Bạn cần làm gì khi công an triêu tập hoặc mời đến làm việc?
Khi bị cơ quan công an mời làm việc hoặc bị triệu tập, tạm giữ, người dân thường rơi vào trạng thái lo sợ, mất bình tĩnh, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Theo quy định của pháp luật, người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú… Trong trường hợp không phạm tội quả tang, trường hợp khẩn cấp hay quyết định truy nã thì phía công an cũng có thể yêu cầu người dân đến và hợp tác thông qua giấy mời và giấy triệu tập. Đây là hai loại giấy có bản chất khác nhau. KHI NÀO TRIỆU TẬP, TẠM GIỮ? Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định người dân khi nhận được giấy mời của công an là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Giấy mời không tạo ra nghĩa vụ buộc công dân phải đến (có thể đến có thể không). Tuy nhiên, trên thực tế, công an một số nơi thường sử dụng giấy mời như một mệnh lệnh thay cho giấy triệu tập. Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo quy định hiện hành về công tác điều tra hình sự chỉ cho phép điều tra viên “được phân công” điều tra vụ án hình sự (khi vụ án đã được khởi tố) có quyền triệu tập và hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án… Việc triệu tập hỏi cung, lấy lời khai phải theo kế hoạch đã được thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án duyệt. Do đó, nếu không phải là “người tham gia tố tụng” trong một vụ án hình sự cụ thể, công dân không thể bị triệu tập. “Công dân có quyền từ chối làm việc và tố cáo hành vi trái pháp luật của người triệu tập nếu vụ án hình sự chưa được khởi tố, người triệu tập không có thẩm quyền, chưa xác định được tư cách tham gia tố tụng của người bị triệu tập, chưa được giải thích rõ ràng về quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng...”. PHẢI LÀM SAO? Theo điều 20 Hiến pháp 2013 đã quy định “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm”. Ngoài ra, Hiến pháp cũng nêu rõ không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện KSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang... Do đó, một người khi được cơ quan công an triệu tập, mời lên làm việc, ngoài việc nắm rõ các quyền tối thiểu mà Hiến pháp đã quy định, cũng cần tìm hiểu hoặc nhận được sự trợ giúp về pháp lý, để biết được mình bị triệu tập, bị tạm giữ, tạm giam vì lý do gì. Họ có quyền yêu cầu nơi triệu tập, mời làm việc giải thích rõ về các quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc. Khi tiến hành bắt hoặc tạm giữ người, người ra lệnh bắt phải thông báo cho gia đình người bị bắt, chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc biết. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam. Từ những quy định pháp lý này, người dân có thể đối chiếu để biết rõ mình bị triệu tập hoặc bị bắt giữ có căn cứ và đúng trình tự pháp luật quy định hay không. Ngay từ khi bị bắt tạm giữ hoặc bị tạm giam, họ có quyền tự bào chữa và nhờ luật sư bào chữa, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu có bất cứ hành vi nào nhằm trấn áp tinh thần, dùng vũ lực đe dọa, các hình thức ép cung, bức cung... công dân cần có thái độ phù hợp, không thái quá, đồng thời yêu cầu ngừng làm việc để có người giám hộ hoặc yêu cầu nhờ luật sư bào chữa. Kiên quyết không ký vào biên bản ghi nhận nội dung không đúng lời trình bày của mình... LUẬT SƯ CÓ MẶT TỪ ĐẦU... Theo quy định, ngành công an cấm việc sử dụng giấy triệu tập để gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án... Luật cũng nghiêm cấm điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời... Tuy nhiên trong thực tế, nhiều nơi lạm dụng giấy triệu tập vào những vụ việc không cần thiết, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân. Tới đây khi Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực ( dự kiến sau kỳ họp quốc hội tháng 5 năm nay), một người bị tố giác, tin báo tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố ngay từ trước khi vụ án được khởi tố, khi nhận được giấy triệu tập, mời làm việc của cơ quan công an đều có quyền có luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. “Quy định này không chỉ bảo đảm quyền con người, đề cao vị trí, vai trò của luật sư trong việc hỗ trợ pháp lý cho người dân, mà còn hạn chế tình trạng một số người bị áp lực, hoảng loạn dẫn đến những hành động đáng tiếc”. CHUẨN BỊ SẴN SÀNG TÂM LÝ TRẢ LỜI: Khi bị triệu tập, mời làm việc về một vấn đề liên quan thì người được triệu tập nên chuẩn bị sẵn tâm lý, bình tĩnh trả lời các câu hỏi của công an. Người bị triệu tập cần nắm rõ quy định: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điểm c, khoản 1, Điều 57); Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (Điểm d, khoản 1, Điều 58); Người bị tạm giữ (Điểm c, khoản 2, Điều 59); Bị can (Điểm d, khoản 2, Điều 60 )… có “quyền” trình bày lời khai chứ không phái “có nghĩa vụ” phải trình bày lời khai. Thực chất, đây chính là một phần của quyền im lặng vì đã là quyền thì “có thể trình bày” lời khai hoặc “không thực hiện” việc trình bày lời khai. Thực tế họ có thể im lặng (nếu họ muốn), cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền bắt họ phải khai báo bằng các biện pháp không hợp pháp. Bên cạnh đó họ có quyền mời luật sư có mặt để chứng kiến lời khai hoặc bào chữa cho mình…thậm chí họ có thể trao đổi với cơ quan điều tra “chỉ khi” có luật sư họ mới khai báo… điều này hoàn toàn hợp pháp và đúng quy định của pháp luật. Nếu câu hỏi có dấu hiệu quy chụp trách nhiệm, quy tội thì người được triệu tập có quyền ghi vào biên bản về nội dung đó. Trường hợp người được triệu tập không phạm tội nhưng biết được người khác có liên quan đến vụ án thì nên thành khẩn khai báo để tránh bị truy tố với tội “không tố giác tội phạm”. Sau khi làm việc, người được triệu tập cần đọc kỹ biên bản làm việc và ghi rõ đồng ý hay không đồng ý với nội dung làm việc nào và yêu cầu cơ quan công an cung cấp bản sao biên bản làm việc (trừ biên bản hỏi cung bị can, bị cáo). Khi ký biên bản cần gạch những dòng còn trống, phần thừa trong biên bản để tránh bị ghi thêm nội dung vào phần này sau khi ký biên bản… Trên đây là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý khi được mời hoặc triệu tập đến làm việc với cơ quan công an. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm các quy định khác liên quan đến vấn đề này.
31 phim kinh điển về nghề luật sư hay nhất mọi thời đại mà sinh viên luật phải xem
Đây là những bộ phim nói về nghề luật sư một cách chân thực, không chỉ giúp bạn hình dung cơ bản về nghề luật sư mà còn truyền cảm hứng về bản lĩnh và tinh thần của nghề này. Tất cả những bộ phim này đề giành được nhiều giải thưởng lớn nhỏ trên thế giới. Hãy cùng tìm và thưởng thức nhé. I. 19 BỘ PHIM KINH ĐIỂN VỀ NGHỀ LUẬT SƯ 1. Amistad | Tàu Amistad | 1997 Đây là một phim lịch sử do Stephen Spielberg đạo diễn. Phim kể về những nô lệ châu Phi đã nổi dậy chống lại việc bị người da trắng bắt và vận chuyển lên tàu La Amistad, một con tàu buôn bán nô lệ. Tập trung vào các cảnh trong phòng xử án nơi các nô lệ bị buộc tội nổi loạn, câu chuyện kết thúc với một phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, cho rằng các nô lệ đã bị bắt cóc sai trái và có quyền nổi dậy. Phán quyết đã ra lệnh trả tự do cho các nô lệ này. 2. The Attorney | Người Luật sư | 2013 The Attorney là một bộ phim Hàn Quốc do Yang Woo-suk đạo diễn và đồng biên kịch. Phim kể về câu chuyện của một “luật sư đường phố” thất bại, người chỉ mới tốt nghiệp cấp ba nhưng luôn làm việc với những hồ sơ bất bình thường. Một trong số các vụ “đặc biệt” của anh là biện hộ cho một số học sinh bị cáo buộc ủng hộ phe cộng sản. Đến tháng 1/2016, phim đã đạt mức đánh giá 72% trên Rotten Tomatoes. 3. The Castle | Lâu đài | 1997 Với sự tham gia của ngôi sao màn bạc Michael Caton, đây là một bộ phim cực kỳ hài hước của Úc nói về việc một gia đình bị chính phủ chiếm đoạt ngôi nhà – vốn là tất cả đối với họ (tiêu đề bắt nguồn từ câu nói “đối với một người thì ngôi nhà của họ chính là một lâu đài” (tức là ngôi nhà có ý nghĩa hơn bất kỳ thứ gì trên đời). 