Lao động nữ nghỉ thai sản có được hưởng lương không? Mức hưởng bao nhiêu?
Rất nhiều người thường thắc mắc lao động nữ có được hưởng lương khi đang nghỉ chế độ thai sản hay không? Nếu không được công ty, doanh nghiệp trả lương thì họ có nhận được trợ cấp gì hay không? Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề công ty doanh nghiệp có trả lương hàng tháng cho người lao động nghỉ thai sản hay không đang là chủ đề được khá nhiều người lao động nữ quan tâm bởi lẽ khi nghỉ thai sản thì họ không thể tiếp tục tham gia vào công việc đã ký kết trong hợp đồng lao động, nếu như không được trả lương thì họ có nhận được khoản trợ cấp nào khác để có thể trang trải cuộc sống? (1) Chế độ nghỉ thai sản là gì? Chế độ thai sản là chế độ mà người lao động (NLĐ) tham gia bảo hiểm xã hội khi sinh con, nhận con nuôi,.... và đóng tiền bảo hiểm đủ số tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (Luật BHXH) thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Điều kiện hưởng chế độ thai sản NLĐ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi đáp ứng đủ đồng thời cả 2 điều kiện về đối tượng thụ hưởng và thời gian tham gia đóng BHXH bắt buộc theo quy định. Cụ thể theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau: Điều kiện về đối tượng hưởng chế độ thai sản - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con; - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; - Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. Điều kiện về thời gian đóng BHXH - NLĐ nữ sinh con; NLĐ nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. - NLĐ nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. - NLĐ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội. Thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản Thời gian hưởng chế độ khi khám thai Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 32 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý NLĐ nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: - 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; - 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; - 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; - 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng theo Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con. (2) Người lao động có được hưởng lương khi nghỉ thai sản không? Nhờ việc tham gia BHXH, khi nghỉ thai sản, NLĐ sẽ được hưởng quyền lợi được thanh toán từ quỹ BHXH. Chính vì thế, NLĐ nghỉ thai sản thì BHXH chi trả chế độ nghỉ thai sản còn phần doanh nghiệp hỗ trợ thì công ty, doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: "Trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho NLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác". Tóm lại, điều khoản này quy định, trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ BHXH thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho NLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Mức hưởng chế độ nghỉ thai sản BHXH Mặc dù NLĐ không được công ty và doanh nghiệp trả lương trong quá trình nghỉ thai sản nhưng NLĐ nữ vẫn nhận được mức hưởng chế độ thai sản khi tham gia BHXH. Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định về mức hưởng BHXH như sau: - Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. - Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật BHXH được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; - Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật BHXH thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Ngoài ra NLĐ nữ sẽ được nhận trợ cấp một lần khi sinh con bằng hai tháng lương tối thiểu chung quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo quy định này, NLĐ đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ đủ điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh, tiền trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Đối với chi phí khám chữa bệnh, sinh con theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế, NLĐ được bảo hiểm y tế chi trả 80% chi phí và họ phải chịu 20% chi phí. NLĐ nữ còn nhận được trợ cấp dưỡng sức sau khi sinh trong trường hợp lao động nữ đi làm lại sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì có thể nghỉ dưỡng sức từ 05 - 10 ngày. Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh sẽ bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. (3) Người lao động nghỉ thai sản thì có được nhận lương tháng 13 không? Lương tháng 13 là thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong các công ty, doanh nghiệp mặc dù luật hiện nay chưa có quy định cụ thể định nghĩa về lương tháng 13 Tuy nhiên dựa theo cách sử dụng trên thực tế thì có thể hiểu rằng đây là khoản tiền thưởng thường được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận sẽ cho người lao động vào dịp cuối năm (thường là trước khi nghỉ tết Âm lịch) Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng cụ thể như sau: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Có thể thấy thưởng là một khoản tiền không bắt buộc mà sẽ phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ, nội quy, quy chế do người sử dụng lao động quy định. Do đó, việc NLĐ đang trong thời gian nghỉ thai sản có được nhận lương tháng 13 hay không phụ thuộc vào việc trong quy chế thưởng của người sử dụng lao động có điều kiện cho phép người lao động nghỉ thai sản được nhận lương tháng 13 hay không. Trong trường hợp quy chế thưởng không có quy định về việc nhận lương tháng 13 thì người lao động nghỉ thai sản sẽ không được nhận lương tháng 13. Tóm lại, NLĐ nữ nghỉ thai sản không được nhận lương trừ khi NLĐ nữ và người sử dụng lao động có thỏa thuận với nhau. Nghỉ thai sản là quyền lợi của NLĐ nữ, việc tuân thủ các quy định pháp luật và hiểu rõ quyền lợi liên quan đến việc nhận lương trong thời gian nghỉ là điều quan trọng chỉ khi đó NLĐ có thể đảm bảo được quyền lợi của mình một cách đầy đủ trong suốt quá trình nghỉ thai sản.
