Có được gộp ngày phép để nghỉ một lần không?
Nhiều người lao động băn khoăn về việc có được phép gộp ngày phép để nghỉ một lần hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho người lao động (1) Có được gộp ngày phép để nghỉ một lần không? Nghỉ phép là quyền lợi chính đáng của người lao động, giúp họ tái tạo sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc và có thời gian chăm sóc bản thân, gia đình. Tuy nhiên nếu người lao động gộp ngày nghỉ và nghỉ dài ngày có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của công ty, do đó có nhiều người lao động thắc mắc có được phép gộp ngày phép để nghỉ một lần hay không? Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 4 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau: Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, theo quy định pháp luật, người lao động được phép gộp ngày phép để nghỉ một lần, tối 03 năm một lần. Tuy nhiên, bản chất của việc lựa chọn hình thức nghỉ phép nhiều lần hay gộp lại nghỉ một lần là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, không phải là quyền mặc nhiên của người lao động. Bởi vì như đã đề cập ở trên, khi người lao động gộp ngày nghỉ và nghỉ dài ngày có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của công ty, do đó, việc gộp ngày phép để nghỉ một lần có được chấp thuận hay không còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. (2) Số ngày nghỉ phép của người lao động trong năm Theo khoản 1 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định số ngày nghỉ phép của người lao động khi làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động như sau: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Lưu ý: Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc Ngoài ra, khi có thâm niên làm việc tại một chỗ làm, người lao động còn được tăng thêm ngày nghỉ phép hằng năm. Điều 114 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về vấn đề này như sau: Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật Lao động 2019 được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Như vậy, ngoài ngày nghỉ phép được quy định, người lao động khi làm việc có thâm niên, cứ 05 năm thâm niên thì tăng thêm 01 ngày nghỉ phép hằng năm. (3) Không nghỉ hết trong năm có bị mất ngày nghỉ phép không? "Không nghỉ hết trong năm có bị mất ngày nghỉ phép không?" cũng là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau: Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Như vậy, người lao động sẽ được công ty thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép hằng năm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp người lao động vẫn còn làm việc mà hết năm vẫn chưa nghỉ hết phép thì số phép này sẽ không được doanh nghiệp thanh toán tiền lương. Tuy nhiên thông thường thì doanh nghiệp vẫn sẽ tạo điều kiện cho người lao động chưa nghỉ hết ngày nghỉ phép hằng năm được nhận tiền cho những ngày chưa nghỉ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn kiến thức hữu ích và giúp bạn hiểu rõ quy định mới nhất về việc gộp ngày phép năm theo Bộ Luật Lao động 2019. Qua đó, bạn có thể cân nhắc và quyết định việc gộp phép một cách hợp lý, đảm bảo vừa có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, vừa hoàn thành tốt trách nhiệm công việc.
NLĐ chưa nghỉ hết phép năm trước có được nghỉ bù năm sau không?
Trong năm làm việc, người lao động được nghỉ hằng năm theo quy định của pháp luật về lao động. Vậy nếu người lao động chưa nghỉ hết phép năm trước thì nghỉ bù năm sau được không? NLĐ được nghỉ phép hằng năm mấy ngày? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về số ngày nghỉ phép hằng năm của NLĐ như sau: - Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: + 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; + 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; + 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Ngoài ra, còn các trường hợp đặc biệt thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo hướng dẫn tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: - Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm. - Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm. - Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, thông thường NLĐ sẽ được nghỉ 12 ngày cho 12 tháng làm việc, nếu làm chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ sẽ tương ứng theo số tháng làm việc thực tế (tức 1 tháng 1 ngày). NLĐ chưa nghỉ hết phép năm trước có được nghỉ bù năm sau không? Theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. - Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, người lao động nếu không nghỉ hết phép năm trước sẽ được nghỉ bù năm sau nếu như đã có thoả thuận với người sử dụng lao động về việc dồn, gộp ngày phép và chỉ được gộp tối đa 03 năm một lần. Lưu ý, đây không phải là nghĩa vụ đương nhiên của người sử dụng lao động nên nếu người lao động muốn thực hiện quyền này của mình thì phải có sự thoả thuận với người sử dụng lao động. Thời gian được tính vào thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ thế nào? Theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cách tính thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau: - Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. - Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc. - Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động. - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm. - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng. - Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm. - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật. - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động. Như vậy, việc tính thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm sẽ được thực hiện theo quy định như trên,
02 trường hợp sĩ quan được hưởng chế độ nghỉ phép đặc biệt