4. The Conspirator | Kẻ chủ mưu | 2010 Phim do Robert Redford đạo diễn với sự tham gia diễn xuất của dàn sao James McAvoy, Robin Wright, Kevin Kline, Evan Rachel Wood và Tom Wilkinson. James McAvoy đóng vai một luật sư trẻ được chỉ định bảo vệ cho Marry Surratt (do Robin Wright thủ vai). Surrat là mẹ của kẻ đồng lõa trong vụ ám sát Tổng thống Abraham Lincoln, bị bắt do không chịu cung cấp thông tin về con trai. 5. Breaker Morant | 1980 Với sự tham gia của ngôi sao Edward Woodward và Jack Thompson, đây là một phim điện ảnh xuất sắc về tòa án quân sự Úc trong thời Chiến tranh Boer. Trong phim, ba viên trung úy người Australia được xem là bị oan khi bị truy tố vì đã hành hình các tù nhân chiến tranh. Phim nhấn mạnh màn thể hiện của các luật sư biện hộ cho họ trước tòa. 6. Bridge of Spies | Người đàm phán | 2015 Một bộ phim nổi tiếng do Steven Spielberg đạo diễn cùng sự tham gia diễn xuất của tài tử Tom Hanks trong vai luật sư James B Donovan. Bộ phim là câu chuyện bắt giữ và bảo vệ pháp lý cho Rudolf Abel, một bị cáo bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Phim có những cảnh kịch tính ở tòa, cho thấy những tình huống khó xử về đạo đức mà vai diễn luật sư của Tom Hanks phải đối mặt. 7. Conviction | Kết án | 2010 Đạo diễn bởi Tony Goldwyn cùng sự tham gia của ngôi sao Hilary Swank và Sam Rockwell, phim kể về câu chuyện có thật của Bette Ann Waters, một bà mẹ đơn thân có anh trai bị kết án oan về tội giết người. Để chứng minh sự vô tội của anh trai, cô đã trở lại trường học, để rồi theo học trường luật nhằm giúp lật lại vụ án oan, thông qua các bằng chứng DNA (với sự trợ giúp của Barry Scheck của dự án Innoncence). 8. I Am Sam | Tôi là Sam | 2001 Một câu chuyện độc đáo về trường hợp giành quyền chăm sóc con của một người cha thiểu năng (Sean Penn thủ vai). Đó là người cha đơn thân chỉ có trí tuệ của một đứa trẻ 7 tuổi. Khi cơ quan phúc lợi trẻ em đưa con gái 7 tuổi của anh ta đi, anh ta đã thuê một luật sư (do Michelle Pfeiffer thủ vai) để thay mặt mình đòi lại quyền nuôi đứa bé. Phim có nhiều cảnh đáng suy ngẫm tại phòng xử án. 9. In the Name of the Father | Nhân danh Cha | 1993 Phim dựa trên câu chuyện có thật về bốn người bị cáo buộc oan khi bị dàn xếp có mặt tại một vụ đánh bom IRA trong một quán rượu ở Anh vào năm 1974. Nhân vật Gerry do Daniel Day-Lewis thủ vai và bố anh ta do Pete Postlethwaite thủ vai bị kết án 14 năm tù vì tội đánh bom. Emma Thompson trong vai luật sư bào chữa của Gerry đã nỗ lực để chứng minh sự trong sạch của thân chủ. 10. Loving | 2016 Loving là câu chuyện có thật kể về một cặp vợ chồng Mỹ từng bị tống giam vì cuộc hôn nhân đa sắc tộc của họ và cuộc hôn nhân ấy đã góp phần “lật đổ” bộ luật cấm hôn nhân đa sắc tộc ở xứ cờ hoa. Nội dung phim là cuộc chiến tại tòa của Richard và Mildred Loving, cặp vợ chồng liên chủng tộc “trắng-đen”. Họ là những người đã chiến thắng pháp luật của bang Virginia về “cấm kết hôn đa sắc tộc” với phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vào năm 1967 thông qua án lệ Loving vs. Virginia. 11. Gandhi | 1982 Phim là thiên sử thi về cuộc đời của Mahatma Gandhi, khởi đầu là một luật sư ở Nam Phi và kết thúc khi Ấn Độ được giải phóng khỏi sự thống trị của Anh quốc nhờ phương pháp đấu tranh bất bạo động của ông. Ben Kingsley đã xuất sắc vượt qua hàng ngàn ứng viên khác để được thủ vai chính trong bộ phim do Richard Attenborough làm đạo diễn. 12. The Hurricane | 1999 The Hurricane dựa trên câu chuyện có thật về Rubin “Hurricane” Carter, người bị vào tù oan vì tội giết người và về nỗ lực của luật sư nhằm trả tự do cho anh. Carter từng là Giám đốc Điều hành của Tổ chức Bảo vệ những người bị kết án oan ở Canada. 13. Murder in the First | Đại án mạng | 1995 Một bộ phim về nhà tù Alcatraz khét tiếng với sự tham gia diễn xuất của Christian Slater, Kevin Bacon và Gary Oldman. Christian Slater trong vai một luật sư trẻ đã nhận vụ án của một tù nhân Alcatraz, người bị biệt giam một cách oan uổng trong nhiều năm và vì thế đã trở nên điên loạn. 14. North Country | Không thể lặng im: Vụ kiện thế kỷ | 2005 Dựa trên một câu chuyện có thật, phim kể về một nữ nhân viên (Charlize Theron thủ vai) bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc mà phần đông lao động là nam giới. Câu chuyện diễn ra ở một khu mỏ tại Minnesota. Từ những phản kháng ban đầu, vụ việc dần trở thành một vụ kiện quấy rối tình dục đầu tiên trong lịch sử tư pháp Hoa Kỳ. 15. Philadelphia | 1993 Phim do Tom Hanks và Denzel Washington thủ vai. Tom Hanks vào vai một luật sư thành đạt bị công ty luật của mình sa thải vì bị AIDS. Người duy nhất sẵn lòng bảo vệ anh trong vụ kiện công ty cũ sa thải trái luật này là một luật sư “chuyên về các vụ thảm họa” do Denzel Washington đóng. Phim được đánh giá cao các cảnh trong phòng xử án và lối diễn xuất tuyệt vời của Hanks đã mang lại cho anh giải Oscar. 16. Reversal of Fortune | 1990 Reversal of Fortune dựa trên một câu chuyện có thật: Giáo sư Luật Harvard Alan Dershowitz tiếp nhận vụ việc của nhà công tác xã hội Claus von Bulow, kháng cáo bản án kết tội ông ta vì đã cố giết vợ mình. Phim miêu tả đặc sắc quá trình giáo sư Dershowitz và sinh viên của mình chuẩn bị cho phiên phúc thẩm. 17. Selma | Giấc mơ thay đổi cả thế giới | 2015 Một bộ phim do Ava Du Vernay đạo diễn với sự tham gia diễn xuất của David Oyelowo và Carmen Ejogo. Selma kể về câu chuyện của nhà hoạt động nhân quyền Dr. Martin Luther King, Jr. và chiến dịch của ông vận động cho quyền bầu cử bình đẳng của người dân miền Nam nước Mỹ. Phim đã đạt điểm đánh giá 99% trên Rotten Tomatoes. 18. Spotlight | Tiêu điểm | 2015 Đây là phim về nghiệp vụ điều tra báo chí, khắc họa những nỗ lực của các nhà báo tờ Boston Globe trong việc đưa tin về nạn ấu dâm tại nhà thờ Công giáo ở Boston. Bên cạnh đó, các luật sư cũng tham gia với vai trò tiếp cận công khai vào hồ sơ tòa án, chống lại việc sử dụng trọng tài để giải quyết yêu cầu bồi thường từ phía nhà thờ. Phim đạt điểm đánh giá 97% trên Rotten Tomatoes. 19. To Kill a Mockingbird | Giết con chim nhại | 1962 Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Harper Lee, kể về câu chuyện của Atticus Finch và con gái Scout của ông, cũng như quá trình Atticus bảo vệ một người đàn ông da đen bị kết án oan về tội hiếp dâm, trong bối cảnh phân biệt chủng tộc sâu sắc trong xã hội Mỹ đầu thế kỷ XX. Atticus Finch do Gregory Peck thủ vai và anh đã giành giải Oscar cho hạng mục nam diễn viên chính xuất sắc nhất. 7 BỘ PHIM NỔI TIẾNG VỀ CÁC VỤ ÁN OAN: 1. The Shawshank Redemption Bộ phim gây xúc động khi lột tả cuộc sống trong tù, số phận của các tù nhân và nghị lực của Andy. Bị hàm oan và nhận án chung thân dựa trên những chứng cứ gián tiếp, Andy chưa bao giờ ngừng hy vọng và mơ về tự do. Với kịch bản xuất sắc chuyển thể từ tiểu thuyết của Stephen King và bàn tay tài ba của đạo diễn Frank Darabont, The Shawshank Redemption lay động người xem bằng những thông điệp ý nghĩa về tình bạn, hy vọng và cách mà con người đối mặt với sự bất công trên thế giới. 2. The Green Mile Cũng là một tác phẩm lấy bối cảnh ngục tù của đạo diễn Frank Darabont, chuyển thể từ tiểu thuyết của Stephen King, The Green Mile (Dặm Xanh) đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả vì câu chuyện quá dữ dội về sự bất công trong xã hội. Phim kể câu chuyện về cuộc đời của Paul (Tom Hanks), một viên chức coi ngục tử tù trong thời kỳ Đại suy thoái tại Mỹ. Ở nơi tăm tối ấy, Paul đã gặp John Coffey (ngôi sao quá cố Michael Clarke Duncan thủ vai) - một tù nhân da đen có vẻ ngoài hung dữ, bặm trợn nhưng bên trong lại có tâm hồn nhân hậu. 3. 