Đề xuất công việc nấu ăn cho trường mầm non công lập là nghề nặng nhọc, độc hại
Vừa qua Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị bổ sung nghề nấu ăn ở trường mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Cụ thể qua bài viết sau đây. Đề xuất công việc nấu ăn cho trường mầm non công lập là nghề nặng nhọc, độc hại Vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) theo thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất, đánh giá, quyết định bổ sung công việc “nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên” thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trong văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, đây là nội dung trong đơn kiến nghị của nhân viên nuôi dưỡng đang công tác tại các trường mầm non công lập thuộc TP Hà Nội gửi về Tổng Liên đoàn. Đơn có nêu, các nhân viên nuôi dưỡng phải chuẩn bị từ 300 - 800 suất ăn mỗi ngày, diễn ra trong điều kiện thiếu đảm bảo, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động như: môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, tư thế làm việc gò bó, thường xuyên làm việc với trang thiết bị dễ gây tai nạn, chịu ảnh hưởng từ các hóa chất tẩy rửa... Thực tế đã có nhiều nhân viên trong quá trình lao động đã gặp tai nạn, chịu thương tật vĩnh viễn. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH nghề nấu ăn cho từ 100 suất trở lên chỉ được công nhận là nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm khi diễn ra tại "các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể" và trong lĩnh vực du lịch (điều kiện lao động loại IV). Còn lại thì công việc nấu ăn của nhân viên nuôi dưỡng cho các trường mầm non công lập lại không thuộc đối tượng trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trên cơ sở nghiên cứu đơn phản ánh, các quy định hiện hành, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐ-TB&XH theo thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất, đánh giá, quyết định bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Xem đầy đủ: Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/13/danh-muc.doc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bổ sung kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/13/danh-muc-bo-sung.docx Nếu thuộc nhóm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng quyền lợi gì? Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm Theo Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động Nếu người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm sẽ tùy theo sự thỏa thuận giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động. Thời gian làm việc Theo Khoản 3 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Nghỉ phép năm Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương như sau: - 14 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài ra, còn một số quyền lợi khác với NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như Lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, người lao động cao tuổi theo khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019, người lao động là người khuyết tật theo khoản 2 Điều 160 Bộ luật Lao động 2019, người học nghề, tập nghề trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo khoản 4 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019. Đồng thời, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm còn được hưởng nhiều chế độ như: Chế độ hưu trí Theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu. Chế độ ốm đau Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ ốm đau với số ngày: - 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm (điều kiện bình thường là 30 ngày); - 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30 năm (điều kiện bình thường là 40 ngày); - 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên (điều kiện bình thường là 60 ngày); Chế độ bệnh nghề nghiệp Để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: - Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh bệnh nghề nghiệp. Như vậy, khi thuộc nhóm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động sẽ được hưởng quyền lợi, như phụ cấp nghề nặng nhọc, tuổi nghỉ hưu được thấp hơn, nhiều chế độ, chính sách... Định mức số lượng người làm việc vị trí nấu ăn cho trường mầm non công lập Theo Điều 7 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định về định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ (y tế học đường, bảo vệ, phục vụ, nấu ăn) như sau: - Các cơ sở giáo dục mầm non bố trí tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ y tế học đường, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ phục vụ. Căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ. - Cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bán trú thì được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho trẻ em. Căn cứ số lượng trẻ em, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn. - Việc ký kết hợp đồng lao động thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Như vậy, nếu trường mầm non công lập bán trú thì sẽ căn cứ vào số lượng trẻ em, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục mầm non sẽ xác định số lượng lao động hợp đồng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn.
