Nâng lương thường xuyên viên chức nghỉ không hưởng lương
Viên chức nghỉ không hưởng lương thì thời gian nghỉ không hưởng lương có được tính vào thời gian để tính nâng lương thường xuyên hay không? Thời gian tối đa viên chức được nghỉ không hưởng lương là bao lâu? Căn cứ theo quy định Khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức năm 2010 quy định về quyền nghỉ không lương đối với viên chức thì viên chức được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Về thời gian nghỉ như thế nào do hai bên tự thỏa thuận, pháp luật không can thiệp thời gian nghỉ tối đa nha như thế nào. Như vậy, viên chức được nghỉ không hưởng lương nếu đảm bảo các điều kiện là có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, hiện không có quy định về thời gian được nghỉ không hưởng lương tối đa là bao lâu mà phụ thuộc vào việc viên chức đề xuất và được người đứng đầu đơn vị đồng ý. Nâng lương thường xuyên đối với viên chức nghỉ không hưởng lương Tại Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm: - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương; - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định; - Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này. Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng. Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên đối với trường hợp viên chức nghỉ việc riêng không hưởng lương thì thời gian đó nghỉ đó sẽ không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên. Viên chức bị ốm đau trong thời gian nghỉ không hưởng lương có được chi trả chế độ ốm đau Tại Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì viên chức được xác định là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì không giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Như vậy, trong trường hợp viên chức (xác định là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) trong thời gian nghỉ không hưởng lương mà bị ốm đau thì sẽ không được chi trả chế độ ốm đau.
Quyền nghỉ không hưởng lương của viên chức như thế nào?
Ngoài những ngày nghỉ phép hàng năm, nghỉ lễ tết theo quy định thì viên chức có được quyền nghỉ không hưởng lương không? Thời gian nghỉ như thế nào? Viên chức có được nghỉ không hưởng lương? Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 về quyền nghỉ ngươi của viên chức thì viên chức có quyền như sau: - Được nghỉ hàng năm theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019; nghỉ lễ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019; nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019. Trong trường hợp nếu do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. - Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật. - Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, viên chức có quyền được nghỉ không hưởng lương nhưng phải trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Về thời gian nghỉ không hưởng lương là bao lâu thì cũng sẽ do viên chức đề nghị và người đứng đầu đơn vị đồng ý, không có quy định về thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa. Chế độ thanh toán tiền nghỉ hàng năm của viên chức khi chưa nghỉ hết Điều 13 Luật Viên chức 2010 cũng đã nêu nếu do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. Việc thanh toán tiền căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 2 Thông tư 141/2011/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 57/2014/TT-BTC) quy định trường hợp viên chức được thanh toán tiền lương, hoặc tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm như sau: - Các trường hợp được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ thực hiện theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019: Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. - Các trường hợp được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép: + Viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm thì cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho viên chức nghỉ phép theo chế độ quy định. Trong trường hợp do nhu cầu công việc không thể bố trí cho viên chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định, thì cơ quan, đơn vị quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho viên chức những ngày chưa nghỉ phép hàng năm. + Viên chức nếu đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép theo quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm. + Căn cứ điều kiện công việc thực tế, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ về các trường hợp được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Giáo viên có được xin nghỉ tự túc không và được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong 01 năm?