12 Angry Men Chuyện phim bắt đầu ở thành phố New York - nơi mà một thanh niên 18 tuổi đến từ khu ổ chuột đang chờ xét xử vì bị buộc tội đâm chết người cha. Một bồi thẩm đoàn có 12 người đàn ông bàn thảo về tội trạng của bị cáo để đưa ra phán quyết anh ta có tội hay không. Ban đầu, 11 người cho rằng người thanh niên này có tội và định đưa phán quyết tử hình mà không cần bàn thảo. Chỉ duy nhất bồi thẩm viên số tám – người biểu quyết “vô tội” và lá phiếu của ông khiến các bồi thẩm viên khác tức giận. Bồi thẩm viên số 10 còn cho rằng hầu hết những ai xuất thân ở khu ổ chuột đều có khả năng phạm tội cao hơn người bình thường 4. The Fugitive Thuộc thể loại hành động, The Fugitive (Kẻ đào tẩu) là tác phẩm rất nổi tiếng của tài tử gạo cội Harrison Ford vào thập niên 1990. Nhân vật chính của phim là bác sĩ Richard Kimble - người bị kết án oan vì cái chết của vợ mình. Thoát khỏi nhà giam liên bang, anh trở thành một kẻ vượt ngục và bị truy nã bởi các đặc vụ liên bang. Richard lên đường tìm bằng chứng chứng minh mình vô tội và đưa thủ phạm ra ánh sáng công lý… 5. The Life of David Gale Nhân vật chính của phim là giáo sư David Gale, người đứng trước tột cùng sự bất hạnh khi cả gia đình và sự nghiệp đều tiêu tan. Anh là một trong những người tích cực tham gia phong trào phản đối án tử hình nhưng sau lại phải lĩnh bản án đó khi cảnh sát tìm thấy thi thể một người bạn thân của anh và kết quả xét nghiệm cho thấy cô ấy bị hãm hiếp đến chết… 6. Conviction Bộ phim được xây dựng từ cuộc đời của Betty Anne Walters, một bà mẹ đơn thân thất nghiệp, tìm mọi cách để minh oan cho người anh trai Kenneth đang ngồi tù vì bị khép tội sát nhân. Betty phấn đấu để có được tấm bằng cử nhân và sau là bằng luật sư của Đại học Roger Williams để có thể bào chữa cho anh trai. Trong thời gian ấy, cô vừa phải nuôi hai đứa con lại vừa phải làm thêm phục vụ bàn để có tiền trang trải học phí. 7. Atonement Với trí tưởng tượng và sự phán đoán cảm tính, Briony buộc tội cưỡng dâm cho Robbie Turner – con trai người quản gia và là người yêu của chị gái cô, Cecilia. Với lời buộc tội này, cô bé 13 tuổi chia rẽ mối tình giữa Cecilia và Robbie, đẩy chàng trai vô tội vào tù bốn năm và chết khi phục vụ trong quân đội. Trong suốt phần đời còn lại, Briony ăn năn và tìm mọi cách chuộc lại lỗi lầm… III. 7 BỘ PHIM VỀ LUẬT SƯ KHÔNG THỂ BỎ LỠ CỦA TVB 1. Series Hồ sơ công lý Là series phim “đình đám” dài 5 phần của TVB vào thập niên 90, bắt đầu trình chiếu từ năm 1992. Nội dung phim xoay quanh anh chàng công tố viên Dư Tại Xuân (Âu Dương Chấn Hoa đóng) có tính cách chính trực, ngay thẳng trong cuộc việc. Anh và cô đồng nghiệp Đinh Nhu (Trần Tú Văn đóng) đã xảy ra nhiều chuyện oan gia trong cuộc việc. Bên cạnh các công tố viên còn là chuyện về chàng luật sư liêm chính như Giang Thừa Vũ (Đào Đại Vũ đóng). Lồng ghép vào những vụ tranh kiện là những bài học về cuộc sống, rằng đừng sống gian dối và độc ác, bởi luật pháp nhìn vô hình nhưng lại hữu hình một cách công bằng. 2. Series Quy luật sống còn Nội dung của “Quy luật sống còn” xoay quanh bốn luật sư trẻ tuổi là Lạc Ban, Chung Thanh Linh, Trác Vỹ Danh, Tương Tư Gia. Bốn con người với bốn tính cách khác nhau cùng đầu quân về một công ty luật nhỏ đang chìm trong nợ nần. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, cả bốn người đã hợp sức giúp công ty vượt qua khó khăn, đồng thời bảo vệ chính nghĩa cho những người bị ức hiếp. Tuy nhiên cũng chính vì họ còn trẻ, nên dần dần có người đã sa vào cám dỗ và phạm phải sai lầm… 3. Series Tòa án lương tâm Mang phong cách luật sư “đường phố”, phim nói về chàng luật sư “lưu manh” tên La Lực Á có cách hành xử kỳ lạ và luôn bảo vệ những người nghèo bị chèn ép. Còn Vương Tư Khổ là cô nàng luật sư thực dụng, luôn quan niệm phải cãi thắng bất chấp thân chủ là người tốt hay xấu. Hai con người hai đường lối khác nhau, trở thành oan gia và dần cả hai đã hiểu về nhau. Lúc này thì Tư Khổ lại vướng vào một vụ án nguy hiểm… 4. Chân tướng “Chân tướng” được TVB phát sóng trong năm 2011, lấy đề tài luật sư với những góc khuất và mặt trái của nghề này. Nếu “Tòa án lương tâm” mang nét hài hước thì “Chân tướng” lại có phần u ám và đen tối hơn. Phim là chuyện về những người luật sư,nhưng không phải ai cũng dùng luật để lấy công bằng cho người vô tội. Ngược lại họ đã lợi dụng luật pháp để bao che tội ác và lợi dụng nó để mưu lợi cho bản thân. Nam chính là luật sư Lưu Tư Kiệt (Trần Triển Bằng đóng) là hình mẫu “nửa chính nửa tà”, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích. Còn nữ chính là Khang Chỉ Hân (Dương Di đóng) lại là người ngay thẳng chính trực. Hai người dần bị cuốn vào những vụ án phức tạp. Cả hai còn có sự giúp đỡ của ông chủ công ty luật là Trác Thiếu Khiêm (Huỳnh Hạo Nhiên đóng). 5. Pháp luật vô hình “Pháp luật vô hình” xoay quanh luật sư Cam Tổ Tán (Tạ Thiên Hoa đóng) và bạn gái là luật sư Huống Thiên Lam (Dương Di đóng) sống chung cùng nhau, nhưng sau đó vì khác biệt suy nghĩ mà chia tay. Sau này, cả hai gặp lại nhau trong một văn phòng luật và cùng nhau đối đầu với những vụ án hóc búa nhằm giải oan cho người vô tội. Được xem là phần 2 của “Chân tướng” năm 2011, “Pháp luật vô hình” nói về những kẽ hở trong luật pháp cùng những luật sư bất lương, sẵn sàng vì tiền mà biện hộ cho kẻ ác. 6. Vòng xoáy thiện ác Phim xoay quanh nhân vật Cao Triết Hành (Quách Tấn An đóng) bị tàn phế do một cảnh sát tên Trương Lập Huân (Ngô Trác Hy đóng) gây ra. Từ đó, tâm tính anh thay đổi và quyết tâm thành một luật sư. Khi đã đạt được ước nguyện, anh đã sử dụng những kiến thức pháp luật của mình để thực hiện những mưu đồ xấu xa, mà trong đó là việc lợi dụng Trương Lập Huân để giúp mình… Lấy nhân vật phản diện làm nhân vật chính, phim là cuộc đấu trí giữa thiện và ác, giữa cảnh sát và luật sư biến chất. Những tình tiết tranh cãi nghẹt thở cùng nội tâm phức tạp của Cao Triết Hành là nét hấp dẫn của “Vòng xoáy thiện ác”. 7. Luật sư đại tài Lấy đề tài sự ganh tỵ và lòng tham của con người trong các luật sư, “Luật sư đại tài” nói về hai nhân vật chính là Lưu Cẩn Xương (Lưu Khải Trí đóng) và Trương Cường (Phương Trung Tín đóng). Cả hai đều là những luật sư tài giỏi, nhưng vì đường lối và suy nghĩ khác nhau nên đã quyết không chung đường. Dần dần, một trong hai người đã bị tham vọng làm mờ mắt và sa vào những sai lầm khó cứu vãn… Là bộ phim khá khó xem của TVB bởi quá đen tối và u ám, “Luật sư đại tài” xoáy sâu vào những mặt trái của ngành luật sư và những sơ hở của pháp luật. Đồng thời lên án những nhà giàu vung tiền để bào chữa cho việc phạm tội của họ. Nguồn: Luatdragon.vn
Bốn chữ "đừng" người thông minh cần nhớ để sống hạnh phúc, không vướng bận…
Con người thật kỳ lạ, muốn hưởng phúc dài lâu, thanh thản trọn đời mà suốt kiếp cứ mê mải tranh đấu, oán hận, dục vọng không buông, tâm ý sầu thảm. Giá như người ta có thể biết tự khống chế dục vọng của mình, biết dừng lại đúng lúc, hẳn cuộc đời này đã không còn là “bể khổ” nữa. Nhân sinh trôi qua khác nào giấc mộng kê vàng, chẳng thể lâu bền mãi. Có người trải qua bao sóng gió, thăng trầm, lúc gần nhắm mắt xuôi tay mới hiểu được rằng nhân thế xem chừng cũng hư ảo chỉ như một làn khói, thực sự không cầm giữ được gì trong tay. Vậy thì hạnh phúc đích thực của người ta rốt cuộc nằm ở đâu, làm sao có thể chạm tay vào? Nói khó rất khó nhưng dễ thì cũng rất dễ. Đời người ta nếu có thể “đừng” làm những việc này, ắt là phúc báo miên miên vậy. (*) CÓ TIỀN ĐỪNG KEO KIỆT: Lý Bạch từng có một câu thơ thực chí lý về đồng tiền thế này: Đời người đắc ý cứ vui tràn Chớ để chén vàng cạn dưới trăng Trời sinh tài ta ắt có dùng Ngàn vàng tiêu sạch rồi lại có Không bàn đến quan niệm hưởng lạc có phần phó mặc sự đời của thi nhân, chúng ta hãy xem ông quả thực đã đặt bạc tiền ở vị trí thấp nhất, còn thấp hơn cả chén rượu, ánh trăng. Tiền vốn chỉ là một vật ngoài thân, khi sinh chẳng mang đến, khi chết không cầm theo được, hà cớ gì cứ phải một đời coi nó như báu vật bất ly thân? Nhiều người quý tiền còn hơn sinh mạng, coi tiền như phép màu, có thể mua về mọi thứ. Rồi dần dần họ trở nên tự tư, ích kỷ, keo kiệt, chỉ muốn tồn trữ bạc vàng, của cải đầy kho lẫm. Để có được tiền, họ đánh đổi cả lương tâm, danh dự, sẵn sàng bày mưu tính kế hại người, trục lợi. Tiền với họ đã trở thành ám ảnh. Nhưng trên đời, thứ mà tiền có thể mua được quả thực rất ít so với những gì nó không thể đổi lấy. Tiền bạc không mua được sức khoẻ, sự thanh thản, không mua được nhân cách, phẩm giá. Tiền không thể biến kẻ tiểu nhân trở thành người quân tử, không thể biến kẻ bất tài, vô đạo trở thành bậc trượng phu. Như vậy thử hỏi một đời còm cõi tích luỹ tài vật, bạc tiền để làm chi? Phải chăng nên như Lý Bạch “ngàn vàng tiêu sạch rồi lại có“? (*) CÓ TÌNH YÊU ĐỪNG BUÔNG BỎ: Có được một tấm chân tình trong đời là điều không hề dễ dàng. Có câu thơ rằng: “Tụ tán nhờ có duyên. Ly hợp vốn do tình“. Cuộc đời sao ngắn ngủi, nhân thế sao lắm ưu phiền? Một tình cảm chân thật lại càng không dễ kiếm. Phật gia giảng nhân duyên con người kiếp này đều từ những kiếp trước mà đến. Mỗi người ta gặp trong đời, mỗi người đến và ghi dấu lại trong tim ta đều đáng trân quý. Nhưng thế sự xoay vần, cuộc đời lắm bão giông, tình cảm cũng mong manh như sương mai trong gió, thổi là tan, cầm là vỡ. Nếu hôm nay bạn buông bỏ một tấm chân tình thì chẳng biết đến khi nào mới lại gặp được. Người ta nói: “Người vợ của bạn kiếp này chính là người mà bạn chôn cất kiếp trước“. Lại có câu thơ rằng: “Tu trăm năm mới chung thuyền. Tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng”. Đã là duyên, đến hay đi là do trời quyết định. Nếu ông Tơ bà Nguyệt đã an bài cho bạn một mối lương duyên, hãy thực lòng trân quý nó. Bởi chưng bạc vàng như núi rồi cũng tiêu tán hết, của nả đầy kho cũng có lúc cạn trơ. Chỉ có nghĩa tình là còn lưu lại mãi mãi suốt kiếp suốt đời. (*) TỨC GIẬN ĐỪNG ĐỂ TRONG LÒNG: Có câu “Thất phu chịu nhục, tuốt kiếm tương đấu“, kẻ dũng phu chỉ cậy sức khoẻ, gặp chuyện không vừa ý thì khí giận ngút trời, nói lời cay đắng, cuối cùng đến khi xuống cửu tuyền mà lòng vẫn còn ôm một mối hận không nguôi. Khi cơn nóng giận bất ngờ ập đến, thường người ta không còn giữ được điềm tĩnh, để nó che mờ lý trí, thường hành động theo cảm tính. Có người bột phát ra bên ngoài nhưng cũng có loại người lòng cứ ôm giữ mãi chuyện thị phi, sống để dạ chết mang đi, quả thực là thống khổ. Như thế, nội tâm của người ta cứ mãi không bình yên. Ngoài mặt là nói nói cười cười nhưng trong tâm thì sóng gió như cồn. Người xưa nói, oán hận tích tụ trong lòng mà không khai thông thì sinh ra oán khí, có thể tàn phá lục phủ ngũ tạng, làm người ta suy kiệt. Liều thuốc độc hại mệnh người ta chính là ở đó. Vậy thì từ nay, khi gặp chuyện thống khổ, buồn bã hãy cứ buông xả cho kỳ hết, chớ lưu giữ làm chi trong cõi lòng. Bạn tích tụ lượng oán khí ấy càng nhiều thì thọ mệnh của bạn càng ít đi. Hãy tìm đến một người bạn để rót bầu tâm sự. Như Lý Bạch ngày xưa, mỗi khi buồn thì tìm đến rượu, coi rượu như bạn quý mà có lúc cũng phải thở than: Rút dao chém nước, nước càng chảy Dốc chén tiêu sầu, sầu thêm vương Đời người vốn chẳng như mong Sớm mai xoã tóc bến sông xuôi thuyền (*) THÙ HẬN ĐỪNG GHI NHỚ: Người quân tử không biết thù hận mà lấy tấc lòng khoáng đạt mà bao dung người khác. Người xưa nói: “Oan oan tương báo, dĩ hận miên miên“, nghĩa là: báo oán lẫn nhau, hận thù cả đời không dứt. Báo thù rửa hận không phải là cách cởi nút hận thù. Chỉ có tha thứ, khoan dung, lấy đức báo oán mới đoạn dứt được mối nghiệt duyên ấy. Mà trên thực tế, người không ghi khắc thù hận trong tâm mới chính là người hạnh phúc nhất. Họ sống một cuộc đời thanh thản, tự tại, ung dung. Vì không muốn báo thù, họ cũng không sợ bị kẻ thù “tương báo”. Vì biết tha thứ, họ tìm được bến đỗ bình yên cho tâm hồn, lại tích được phúc báo cho hậu thế. Người xưa nói về đạo lý “Tam bất thức” để gìn giữ được tuổi trời trường thọ, chính là không bao giờ lưu tâm đến 3 điều: Không quan tâm ân oán, không quan tâm tuổi tác và không quan tâm bệnh tật. Con người hiện đại thuận theo dòng chảy phát triển của xã hội đã có một cuộc sống vật chất đủ đầy, tiện nghi hơn nhưng cũng vì thế mà rước vào mình thêm nhiều muộn phiền. Thân thể mắc bệnh, đến cả tinh thần cũng chẳng lúc nào yên là bởi họ cứ một đời tranh đấu ngược xuôi, nghĩ cách kiếm tiền, đến chết không buông. Thực ra sống hạnh phúc không khó. Cái khó chính là người ta có dám buông bỏ những dục vọng, lợi ích thực tại trước mắt mà làm tròn đầy thêm tinh thần, phẩm cách, đạo đức của mình hay không. Bởi vì, “Hạnh phúc đích thực chỉ đến từ sự bình yên trong tâm hồn” Quả là: Nhân sinh một giấc mơ màng Ai người tri kỷ ôm đàn cùng ta? Thơm gì một đoá quỳnh hoa Sầu gì một ngấn lệ sa đôi hàng (Sưu tập).
(Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ) 1. "Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu”. --> Chuẩn bị là một quá trình quan trọng 2. “Một số điều có thể đến với những người chỉ chờ đợi. Nhưng một số điều quý giá khác chỉ dành cho những người hối hả và quyết đoán”. --> Hối hả để không đánh mất thời cơ 3. “Hãy nhìn vào những người đạt được thành công lớn. Đó là bằng chứng cho thấy tất cả mọi người đều có thể làm được như thế”. --> Tự tin có thể làm điều vĩ đại 4. “Cuộc sống không nằm trong số năm bạn đã sống mà đó là những gì bạn đã làm suốt thời gian tồn tại”. --> Hãy sống thật ý nghĩa 5. “Đừng cảm thấy tiếc vì bụi hoa hồng có gai mà hãy vui vì trong bụi gai có hoa hồng”. --> Nhìn vào mặt tươi sáng của vấn đề (Sưu tập)
CÓ 2 THỨ BẠN CẦN SUY NGẪM! Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa. Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt. Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức. Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách. Có 2 thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại. Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm với việc mình làm. Có 2 thứ bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù. Có 2 thứ bạn phải khắc ghi, là công ơn Mẹ Cha và sự giúp đỡ của người khác. Có 2 thứ bạn buộc phải có để thành công, đó là đam mê và lòng kiên trì. Có 2 thứ bạn không được làm, đó là hãm hại người khác và phản bội lòng tin. Có 2 thứ bạn phải bảo vệ, đó là danh tín và lẽ phải. Có 2 thứ bạn phải chấp nhận, là cái chết và sự khác biệt. Có 2 thứ bạn phải kiểm soát, đó là bản năng và cảm xúc. Có 2 thứ bạn phải tránh xa, đó là cám dỗ và sự ích kỷ. Có 2 thứ bạn luôn phải sử dụng mà đừng hà tiện, là tiền bạc và kinh nghiệm..
Những ngành Luật mang lại thu nhập cao nhất ở “miền đất hứa” – Mỹ
Tại đất nước được mệnh danh là “miền đất hứa” này, muốn theo đuổi nghề Luật thì yêu cầu người học phải có sự đầu tư cao và và chịu được áp lực lớn, đổi lại nghề này mang lại mức lương đáng mơ ước và sự tôn trọng của xã hội. Theo số liệu thống kê năm 2018, trung bình mức lương của Luật sư là hơn 120.000 USD/năm, chỉ kém bác sĩ, quản lý hoặc CEO của các doanh nghiệp lớn. Trong đó, những ngành Luật nằm trong top có lương cao nhất là: Thứ nhất là luật sư sở hữu trí tuệ: Đây là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với khách hàng trong vấn đề xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ. Ngành này đòi hỏi Luật sư phải có nhiều tư chất, kiến thức không chỉ chuyên ngành mà còn các kiến thức ngành khác. Do đó, lương dành cho ngành này dao động từ khoảng 120.000-135.000 USD/năm, tuỳ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, quy mô doanh nghiệp,.. Thứ hai phải kể đến là Luật sư Pháp chế doanh nghiệp. Đây là bộ phận không thể thiếu và nắm giữ vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Công việc của họ là tư vấn cho doanh nghiệp, thủ tục pháp lý hay soạn thảo hợp đồng. Mức lương năm trung bình của ngành này là 105.000 USD. Thứ ba, Luật sư về Thuế: bộ phận này giúp tư vấn các vấn đề trong lĩnh vực thuế, theo dõi các thay đổi trong luật. Mức lương trung bình năm là 100.000 USD. Thứ tư là Luật sư luật lao động: công việc của họ là đảm bảo mối quan hệ bình đẳng giữa chủ và người lao động, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động. Mức lương trung bình năm cho ngành này là hơn 86.000 USD. Và một ngành Luật cũng có mức lương đáng mơ ước là Luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự. Nhiệm vụ của họ là đứng trước toà với tư cách là đại diện cho thân chủ và đưa ra những chứng cứ, lập luận cũng như phản bác lại lời tố cáo và buộc tội của bên kia. Mức lương trung bình của ngành này là khoảng hơn 80.000 USD/năm. Tuy nhiên, mức lương nêu trên mới chỉ là ở mặt bằng chung, trung bình chung. Mức lương thực tế của mỗi Luật sư còn tuỳ thuộc vào độ nổi tiếng của ngôi trường đào tạo, năng lực và kinh nghiệm của Luật sư, quy mô tính chất doanh nghiệp,…Vì thế, có một số Luật sư có tiếng thì mức thu nhập của họ cao gấp nhiều lần những con số trên là chuyện bình thường.
Luật sư có nên gọi bị cáo là“Thân chủ” không?
