Có được cộng dồn thời gian nghỉ hàng năm khi chuyển sang đơn vị khác
Trường hợp chuyển sang đơn vị khác thì tính thời gian nghỉ hàng năm như thế nào? Có được cộng dồn hay không? Một năm người lao động được nghỉ phép tối đa bao nhiêu ngày? Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đồng thời, trường hợp người lao động làm việc lâu năm thì còn được tính thêm ngày nghỉ hàng năm theo thâm niên làm việc. Theo đó cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Trường hợp thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Còn nếu như người lao động vẫn còn làm việc cho người sử dụng lao động thì việc có được trả khoản tiền khi chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm hoặc bao lưu thời gian nghỉ sang năm sau thì sẽ phụ thuộc vào quy chế của người sử dụng lao động, nếu có thì mới chi trả, còn không có thì không có cơ sở nào bắt buộc phải trả. Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Khi chuyển công tác sang đơn vị khác thì thời gian nghỉ hàng năm có được cộng dồn? Thời gian nghỉ hàng năm ngày sẽ tính theo thời gian làm việc cho một người sử dụng lao động. Như vậy, nếu đang làm ở công ty này được 10 năm thì sẽ được tính là 14 ngày nghỉ hàng năm khi làm việc trong điều kiện lao động bình thường, khi chuyển sang làm một công ty khác thì sẽ không có cơ sở bảo lưu thời gian làm việc ở công ty trước đó để tính ngày nghỉ hàng năm theo thâm niên. Tuy nhiên, có 01 trường hợp ngoại lệ về tính thời gian ngày nghỉ hàng năm khi àm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Cụ thể: Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ người lao động làm việc tại khu vực nhà nước được 11 năm sau đó chuyển sang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước thì thời gian làm việc 11 năm trước đó tại khu vực nhà nước vẫn được tính thâm niên để tính phép năm cho người lao động. Việc xác định như thế nào là doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thì sẽ được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Chi trả tiền phép thừa khi công chức, viên chức chưa nghỉ hết phép năm
Chế độ nghỉ phép năm của công chức, viên chức trường hợp năm trước chưa nghỉ hết thì có được chuyển phép năm sang năm sau hay không? Nếu không thì có phải chi trả tiền phép năm thừa?
Nghỉ gộp phép năm hay thanh toán phép năm còn thừa?
Mình có câu hỏi cần được hỗ trợ là trước đây công ty chi trả tiền những ngày chưa nghỉ phép hằng năm của người lao động (NLĐ) đang làm việc. Tuy nhiên, đến năm 2021 Công ty không chi trả khoản tiền này cho NLĐ đang làm việc được do Bộ Luật lao động năm 2019 quy định “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”. Đến tháng 05 năm 2022, Công ty đưa vào Nội quy lao động và thỏa thuận với NLĐ để đưa vào Thỏa ước lao động tập thể với nội dung: “Trường hợp người lao động đang làm việc chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì số ngày chưa nghỉ được cộng dồn vào năm sau liền kề. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.” Như vậy, với nội dung trên NLĐ có được cộng dồn những ngày phép chưa nghỉ của năm 2021 cộng dồn vào năm 2022 để được nghỉ phép; Nếu năm 2022 người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ phép của 02 năm cộng dồn (2021 và 2022) mà người lao động nghỉ việc. Thì Công ty có phải thanh toán tiền số ngày chưa nghỉ còn lại không? Cơ sở để nào để tính chi trả cho Người lao động? Hàng năm Công ty không có quy định hay bố trí cho NLĐ nghỉ phép mà do NLĐ tự xắp xếp để nghỉ, như vậy Công ty có vi phạm không?