Giáo viên đã nghỉ hết ngày phép năm thì có được xin nghỉ tự túc hay nghỉ không hưởng lương không? Trường hợp được nghỉ không hưởng lương thì được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày? 1. Quy định về nghỉ tự túc - nghỉ không hưởng lương của giáo viên là viên chức Căn cứ tại Khoản 1 Điều 13 Luật viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi. Theo đó, viên chức được: - Nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. - Nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 Bộ Luật lao động 2019: ngoại trừ các trường hợp nghỉ việc riêng, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. => Như vậy, khi giáo viên đã dùng hết số ngày nghỉ phép năm và muốn nghỉ tự túc, nghỉ không hưởng lương thì cần xin phép đơn vị trường học để được nghỉ. Giáo viên được nghỉ không lương phải đảm bảo 02 điều kiện là có lý do chính đáng và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị. 2. Giáo viên được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày? Theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật lao động 2019 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương thì người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày đối với trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn và phải thông báo với người sử dụng lao động. Theo đó, giáo viên là viên chức được nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật về lao động như trên. Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn thì giáo viên được nghỉ không hưởng lương 01 ngày. Còn đối với các trường hợp nghỉ không hưởng lương khác, hiện tại pháp luật không có quy định về số ngày nghỉ tối đa mà vấn đề này sẽ do giáo viên và đơn vị trường hợp tự thỏa thuận với nhau. 3. Xử lý kỷ luật viên chức đối với giáo viên nghỉ trái phép: Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức như sau: Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; - Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản. => Theo đó, trường hợp trường học không cho phép giáo viên nghỉ mà giáo viên vẫn nghỉ tự túc không đúng theo quy định trong quy chế của trường thì trường học áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, nhắc nhở giáo viên bằng văn bản. Sau đó giáo viên vẫn tiếp tục vi phạm thì tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý kỷ luật theo hình thức cảnh cáo, cách chức, buộc thôi tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Như vậy, giáo viên có thể thỏa thuận với đơn vị trường học để xin nghỉ tự túc - nghỉ không hưởng lương khi có lý do chính đáng và phải được đơn vị đồng ý. Số ngày nghỉ tối đa cũng sẽ do hai bên thỏa thuận. Trường hợp giáo viên nghỉ mà không được sự đồng ý sẽ bị xử lý kỷ luật viên chức theo quy định của pháp luật.
NSDLĐ có quyền từ chối NLĐ nghỉ không hưởng lương hay không?
Trong quan hệ lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi chính đáng trong đó có việc nghỉ không hưởng lương đối với một số sự kiện theo luật định. Vậy theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có được từ chối nghỉ không hưởng lương của người lao động? Người lao động được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày? Nghỉ không hưởng lương là gì? Nghỉ không hưởng lương là việc người lao động (NLĐ) xin nghỉ trong các trường hợp cần thiết hay những sự kiện quan trọng. Đây là quyền lợi của NLĐ, NLĐ có thể xin nghỉ thời gian dài mà không bị sa thải, tuy nhiên, điều này vẫn phải đảm bảo có sự đồng ý của người sử dụng lao động (NSDLĐ). Nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày? Căn cứ tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định: 1. NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với NSDLĐ trong trường hợp sau đây: - Kết hôn: nghỉ 03 ngày; - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. 2. NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ không hưởng lương. Theo đó, NLĐ có quyền nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với NSDLĐ khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết, bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 BLLĐ 2019 thì NLĐ còn có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ không hưởng lương. Trường hợp này tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên mà số ngày nghỉ không lương có thể dài, ngắn khác nhau. Nếu NSDLĐ không cho nghỉ thì NLĐ không được tự ý nghỉ. Bên cạnh đó, quy định của pháp luật không giới hạn về số ngày nghỉ không hưởng lương tối đa của người lao động. Tuy nhiên nếu trong trường hợp nghỉ không hưởng lương dài ngày thì người lao động cũng phải chú ý đến quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình. NSDLĐ có được từ chối nghỉ không hưởng lương của NLĐ? Theo Điều 115 BLLĐ 2019, NLĐ có quyền nghỉ không hưởng lương 01 ngày là đúng theo quy định của pháp luật trong trường hợp tại Khoản 2 Điều này. Việc NSDLĐ từ chối khi NLĐ đã báo trước trong trường hợp này là vi phạm quy định pháp luật. NSDLĐ có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm cho NLĐ nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP (nếu NSDLĐ là tổ chức thì bị phạt tới 10 triệu đồng). Tuy nhiên, trong trường hợp NLĐ đề xuất thỏa thuận nghỉ việc không lương với NSDLĐ, thì NSDLĐ có quyền xem xét đề xuất của NLĐ và quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận. Nếu trong trường hợp này NSDLĐ không chấp thuận đề xuất của người lao động thì cũng không vi phạm pháp luật. NSDLĐ không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương mà họ vẫn nghỉ (trừ trường hợp tại Khoản 2 Điều 115 BLLĐ 2019) thì giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019 về việc tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này thì NSDLĐ không phải báo trước cho NLĐ. Ngoài ra, có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải căn cứ tại Khoản 4 Điều 125 BLLĐ 2019 đổi với NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Quy định về nghỉ không lương của giáo viên
Trường hợp giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động Theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau: “Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương [...] 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.” Do đó, đối với việc nghỉ không hưởng lương, theo quy định trên pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trường hợp 2: Giáo viên là viên chức Theo Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định: “Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi 1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. ... 4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.” Như vậy, để được nghỉ không lương thì viên chức phải trình bày lý do chính đáng và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang làm việc. Tóm lại, khi người lao động, viên chức muốn xin nghỉ việc không lương thì phải thỏa thuận và được sự đồng ý của người sử dụng lao động cũng như người đứng đầu sự nghiệp công lập. Trong trường hợp này, Nhà trường có thể xem xét lý do nghỉ có chính đáng hay không, việc đồng ý cho giáo viên nghỉ không lương thời gian bao lâu, như thế nào đều phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa giáo viên và nhà trường.
Người lao động nghỉ việc không hưởng lương có phải xin phép?
Cho mình hỏi trường hợp này: trong luật lao động thì NLĐ nghỉ việc phải báo trước 30 ngày ấy. nhưng trường hợp này thì NLĐ này mới có báo trước 10 ngày thôi, tức là 20/5 viết đơn thì 19/6 mới nghỉ, nhưng mà ngày 30/5 anh này đã nghỉ việc rồi có nghĩa là anh này chỉ báo mồm là nghỉ hẵn rồi và nghỉ được 10 ngày rồi, tại vì bên em ở bắng ninh là ngày 2/6 bắt đầu phong tỏa công ty tức NLĐ phải ăn ở tại cty ấy, có nghĩa lúc anh ấy nghỉ thì anh ấy đã xác nhận bị trừ tiền rồi, bây giờ có ng tư vấn cho anh ấy là ko phải anh ấy tự nghỉ, nghỉ luôn mà anh ấy nghỉ ko lương, nhưng thực tế anh ấy báo nghỉ hẵn rồi anh ấy ko đi làm ko nói gì luôn, tự nhiên đùng ra bây giờ ảnh nói nghỉ ko lương trong thời gian 10 ngày này rồi mà bên em không duyệt. và bên em thường nghỉ ko lương với lại đang dịch vovid nếu từ ngày 2/6 (phong tỏa NLD làm và ở tại chổ) thì NLD phải có giấy tờ để xếp tổng ký để đảm bảo về việc phòng chống dịch, nhưng anh ta cũng ko có luôn vì anh ta ko có tới cty được 10 ngày rồi, và bây giờ anh ta đòi kiện lên sở lao động, nếu như vậy anh ấy đúng hay cty đúng?
Thời gian xin nghỉ không hưởng lương tôi đa được bao nhiêu tháng? nghỉ không hưởng lương có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? nghỉ không hưởng lương không tham gia bảo hiểm xã hội 14 tháng, chưa có quyết định thôi việc thì làm hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp có được không? xin cảm ơn!