Nhiều người thắc mắc liệu chế độ nghỉ phép của sĩ quan sẽ như thế nào có giống người lao động hay không? Hay có chế độ nghỉ phép riêng? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. (1) Sĩ quan là ai? Căn cứ quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (sửa đổi năm 2008) thì sĩ quan quân đội là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. (2) Sĩ quan có những chế độ nghỉ phép nào? Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau: Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau: - Nghỉ phép hằng năm; - Nghỉ phép đặc biệt; - Nghỉ ngày lễ, tết; - Nghỉ an điều dưỡng; - Nghỉ hằng tuần; - Nghỉ chuẩn bị hưu. Trong thời gian nghỉ nêu trên, sĩ quan được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp; được thanh toán tiền nghỉ phép theo quy định tại Thông tư 13/2012/TT-BQP quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị Quân đội. (3) Pháp luật quy định như thế nào về chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan? Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan như sau: - Sĩ quan dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; - Sĩ quan từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; - Sĩ quan từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. Đối với sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: - 10 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; + Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK. - 05 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; + Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Đối với những sĩ quan này, do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định tại Thông tư 13/2012/TT-BQP. Lưu ý: Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm. Ngoài ra, hằng năm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và công tác của đơn vị, lập kế hoạch cho sĩ quan nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% tổng số sĩ quan của đơn vị. Các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu, tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ để thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường chủ yếu bố trí cho sĩ quan nghỉ phép vào dịp hè. (4) Trường hợp nào sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt? Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp: TH1: Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn. TH2: Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng. (5) Khi nào sỹ quan bị đình chỉ chế độ nghỉ? Sĩ quan bị đình chỉ chế độ nghỉ trong trường hợp: - Khi có lệnh công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, mọi sĩ quan đang nghỉ theo quy định tại Thông tư này phải về ngay đơn vị. - Khi Chủ tịch nước công bố tình trạng chiến tranh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ các chế độ nghỉ của sĩ quan. - Khi đơn vị có nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt, chỉ huy cấp nào có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ, được quyền gọi sĩ quan về đơn vị để thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, nếu sĩ quan nghỉ trùng với một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị cấp có thẩm quyền giải quyết đình chỉ. Trong đó, thẩm quyền giải quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan bao gồm: - Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền. - Sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên do người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp quyết định.
Thời gian thử việc có được nghỉ phép hằng năm không?
Theo quy định pháp luật lao động, hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm là một trong những quyền mà người sử dụng lao động phải dành cho người lao động. Đây là quyền lợi chính đáng và cần thiết mà người lao động được hưởng bởi thông qua thời gian nghỉ phép sẽ giúp họ được nghỉ ngơi, sức lao động được tái tạo. Vậy, nhiều người thắc mắc trong thời gian thử việc liệu có được nghỉ phép hằng năm không? Đối với vấn đề này, chúng ta cùng theo dõi quy định tại khoản 2 Điều 114 Bộ luật lao động 2012: “Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.” Người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc thuộc vào trường hợp làm việc dưới 12 tháng. Với quy định trên, chúng ta có thể hiểu số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động sẽ được tính căn cứ trên thời gian thực tế mà họ làm việc tại doanh nghiệp và do vậy, người làm việc theo hợp đồng thử việc cũng có thể được nghỉ phép hằng năm. Điều đáng nói, cách hiểu trên không đúng hoàn toàn nếu xem đến quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP khi đề cập về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm ghi nhận: "Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm 2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động." Theo quy định này, chúng ta chia thành 02 trường hợp: + TH1: Người lao động thử việc đạt và sau đó tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động chính thức thì thời gian thử việc mới được tính vào thời gian làm việc để tính ngày phép năm. + TH2: Nếu người lao động không vượt qua được quá trình thử việc (tức thử việc không đạt) thì thời gian thử việc sẽ không được tính vào thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép hằng năm. Như vậy, khi người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc do chưa biết được họ có đạt hay không nên sẽ không có cơ sở để tính thời gian hưởng phép năm. Vì thế, người lao động sẽ không được nghỉ phép hằng năm trong thời gian thử việc. Tuy nhiên, trên nguyên tắc cơ bản pháp luật luôn tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên, miễn nội dung thỏa thuận trong phạm vi pháp luật cho phép, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Do đó, khi ký hợp đồng thử việc nêu người sử dụng lao động và người lao động có thống nhất ghi nhận về vấn đề nghỉ phép hằng năm thì người lao động vẫn được nghỉ phép hằng năm theo nội dung đã thỏa thuận trong thời gian thử việc.
Có được gộp ngày phép để nghỉ một lần không?