Người lao động nước ngoài nghỉ việc có hưởng lương trong những ngày nào?
Tương tự như lao động trong nước, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng được có những ngày nghỉ mà vẫn phải trả lương đầy đủ. Các trường hợp người lao động nước ngoài nghỉ hưởng nguyên lương bao gồm những ngày nghỉ sau: Ngày nghỉ lễ, tết - Tết dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); - Tết Âm lịch: 05 ngày; - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch); - Tết cổ truyền dân tộc của nước mà NLĐ nước ngoài mang quốc tịch: 01 ngày; - Ngày Quốc khánh của nước mà NLĐ nước ngoài mang quốc tịch: 01 ngày. (Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019) Ngày nghỉ hằng năm - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. (Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương - Kết hôn: nghỉ 03 ngày; - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. (Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) Nghỉ do tạm đình chỉ công việc Người lao động nước ngoài bị tạm đình chỉ công việc khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để họ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Thời hạn tạm đình chỉ công việc tối đa là 15 ngày, trường hợp đặc biệt thì tối đa là 90 ngày. Trường hợp người lao động nước ngoài không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ này. (Căn cứ Điều 128 Bộ luật Lao động 2019) Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ các thông tin cần thiết về ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Người thân mất có xin nghỉ việc 1 tuần được không?
Theo Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau: 1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. 2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Trường hợp người thân như bố, mẹ, ông bà,.... mất thì sẽ được quy định cụ thể như trên. Ví dụ, cụ thể đối với trường hợp bà nội mất (chết) thì người lao động sẽ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày. Trường hợp này nếu muốn nghỉ 1 tuần để lo hậu sự cho bà nội thì có thể thỏa thuận với công ty để nghỉ không lương. Nếu công ty đồng ý thì NLĐ có thể nghỉ, trường hợp công ty không đồng ý thì cần lưu ý trường hợp tự ý bỏ việc (Khoản 4 Điều 125 Bộ luật này).
Từ 1/1/2021, NLĐ được nghỉ việc hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?
Nghỉ hưởng lương - Ảnh minh họa Khi Bộ luật lao động 2019 chính thức đi vào hiệu lực, tổng số ngày nghỉ hưởng lương tối thiểu của một người lao động là 23 ngày, tăng một ngày so với quy định hiện tại. Cụ thể bao gồm: Nghỉ phép năm, căn cứ Điều 113: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc, tức một tháng đi làm được nghỉ hưởng lương 1 ngày. - Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. - Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày. -> Như vậy một người lao động bình thường đi làm đủ một năm được nghỉ phép năm ít nhất là 12 ngày. Nghỉ lễ tết, theo Điều 112 a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). -> So với BLLĐ 2012 thì số ngày nghi lễ, tết thăng thêm 1 ngày, tổng số ngày nghỉ lễ tết là 11 ngày. Nghỉ việc riêng hưởng lương, theo điều 115: - Kết hôn: nghỉ 03 ngày; - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. -> Về nghỉ việc riêng, nếu người lao động không có công việc nằm trong danh sách trên thì sẽ không tất nhiên được hưởng. Khi nghỉ việc riêng người lao động phải báo cho người sử dụng lao động
Lao động nữ nghỉ thai sản có được hưởng lương không? Mức hưởng bao nhiêu?