Phạt đến 5 triệu nếu không cho NLĐ nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Phạt tiền nếu không cho NLĐ nghỉ về việc riêng Về nguyên tắc NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. Điều 115 BLLĐ 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau: 1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. So với quy định hiện hành, Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì người lao động được nghỉ 03 ngày. Đồng thời, quy định rõ hơn trường hợp "con đẻ", "con nuôi" kết hôn thì được nghỉ 01 ngày (hiện hành, quy định "con" kết hôn thì nghỉ 01 ngày); "con đẻ", "con nuôi" chết thì được nghỉ 03 ngày (hiện hành quy định "con" chết thì nghỉ 03 ngày). Bên cạnh đó, NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Điểm a, Khoản 1, Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động nếu không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định. Ngoài ra, nếu vi phạm một trong các hành vi sau cũng sẽ bị áp dụng mức phạt ở mức tương tự nêu trên: - Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định; - Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Trường hợp nào thì áp dụng ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động/nghỉ không lương?
Chào cộng đồng, Em có một thắc mắc như sau: Về bản chất thì ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay nghỉ không hưởng lương đều là không làm việc trong một thời gian. Tuy nhiên, về quyền lợi tiền lương cho Người lao động sẽ khác nhau: - Nếu áp dụng quy định về ngừng việc (Điều 98 Bộ luật lao động 2012), thì Người lao động được trả lương trong thời gian ngừng việc. - Nếu áp dụng quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng (Điều 32 Bộ luật lao động 2012) hoặc nghỉ không lương (Điều 116 Bộ luật lao động 2012) thì Người lao động không được trả lương trong thời gian này. Vậy khi nào thì doanh nghiệp phải áp dụng quy định ngừng việc? Khi nào thì doanh nghiệp được áp dụng quy định tạm hoãn thực hiện hợp đồng hoặc nghỉ không hưởng lương để đúng với quy định của luật? Xin cộng đồng giải đáp giúp em Em xin cảm ơn!
Vấn đề nghỉ không hưởng lương của người lao động
Trong quá trình làm việc tại bất kỳ một công ty nào thì thời gian làm việc chủ yếu là giờ hnafh chính và làm ít nhất 5 ngày trong tuần. Và đôi khi người lao động sẽ có những công việc đột suất, bất khả kháng và phải xin nghỉ làm một vài ngày trong tuần. Thế nhưng người lao động phải phân biệt rõ trường hợp nào được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và trường hợp nào là nghỉ không hưởng lương để đảm bảo quyền lợi của mình. Trong đó, đối với vấn đề nghỉ không hưởng lương thì căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 có quy định như sau: “Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương … 2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.” Theo như quy định trên thì người lao động được phép nghỉ không hưởng lương với thời gian 01 ngày nếu rơi vào trường hợp như ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Và khi đó, người lao động phải thực hiện việc thông báo cho người sử dụng lao động biết. Nhưng với những quy định hiện hành thì pháp luật không giới hạn có ngày nghỉ không lương cũng như không giới hạn số lần nghỉ không lương. Vậy nên đối với vấn đề này thì người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau về việc nghỉ không hưởng lương. Người lao động sẽ không bị giới hạn số ngày nghỉ không lương và số lần nghỉ không lương nếu có thể thỏa thuận được với người sử dụng lao động và được sự đồng ý. Đối với trường hợp này thì cũng cần chú ý tới việc, nếu trong tháng người lao động có tổng số ngày nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày trở nên thì cũng sẽ không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. (Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH)
Quy định ngày nghỉ hằng tuần có cần được thể hiện trong nội quy lao động?
Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền quyết định, sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày khác trong tuần. Vậy công ty có bắt buộc phải ghi ngày nghỉ hằng tuần là ngày thứ mấy trong nội quy lao động không? Trả lời: Căn cứ Điều 110 Bộ Luật Lao động 2012 quy định: - Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. Mặt khác, Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được ghi trong nội quy lao động bao gồm: - Thời giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trong 1 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. Căn cứ các quy định trên, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do doanh nghiệp quy định nhưng phải xác định cụ thể là ngày nào và ghi vào nội quy lao động để làm cơ sở thực hiện. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà ông thắc mắc. Trân trọng!