Nhiều người lao động băn khoăn về việc có được phép gộp ngày phép để nghỉ một lần hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho người lao động (1) Có được gộp ngày phép để nghỉ một lần không? Nghỉ phép là quyền lợi chính đáng của người lao động, giúp họ tái tạo sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc và có thời gian chăm sóc bản thân, gia đình. Tuy nhiên nếu người lao động gộp ngày nghỉ và nghỉ dài ngày có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của công ty, do đó có nhiều người lao động thắc mắc có được phép gộp ngày phép để nghỉ một lần hay không? Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 4 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau: Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, theo quy định pháp luật, người lao động được phép gộp ngày phép để nghỉ một lần, tối 03 năm một lần. Tuy nhiên, bản chất của việc lựa chọn hình thức nghỉ phép nhiều lần hay gộp lại nghỉ một lần là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, không phải là quyền mặc nhiên của người lao động. Bởi vì như đã đề cập ở trên, khi người lao động gộp ngày nghỉ và nghỉ dài ngày có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của công ty, do đó, việc gộp ngày phép để nghỉ một lần có được chấp thuận hay không còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. (2) Số ngày nghỉ phép của người lao động trong năm Theo khoản 1 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định số ngày nghỉ phép của người lao động khi làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động như sau: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Lưu ý: Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc Ngoài ra, khi có thâm niên làm việc tại một chỗ làm, người lao động còn được tăng thêm ngày nghỉ phép hằng năm. Điều 114 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về vấn đề này như sau: Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật Lao động 2019 được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Như vậy, ngoài ngày nghỉ phép được quy định, người lao động khi làm việc có thâm niên, cứ 05 năm thâm niên thì tăng thêm 01 ngày nghỉ phép hằng năm. (3) Không nghỉ hết trong năm có bị mất ngày nghỉ phép không? "Không nghỉ hết trong năm có bị mất ngày nghỉ phép không?" cũng là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau: Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Như vậy, người lao động sẽ được công ty thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép hằng năm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp người lao động vẫn còn làm việc mà hết năm vẫn chưa nghỉ hết phép thì số phép này sẽ không được doanh nghiệp thanh toán tiền lương. Tuy nhiên thông thường thì doanh nghiệp vẫn sẽ tạo điều kiện cho người lao động chưa nghỉ hết ngày nghỉ phép hằng năm được nhận tiền cho những ngày chưa nghỉ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn kiến thức hữu ích và giúp bạn hiểu rõ quy định mới nhất về việc gộp ngày phép năm theo Bộ Luật Lao động 2019. Qua đó, bạn có thể cân nhắc và quyết định việc gộp phép một cách hợp lý, đảm bảo vừa có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, vừa hoàn thành tốt trách nhiệm công việc.
NLĐ chưa nghỉ hết phép năm trước có được nghỉ bù năm sau không?
Trong năm làm việc, người lao động được nghỉ hằng năm theo quy định của pháp luật về lao động. Vậy nếu người lao động chưa nghỉ hết phép năm trước thì nghỉ bù năm sau được không? NLĐ được nghỉ phép hằng năm mấy ngày? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về số ngày nghỉ phép hằng năm của NLĐ như sau: - Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: + 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; + 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; + 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Ngoài ra, còn các trường hợp đặc biệt thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo hướng dẫn tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: - Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm. - Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm. - Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, thông thường NLĐ sẽ được nghỉ 12 ngày cho 12 tháng làm việc, nếu làm chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ sẽ tương ứng theo số tháng làm việc thực tế (tức 1 tháng 1 ngày). NLĐ chưa nghỉ hết phép năm trước có được nghỉ bù năm sau không? Theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: - Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. - Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Như vậy, người lao động nếu không nghỉ hết phép năm trước sẽ được nghỉ bù năm sau nếu như đã có thoả thuận với người sử dụng lao động về việc dồn, gộp ngày phép và chỉ được gộp tối đa 03 năm một lần. Lưu ý, đây không phải là nghĩa vụ đương nhiên của người sử dụng lao động nên nếu người lao động muốn thực hiện quyền này của mình thì phải có sự thoả thuận với người sử dụng lao động. Thời gian được tính vào thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ thế nào? Theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cách tính thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau: - Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. - Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc. - Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động. - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm. - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng. - Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm. - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật. - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động. Như vậy, việc tính thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm sẽ được thực hiện theo quy định như trên,
02 trường hợp sĩ quan được hưởng chế độ nghỉ phép đặc biệt
