đua, thành tích khen thưởng đã được nhận: Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành, tỉnh tặng hoặc truy tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). Điều kiện xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở Điều 23 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở như sau: Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”. Cụ thể: + Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đạt các tiêu chuẩn sau đây: ++ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; ++ Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua. + Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” để tặng cho quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn Lao động tiên tiến như trên. + Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động không thuộc hai đối tượng quy định trên: ++ Lao động, sản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội; ++ Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng. - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận. Như vậy, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở sẽ được xét tặng cho cá nhân đáp ứng các điều kiện theo quy định trên. Hồ sơ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở Theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở như sau: Các danh hiệu Cờ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh, Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được xét tặng hàng năm. Hồ sơ, thủ tục xét tặng các danh hiệu nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật Thi đua khen thưởng 2022. Cụ thể: - Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua; - Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể; - Biên bản bình xét thi đua; - Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Như vậy, hồ sơ xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở bao gồm tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu, báo cáo thành tích, biên bản bình xét thi đua và chứng nhận/xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ.
Người có căn hộ bị phá dỡ được bồi thường, tái định cư thế nào từ 1/8/2024?
Việc bồi thường, tái định cư cho người dân có căn hộ của nhà chung cư cũ thuộc trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật Nhà ở 2023* nhưng không thuộc tài sản công được thực hiện thế nào? *Khoản 10 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định: Nhà ở cũ là nhà ở được đầu tư xây dựng từ năm 1994 trở về trước, bao gồm cả nhà chung cư. (1) Bồi thường, tái định cư đối với các căn hộ tại tầng 01, có diện tích kinh doanh Căn cứ theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định 98/2024/NĐ-CP, việc bồi thường, tái định cư đối với các căn hộ tại tầng 01, có diện tích kinh doanh được quy định như sau: - Chủ sở hữu căn hộ tầng 01 sẽ được bồi thường từ 1 đến 2 lần diện tích sử dụng căn hộ bị phá dỡ. Diện tích căn hộ bị phá dỡ được xác định dựa trên giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. - Chủ sở hữu phải có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản, hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và nhà ở. - Căn cứ vào hệ số k này, UBND cấp tỉnh sẽ quyết định hệ số k cho từng vị trí, khu vực cụ thể có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại. - Nếu căn hộ tầng 01 có một phần diện tích sử dụng cho mục đích kinh doanh và dự án tái định cư có bố trí không gian cho hoạt động này, chủ sở hữu có quyền mua hoặc thuê phần diện tích đó. Phần diện tích này phải tuân theo thiết kế đã được phê duyệt. Giá bán phần diện tích này được tính dựa trên suất đầu tư xây dựng cho mỗi 1m2 sàn, bao gồm chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng cộng với lợi nhuận định mức 10% tổng kinh phí đầu tư. Trường hợp không mua mà chỉ thuê thì giá thuê diện tích kinh doanh dịch vụ, thương mại này do các bên thỏa thuận. - Việc mua hoặc thuê phần diện tích kinh doanh dịch vụ, thương mại quy định tại điểm này phải được nêu trong phương án bồi thường, tái định cư Theo đó, quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi công bằng cho chủ sở hữu căn hộ tầng 01, đặc biệt là những người có phần diện tích kinh doanh, trong quá trình bồi thường và tái định cư. (2) Bồi