Nâng lương thường xuyên viên chức nghỉ không hưởng lương
Viên chức nghỉ không hưởng lương thì thời gian nghỉ không hưởng lương có được tính vào thời gian để tính nâng lương thường xuyên hay không? Thời gian tối đa viên chức được nghỉ không hưởng lương là bao lâu? Căn cứ theo quy định Khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức năm 2010 quy định về quyền nghỉ không lương đối với viên chức thì viên chức được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Về thời gian nghỉ như thế nào do hai bên tự thỏa thuận, pháp luật không can thiệp thời gian nghỉ tối đa nha như thế nào. Như vậy, viên chức được nghỉ không hưởng lương nếu đảm bảo các điều kiện là có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, hiện không có quy định về thời gian được nghỉ không hưởng lương tối đa là bao lâu mà phụ thuộc vào việc viên chức đề xuất và được người đứng đầu đơn vị đồng ý. Nâng lương thường xuyên đối với viên chức nghỉ không hưởng lương Tại Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm: - Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương; - Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định; - Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này. Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng. Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên đối với trường hợp viên chức nghỉ việc riêng không hưởng lương thì thời gian đó nghỉ đó sẽ không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên. Viên chức bị ốm đau trong thời gian nghỉ không hưởng lương có được chi trả chế độ ốm đau Tại Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì viên chức được xác định là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì không giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Như vậy, trong trường hợp viên chức (xác định là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) trong thời gian nghỉ không hưởng lương mà bị ốm đau thì sẽ không được chi trả chế độ ốm đau.
Quyền nghỉ không hưởng lương của viên chức như thế nào?
Ngoài những ngày nghỉ phép hàng năm, nghỉ lễ tết theo quy định thì viên chức có được quyền nghỉ không hưởng lương không? Thời gian nghỉ như thế nào? Viên chức có được nghỉ không hưởng lương? Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 về quyền nghỉ ngươi của viên chức thì viên chức có quyền như sau: - Được nghỉ hàng năm theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019; nghỉ lễ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019; nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019. Trong trường hợp nếu do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. - Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật. - Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, viên chức có quyền được nghỉ không hưởng lương nhưng phải trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Về thời gian nghỉ không hưởng lương là bao lâu thì cũng sẽ do viên chức đề nghị và người đứng đầu đơn vị đồng ý, không có quy định về thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa. Chế độ thanh toán tiền nghỉ hàng năm của viên chức khi chưa nghỉ hết Điều 13 Luật Viên chức 2010 cũng đã nêu nếu do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. Việc thanh toán tiền căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 2 Thông tư 141/2011/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 57/2014/TT-BTC) quy định trường hợp viên chức được thanh toán tiền lương, hoặc tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm như sau: - Các trường hợp được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ thực hiện theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019: Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. - Các trường hợp được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép: + Viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm thì cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho viên chức nghỉ phép theo chế độ quy định. Trong trường hợp do nhu cầu công việc không thể bố trí cho viên chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định, thì cơ quan, đơn vị quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho viên chức những ngày chưa nghỉ phép hàng năm. + Viên chức nếu đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép theo quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm. + Căn cứ điều kiện công việc thực tế, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ về các trường hợp được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Giáo viên có được xin nghỉ tự túc không và được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong 01 năm?