Rất nhiều người thường thắc mắc lao động nữ có được hưởng lương khi đang nghỉ chế độ thai sản hay không? Nếu không được công ty, doanh nghiệp trả lương thì họ có nhận được trợ cấp gì hay không? Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề công ty doanh nghiệp có trả lương hàng tháng cho người lao động nghỉ thai sản hay không đang là chủ đề được khá nhiều người lao động nữ quan tâm bởi lẽ khi nghỉ thai sản thì họ không thể tiếp tục tham gia vào công việc đã ký kết trong hợp đồng lao động, nếu như không được trả lương thì họ có nhận được khoản trợ cấp nào khác để có thể trang trải cuộc sống? (1) Chế độ nghỉ thai sản là gì? Chế độ thai sản là chế độ mà người lao động (NLĐ) tham gia bảo hiểm xã hội khi sinh con, nhận con nuôi,.... và đóng tiền bảo hiểm đủ số tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (Luật BHXH) thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Điều kiện hưởng chế độ thai sản NLĐ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi đáp ứng đủ đồng thời cả 2 điều kiện về đối tượng thụ hưởng và thời gian tham gia đóng BHXH bắt buộc theo quy định. Cụ thể theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau: Điều kiện về đối tượng hưởng chế độ thai sản - Lao động nữ mang thai; - Lao động nữ sinh con; - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; - Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; - Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. Điều kiện về thời gian đóng BHXH - NLĐ nữ sinh con; NLĐ nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. - NLĐ nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. - NLĐ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội. Thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản Thời gian hưởng chế độ khi khám thai Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 32 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý NLĐ nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: - 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; - 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; - 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; - 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng theo Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con. (2) Người lao động có được hưởng lương khi nghỉ thai sản không? Nhờ việc tham gia BHXH, khi nghỉ thai sản, NLĐ sẽ được hưởng quyền lợi được thanh toán từ quỹ BHXH. Chính vì thế, NLĐ nghỉ thai sản thì BHXH chi trả chế độ nghỉ thai sản còn phần doanh nghiệp hỗ trợ thì công ty, doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: "Trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho NLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác". Tóm lại, điều khoản này quy định, trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ BHXH thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho NLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Mức hưởng chế độ nghỉ thai sản BHXH Mặc dù NLĐ không được công ty và doanh nghiệp trả lương trong quá trình nghỉ thai sản nhưng NLĐ nữ vẫn nhận được mức hưởng chế độ thai sản khi tham gia BHXH. Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định về mức hưởng BHXH như sau: - Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. - Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật BHXH được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; - Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật BHXH thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Ngoài ra NLĐ nữ sẽ được nhận trợ cấp một lần khi sinh con bằng hai tháng lương tối thiểu chung quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo quy định này, NLĐ đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ đủ điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh, tiền trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Đối với chi phí khám chữa bệnh, sinh con theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế, NLĐ được bảo hiểm y tế chi trả 80% chi phí và họ phải chịu 20% chi phí. NLĐ nữ còn nhận được trợ cấp dưỡng sức sau khi sinh trong trường hợp lao động nữ đi làm lại sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì có thể nghỉ dưỡng sức từ 05 - 10 ngày. Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh sẽ bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. (3) Người lao động nghỉ thai sản thì có được nhận lương tháng 13 không? Lương tháng 13 là thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong các công ty, doanh nghiệp mặc dù luật hiện nay chưa có quy định cụ thể định nghĩa về lương tháng 13 Tuy nhiên dựa theo cách sử dụng trên thực tế thì có thể hiểu rằng đây là khoản tiền thưởng thường được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận sẽ cho người lao động vào dịp cuối năm (thường là trước khi nghỉ tết Âm lịch) Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng cụ thể như sau: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Có thể thấy thưởng là một khoản tiền không bắt buộc mà sẽ phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ, nội quy, quy chế do người sử dụng lao động quy định. Do đó, việc NLĐ đang trong thời gian nghỉ thai sản có được nhận lương tháng 13 hay không phụ thuộc vào việc trong quy chế thưởng của người sử dụng lao động có điều kiện cho phép người lao động nghỉ thai sản được nhận lương tháng 13 hay không. Trong trường hợp quy chế thưởng không có quy định về việc nhận lương tháng 13 thì người lao động nghỉ thai sản sẽ không được nhận lương tháng 13. Tóm lại, NLĐ nữ nghỉ thai sản không được nhận lương trừ khi NLĐ nữ và người sử dụng lao động có thỏa thuận với nhau. Nghỉ thai sản là quyền lợi của NLĐ nữ, việc tuân thủ các quy định pháp luật và hiểu rõ quyền lợi liên quan đến việc nhận lương trong thời gian nghỉ là điều quan trọng chỉ khi đó NLĐ có thể đảm bảo được quyền lợi của mình một cách đầy đủ trong suốt quá trình nghỉ thai sản.