Hiện nay, đa số các Luật sư trong giao tiếp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bằng trực tiếp, bằng văn bản, bằng bài viết đều dùng: Thân chủ của tôi, gia đình thân chủ của tôi Tác giả cho rằng, cách xưng hô như vậy là chưa hợp lý, bởi những lý do sau đây: >>>Thứ nhất, theo Từ điển: Thân chủ, khách hàng của những người làm nghề tự do[1] Thân: có quan hệ gần gũi, gắn bó mật thiết. Đôi bạn thân, tình thân. Thân nhau từ nhỏ[2] Thân sơ: Cách gọi của cha ông ta: Thân: Bố mẹ, anh chị em, vợ chồng; sơ: Những người khác. Như vậy, với luật sư chỉ đúng một tiêu chí theo từ điển: Làm nghề tự do, mà nghề tự do thì rất đa dạng, đó là các nghề làm tư nói chung. Nghề luật sư có Luật luật sư, có truyền thống ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Những người là luật sư là tri thức, được đào tạo rất cơ bản, đức hạnh tốt... không ít người là những nhà lãnh đạo cỡ nguyên thủ của đất nước, chúng ta gọi đó là một nghề cao quý. Theo Từ điển tôi vừa nêu trên: Muốn là thân phải có thời gian và phải dựa vào huyết thống. >>>Thứ hai, theo quy định của pháp luật. Trong Luật luật sư và những văn bản dưới luật khác, tôi không thấy quy định Luật sư gọi người mời trong vụ án hình sự là thân chủ. Nếu ở đâu đó có quy định như vậy cần sửa, kể cả văn bản luật nào nếu quy định cũng cần sửa (có thể tôi chưa đọc được hết), thói quen vẫn gọi như thế cần phải thay đổi. Theo quy định của pháp luật vị trí ngồi của Luật sư ngang với đại diện Viện kiểm sát. Nó có nhiều ý nghĩa, thể hiện thế và đức hạnh của Luật sư >>>Thứ ba, theo thời gian và tiền thuê Không ít những Luật sư khi ký xong hợp đồng dịch vụ pháp lý, (tất nhiên người ký hợp đồng dịch vụ pháp lý phải trả phí), thế là luật sư A đã dùng từ: Thân chủ của tôi; gia đình thân chủ của tôi. Như vậy, về mặt thời gian không thỏa đáng. Người đại diện ký cho người có thể đang là nghi can giết người, là nghi can của tội phạm đặt biệt có lệnh truy nã toàn quốc hoặc thế giới; là nghi can của tội phạm có thể làm nghèo cho đất nước, lũng loạn bộ máy đất nước; làm sai chính sách pháp luật nhà nước . Hóa ra nhìn góc độ vật chất chỉ cần ít tiền những người đó là chủ của Luật sư và vì ít tiền nghiễm nhiên là chủ và chủ thân thiết với Luật sư. Tóm lại, trong vụ án hình sự tại Việt Nam, theo tôi cần quy định cách xưng hô của Luật sư với bị cáo người thông qua đại diện ký hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc bị cáo ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Nếu gọi là thân chủ, gia đình thân chủ là không hợp lý, nên chăng có thể gọi: Người mời Văn phòng luật sư A; khách hàng mời tôi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; hoặc người mời tôi để bảo vệ. Trong quá trình nói, viết có thể dùng cả 3 cụm từ. Có thể nó hơi dài so với từ “Thân chủ”, nhưng dài mà đúng bản chất, thể hiện văn hóa vẫn phải cần dùng, cần sửa lại. Bởi vì, người sơ mà gọi là người thân, chắc người gọi phải có mục đích gì? Mục đích ấy theo tôi thường ít, nhiều không trong sáng, minh bạch. [1] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Năng, tr.923, năm 2002 [2] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Sđd Nguồn: TS. LS. Đỗ Ngọc Hải – Kiemsat.vn Các thành viên Dân luật nghĩ sao về quan điểm trên của LS. Đỗ Ngọc Hải? Mình thấy mặc dù có thể thấy pháp luật hình sự, đặc biệt tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đề cao nguyên tắc suy đoán vô tội, tức không ai bị xem là có tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực của tòa án. Chính vì vậy không thể khẳng định rằng người bào chữa trong vụ án hình sự thì tiến hành bào chữa cho tội phạm được. Đơn giản chỉ là bào chữa dựa trên hợp đồng dịch vụ pháp lý để thuê người bào chữa cho bị cáo. Tuy nhiên, đôi khi mọi người có thấy cách gọi “thân chủ” mang tính chủ tớ quá không, mặc dù biết là phần lớn người bào chữa (đa phần là Luật sư) đều tiến hành bào chữa dựa trên hợp đồng được trả phí.
Tập hợp những bộ phim truyền cảm hứng nghề Luật
Không ít những giấc mơ trở thành Luật sư của các bạn bắt nguồn từ những phim phá án, hình sự TVB. Mình cũng không ngoại trừ. Hình ảnh các Luật sư với mũ tóc giả trắng với những bộ cánh đen cực ngầu đã thật sự cuốn hút mình. Không những phim TVB mà điện ảnh của những nước theo hệ thống Thông luật cũng diễn tả hình ảnh một người Luật sư hết sức “hoành tráng” khiến ai cũng phải mê. Bên cạnh đó là những nội dung, tình tiết phim tạo nên sự quyến rũ lạ kỳ của những người hành nghề Luật sư trong xã hội. Mình xin giới thiệu một số phim mà mình từng xem để các bạn cùng xem những lúc rảnh rỗi, các bạn ai còn biết những phim gì hơn thì cứ còm men nhé. 1. 12 angry men: Phim Mỹ, phim này coi hơi mệt nếu bạn nào không thích dạng kinh điển trắng đen. Phim nói về một phiên toà hình sự của Mỹ. Xuyên suốt phim là phiên họp bỏ phiếu của Bồi thẩm đoàn. Phim nói về cách người ta đấu tranh, tranh luận cho một nghi ngờ pháp lí chính đáng, và một tuyên chỉ của người cầm cán cân công lý: "Tất cả những sự hiển nhiên liên quan đến mạng người đều cần phải chứng minh. Mạng người rất đáng quý, không thể giết nhầm còn hơn bỏ sót". 2. The Judge (2014) phim có Robert Downey đóng. Phim không thực sự ấn tượng cho bằng serie Sherlock nhưng cũng rất đáng xem. Đây là câu chuyện của hai cha con, một người làm luật sư, một người là thẩm phán. Nếu tuổi trẻ là những tháng ngày nỗ lực không ngừng để chứng tỏ tài năng và khả năng của bản thân thì đối trọng cân bằng của con người ta khi về già là sự chính chắn, đổi bằng những kinh nghiệm, những suy ngẫm sâu xa hơn về nhân quả, hệ luỵ. 3. Legally Blonde - Luật sư tóc vàng hay Luật sư không bằng cấp. Phim này dành cho các bạn nữ đây. Phim có dàn diễn viên trẻ, nội dung đơn giản hiện đại, không đặt nặng về tâm lí quá như các bộ phim về đề tài luật pháp khác. Có thể vừa xem để học hỏi, vừa để giải trí. Nhân đây thì mình nhắc luôn bộ drama Hàn đình đám một thời "Chuyện tình Havard" (xem để dệt ảo tưởng tươi đẹp, tạm quên đi những ngày học hành căng thẳng 4. Erin Brockovich - Phim về một nữ luật sư tóc vàng khác có thật trong lịch sử ngành pháp lí Hoa Kì. Đây là vụ án lớn về môi trường liên quan tới một tập đoàn, một số tiền bồi thường đặc biệt nhiều và những đệ đơn tố cáo của những nạn nhân nhiễm chất độc kim loại từ chất thải nhà máy. Đây cũng là một nữ luật sư rất bá đạo, các bạn xem phim để được biết chi tiết nhé! 5. Spotlight - bộ phim liên quan tới chủ đề tội phạm tình dục ở trẻ em. Cách người Mỹ đã dùng vũ khí truyền thông để chống lại nạn xâm hại tình dục gây ra bởi những kẻ có quyền nhưng không có đạo đức. Bộ phim rất giống với chiến dịch truyền thông gần đây ở Việt Nam về nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Vũng Tàu, Thủ Đức, Hà Nội... 6. 12 years a slave - 12 năm nô lệ. Một bộ phim rất hay về sự bình đẳng và quyền con người. Mình nhớ nhất, trong lời thoại phim có một ý rằng: Sự phân biệt chủng tộc vốn là hệ luỵ của một sự phán đoán lệch lạc. Nó có thể đúng ở một chế độ chính trị, một nền pháp lý như hiện tại. Nhưng trong một hệ quy chiếu khác của tương lai, chưa chắc nó đã đúng! Xem bộ phim này để mới thấy trọng trách nặng nề của một nhà lập pháp có tâm là như thế nào. Một chính sách sai có thể đi xa tới hàng vạn dặm, gây ra bao nhiêu cái chết. Nhưng nội hàm của một văn bản sắc lệnh có thể thay đổi tất cả, cứu vớt được bao nhiêu mạng người.
>>> Phân biệt Luật sư và Luật gia ... Đang học gì thế con? - Dạ, con học Luật Thế là Luật sư tương lai rồi -....??? Nỗi niềm khi bị gắn mác “LUẬT SƯ” chắc ai là người học Luật cũng đã từng trãi qua. Nếu đã là Luật sư thì không nói gì rồi, nhưng đã chọn học Luật thì Luật sư không phải là con đường duy nhất cho các sự lựa chọn, có thể kể ra nhiều công việc khác cũng được gọi là nghề luật như: chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật… trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan hành chính Nhà nước,... Nhưng kể đến nếu đó là ước mơ thì để biến ước mơ thành hiện thực tụi em phải trải qua vài con đường không mấy “MÀU HỒNG”. Nói là 2 năm nhưng chưa tính vài lần rớt, vài lần thi lại, vài lần lỡ dỡ rồi việc này việc kia.... Xem để biết quá trình trở thành Luật sư như thế nào: TẠI ĐÂY Vì sao tôi không muốn bạn gọi tôi là Luật sư? Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đó là cả một con đường dài mà không chỉ nổ lực của bản thân và cả những điều kiện về thời gian, tiền bạc,... Để hai tiếng “Luật sư” luôn là một niềm kiêu hãnh và tự hào HÃY ĐỂ MỌI THỨ LÀ CHÍNH NÓ
Sự thật về nghề Luật: "Phũ" nhưng hãy đọc 1 lần
>>> Những nỗi sợ của người học Luật >>> Vì sao Dân Luật phải học Triết? >>> “Luật sư” hơn “Cử nhân Luật” điều gì? >>> Sự khác biệt giữa Dân thường và Dân Luật >>> Phương pháp học Luật hiệu quả Ngồi lướt web, nghe mấy bạn đồng nghiệp kể về sự thành công của người này người kia. Tự ngẫm lại cuộc đời của mình, hôm nay Shin viết tự truyện nỗi niềm về Nghề "THẦY CÃI" Thành công là một khái niệm không đồng nhất. Mỗi người có một định nghĩa riêng, với người này như thế này là thành công những với người khác chỉ là bước khởi đầu, vì vậy để đánh giá sự thành công tùy thuộc vào từng mục tiêu đặt ra và kết qảu đạt được. Riêng với ngành luật qua thời gian học tập, rèn luyện mình có một số chia sẻ như sau: - Đầu tiên, bạn phải “KHÁC BIỆT” Trong một buổi tranh luận khi phần đông theo A thì tôi chọn theo B (mặc dù A nghe có vẻ hợp lý hơn) một cách để tôi rèn luyện tư duy phản biện, khả năng thuyết trình và kể cả là chịu áp lực trước đám đông. Tuy nhiên để được những tố chất này đòi hỏi ngoài khả năng bản thân mà bạn có được thì đây là cả một quá trình rèn luyện, tích lũy. Chưa kể đến nhiều bạn nhút nhát, ngại giao tiếp thì phải áp dụng phương thức “Cần cù, bù thông minh”. - Hay có một câu nói vui: “ĐỪNG BAO GIỜ TIN BỐ, CON THẰNG NÀO”. Đúng, nghề Luật không phải dùng tai để nghe mà phải dùng mắt để thấy, tay để sờ,... và tất cả các giác quan trên cơ thể người để vận dụng cho từng vấn đề. Kể cả những người thân thích và những người có kinh nghiệm lâu năm, những lời bạn nghe nó chỉ mang tính gợi ý, tham khảo. Còn có đúng hay không thì tất cả là do bạn. - Nghề luật không phù hợp với những người mình tạm gọi là “ĐÁNH NHANH, THẮNG NHANH”. , sai 1 ly đi 1 dặm, điều này chỉ có những người trong nghề mới hiểu cái Shin đang muốn nói đế là gì - Tập nói “KHÔNG” và “CÓ” và những câu mang tính khẳng định. Ví dụ: Bạn có chắc chắn điều bạn vừa nói không? Chỉ cần một chữ thôi: YES or NO. Đây là điều cơ bản để đem lại niềm tin cho người khác đặt biệt là những khách hàng sau này. (Cần lưu ý, cân nhắc kỹ lưỡng khi trả lời, kiêng kỵ những người khua môi múa mép, vẽ rồng, vẽ phượng,...) - Andrew Carnegie có câu: “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội” Không loại trừ nghề luật ở đây là Kết nối và xây dựng mối quan hệ đúng người sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn. -.... và còn nhiều điều hơn thế nữa. Những ngành khác tôi chưa bàn đến, nhưng với tôi để định nghĩa được sự thành công trên con đường hành nghề luật là không giới hạn với từng người khác nhau và trình độ không giống nhau. Hãy cho mình mục tiêu và cố găng làm nên thành quả, thành công sẽ đến với bạn Bạn đã thành công chưa???