thường, tái định cư cho người có căn hộ từ tầng 02 trở lên Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 98/2024/NĐ-CP, đối với căn hộ từ tầng 02 trở lên thì chủ sở hữu được bồi thường như sau: - Chủ sở hữu căn hộ từ tầng 02 trở lên thì được bồi thường theo hệ số k từ 1 đến 1,5 lần diện tích sử dụng căn hộ bị phá dỡ. - Diện tích căn hộ bị phá dỡ được xác định dựa trên giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. - Chủ sở hữu phải có giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản, hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai và nhà ở. - Căn cứ vào hệ số k này, UBND cấp tỉnh sẽ quyết định hệ số k cho từng vị trí, khu vực cụ thể có nhà chung cư cần cải tạo, xây dựng lại. Bên cạnh đó, điểm c khoản 1 Điều 28 Nghị định 98/2024/NĐ-CP quy định về việc bồi thường cho diện tích sử dụng căn hộ trong trường hợp có diện tích vượt quá diện tích ghi trong giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như sau: - Nếu có diện tích sử dụng vượt ngoài diện tích ghi trong giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, nhưng diện tích này đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật, thì diện tích này sẽ được bồi thường theo hệ số k đã quy định. - Phần diện tích khác không thuộc trường hợp có diện tích vượt quá diện tích ghi trong giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì không được bồi thường theo hệ số k diện tích sử dụng căn hộ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 98/2024/NĐ-CP nhưng có thể được chủ đầu tư hỗ trợ kinh phí đã đầu tư xây dựng trên phần diện tích này. Có thể thấy, Chính phủ đã quy định rất chi tiết từng trường hợp cụ thể trong việc bồi thường, tái định cư cho chủ sở hữu căn hộ tại chung cư cũ bị phá dỡ. Với những quy định cụ thể về bồi thường, tái định cư, Nghị định 98/2024/NĐ-CP góp phần tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án xây dựng. (3) Bồi thường, tái định cư cho người có căn hộ bị phá dỡ trong một số trường hợp khác Căn cứ theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 28 Nghị định 98/2024/NĐ-CP, việc bồi thường, tái định cư cho người có căn hộ bị phá dỡ trong một số trường hợp khác thì thực hiện như sau: - Diện tích căn hộ tái định cư lớn hơn: Nếu căn hộ tái định cư theo thiết kế lớn hơn diện tích được bồi thường theo hệ số k, chủ sở hữu sẽ phải nộp thêm phần giá trị chênh lệch diện tích này. Nếu sau khi phương án bồi thường được phê duyệt mà chủ sở hữu không mua hoặc thuê mua phần diện tích chênh lệch, họ sẽ không được bố trí căn hộ tái định cư. Trong trường hợp này, chủ đầu tư có quyền thanh toán tiền cho chủ sở hữu theo giá quy định và bán căn hộ tái định cư đó theo giá thương mại cho các bên khác. - Diện tích căn hộ tái định cư nhỏ hơn: Nếu căn hộ tái định cư theo thiết kế nhỏ hơn diện tích được bồi thường, chủ đầu tư sẽ phải thanh toán cho chủ sở hữu phần giá trị chênh lệch diện tích này. Giá trị chênh lệch diện tích được xác định bằng cách nhân diện tích chênh lệch (m²) với giá nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại thời điểm lập phương án bồi thường và tái định cư. - Tái định cư tại địa điểm khác: Nếu chủ sở hữu không muốn tái định cư tại chỗ nhưng có nhu cầu tại địa điểm khác mà chủ đầu tư có diện tích nhà, đất, các bên có thể thống nhất việc bố trí tái định cư ở đó. - Bồi thường bằng tiền: Nếu chủ sở hữu không có nhu cầu tái định cư theo các quy định trước đó, họ sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá bán căn hộ tái định cư do chủ đầu tư đề xuất, và việc nhận tiền sẽ diễn ra sau khi phương án bồi thường được phê duyệt. - Nhà ở xã hội: Nếu chủ sở hữu có nhu cầu và đáp ứng điều kiện, họ có thể được bố trí mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. - Tài sản bảo đảm: Đối với căn hộ đang là tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, việc xử lý căn hộ tái định cư hoặc khoản tiền bồi thường sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trên đây là quy định mới nhất về bồi thường, tái đinh cư cư cho người có căn hộ bị phá dỡ để cải tạo chung cư cũ theo Nghị định 98/2024/NĐ-CP. Xem thêm tại Nghị định 98/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.