Người lao động nước ngoài nghỉ việc có hưởng lương trong những ngày nào?
Tương tự như lao động trong nước, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng được có những ngày nghỉ mà vẫn phải trả lương đầy đủ. Các trường hợp người lao động nước ngoài nghỉ hưởng nguyên lương bao gồm những ngày nghỉ sau: Ngày nghỉ lễ, tết - Tết dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); - Tết Âm lịch: 05 ngày; - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch); - Tết cổ truyền dân tộc của nước mà NLĐ nước ngoài mang quốc tịch: 01 ngày; - Ngày Quốc khánh của nước mà NLĐ nước ngoài mang quốc tịch: 01 ngày. (Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019) Ngày nghỉ hằng năm - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. (Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương - Kết hôn: nghỉ 03 ngày; - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. (Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) Nghỉ do tạm đình chỉ công việc Người lao động nước ngoài bị tạm đình chỉ công việc khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để họ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Thời hạn tạm đình chỉ công việc tối đa là 15 ngày, trường hợp đặc biệt thì tối đa là 90 ngày. Trường hợp người lao động nước ngoài không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ này. (Căn cứ Điều 128 Bộ luật Lao động 2019) Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đủ các thông tin cần thiết về ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Người thân mất có xin nghỉ việc 1 tuần được không?
Theo Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau: 1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. 2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Trường hợp người thân như bố, mẹ, ông bà,.... mất thì sẽ được quy định cụ thể như trên. Ví dụ, cụ thể đối với trường hợp bà nội mất (chết) thì người lao động sẽ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày. Trường hợp này nếu muốn nghỉ 1 tuần để lo hậu sự cho bà nội thì có thể thỏa thuận với công ty để nghỉ không lương. Nếu công ty đồng ý thì NLĐ có thể nghỉ, trường hợp công ty không đồng ý thì cần lưu ý trường hợp tự ý bỏ việc (Khoản 4 Điều 125 Bộ luật này).
Từ 1/1/2021, NLĐ được nghỉ việc hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày?
Nghỉ hưởng lương - Ảnh minh họa Khi Bộ luật lao động 2019 chính thức đi vào hiệu lực, tổng số ngày nghỉ hưởng lương tối thiểu của một người lao động là 23 ngày, tăng một ngày so với quy định hiện tại. Cụ thể bao gồm: Nghỉ phép năm, căn cứ Điều 113: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc, tức một tháng đi làm được nghỉ hưởng lương 1 ngày. - Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. - Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày. -> Như vậy một người lao động bình thường đi làm đủ một năm được nghỉ phép năm ít nhất là 12 ngày. Nghỉ lễ tết, theo Điều 112 a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). -> So với BLLĐ 2012 thì số ngày nghi lễ, tết thăng thêm 1 ngày, tổng số ngày nghỉ lễ tết là 11 ngày. Nghỉ việc riêng hưởng lương, theo điều 115: - Kết hôn: nghỉ 03 ngày; - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. -> Về nghỉ việc riêng, nếu người lao động không có công việc nằm trong danh sách trên thì sẽ không tất nhiên được hưởng. Khi nghỉ việc riêng người lao động phải báo cho người sử dụng lao động