Những thử thách khi làm việc tại những công ty luật nhỏ
Thực tế tại Việt Nam, các Công ty Luật thường có quy mô không lớn, số lượng các công ty quy mô nhỏ chiếm đa số. Chính vì vậy, các bạn sinh viên mới ra trường hầu hết sẽ được trải nghiệm công việc tại những công ty luật nhỏ, các văn phòng Luật sư nếu các bạn ấy định hướng theo nghề Luật sư. Trừ những bạn xuất sắc, có khả năng kinh nghiệm từ khi ngồi trên ghế giảng đường thì có cơ hội được trải nghiệm tại những công ty luật lớn, những công ty luật nước ngoài có yêu cầu cao về chuyên môn cũng như ngoại ngữ. Nói như vây không có nghĩa là mình đánh giá cơ hội của các công ty luật Việt Nam, các công ty nhỏ thấp hơn những công ty lớn, công ty luật nước ngoài. Bởi con đường lựa chọn của mỗi người một khác nhau, nổ lực và ý chí mỗi người một khác nhau. Nên tốt hay không tương lai sẽ trả lời. Thông qua bài viết này, với một người đã kinh qua công việc tại một công ty Luật không lớn tại Việt Nam, cũng như những chia sẻ từ các anh chị em bạn bè trong nghề, mình muốn nói lên một số thử thách, cơ hội, thách thức cũng như khó khăn khi các bạn làm việc tại một công ty luật nhỏ, hay các Văn phòng luật sư. 1. Lương thấp Một trong những vấn đề được quan tâm nhất khi đi làm đó là lương. Và mình xin nói thật là lương ở các công ty luật. VPLS trả cho sinh viên luật mới ra trường là thấp, thậm chí là rất thấp. Có nơi còn deal lương thấp hơn cả mức lương tối thiểu vùng. Bởi trong tâm lý của đa số những người sử dụng lao động là các công ty luật, sinh viên luật mới ra trường là những người “không biết gì”, coi các bạn như người học việc và trả cho mức lương rất bèo bọt. Điều đó là một thử thách rất lớn đối với những bạn quyết tâm theo nghề Luật sư. Bởi muốn theo nghề này các bạn phải dấn than, trải nghiệm thực tế, mà để trải nghiệm thực tế thì phải chấp nhận những mức lương không đủ sống khi đi làm. Đây là một thử thách rất lớn, bạn nào may mắn sinh ra trong gia đình có điều kiện tốt không nói làm gì, còn những bạn điều kiện khó khăn thì các bạn phải nổ lực và đòi hỏi quyết tâm cao khi theo nghề này. Mình từng làm trợ lý giám đốc cho một công ty Luật khá có tiếng, mức lương mình so với khi đi làm ở doanh nghiệp chỉ bằng một nửa. Mình cũng cố gắng nhưng rồi cũng thôi. Có lần mình ngồi cùng Luật sư phỏng vấn ứng viên, một bạn sinh viên mới ra trường với profile khá đẹp, điểm số ấn tượng. Nhưng anh Luật sư lại hỏi bạn ấy một vài câu mình thấy khá khó chịu như… “Em mới ra trường à” “Chưa biết gì về Luật à”. Không chỉ riêng mình mà nhiều bạn bè, anh chị em mình trong nghề cũng phải công nhận điều đó. Đương nhiên cũng có những nơi chấp hành rất đúng pháp luật lao động, trả lương không trái luật, thậm chí là hậu hĩnh hay đủ sống, đủ để các bạn tái tạo sức lao động nhưng những nơi như thế không nhiều. 2. Công việc không cố định Có nghĩa là đụng đâu làm đó. Nhận án nào làm án đó. Lúc thì rất nhiều việc, rất bận. Lúc thì rất rảnh ngồi không có gì để làm. Cho nên cách làm việc như này nhiều bạn sẽ không thấy quen. 3. Ít được hướng dẫn Ở những công ty luật nhỏ, ít Luật sư thì cơ hội để được học hỏi đôi khi là không nhiều. Đặc biệt là ở những công ty nhỏ nhưng của các Luật sư giỏi nổi tiếng. Những Luật sư này đi công tác khá nhiều và không phải trường hợp nào bạn cũng được đi theo. Chính vì vậy, cơ hội học hỏi kinh nghiệm của bạn trong thời gian đầu còn phải bỏ ngỏ Bạn phải chủ động trong công việc nếu làm việc ở những công ty này, nếu không bạn luôn phải tự bơi mà không có người hướng dẫn. Phải hỏi và tìm cách hỏi cho bằng được, tranh thủ mọi lúc nhé các bạn. 4. Ít án để làm Mình may mắn được kinh qua công việc ở một công ty nhỏ nhưng của một Luật sư nổi tiếng nên án nhiều rất nhiều, làm không hết. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng được như vậy, có những văn phòng, công ty cả tháng chỉ có một vài vụ án để làm, đây cũng là một phần “thiệt thòi” mà các bạn phải cân nhắc. Bởi sinh viên mới ra trường, cái cần thật cần là kinh nghiệm. Ít án để làm, rảnh rỗi quá nhiều thì rất khó để các bạn tự trui rèn. Trên là những khó khăn mình nhận thấy khi làm việc tại một công ty Luật nhỏ. Song song với những khó khăn đó, các bạn cũng có được những thuận lợi nhất định mà không phải nơi nào cũng có, thậm chí làm ở những công ty lớn cũng không có những thuận lợi đó. Nội dung này chắc mình sẽ đề cập ở bài viết sau he. Chúc các bạn sinh viên mới ra trường định hướng theo nghề Luật sư có một lựa chọn ưng ý.
Mình là một người trẻ mới bước vào nghề vài năm, chắc chắn đó là con số quá nhỏ và chưa đủ để hiểu và đánh giá được bản chấn của nghề Luật. Nhưng với những cảm nhận, đánh giá của cá nhân mình, mình cũng bắt đầu “hiểu hiểu” về nó rồi. Đương nhiên, thế giới quan của mỗi người một khác nhau, hoàn cảnh sống, điều kiện làm việc của mỗi người một khác nhau nên thật khó để có một quy chuẩn chung để đánh giá được bản chất của nghề Luật được. Nên mọi chia sẻ của mình ở bài viết này đều được viết ra dưới góc độ quan điểm cá nhân, các anh chị khác thấy nghề Luật “như thế nào” thì xin chia sẻ để cùng nhau biết thêm ạ. 1. “Nghề Luật là nghề cao quý” – Đừng bị ngộ nhận Đương nhiên nghề nào ở trong xã hội này nếu không trái pháp luật, trái đạo đức thì đều cao quý cả. Tuy nhiên thực tế mình đọc ở nhiều thấy nhiều quan điểm rằng “Nghề Luật là nghề cao quý”, điều này vô hình chung khiến cho đa phần dân luật còn non tư bị ảo tưởng, đặc biệt là các bạn sinh viên ôm bằng giỏi khi ra trường. Đúng là nghề luật có phần nào đó được xã hội coi trọng phần nhiều hơn một tí so với mặt bằng chung, bởi tâm lý đám đông ở xã hội hiện nay thì những người biết luật, hiểu luật là “thứ gì đó” khá là “ghê gớm”. Nhưng các bạn sinh viên mới ra trường cần nhớ rằng, ranh giới giữa việc “biết luật” và “hiểu luật” tuy ngắn nhưng không ngắn chút nào. Nếu các bạn cố gắng, đi đúng hướng thì khoảng cách đó sẽ bị rút lại rất nhanh, còn không thì nó luôn vô chừng và bất định. Và sinh viên luật mới ra trường thì đa số chỉ dừng lại ở mức biết luật (trừ những bạn thật sự xuất sắc, tỉ lệ này cực nhỏ), các bạn biết luật cần phải va chạm công việc thực tế nhiều mới thật sự tiến tới việc hiểu luật ra làm sao. Một ví dụ đơn giản, như ngay ở Tp. HCM việc đăng ký đất đai của mỗi quận lại áp dụng một khác về trình tự nộp hồ sơ. Hay như việc làm Căn cước công dân, Luật không hề quy định là phải làm căn cước ở nơi đăng ký thường trú, tuy nhiên thực tế thì hiện nay các bạn đăng ký tạm trú ở TP HCM khi đi làm căn cước tại TP đều bị tư chối cả… Khi các bạn “hiểu luật” thì đúng là khi đó các bạn mới “khá là ghê gớm” trong mắt xã hội các bạn ạ :3 Cho nên nghề luật của bạn có cao quý hay không còn tùy thuộc vào bạn nữa, chứ không phải là làm nghề luật là “auto cao quý”, các bạn đừng nên tự luyến mình mà những câu truyền miệng như kia. 2. Nghề Luật như làm dâu 2 3 họ Mình trải qua kha khá nhiều job với nghề Luật, như là “shipper pháp lý”, làm tư vấn, làm trợ lý tố tụng, làm pháp chế. Mỗi đầu việc mình đều làm đủ lâu để hiểu được phần nào bản chất, đặc thù của các công việc này. Mỗi công việc có những đặc điểm riêng, tuy nhiên tựu chung lại mình thấy rằng nghề luật khi các bạn dấn thân vào thì đúng kiểu làm dâu… 2 3 họ (không đến trăm họ đâu). Làm tranh tụng thì các bạn phải làm dâu với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thân chủ, Luật sư đối phương (nếu có)… đối với mỗi chủ thể mà bạn “làm dâu”, đòi hỏi các bạn phải có những kỹ năng ứng xử khác nhau để đi đến mục đích cuối cùng là hiệu quả công việc. Thậm chí là bạn phải biết cách cư xử ngoài phạm vi “pháp luật cho phép” đấy các bạn ạ. Làm pháp chế thì cá bạn cũng phải làm dâu nhiều họ lắm. Ngoài những cơ quan, tổ chức như trên thì các bạn phải làm dâu một “người” khó tính hơn nhiều, đó là Sếp. Vâng, đặc thù của công việc pháp chế là phải đem lợi ích về cho doanh nghiệp của mình (đôi khi phải bất chấp). Cho nên áp lực đủ bề đè lên các bạn ạ. Làm tư vấn, đại diện ngoài tố tụng cũng thế… khách hàng thì rấ vô chừng. Trông xã hội có dăm bảy loại người, thì khách hàng cũng vậy, cũng có dăm bảy loại khách hàng và không phải ai cũng làm mình “thoải mái” được. Nhưng bản chất là một nghề dịch vụ thì “khách hàng luôn đúng” các bạn ơi. Các bạn phải trải qua những cảm giác khách hàng đay nghiến, khó chịu, cau có… tới mức tưởng chừng không thể chấp nhận được… nhưng rồi các bạn cũng phải chấp nhận thôi, vì khách hàng là Thượng đế mà. Còn những công việc khác như Công chứng viên, Thừa phát lại, Đấu giá, Thẩm phán, KSV… thì mình chưa và chắc là không trải qua nên mình xin nhường phần này lại cho các anh các chị trong diễn đàn để các anh các chị chia sẻ tiếp cho các em học tập :3 3. Nghề luật – Cho đi chưa chắc đã được nhận lại Điều này được hiểu đúng theo nghĩa đen luôn. Bạn sẽ trải qua cảm giác dành cả tiếng đồng hồ để viết một cái thư tư vấn hay dành cả tiếng đồng hồ để ngồi trò chuyện với khách hàng để rồi những thứ bạn nhận lại được là những câu chửi bới tục tỉu, vô văn hóa hay thậm chí là những hành động thượng cẳng tay, hạ cẳng chân… điều đó là một điều không bình thường nhưng khi làm nghề này thì các bạn sẽ buộc phải coi nó “bình thường” và phải xem đó là một phần của áp lực công việc bạn sẽ phải chịu. Ngoài ra, việc “bùng” phí cũng không phải là điều hiếp gặp. Cho đi chưa chắc nhận lại đúng theo nghĩa đen 100% luôn.