Tổng hợp các nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nữ
Người sử dụng lao động cũng như người lao động cần biết các thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc nhằm phải bảo đảm những điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành khi sử dụng họ làm các công việc theo hợp đồng lao động, đặc biệt đối với lao động nữ giới. Để cụ thể vấn đề nêu trên, tại phần phụ lục Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định gồm có 55 nghề có ảnh hưởng xấu tới sinh sản của lao động nữ như sau: 1. Trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò: 1.1. Lò điện hồ quang từ 0,5 tấn trở lên; 1.2. Lò quay bilo (luyện gang); 1.3. Lò bằng (luyện thép); 1.4. Lò cao. 2. Cán kim loại nóng (trừ kim loại màu). 3. Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thủy ngân, kẽm, bạc). 4. Đốt lò luyện cốc. 5. Hàn trong thùng kín, hàn ở vị trí có độ cao trên 10m so với mặt sàn công tác. 6. Khoan thăm dò, khoan nổ mìn bắn mìn. 7. Cậy bẩy đá trên núi. 8. Lắp đặt giàn khoan trên biển. 9. Khoan thăm dò giếng dầu và khí. 10. Làm việc theo ca thường xuyên ở giàn khoan trên biển (trừ dịch vụ y tế - xã hội, dịch vụ ăn ở). 11. Bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện trong cống ngầm hoặc trên cột ngoài trời, đường dây điện cao thế, lắp dựng cột điện cao thế. 12. Bảo dưỡng, lắp dựng, sửa chữa cột cao qua sông, cột ăngten. 13. Làm việc trong thùng chìm. 14. Trực tiếp căn chỉnh trong thi công tấm lớn hoặc cấu kiện lớn bằng phương pháp thủ công. 15. Trực tiếp đào giếng, thi công hoàn thiện giếng bằng phương pháp thủ công. 16. Trực tiếp đào gốc cây lớn, chặt hạ cây lớn, vận xuất, xeo bắn, bốc xếp gỗ lớn, cưa xẻ thủ công cây gỗ lớn có đường kính lớn hơn 40 cm bằng phương pháp thủ công; cưa cắt cành, tỉa cành ở độ cao trên 5m bằng phương pháp thủ công. 17. Sử dụng các loại máy cầm tay chạy bằng hơi ép có sức ép từ 4 át-mốt- phe trở lên (như máy khoan, máy búa). 18. Lái máy thi công hạng nặng có công suất lớn hơn 36 mã lực như: máy xúc, máy gạt ủi, xe bánh xích (trừ các máy có hỗ trợ thủy lực). 19. Các công việc sơn, sửa, xây, trát, vệ sinh, trang trí trên mặt ngoài các công trình cao tầng (từ tầng 3 trở lên hoặc ở độ cao trên 12m so với sàn công tác) không có máy, cẩu nâng hoặc giàn giáo kiên cố. 20. Mò vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ. 21. Xuôi bè mảng trên sông có nhiều ghềnh thác. 22. Khai thác tổ yến (trừ trường hợp khai thác tổ yến trong các nhà nuôi yến); khai thác phân dơi. 23. Các công việc trên tàu đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch). 24. Công việc gác tàu, trông tàu trong âu, triền đà. 25. Vận hành nồi hơi (trừ việc vận hành tự động, vận hành nồi hơi sử dụng năng lượng là dầu và điện). 26. Lái xe lửa (trừ xe lửa có chế độ vận hành tự động hóa cao, các tàu chạy trong nội đô, tuyến du lịch). 27. Các công việc đóng vỏ tàu (tàu gỗ, tàu sắt), phải mang vác, gá đặt vật gia công nặng 30 kg trở lên. 28. Khảo sát đường sông ở những vùng có thác ghềnh cao, núi sâu nguy hiểm. 29. Vận hành tàu hút bùn; lái cẩu nổi. 30. Lái ôtô có trọng tải trên 2,5 tấn (trừ các ô tô trọng tải dưới 10 tấn có hệ thống trợ lực). 31. Các công việc phải mang vác trên 50kg. 32. Vận hành máy hồ, máy nhuộm các loại, máy văng sấy, máy kiểm bóng, máy phòng co (trừ các máy có chế độ vận hành tự động hóa). 33. Cán ép tấm da lớn, cứng (trừ các máy có chế độ vận hành tự động hóa). 34. Lái máy kéo nông nghiệp có công suất từ 50 mã lực trở lên. 35. Mổ tử thi, liệm, mai táng người chết (trừ điện táng), bốc mồ mả. 36. Đổ bê tông dưới nước; thợ lặn. 37. Nạo vét cống ngầm (trừ nạo vét tự động, bằng máy); Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn (từ 04 giờ trong một ngày trở lên, trên 3 ngày trong 1 tuần). 38. Đào lò; đào lò giếng; các công việc trong hầm mỏ (trừ dịch vụ y tế - xã hội và các công việc đột xuất theo yêu cầu quản lý điều hành, nhưng phải tuân thủ theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về an toàn và các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với lao động làm việc trong hầm mỏ). 39. Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân. 40. Sử dụng chất phóng xạ. 41. Sản xuất, chế biến chất phóng xạ. 42. Lưu giữ chất phóng xạ và xử lý, lưu trữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. 43. Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ. 44. Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân. 45. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ. 46. Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có khả năng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa. 47. Tiếp xúc trực tiếp với sơn trong quá trình sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài, tranh sơn mài. 48. Sản xuất, chế tác, tiếp xúc trực tiếp kim loại trong quá trình làm tranh đồ họa liên quan đến khắc kim loại. 49. Xiếc (mạo hiểm, uốn dẻo, xiếc thú, đế trụ). 50. Múa rối nước. 51. Múa ba lê (ballet). 52. Trực tiếp kiểm kê, bảo quản, tu bổ, phục chế tài liệu, sách, báo, phim, ảnh trong kho lưu trữ, phòng kỹ thuật bảo quản của thư viện. 53. Trực tiếp làm công việc phục vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài liệu. 54. Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật, tu sửa, phục chế hiện vật bảo tàng. 55. Vệ sinh công nghiệp trạm biến áp 500kVA. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác liên quan đến công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản? Căn cứ Điều 11 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau: Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con - Người sử dụng lao động có trách nhiệm: + Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con); + Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc; thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con. - Người lao động có trách nhiệm: + Tìm hiểu kỹ về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để xem xét, quyết định việc giao kết, sửa đổi, bổ sung và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định; + Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động khi làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo hợp đồng lao động. Trên đây là những nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nữ và đối với người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc và những công việc khác nêu trên
Đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc
96% giáo viên mầm non muốn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu. Đó là con số mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra sau khảo sát ý kiến của hơn 10.000 giáo viên mầm non. Tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện nghỉ hưu ngày 16/6, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất giáo viên mầm non trong danh mục nghề được nghỉ hưu sớm. Ông Hiểu cho rằng, giáo viên mầm non phải được coi là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, không chỉ dạy mà còn dỗ, múa, hát, áp lực công việc lớn. Ảnh minh họa Theo bà Trịnh Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn, hiện nay, số giờ làm việc thực tế của giáo viên mầm non thường vượt quá quy định do phải đến sớm đón trẻ và về muộn để trả hết trẻ. Tuy nhiên, giáo viên hầu như không được tính thêm lương … Đồng tình với quan điểm trên, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT Cù Thị Thủy nêu quan điểm: “Chúng tôi cũng mong muốn để tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non chỉ ở mức 55 tuổi thôi”. Ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra con số 96% giáo viên đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi, không tăng lên 60 tuổi sau một tuần khảo sát nhanh với 10.698 giáo viên mầm non tham gia. Ông Ân cho biết, một cô giáo phải trông nhiều trẻ nên phản xạ đón, đỡ trẻ khi thực hành các bài tập trên lớp mà giao cho cô giáo từ 55 tuổi trở đi sẽ không thể đảm bảo, nguy cơ mất an toàn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Theo quy định của Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 với nữ vào năm 2035. Tuy nhiên, với người lao động nặng nhọc, độc hại, ở vùng đặc biệt khó khăn hay trong điều kiện đặc biệt độc hại, nặng nhọc thì được quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 năm. Như vậy, nếu được bổ sung vào danh mục này, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi 57 với nam và 55 với nữ. Theo VietNamnet
Đề xuất công việc nấu ăn cho trường mầm non công lập là nghề nặng nhọc, độc hại
Vừa qua Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị bổ sung nghề nấu ăn ở trường mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Cụ thể qua bài viết sau đây. Đề xuất công việc nấu ăn cho trường mầm non công lập là nghề nặng nhọc, độc hại Vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) theo thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất, đánh giá, quyết định bổ sung công việc “nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên” thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trong văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, đây là nội dung trong đơn kiến nghị của nhân viên nuôi dưỡng đang công tác tại các trường mầm non công lập thuộc TP Hà Nội gửi về Tổng Liên đoàn. Đơn có nêu, các nhân viên nuôi dưỡng phải chuẩn bị từ 300 - 800 suất ăn mỗi ngày, diễn ra trong điều kiện thiếu đảm bảo, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động như: môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, tư thế làm việc gò bó, thường xuyên làm việc với trang thiết bị dễ gây tai nạn, chịu ảnh hưởng từ các hóa chất tẩy rửa... Thực tế đã có nhiều nhân viên trong quá trình lao động đã gặp tai nạn, chịu thương tật vĩnh viễn. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH nghề nấu ăn cho từ 100 suất trở lên chỉ được công nhận là nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm khi diễn ra tại "các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể" và trong lĩnh vực du lịch (điều kiện lao động loại IV). Còn lại thì công việc nấu ăn của nhân viên nuôi dưỡng cho các trường mầm non công lập lại không thuộc đối tượng trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trên cơ sở nghiên cứu đơn phản ánh, các quy định hiện hành, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐ-TB&XH theo thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất, đánh giá, quyết định bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Xem đầy đủ: Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/13/danh-muc.doc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bổ sung kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/13/danh-muc-bo-sung.docx Nếu thuộc nhóm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng quyền lợi gì? Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm Theo Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động Nếu người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm sẽ tùy theo sự thỏa thuận giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động. Thời gian làm việc Theo Khoản 3 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Nghỉ phép năm Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương như sau: - 14 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; - 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài ra, còn một số quyền lợi khác với NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như Lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, người lao động cao tuổi theo khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019, người lao động là người khuyết tật theo khoản 2 Điều 160 Bộ luật Lao động 2019, người học nghề, tập nghề trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo khoản 4 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019. Đồng thời, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm còn được hưởng nhiều chế độ như: Chế độ hưu trí Theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu. Chế độ ốm đau Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ ốm đau với số ngày: - 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm (điều kiện bình thường là 30 ngày); - 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30 năm (điều kiện bình thường là 40 ngày); - 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên (điều kiện bình thường là 60 ngày); Chế độ bệnh nghề nghiệp Để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: - Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại; - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh bệnh nghề nghiệp. Như vậy, khi thuộc nhóm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động sẽ được hưởng quyền lợi, như phụ cấp nghề nặng nhọc, tuổi nghỉ hưu được thấp hơn, nhiều chế độ, chính sách... Định mức số lượng người làm việc vị trí nấu ăn cho trường mầm non công lập Theo Điều 7 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT quy định về định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ (y tế học đường, bảo vệ, phục vụ, nấu ăn) như sau: - Các cơ sở giáo dục mầm non bố trí tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ y tế học đường, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tối thiểu 01 lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ phục vụ. Căn cứ tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ. - Cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bán trú thì được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho trẻ em. Căn cứ số lượng trẻ em, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục mầm non xác định số lượng lao động hợp đồng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn. - Việc ký kết hợp đồng lao động thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Như vậy, nếu trường mầm non công lập bán trú thì sẽ căn cứ vào số lượng trẻ em, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục mầm non sẽ xác định số lượng lao động hợp đồng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ nấu ăn.