Giáo viên đã nghỉ hết ngày phép năm thì có được xin nghỉ tự túc hay nghỉ không hưởng lương không? Trường hợp được nghỉ không hưởng lương thì được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày? 1. Quy định về nghỉ tự túc - nghỉ không hưởng lương của giáo viên là viên chức Căn cứ tại Khoản 1 Điều 13 Luật viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi. Theo đó, viên chức được: - Nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. - Nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 Bộ Luật lao động 2019: ngoại trừ các trường hợp nghỉ việc riêng, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. => Như vậy, khi giáo viên đã dùng hết số ngày nghỉ phép năm và muốn nghỉ tự túc, nghỉ không hưởng lương thì cần xin phép đơn vị trường học để được nghỉ. Giáo viên được nghỉ không lương phải đảm bảo 02 điều kiện là có lý do chính đáng và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị. 2. Giáo viên được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày? Theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật lao động 2019 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương thì người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày đối với trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn và phải thông báo với người sử dụng lao động. Theo đó, giáo viên là viên chức được nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật về lao động như trên. Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn thì giáo viên được nghỉ không hưởng lương 01 ngày. Còn đối với các trường hợp nghỉ không hưởng lương khác, hiện tại pháp luật không có quy định về số ngày nghỉ tối đa mà vấn đề này sẽ do giáo viên và đơn vị trường hợp tự thỏa thuận với nhau. 3. Xử lý kỷ luật viên chức đối với giáo viên nghỉ trái phép: Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức như sau: Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản; - Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản. => Theo đó, trường hợp trường học không cho phép giáo viên nghỉ mà giáo viên vẫn nghỉ tự túc không đúng theo quy định trong quy chế của trường thì trường học áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, nhắc nhở giáo viên bằng văn bản. Sau đó giáo viên vẫn tiếp tục vi phạm thì tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý kỷ luật theo hình thức cảnh cáo, cách chức, buộc thôi tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Như vậy, giáo viên có thể thỏa thuận với đơn vị trường học để xin nghỉ tự túc - nghỉ không hưởng lương khi có lý do chính đáng và phải được đơn vị đồng ý. Số ngày nghỉ tối đa cũng sẽ do hai bên thỏa thuận. Trường hợp giáo viên nghỉ mà không được sự đồng ý sẽ bị xử lý kỷ luật viên chức theo quy định của pháp luật.
NSDLĐ có quyền từ chối NLĐ nghỉ không hưởng lương hay không?
Trong quan hệ lao động, người lao động được hưởng những quyền lợi chính đáng trong đó có việc nghỉ không hưởng lương đối với một số sự kiện theo luật định. Vậy theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có được từ chối nghỉ không hưởng lương của người lao động? Người lao động được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày? Nghỉ không hưởng lương là gì? Nghỉ không hưởng lương là việc người lao động (NLĐ) xin nghỉ trong các trường hợp cần thiết hay những sự kiện quan trọng. Đây là quyền lợi của NLĐ, NLĐ có thể xin nghỉ thời gian dài mà không bị sa thải, tuy nhiên, điều này vẫn phải đảm bảo có sự đồng ý của người sử dụng lao động (NSDLĐ). Nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày? Căn cứ tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định: 1. NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với NSDLĐ trong trường hợp sau đây: - Kết hôn: nghỉ 03 ngày; - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. 2. NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ không hưởng lương. Theo đó, NLĐ có quyền nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với NSDLĐ khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết, bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 BLLĐ 2019 thì NLĐ còn có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ không hưởng lương. Trường hợp này tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên mà số ngày nghỉ không lương có thể dài, ngắn khác nhau. Nếu NSDLĐ không cho nghỉ thì NLĐ không được tự ý nghỉ. Bên cạnh đó, quy định của pháp luật không giới hạn về số ngày nghỉ không hưởng lương tối đa của người lao động. Tuy nhiên nếu trong trường hợp nghỉ không hưởng lương dài ngày thì người lao động cũng phải chú ý đến quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình. NSDLĐ có được từ chối nghỉ không hưởng lương của NLĐ? Theo Điều 115 BLLĐ 2019, NLĐ có quyền nghỉ không hưởng lương 01 ngày là đúng theo quy định của pháp luật trong trường hợp tại Khoản 2 Điều này. Việc NSDLĐ từ chối khi NLĐ đã báo trước trong trường hợp này là vi phạm quy định pháp luật. NSDLĐ có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm cho NLĐ nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP (nếu NSDLĐ là tổ chức thì bị phạt tới 10 triệu đồng). Tuy nhiên, trong trường hợp NLĐ đề xuất thỏa thuận nghỉ việc không lương với NSDLĐ, thì NSDLĐ có quyền xem xét đề xuất của NLĐ và quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận. Nếu trong trường hợp này NSDLĐ không chấp thuận đề xuất của người lao động thì cũng không vi phạm pháp luật. NSDLĐ không cho NLĐ nghỉ không hưởng lương mà họ vẫn nghỉ (trừ trường hợp tại Khoản 2 Điều 115 BLLĐ 2019) thì giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019 về việc tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này thì NSDLĐ không phải báo trước cho NLĐ. Ngoài ra, có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải căn cứ tại Khoản 4 Điều 125 BLLĐ 2019 đổi với NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Quy định về nghỉ không lương của giáo viên
Trường hợp giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động Theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau: “Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương [...] 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.” Do đó, đối với việc nghỉ không hưởng lương, theo quy định trên pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trường hợp 2: Giáo viên là viên chức Theo Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định: “Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi 1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. ... 4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.” Như vậy, để được nghỉ không lương thì viên chức phải trình bày lý do chính đáng và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang làm việc. Tóm lại, khi người lao động, viên chức muốn xin nghỉ việc không lương thì phải thỏa thuận và được sự đồng ý của người sử dụng lao động cũng như người đứng đầu sự nghiệp công lập. Trong trường hợp này, Nhà trường có thể xem xét lý do nghỉ có chính đáng hay không, việc đồng ý cho giáo viên nghỉ không lương thời gian bao lâu, như thế nào đều phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa giáo viên và nhà trường.
Người lao động nghỉ việc không hưởng lương có phải xin phép?
Cho mình hỏi trường hợp này: trong luật lao động thì NLĐ nghỉ việc phải báo trước 30 ngày ấy. nhưng trường hợp này thì NLĐ này mới có báo trước 10 ngày thôi, tức là 20/5 viết đơn thì 19/6 mới nghỉ, nhưng mà ngày 30/5 anh này đã nghỉ việc rồi có nghĩa là anh này chỉ báo mồm là nghỉ hẵn rồi và nghỉ được 10 ngày rồi, tại vì bên em ở bắng ninh là ngày 2/6 bắt đầu phong tỏa công ty tức NLĐ phải ăn ở tại cty ấy, có nghĩa lúc anh ấy nghỉ thì anh ấy đã xác nhận bị trừ tiền rồi, bây giờ có ng tư vấn cho anh ấy là ko phải anh ấy tự nghỉ, nghỉ luôn mà anh ấy nghỉ ko lương, nhưng thực tế anh ấy báo nghỉ hẵn rồi anh ấy ko đi làm ko nói gì luôn, tự nhiên đùng ra bây giờ ảnh nói nghỉ ko lương trong thời gian 10 ngày này rồi mà bên em không duyệt. và bên em thường nghỉ ko lương với lại đang dịch vovid nếu từ ngày 2/6 (phong tỏa NLD làm và ở tại chổ) thì NLD phải có giấy tờ để xếp tổng ký để đảm bảo về việc phòng chống dịch, nhưng anh ta cũng ko có luôn vì anh ta ko có tới cty được 10 ngày rồi, và bây giờ anh ta đòi kiện lên sở lao động, nếu như vậy anh ấy đúng hay cty đúng?
Thời gian xin nghỉ không hưởng lương tôi đa được bao nhiêu tháng? nghỉ không hưởng lương có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? nghỉ không hưởng lương không tham gia bảo hiểm xã hội 14 tháng, chưa có quyết định thôi việc thì làm hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp có được không? xin cảm ơn!