Thời đại 4.0 là thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp, khi đó mọi thứ được thiết lập với bộ dữ liệu lớn (Big Data) được truyền tải thông qua đường truyền Internet (IoT – Internet of Things – Vạn vật kết nối) và xử lý bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Con người ở thời đại này muốn mở cửa nhà, không cần phải đến tận cửa để mở khóa, mà chỉ cần nhấn nút, truyền qua bộ xử lý và cửa nhà sẽ tự động mở ra hay muốn nấu món gà hầm thuốc bắc thì chỉ cần nhấn nút, thông qua bộ xử lý sau đó,bạn sẽ có món gà hầm…Đó là những gì tôi hiểu về giá trị có được sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thành công. Không chỉ đối với những hoạt động thường nhật trong cuộc sống, mà còn cả trong công việc, ví dụ như Google hiện nay đã thiết lập tiện ích Google AI, hỗ trợ người bán hàng tiếp chuyện điện thoại và lên lịch cho cuộc hẹn sắp tới của mình…Vậy còn đối với ngành Luật thì sao? Với ngành Luật cũng tương tự vậy: - Sinh viên Luật không còn phải hằng ngày đến lớp nghe giảng viên giảng bài, rồi ghi chép nữa, mà có thể được đào tạo thông qua hệ thống máy tính có kết nối internet, vai trò giảng dạy của Giảng viên được thay thế bằng robot hay hệ thống chương trình có sẵn đựơc tích hợp và truyền qua dữ liệu internet, giảng viên lúc này chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn thực hiện các dự án, công trình nghiên cứu thực tiễn. - Công chứng viên không cần phải kiểm tra, soi xét để xác định tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, mà chỉ cần thông qua bộ xử lý dữ liệu đã có thể kiểm tra được. - Luật sư không cần phải nghiên cứu từng tình tiết của vụ án, tìm các điều luật liên quan để bào chữa cho thân chủ của mình mà chỉ cần đưa thông tin vụ án vào bộ xử lý dữ liệu để cho ra kết quả giải quyết. - Tương tự, Thẩm phán tham gia phiên tòa để phán xử vụ việc cũng dựa vào trí tuệ nhân tạo để ra phán quyết cuối cùng. Tuy nhiên, trong nhiều phiên tòa, không chỉ xét xử bằng lý trí, theo đúng quy định pháp luật, mà còn cần có đạo đức, tình người, liệu trí tuệ nhân tạo (AI) có thay con người phán quyết tội phạm một cách có lý có tình hay không? Hơn nữa, mục đích của con người tồn tại trên trái đất này là lao động, có lao động thì đầu óc, tư duy mới phát triển, song, mọi thứ đều đựơc thực hiện thay bởi trí tuệ nhân tạo, có làm mài mòn tư duy của các bạn trẻ hiện nay không? Sống và làm việc trong thời đại 4.0 quả là điều may mắn không chỉ đối với bản thân mình, mà còn đối với những người xung quanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, con người dần thiếu tình cảm, xa cách nhau mặc dù việc kết nối hiện nay đã quá dễ dàng, khả năng nhiều lao động bị đào thải là rất lớn.
Giải tỏa băn khoăn khi bước vào môi trường làm việc thực tế đối với sinh viên mới ra trường
Những ngày đầu chập chững bước vào môi trường làm việc thực tế trong tôi ấp ủ nhiều kỳ vọng và lý tưởng nhưng bên cạnh đó là những nỗi băn khoăn, lo sợ vô cùng lớn. Tôi không biết mình có phù hợp và làm được công việc hay không, tôi không biết mình có hòa nhập được với môi trường làm việc ở nơi đó hay không và rất nhiều những câu hỏi đeo bám tôi trong những ngày đầu tiên tôi bước vào môi trường làm việc thực tế. Đó là khoảng thời gian tôi đi thực tập ở một công ty về tư vấn về thuế, kế toán, đầu tư và lao động. Ngày đầu tiên tôi đi phỏng vấn làm thực tập sinh tại công ty, tôi vô tình đọc được vài trang sách của một cuốn sách về kinh nghiệm đối với những người mới đi làm. Chỉ đọc lướt qua vài trang nhưng tôi nghiệm ra nhiều thứ và cố gắng làm theo những gì mà tôi nhận thấy từ quyển sách. Sau khoảng thời gian hai tháng thực tập tôi đã nhận thấy rằng điều nhỏ mà tôi lượm nhặt từ quyền sách vô cùng hữu ích và nó giúp tôi có hai tháng thực tập đáng nhớ trong cuộc đời. Dĩ nhiên là những điều đó sẽ được tôi áp dụng như một bài học khi tôi đi làm ở bất kỳ môi trường làm việc nào. Mình mạn phép chia sẽ một vài điều mà mình tích lũy và học hỏi được làm “ma mới” ở các môi trường làm việc nhé. Đó không phải là tất cả nhưng đối với mình thì đó là những điều quan trọng nhất mà mình nên làm khi đi làm ở bất kỳ nơi đâu. 1. Thần thái, dáng vẻ và thái độ Đây là điều tiên quyết mà các bạn phải đặc biệt quan tâm. Hãy là một người nhân viên mới với thần thái, dáng vẻ tươi tắn, tự tin và thái độ nhiệt tình, lễ phép, cầu thị. Luôn tươi cười và chào hỏi tất cả mọi người. Đó là điều mà một nhân viên mới có thể ngay lập tức cống hiến cho công ty, cho bộ phận mình làm việc. Khi bạn chưa tạo ra được doanh thu, lợi nhuận cho công ty nếu như những việc như thế này cũng phải để các anh chị chỉ bảo từng chút một thì đó là một nỗi phiền toái lớn đối với các anh chị và sẽ không tạo được thiện cảm đối với mọi người. Bằng một thái độ và thần thái tốt thì bạn có thể chiếm được cảm tình của mọi người xung quanh và đó là điều kiện để bạn hòa nhập tốt hơn với môi trường trong công ty. Bằng những câu chào hỏi buổi sáng hoặc nở nụ cười khi gặp anh nhìn anh chị hoặc câu chào tạm biệt khi ra về thì các bạn đã tạo được không khí tươi trẻ, thân thiện trong công ty và vô tình các bạn tạo được thiện cảm đối với những người trong công ty. Nếu như bạn có được cảm tình của các anh chị trong công ty thì họ sẽ nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn bạn trong công việc. 2. Chiến thắng sự xấu hổ Khi mới tập làm quen với công việc, chuyện sai sót, vụng về trong công việc và không tránh khỏi việc bạn bị cấp trên góp ý, phê bình. Đừng xấu hổ, hãy nhớ rằng ai cũng phải tập đi mới đi được và lúc tập đi thì ai cũng đã từng vấp ngã, chuyện sai sót trong công việc là chuyện chắc chắn phải có. Và những lời phê bình kia là động lực thôi thúc bạn làm việc và giúp bạn ngày càng phát triển hơn trong công việc. Vượt lên trên sự xấu hổ bằng một tinh thần lạc quan nhất, ai cũng đã từng là nhân viên mới, ai cũng đã từng bị xấu hổ như thế nên không ai cười chê bạn khi bạn làm sai cả. Khi bạn vượt qua sự xấu hổ và lấy đó làm động lực phấn đấu bạn sẽ tự tin hơn và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. 3. Đừng trở thành vật trang trí mà hãy đưa ra những ý kiến mà chỉ người mới mới có Hãy thể hiện bạn là một người trẻ, năng động, tự tin bằng cách đưa ra những ý kiến sáng tạo, tích cực và mang lại hiệu quả tốt trong công việc. Tất nhiên, các bạn hãy thể hiện nó bằng một thái độ tích cực và trong một chừng mực cho phép đối với một nhân viên mới. Đây chính là lúc mà bạn chứng minh được năng lực và tiềm năng của các bạn trong công việc và chứng minh cho mọi người thấy bạn xứng đáng được tuyển dụng vào làm việc tại công ty. 4. Không ngừng hoàn thiện bản thân từ những điều nhỏ nhất Những điều ở môi trường làm việc thực tế khác xa so với những gì bạn học ở giảng đường. Thế nên, bạn phải luôn ý thức rằng mình cần phải học hỏi rất nhiều thứ. Tài sản lớn nhất của bạn có hiện giờ bên mình chính là tinh thần cầu thì, sự nhiệt tình và thái độ làm việc. Hãy sử dụng nó một cách triệt để, học hỏi mọi thứ tốt đẹp xung quanh một cách có chọn lọc để hoàn thiện bản thân từng ngày. Các bạn biết rồi đấy, con người của chúng ta không ai hoàn hảo cả nên mọi người phải học không ngừng nghỉ từ mọi thứ xung quanh. Đây là những điều mình đúc kết được khi được trải nghiệm thực tế và đọc qua quyển sách. Đối với mình thì nó mang lại hiệu quả rất tốt nó giúp mình có kỳ thực tập đầy ý nghĩa và có được những mối quan hệ tốt với những anh chị tở nơi thực tập. Không biết mọi người nghĩ thế nào? Hy vọng nhận được sự chia sẻ của mọi người để chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau nhé!