Xử lý khi người lao động xin nghỉ phép năm công ty không duyệt
Tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm như sau: "Điều 113. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: ... 2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc." Như vậy, tùy thuộc vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp và tính chất công việc như thế nào mà ngày nghỉ hằng năm sẽ tuân thủ theo quy định trên. Đồng thời, tại khoản 4 Điều 113 cũng quy định: "4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần." Theo quy định trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo cho người lao động biết trước, căn cứ vào lịch nghỉ này thì người lao động tự chuẩn bị, sắp xếp để nghỉ phép đúng quy định công ty. Trong trường hợp công ty không xây dựng lịch nghỉ hằng năm cụ thể thì người lao động nghỉ theo lịch nghỉ riêng, và quy trình xin nghỉ phép như thế nào là do Công ty quy định theo quy chế riêng của mình. Trường hợp này nếu mình có lý do chính đáng mà công ty vẫn từ chối thì mình nên liên hệ với tổ chức công đoàn của đơn vị để được hỗ trợ giải quyết đảm bảo quyền lợi của mình. Đối với hành vi này của Công ty thì Công ty có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP: "Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ... 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết." Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, trường hợp nếu là Công ty thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng. Nếu sau khi liên hệ với tổ chức công đoàn vẫn không được hỗ trợ thì mình có thể làm đơn khiếu nại gửi lãnh đạo công ty, trường hợp không được giải quyết thỏa đáng thì mình có thể làm đơn gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính để được xem xét giải quyết.
Theo Quy định của Bộ Luật lao động 2019 và các Văn bản hướng dẫn thi hành Hỏi: Trường hợp NLĐ ký HĐLĐ với công ty từ 2/1/2009, nghỉ việc bắt đầu kể từ 16/07/2021. Trong năm 2021 chưa nghỉ ngày nghỉ hàng năm nào (năm 2020 trở về trước đã thanh toán hết phép năm). vậy, thời điểm nghỉ thì còn bao nhiêu ngày nghỉ hàng năm và công thức tính là gì, căn cứ quy định nào của pháp luật. Ghi chú: Ngày nghỉ hàng năm có thể ra số lẻ, ví dụ 7,333 hoặc 7,666 thì lấy số nào dùng để thanh toán phép năm (7 hay 7,5 hay 8)?
Chế độ nghỉ phép của cán bộ, công chức
Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi như sau: “Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.” Như vậy, cán bộ, công chức sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật lao động. Bộ luật Lao động 2012 quy định về chế độ này như sau: "Điều 111. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. 3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. 4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Điều 113. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm 1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. 2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường. Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ 1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. 2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền."
MỚI: Thủ tục giải quyết việc nghỉ hàng năm, nghỉ ốm không hưởng lương ở Bộ GTVT
Ngày 21/10/2019, Bộ giao thông vận tải ban hành Quyết định 2001/QĐ-BGTVT về Thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết việc nghỉ hằng năm, nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản, nghỉ do tai nạn lao động, nghỉ do bệnh nghề nghiệp, nghỉ việc riêng không hưởng lương ở Bộ GTVT. Theo đó, Quyết định này bãi bỏ Quyết định 527/QĐ-BGTVT ban hành ngày 24/02/2016 của Bộ trường Bộ giao thông vận tải. Theo nội dung quyết định quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc hưởng nghỉ phép năm và nghỉ ốm đau như sau: 1. Thủ tục giải quyết nghỉ hằng năm - Khi có nhu cầu nghỉ hằng năm, người lao động phải có Đơn xin nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế này gửi đến cấp có thẩm quyền giải quyết trước 05 ngày làm việc và phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu đang quản lý với thủ trưởng đơn vị trước khi được nghỉ. Trường hợp đột xuất sẽ gửi Đơn sau nhưng phải kịp thời báo cáo thủ trưởng trực tiếp quản lý biết. - Đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thứ trưởng, cá nhân có nhu cầu gửi Đơn xin nghỉ phép đến đơn vị trực tiếp quản lý xem xét xác nhận và có văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, quyết định. - Đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị, cá nhân có nhu cầu gửi Đơn xin nghỉ phép đến đơn vị để xem xét, quyết định. - Giải quyết nghỉ phép: Cấp có thẩm quyền ký Giấy nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy chế này hoặc trả lời bằng văn bản đối với trường hợp chưa bố trí được thời gian nghỉ phép. =>> Tại điểm c khoản 1 Điều 4 Quyết định mới quy định chi tiết "Giải quyết nghỉ phép: Cấp có thẩm quyền ký Giấy nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy chế này hoặc trả lời bằng văn bản đối với trường hợp chưa bố trí được thời gian nghỉ phép" Cụ thể tại quy định hiện hành: "c) Quyết định nghỉ phép: Cấp có thẩm quyền ký Giấy nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy định này." (tương tự điểm a, b khoản 1 Điều 4 không thay đổi) 2. Thủ tục giải quyết nghỉ ốm đau - Người lao động nghỉ ốm đau, tai nạn rủi ro và con dưới 7 tuổi bị ốm đau phải nghỉ chăm sóc) phải có Đơn xin nghỉ ốm đau theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quy chế này gửi đến cấp có thẩm quyền giải quyết trước khi nghỉ và phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu đang quản lý cho lãnh đạo đơn vị trước khi được nghỉ. Trường hợp cấp cứu hoặc nghỉ ốm đau đột xuất, người lao động gửi Đơn sau nhưng phải kịp thời báo cáo cấp trực tiếp quản lý biết. Đối với người lao động phải điều trị ngoại trú hoặc nội trú dài ngày tại cơ sở y tế phải gửi hồ sơ hưởng chế độ ốm đau để giải quyết ngay sau khi có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền (người lao động thuộc các tổ chức tham mưu giúp việc Bộ trưởng gửi hồ sơ về Văn phòng Bộ; người lao động thuộc các đơn vị khác gửi hồ sơ trực tiếp tại đơn vị). - Đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thứ trưởng: Đơn xin nghỉ ốm đau phải gửi đến đơn vị trực tiếp quản lý xem xét xác nhận và có văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, quyết định. - Đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị: Đơn xin nghỉ ốm đau gửi đến thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định. - Giải quyết nghỉ ốm đau: Cấp có thẩm quyền ký quyết định nghỉ ốm đau đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc trả lời bằng văn bản đối với trường hợp không cho nghỉ. =>> Tại điểm c khoàn 2 Điều 4 theo Quyết định mới quy định chi tiết "Giải quyết nghỉ ốm đau: Cấp có thẩm quyền ký quyết định nghỉ ốm đau đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc trả lời bằng văn bản đối với trường hợp không cho nghỉ" Cụ thể tại quy định hiện hành:"c) Quyết định nghỉ ốm đau: Cấp có thẩm quyền ký quyết định nghỉ ốm đau đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của mình" Quyết định có hiệu lực từ ngày 23/10/2019 Mời các bạn xem chi tiết Quyết định tại file đính kèm.
Chế độ nghỉ phép, nghỉ hàng năm của CBCC khác gì so với NLĐ?
Nội dung dưới đây mình đã tổng hợp những đặc điểm khác nhau về chế độ nghỉ của cán bộ, công chức và người lao động. Còn thiếu nội dung gì mọi người góp ý để hoàn chỉnh hơn nhé! Nội dung so sánh Người lao động Cán bộ, công chức GIỐNG * Nghỉ hàng năm Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,... c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày. * Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày. Nghỉ lễ, tết 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). Trường hợp chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm NLĐ do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ. Mức thanh toán và cách thức chi trả với những ngày chưa nghỉ phép năm: a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm; b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc. a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định chi trả tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ phép năm, theo mức lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên nghề, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại (nếu có) đang hiện hưởng của từng đối tượng cán bộ, công chức. - Việc chi trả được thực hiện chậm nhất 01 tháng kể từ khi cán bộ, công chức nghỉ việc. b) Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép: - Hàng năm căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của cán bộ, công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ phép năm. - Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. - Thời gian chi trả: Được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Chi phí đi đường khi được nghỉ hàng năm 1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. 