Nhiều người thắc mắc liệu chế độ nghỉ phép của sĩ quan sẽ như thế nào có giống người lao động hay không? Hay có chế độ nghỉ phép riêng? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. (1) Sĩ quan là ai? Căn cứ quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (sửa đổi năm 2008) thì sĩ quan quân đội là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. (2) Sĩ quan có những chế độ nghỉ phép nào? Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau: Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau: - Nghỉ phép hằng năm; - Nghỉ phép đặc biệt; - Nghỉ ngày lễ, tết; - Nghỉ an điều dưỡng; - Nghỉ hằng tuần; - Nghỉ chuẩn bị hưu. Trong thời gian nghỉ nêu trên, sĩ quan được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp; được thanh toán tiền nghỉ phép theo quy định tại Thông tư 13/2012/TT-BQP quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị Quân đội. (3) Pháp luật quy định như thế nào về chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan? Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ phép hằng năm của sĩ quan như sau: - Sĩ quan dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; - Sĩ quan từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; - Sĩ quan từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày. Đối với sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm: - 10 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên; + Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK. - 05 ngày đối với các trường hợp: + Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km; + Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên; + Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực. Đối với những sĩ quan này, do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định tại Thông tư 13/2012/TT-BQP. Lưu ý: Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm. Ngoài ra, hằng năm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và công tác của đơn vị, lập kế hoạch cho sĩ quan nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% tổng số sĩ quan của đơn vị. Các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu, tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ để thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường chủ yếu bố trí cho sĩ quan nghỉ phép vào dịp hè. (4) Trường hợp nào sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt? Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp: TH1: Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn. TH2: Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng. (5) Khi nào sỹ quan bị đình chỉ chế độ nghỉ? Sĩ quan bị đình chỉ chế độ nghỉ trong trường hợp: - Khi có lệnh công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, mọi sĩ quan đang nghỉ theo quy định tại Thông tư này phải về ngay đơn vị. - Khi Chủ tịch nước công bố tình trạng chiến tranh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ các chế độ nghỉ của sĩ quan. - Khi đơn vị có nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt, chỉ huy cấp nào có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ, được quyền gọi sĩ quan về đơn vị để thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, nếu sĩ quan nghỉ trùng với một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị cấp có thẩm quyền giải quyết đình chỉ. Trong đó, thẩm quyền giải quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan bao gồm: - Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền. - Sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên do người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp quyết định.
Thời gian thử việc có được nghỉ phép hằng năm không?
Theo quy định pháp luật lao động, hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm là một trong những quyền mà người sử dụng lao động phải dành cho người lao động. Đây là quyền lợi chính đáng và cần thiết mà người lao động được hưởng bởi thông qua thời gian nghỉ phép sẽ giúp họ được nghỉ ngơi, sức lao động được tái tạo. Vậy, nhiều người thắc mắc trong thời gian thử việc liệu có được nghỉ phép hằng năm không? Đối với vấn đề này, chúng ta cùng theo dõi quy định tại khoản 2 Điều 114 Bộ luật lao động 2012: “Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.” Người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc thuộc vào trường hợp làm việc dưới 12 tháng. Với quy định trên, chúng ta có thể hiểu số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động sẽ được tính căn cứ trên thời gian thực tế mà họ làm việc tại doanh nghiệp và do vậy, người làm việc theo hợp đồng thử việc cũng có thể được nghỉ phép hằng năm. Điều đáng nói, cách hiểu trên không đúng hoàn toàn nếu xem đến quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP khi đề cập về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm ghi nhận: "Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm 2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động." Theo quy định này, chúng ta chia thành 02 trường hợp: + TH1: Người lao động thử việc đạt và sau đó tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động chính thức thì thời gian thử việc mới được tính vào thời gian làm việc để tính ngày phép năm. + TH2: Nếu người lao động không vượt qua được quá trình thử việc (tức thử việc không đạt) thì thời gian thử việc sẽ không được tính vào thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép hằng năm. Như vậy, khi người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc do chưa biết được họ có đạt hay không nên sẽ không có cơ sở để tính thời gian hưởng phép năm. Vì thế, người lao động sẽ không được nghỉ phép hằng năm trong thời gian thử việc. Tuy nhiên, trên nguyên tắc cơ bản pháp luật luôn tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên, miễn nội dung thỏa thuận trong phạm vi pháp luật cho phép, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Do đó, khi ký hợp đồng thử việc nêu người sử dụng lao động và người lao động có thống nhất ghi nhận về vấn đề nghỉ phép hằng năm thì người lao động vẫn được nghỉ phép hằng năm theo nội dung đã thỏa thuận trong thời gian thử việc.