Phạt đến 5 triệu nếu không cho NLĐ nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương
Phạt tiền nếu không cho NLĐ nghỉ về việc riêng Về nguyên tắc NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. Điều 115 BLLĐ 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau: 1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. So với quy định hiện hành, Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết thì người lao động được nghỉ 03 ngày. Đồng thời, quy định rõ hơn trường hợp "con đẻ", "con nuôi" kết hôn thì được nghỉ 01 ngày (hiện hành, quy định "con" kết hôn thì nghỉ 01 ngày); "con đẻ", "con nuôi" chết thì được nghỉ 03 ngày (hiện hành quy định "con" chết thì nghỉ 03 ngày). Bên cạnh đó, NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Điểm a, Khoản 1, Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động nếu không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định. Ngoài ra, nếu vi phạm một trong các hành vi sau cũng sẽ bị áp dụng mức phạt ở mức tương tự nêu trên: - Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định; - Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Trường hợp nào thì áp dụng ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động/nghỉ không lương?
Chào cộng đồng, Em có một thắc mắc như sau: Về bản chất thì ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay nghỉ không hưởng lương đều là không làm việc trong một thời gian. Tuy nhiên, về quyền lợi tiền lương cho Người lao động sẽ khác nhau: - Nếu áp dụng quy định về ngừng việc (Điều 98 Bộ luật lao động 2012), thì Người lao động được trả lương trong thời gian ngừng việc. - Nếu áp dụng quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng (Điều 32 Bộ luật lao động 2012) hoặc nghỉ không lương (Điều 116 Bộ luật lao động 2012) thì Người lao động không được trả lương trong thời gian này. Vậy khi nào thì doanh nghiệp phải áp dụng quy định ngừng việc? Khi nào thì doanh nghiệp được áp dụng quy định tạm hoãn thực hiện hợp đồng hoặc nghỉ không hưởng lương để đúng với quy định của luật? Xin cộng đồng giải đáp giúp em Em xin cảm ơn!
Vấn đề nghỉ không hưởng lương của người lao động
Trong quá trình làm việc tại bất kỳ một công ty nào thì thời gian làm việc chủ yếu là giờ hnafh chính và làm ít nhất 5 ngày trong tuần. Và đôi khi người lao động sẽ có những công việc đột suất, bất khả kháng và phải xin nghỉ làm một vài ngày trong tuần. Thế nhưng người lao động phải phân biệt rõ trường hợp nào được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và trường hợp nào là nghỉ không hưởng lương để đảm bảo quyền lợi của mình. Trong đó, đối với vấn đề nghỉ không hưởng lương thì căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 có quy định như sau: “Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương … 2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.” Theo như quy định trên thì người lao động được phép nghỉ không hưởng lương với thời gian 01 ngày nếu rơi vào trường hợp như ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Và khi đó, người lao động phải thực hiện việc thông báo cho người sử dụng lao động biết. Nhưng với những quy định hiện hành thì pháp luật không giới hạn có ngày nghỉ không lương cũng như không giới hạn số lần nghỉ không lương. Vậy nên đối với vấn đề này thì người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau về việc nghỉ không hưởng lương. Người lao động sẽ không bị giới hạn số ngày nghỉ không lương và số lần nghỉ không lương nếu có thể thỏa thuận được với người sử dụng lao động và được sự đồng ý. Đối với trường hợp này thì cũng cần chú ý tới việc, nếu trong tháng người lao động có tổng số ngày nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày trở nên thì cũng sẽ không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. (Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH)
Quy định ngày nghỉ hằng tuần có cần được thể hiện trong nội quy lao động?
Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền quyết định, sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày khác trong tuần. Vậy công ty có bắt buộc phải ghi ngày nghỉ hằng tuần là ngày thứ mấy trong nội quy lao động không? Trả lời: Căn cứ Điều 110 Bộ Luật Lao động 2012 quy định: - Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. Mặt khác, Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được ghi trong nội quy lao động bao gồm: - Thời giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trong 1 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. Căn cứ các quy định trên, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do doanh nghiệp quy định nhưng phải xác định cụ thể là ngày nào và ghi vào nội quy lao động để làm cơ sở thực hiện. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà ông thắc mắc. Trân trọng!