2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Công chức còn được hưởng chế độ thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm Được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép Văn bản căn cứ: Thông tư 141/2011/TT-BTC Thông tư 57/2014/TT-BTC Bộ luật Lao động 2012 Luật cán bộ công chức 2008
Có được cộng dồn thời gian nghỉ hàng năm khi chuyển sang đơn vị khác
Trường hợp chuyển sang đơn vị khác thì tính thời gian nghỉ hàng năm như thế nào? Có được cộng dồn hay không? Một năm người lao động được nghỉ phép tối đa bao nhiêu ngày? Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đồng thời, trường hợp người lao động làm việc lâu năm thì còn được tính thêm ngày nghỉ hàng năm theo thâm niên làm việc. Theo đó cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Trường hợp thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Còn nếu như người lao động vẫn còn làm việc cho người sử dụng lao động thì việc có được trả khoản tiền khi chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm hoặc bao lưu thời gian nghỉ sang năm sau thì sẽ phụ thuộc vào quy chế của người sử dụng lao động, nếu có thì mới chi trả, còn không có thì không có cơ sở nào bắt buộc phải trả. Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Khi chuyển công tác sang đơn vị khác thì thời gian nghỉ hàng năm có được cộng dồn? Thời gian nghỉ hàng năm ngày sẽ tính theo thời gian làm việc cho một người sử dụng lao động. Như vậy, nếu đang làm ở công ty này được 10 năm thì sẽ được tính là 14 ngày nghỉ hàng năm khi làm việc trong điều kiện lao động bình thường, khi chuyển sang làm một công ty khác thì sẽ không có cơ sở bảo lưu thời gian làm việc ở công ty trước đó để tính ngày nghỉ hàng năm theo thâm niên. Tuy nhiên, có 01 trường hợp ngoại lệ về tính thời gian ngày nghỉ hàng năm khi àm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Cụ thể: Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ người lao động làm việc tại khu vực nhà nước được 11 năm sau đó chuyển sang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước thì thời gian làm việc 11 năm trước đó tại khu vực nhà nước vẫn được tính thâm niên để tính phép năm cho người lao động. Việc xác định như thế nào là doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thì sẽ được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Chi trả tiền phép thừa khi công chức, viên chức chưa nghỉ hết phép năm
Chế độ nghỉ phép năm của công chức, viên chức trường hợp năm trước chưa nghỉ hết thì có được chuyển phép năm sang năm sau hay không? Nếu không thì có phải chi trả tiền phép năm thừa?
Nghỉ gộp phép năm hay thanh toán phép năm còn thừa?
Mình có câu hỏi cần được hỗ trợ là trước đây công ty chi trả tiền những ngày chưa nghỉ phép hằng năm của người lao động (NLĐ) đang làm việc. Tuy nhiên, đến năm 2021 Công ty không chi trả khoản tiền này cho NLĐ đang làm việc được do Bộ Luật lao động năm 2019 quy định “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”. Đến tháng 05 năm 2022, Công ty đưa vào Nội quy lao động và thỏa thuận với NLĐ để đưa vào Thỏa ước lao động tập thể với nội dung: “Trường hợp người lao động đang làm việc chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì số ngày chưa nghỉ được cộng dồn vào năm sau liền kề. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.” Như vậy, với nội dung trên NLĐ có được cộng dồn những ngày phép chưa nghỉ của năm 2021 cộng dồn vào năm 2022 để được nghỉ phép; Nếu năm 2022 người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ phép của 02 năm cộng dồn (2021 và 2022) mà người lao động nghỉ việc. Thì Công ty có phải thanh toán tiền số ngày chưa nghỉ còn lại không? Cơ sở để nào để tính chi trả cho Người lao động? Hàng năm Công ty không có quy định hay bố trí cho NLĐ nghỉ phép mà do NLĐ tự xắp xếp để nghỉ, như vậy Công ty có vi phạm không?