Tổng hợp các nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nữ
Người sử dụng lao động cũng như người lao động cần biết các thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc nhằm phải bảo đảm những điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành khi sử dụng họ làm các công việc theo hợp đồng lao động, đặc biệt đối với lao động nữ giới. Để cụ thể vấn đề nêu trên, tại phần phụ lục Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định gồm có 55 nghề có ảnh hưởng xấu tới sinh sản của lao động nữ như sau: 1. Trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò: 1.1. Lò điện hồ quang từ 0,5 tấn trở lên; 1.2. Lò quay bilo (luyện gang); 1.3. Lò bằng (luyện thép); 1.4. Lò cao. 2. Cán kim loại nóng (trừ kim loại màu). 3. Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thủy ngân, kẽm, bạc). 4. Đốt lò luyện cốc. 5. Hàn trong thùng kín, hàn ở vị trí có độ cao trên 10m so với mặt sàn công tác. 6. Khoan thăm dò, khoan nổ mìn bắn mìn. 7. Cậy bẩy đá trên núi. 8. Lắp đặt giàn khoan trên biển. 9. Khoan thăm dò giếng dầu và khí. 10. Làm việc theo ca thường xuyên ở giàn khoan trên biển (trừ dịch vụ y tế - xã hội, dịch vụ ăn ở). 11. Bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện trong cống ngầm hoặc trên cột ngoài trời, đường dây điện cao thế, lắp dựng cột điện cao thế. 12. Bảo dưỡng, lắp dựng, sửa chữa cột cao qua sông, cột ăngten. 13. Làm việc trong thùng chìm. 14. Trực tiếp căn chỉnh trong thi công tấm lớn hoặc cấu kiện lớn bằng phương pháp thủ công. 15. Trực tiếp đào giếng, thi công hoàn thiện giếng bằng phương pháp thủ công. 16. Trực tiếp đào gốc cây lớn, chặt hạ cây lớn, vận xuất, xeo bắn, bốc xếp gỗ lớn, cưa xẻ thủ công cây gỗ lớn có đường kính lớn hơn 40 cm bằng phương pháp thủ công; cưa cắt cành, tỉa cành ở độ cao trên 5m bằng phương pháp thủ công. 17. Sử dụng các loại máy cầm tay chạy bằng hơi ép có sức ép từ 4 át-mốt- phe trở lên (như máy khoan, máy búa). 18. Lái máy thi công hạng nặng có công suất lớn hơn 36 mã lực như: máy xúc, máy gạt ủi, xe bánh xích (trừ các máy có hỗ trợ thủy lực). 19. Các công việc sơn, sửa, xây, trát, vệ sinh, trang trí trên mặt ngoài các công trình cao tầng (từ tầng 3 trở lên hoặc ở độ cao trên 12m so với sàn công tác) không có máy, cẩu nâng hoặc giàn giáo kiên cố. 20. Mò vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ. 21. Xuôi bè mảng trên sông có nhiều ghềnh thác. 22. Khai thác tổ yến (trừ trường hợp khai thác tổ yến trong các nhà nuôi yến); khai thác phân dơi. 23. Các công việc trên tàu đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch). 24. Công việc gác tàu, trông tàu trong âu, triền đà. 25. Vận hành nồi hơi (trừ việc vận hành tự động, vận hành nồi hơi sử dụng năng lượng là dầu và điện). 26. Lái xe lửa (trừ xe lửa có chế độ vận hành tự động hóa cao, các tàu chạy trong nội đô, tuyến du lịch). 27. Các công việc đóng vỏ tàu (tàu gỗ, tàu sắt), phải mang vác, gá đặt vật gia công nặng 30 kg trở lên. 28. Khảo sát đường sông ở những vùng có thác ghềnh cao, núi sâu nguy hiểm. 29. Vận hành tàu hút bùn; lái cẩu nổi. 30. Lái ôtô có trọng tải trên 2,5 tấn (trừ các ô tô trọng tải dưới 10 tấn có hệ thống trợ lực). 31. Các công việc phải mang vác trên 50kg. 32. Vận hành máy hồ, máy nhuộm các loại, máy văng sấy, máy kiểm bóng, máy phòng co (trừ các máy có chế độ vận hành tự động hóa). 33. Cán ép tấm da lớn, cứng (trừ các máy có chế độ vận hành tự động hóa). 34. Lái máy kéo nông nghiệp có công suất từ 50 mã lực trở lên. 35. Mổ tử thi, liệm, mai táng người chết (trừ điện táng), bốc mồ mả. 36. Đổ bê tông dưới nước; thợ lặn. 37. Nạo vét cống ngầm (trừ nạo vét tự động, bằng máy); Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn (từ 04 giờ trong một ngày trở lên, trên 3 ngày trong 1 tuần). 38. Đào lò; đào lò giếng; các công việc trong hầm mỏ (trừ dịch vụ y tế - xã hội và các công việc đột xuất theo yêu cầu quản lý điều hành, nhưng phải tuân thủ theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về an toàn và các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với lao động làm việc trong hầm mỏ). 39. Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân. 40. Sử dụng chất phóng xạ. 41. Sản xuất, chế biến chất phóng xạ. 42. Lưu giữ chất phóng xạ và xử lý, lưu trữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. 43. Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ. 44. Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân. 45. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ. 46. Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có khả năng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa. 47. Tiếp xúc trực tiếp với sơn trong quá trình sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài, tranh sơn mài. 48. Sản xuất, chế tác, tiếp xúc trực tiếp kim loại trong quá trình làm tranh đồ họa liên quan đến khắc kim loại. 49. Xiếc (mạo hiểm, uốn dẻo, xiếc thú, đế trụ). 50. Múa rối nước. 51. Múa ba lê (ballet). 52. Trực tiếp kiểm kê, bảo quản, tu bổ, phục chế tài liệu, sách, báo, phim, ảnh trong kho lưu trữ, phòng kỹ thuật bảo quản của thư viện. 53. Trực tiếp làm công việc phục vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài liệu. 54. Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật, tu sửa, phục chế hiện vật bảo tàng. 55. Vệ sinh công nghiệp trạm biến áp 500kVA. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác liên quan đến công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản? Căn cứ Điều 11 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau: Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con - Người sử dụng lao động có trách nhiệm: + Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con); + Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc; thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con. - Người lao động có trách nhiệm: + Tìm hiểu kỹ về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để xem xét, quyết định việc giao kết, sửa đổi, bổ sung và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định; + Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động khi làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo hợp đồng lao động. Trên đây là những nghề, công việc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nữ và đối với người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc và những công việc khác nêu trên
Đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc
96% giáo viên mầm non muốn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu. Đó là con số mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra sau khảo sát ý kiến của hơn 10.000 giáo viên mầm non. Tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện nghỉ hưu ngày 16/6, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất giáo viên mầm non trong danh mục nghề được nghỉ hưu sớm. Ông Hiểu cho rằng, giáo viên mầm non phải được coi là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, không chỉ dạy mà còn dỗ, múa, hát, áp lực công việc lớn. Ảnh minh họa Theo bà Trịnh Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Nữ công Tổng Liên đoàn, hiện nay, số giờ làm việc thực tế của giáo viên mầm non thường vượt quá quy định do phải đến sớm đón trẻ và về muộn để trả hết trẻ. Tuy nhiên, giáo viên hầu như không được tính thêm lương … Đồng tình với quan điểm trên, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT Cù Thị Thủy nêu quan điểm: “Chúng tôi cũng mong muốn để tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non chỉ ở mức 55 tuổi thôi”. Ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra con số 96% giáo viên đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi, không tăng lên 60 tuổi sau một tuần khảo sát nhanh với 10.698 giáo viên mầm non tham gia. Ông Ân cho biết, một cô giáo phải trông nhiều trẻ nên phản xạ đón, đỡ trẻ khi thực hành các bài tập trên lớp mà giao cho cô giáo từ 55 tuổi trở đi sẽ không thể đảm bảo, nguy cơ mất an toàn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Theo quy định của Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 với nữ vào năm 2035. Tuy nhiên, với người lao động nặng nhọc, độc hại, ở vùng đặc biệt khó khăn hay trong điều kiện đặc biệt độc hại, nặng nhọc thì được quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 năm. Như vậy, nếu được bổ sung vào danh mục này, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi 57 với nam và 55 với nữ. Theo VietNamnet