Xử lý khi người lao động xin nghỉ phép năm công ty không duyệt
Tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm như sau: "Điều 113. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: ... 2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc." Như vậy, tùy thuộc vào thời gian làm việc tại doanh nghiệp và tính chất công việc như thế nào mà ngày nghỉ hằng năm sẽ tuân thủ theo quy định trên. Đồng thời, tại khoản 4 Điều 113 cũng quy định: "4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần." Theo quy định trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo cho người lao động biết trước, căn cứ vào lịch nghỉ này thì người lao động tự chuẩn bị, sắp xếp để nghỉ phép đúng quy định công ty. Trong trường hợp công ty không xây dựng lịch nghỉ hằng năm cụ thể thì người lao động nghỉ theo lịch nghỉ riêng, và quy trình xin nghỉ phép như thế nào là do Công ty quy định theo quy chế riêng của mình. Trường hợp này nếu mình có lý do chính đáng mà công ty vẫn từ chối thì mình nên liên hệ với tổ chức công đoàn của đơn vị để được hỗ trợ giải quyết đảm bảo quyền lợi của mình. Đối với hành vi này của Công ty thì Công ty có thể bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP: "Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ... 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết." Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, trường hợp nếu là Công ty thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng. Nếu sau khi liên hệ với tổ chức công đoàn vẫn không được hỗ trợ thì mình có thể làm đơn khiếu nại gửi lãnh đạo công ty, trường hợp không được giải quyết thỏa đáng thì mình có thể làm đơn gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính để được xem xét giải quyết.
Theo Quy định của Bộ Luật lao động 2019 và các Văn bản hướng dẫn thi hành Hỏi: Trường hợp NLĐ ký HĐLĐ với công ty từ 2/1/2009, nghỉ việc bắt đầu kể từ 16/07/2021. Trong năm 2021 chưa nghỉ ngày nghỉ hàng năm nào (năm 2020 trở về trước đã thanh toán hết phép năm). vậy, thời điểm nghỉ thì còn bao nhiêu ngày nghỉ hàng năm và công thức tính là gì, căn cứ quy định nào của pháp luật. Ghi chú: Ngày nghỉ hàng năm có thể ra số lẻ, ví dụ 7,333 hoặc 7,666 thì lấy số nào dùng để thanh toán phép năm (7 hay 7,5 hay 8)?
Chế độ nghỉ phép của cán bộ, công chức
Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi như sau: “Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.” Như vậy, cán bộ, công chức sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật lao động. Bộ luật Lao động 2012 quy định về chế độ này như sau: "Điều 111. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. 3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. 4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm. Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Điều 113. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm 1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. 2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường. Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ 1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. 2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền."
MỚI: Thủ tục giải quyết việc nghỉ hàng năm, nghỉ ốm không hưởng lương ở Bộ GTVT
Ngày 21/10/2019, Bộ giao thông vận tải ban hành Quyết định 2001/QĐ-BGTVT về Thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết việc nghỉ hằng năm, nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản, nghỉ do tai nạn lao động, nghỉ do bệnh nghề nghiệp, nghỉ việc riêng không hưởng lương ở Bộ GTVT. Theo đó, Quyết định này bãi bỏ Quyết định 527/QĐ-BGTVT ban hành ngày 24/02/2016 của Bộ trường Bộ giao thông vận tải. Theo nội dung quyết định quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc hưởng nghỉ phép năm và nghỉ ốm đau như sau: 1. Thủ tục giải quyết nghỉ hằng năm - Khi có nhu cầu nghỉ hằng năm, người lao động phải có Đơn xin nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế này gửi đến cấp có thẩm quyền giải quyết trước 05 ngày làm việc và phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu đang quản lý với thủ trưởng đơn vị trước khi được nghỉ. Trường hợp đột xuất sẽ gửi Đơn sau nhưng phải kịp thời báo cáo thủ trưởng trực tiếp quản lý biết. - Đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thứ trưởng, cá nhân có nhu cầu gửi Đơn xin nghỉ phép đến đơn vị trực tiếp quản lý xem xét xác nhận và có văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, quyết định. - Đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị, cá nhân có nhu cầu gửi Đơn xin nghỉ phép đến đơn vị để xem xét, quyết định. - Giải quyết nghỉ phép: Cấp có thẩm quyền ký Giấy nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy chế này hoặc trả lời bằng văn bản đối với trường hợp chưa bố trí được thời gian nghỉ phép. =>> Tại điểm c khoản 1 Điều 4 Quyết định mới quy định chi tiết "Giải quyết nghỉ phép: Cấp có thẩm quyền ký Giấy nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy chế này hoặc trả lời bằng văn bản đối với trường hợp chưa bố trí được thời gian nghỉ phép" Cụ thể tại quy định hiện hành: "c) Quyết định nghỉ phép: Cấp có thẩm quyền ký Giấy nghỉ phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy định này." (tương tự điểm a, b khoản 1 Điều 4 không thay đổi) 2. Thủ tục giải quyết nghỉ ốm đau - Người lao động nghỉ ốm đau, tai nạn rủi ro và con dưới 7 tuổi bị ốm đau phải nghỉ chăm sóc) phải có Đơn xin nghỉ ốm đau theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Quy chế này gửi đến cấp có thẩm quyền giải quyết trước khi nghỉ và phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu đang quản lý cho lãnh đạo đơn vị trước khi được nghỉ. Trường hợp cấp cứu hoặc nghỉ ốm đau đột xuất, người lao động gửi Đơn sau nhưng phải kịp thời báo cáo cấp trực tiếp quản lý biết. Đối với người lao động phải điều trị ngoại trú hoặc nội trú dài ngày tại cơ sở y tế phải gửi hồ sơ hưởng chế độ ốm đau để giải quyết ngay sau khi có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền (người lao động thuộc các tổ chức tham mưu giúp việc Bộ trưởng gửi hồ sơ về Văn phòng Bộ; người lao động thuộc các đơn vị khác gửi hồ sơ trực tiếp tại đơn vị). - Đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thứ trưởng: Đơn xin nghỉ ốm đau phải gửi đến đơn vị trực tiếp quản lý xem xét xác nhận và có văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thứ trưởng xem xét, quyết định. - Đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị: Đơn xin nghỉ ốm đau gửi đến thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định. - Giải quyết nghỉ ốm đau: Cấp có thẩm quyền ký quyết định nghỉ ốm đau đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc trả lời bằng văn bản đối với trường hợp không cho nghỉ. =>> Tại điểm c khoàn 2 Điều 4 theo Quyết định mới quy định chi tiết "Giải quyết nghỉ ốm đau: Cấp có thẩm quyền ký quyết định nghỉ ốm đau đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc trả lời bằng văn bản đối với trường hợp không cho nghỉ" Cụ thể tại quy định hiện hành:"c) Quyết định nghỉ ốm đau: Cấp có thẩm quyền ký quyết định nghỉ ốm đau đối với người lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của mình" Quyết định có hiệu lực từ ngày 23/10/2019 Mời các bạn xem chi tiết Quyết định tại file đính kèm.
Chế độ nghỉ phép, nghỉ hàng năm của CBCC khác gì so với NLĐ?
Nội dung dưới đây mình đã tổng hợp những đặc điểm khác nhau về chế độ nghỉ của cán bộ, công chức và người lao động. Còn thiếu nội dung gì mọi người góp ý để hoàn chỉnh hơn nhé! Nội dung so sánh Người lao động Cán bộ, công chức GIỐNG * Nghỉ hàng năm Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,... c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày. * Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày. Nghỉ lễ, tết 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). Trường hợp chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm NLĐ do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ. Mức thanh toán và cách thức chi trả với những ngày chưa nghỉ phép năm: a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm; b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc. a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định chi trả tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ phép năm, theo mức lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên nghề, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại (nếu có) đang hiện hưởng của từng đối tượng cán bộ, công chức. - Việc chi trả được thực hiện chậm nhất 01 tháng kể từ khi cán bộ, công chức nghỉ việc. b) Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép: - Hàng năm căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của cán bộ, công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ phép năm. - Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. - Thời gian chi trả: Được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Chi phí đi đường khi được nghỉ hàng năm 1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. 2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Công chức còn được hưởng chế độ thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm Được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép Văn bản căn cứ: Thông tư 141/2011/TT-BTC Thông tư 57/2014/TT-BTC Bộ luật Lao động 2012 Luật cán bộ công chức 2008