Nghề Luật và những nhận thức của xã hội
Em viết bài này cũng đang muốn nói lên những suy nghĩ về con đường mà hầu hết Cộng đồng Dân Luật đang đi. Trong xã hội ngày nay và đúng hơn hết là Việt Nam, em thấy Nghề Luật chúng ta luôn bị mọi người né tránh và xem nó như một điều gì đó phiền phức. Nếu như các nước xã hội phương Tây hay các nước top ở châu Á họ rất trọng nghề Luật - đặc biệt là Luật sư, nếu có thắc mắc và gặp những điều rắc rối về pháp luật thì đầu tiên họ tìm đến là Luật sư. Cứ xem phim Hàn, mấy ông đi xe oto cứ bị tai nạn dù nhỏ thì họ gặp người bị họ đụng phải hay người đụng xe họ, họ nói: "Hãy trao đổi với Luật sư của tôi", hay là "Liên hệ với công ti bảo hiểm xe của tôi". Thật tế thì ngoài đời vẫn thế, cứ gặp trở ngại pháp luật thì dân phương Âu Mỹ, Singapore, Hàn, Nhật lại đến văn phòng luật nhờ tư vấn. Họ rất xem trọng luật sư dù em nghĩ rằng dân họ vẫn hiểu luật một mức độ nào đó hơn dân Việt Nam mình nói chung. Bạn em có người thân bên Mỹ kể rằng: "Dân Mỹ họ rất sợ Luật sư vì tìm đến Luật sư thì luôn tốn tiền lớn - Luật sư ở Mỹ đòi phí cao, nhưng gặp chuyện thì họ tìm Luật sư là điều tốt nhất". Hay cô giáo dạy luật em kể: " Bạn cô học Luật bên Mỹ, và bạn cô đang làm khóa luận tốt nghiệp, trên trường được ông giáo sư chỉ dẫn rất nhiệt tình và tận tâm, khi về nhà bạn cô có chút chuyện thắc mắc nên điện ông hỏi thì ông vẫn trả lời, cười nói vui vẻ nhưng hôm sau có hóa đơn về nhà bạn cô trả tiền 'tư vấn pháp luật' trong đó có ghi rõ mấy phút mấy giây đó và qui ra tiền". Điều này chứng tỏ bên họ thì trong trường thì luôn tốt thầy trò nhưng ra đường thì đã hỏi thì phải trả tiền. Có thể cái này quá "sốc" nhưng cho thấy là dù người thân ở nhà khi đã nhờ vả mình thì vẫn phải sòng phẳng. Ở khia cạnh khác thì hầu như ở các nước đã thành lập một công ti thì ở công ti đó luôn có 1 văn phòng tư pháp, nhằm giải đáp thắc mắc pháp luật hay được một công ti pháp luật bảo hộ, thậm chí các tổ chức xã hội, văn phòng,.. đều có. Luật sư riêng thì luôn có cho các cá nhân nhà giàu. Nghề Luật luôn có tỉ lệ chọi cao, đầu ra khó và chắt lọc lớn, được xem như một trong 3 đỉnh của tam giác đều về nghề cao quý, bên cạnh là Bác sĩ và Kiến trúc sư. Còn ở Việt Nam mình, gặp đến luật thì lại sợ, dùng tiền chùi lót phong bì hay cậy quan hệ cho nhanh. Dân mình vẫn coi trọng pháp luật nhưng đụng đến thì mù tịt lại gặp thói sợ nên chạy xuôi chạy ngược. Ai làm nghề Luật vẫn rất trọng và nể nhưng gặp chuyện thắc mắc thì chẳng tìm đến luật sư, sợ tốn tiền nhưng nhiều lúc họ đâu biết nhờ luật sư giải quyết lại đỡ tốn gấp mấy lần chuyện họ chùi lót. Thứ 2, bản tính "Tình làng nghĩa xóm", "tình thân mến thân" lại thấy mình làm luật lại nhờ vả xong chuyện trả lại 2 chữ "cám ơn" rồi xong, tốt lắm là phong bì 200-300k nhưng họ đâu biết mình làm cũng sẽ vất vả, chạy ngược xuôi vì dân mình nhờ mình cũng nước tới chân không thì chuyện nhỏ cũng nhờ. Mà cái nghề này vẫn cần sống và phải sòng phẳng mới dễ sống chứ. Thứ 3 là các doanh nghiệp công ti Việt Nam vẫn rất e ngại pháp luật và rất ít trong số đó có văn phòng luật hay công ti luật giám hộ. Chỉ thấy Doanh nghiệp nước ngoài tuyển Tư vấn pháp luật hay Giám hộ pháp luật rất nhiều và hầu hết công ti nào cũng có. Nên dân mình cứ chê tham nhũng nhưng họ biết điều họ làm là họ góp phần gia tăng tham nhũng nữa. Mình học Luật thì đi đâu thấy ai cũng nói "Học Luật à, học làm gì, nghề này khó xin việc lắm". Ít lắm mới thấy người khen, ủng hộ. Biết nghề này, con cậy con nhờ cũng kha khá nhưng em thấy nếu quyết tâm và phấn đấu mình vẫn "thắng lớn" thôi và một phần vẫn phải thay đổi suy nghĩ xã hội nữa. Học luật không phải làm Luật mà có thể làm rất nhiều việc vì làm gì cũng phải nhờ đến Luật cả, biết Luật vẫn tốt chứ sao. Mong sao Việt Nam mình hội nhập, thay đổi nhiều hơn để Dân Luật có thể có địa vị tốt hơn và nhiều cơ hội hơn.
Các nghề cần phải có bằng cử nhân Luật
Chào tất cả các bạn, mình gửi đến các bạn những nghề cần có bằng cử nhân Luật, nếu như các bạn muốn làm những nghề đó trong tương lai thì hãy chọn các trường đào tạo nghề Luật nhé! Các bạn có thể tham khảo bài viết tại đây: http://danluat.thuvienphapluat.vn/nhung-nghe-can-co-bang-cu-nhan-luat-120158.aspx Nếu có thêm ngành nào th "mách" mình với nhé ^^
MUỐN TRỞ THÀNH LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM? HÃY ĐỌC BÀI NÀY!
Luật sư là một nghề cao quý, là ước mơ của nhiều người từ thuở bé. Vậy chặng đường trở thành Luật sư chông gai thế nào? Cần những tố chất gì để trở thành một người Luật sư giỏi?
Re:hỏi về vấn đề chốt bảo hiểm xã hội để bảo hiểm thất nghiệp
Re:hỏi về vấn đề chốt bảo hiểm xã hội để bảo hiểm thất nghiệp Anh/Chị cho E hỏi:TH vợ e Nghỉ Việc ngày 03/04 (có viết đơn xin nghỉ trước 45 ngày).Đến ngày nghỉ cho đến nay hơn 30 ngày mà vợ e vẫn chưa nhận được Quyết định thôi việc và BHXH.Nên chưa đăng ký được BHTN (hỏi công ty thì lại nói là khi nào có sẽ gọi điện thoại) đến nay chưa có ai thông báo cho vợ e Cho e hỏi hạn chót để vợ e lên công ty đòi chốt BHXH và quyết định thôi việc để kịp đăng ký BHTN còn ko.nếu còn thì bao nhiêu lâu thì mới khiếu nại được với cty. Xin cảm ơn.
Re:Hỏi về việc xin nghỉ việc ở trường đại học, có cam kết
[quote=skyisblue] Em cám ơn luật sư ạ...nhưng mà hình như luật sư hiểu nhầm ý em rồi. Chào bạn! Bạn cần đọc kỹ những gì tôi và LS Tòng đã viết. Để bạn dễ biết, xin nhờ bài của bạn luôn vậy: Khi em và ba em ký cam kết với trường (Cam kết này do BGD và trường soạn thảo), thì cam kết nó không có ghi thời hạn trong đó ạ, trong cam kết chỉ ghi rõ là em phải về trường phục vụ 7 năm sau khi tốt nghiệp xong. Có thể hiểu là cái cam kết đó nó có thời hạn 7 năm ạ. Mà bây giờ em chỉ mới về được có hai tháng. Nếu không thực hiện đúng cam kết thì em phải đền bù khoản tiền lương mà trường cấp cho em trong quá trình em đi học. Trả lời: Không! Không có quy định về bồi hoàn tiền lương trong những ngày đi học, cho dù trong cam kết có thỏa thuận phải trả lại tiền lương. Hợp đồng em thì sắp hết hạn. Hợp đồng kéo dài 3 năm. Em đi làm được 1 năm, và đi học hai năm. Em muốn hỏi là khi hợp đồng của em (3 năm) hết hạn vào tháng 12, thì cái cam kết (7 năm ) kia nó còn hiệu lực không? Và nếu em không ký tiếp hợp đồng mới, thì em có phải đền tiền không. Trả lời: Cam kết kia còn hiệu lực, thời hạn hiệu lực của nó là 7 năm trừ đi thời gian bạn về công tác 02 tháng, hiệu lực còn lại của nó là 6 năm 10 tháng). Nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng, Bạn không phải đền tiền, chỉ bồi hoàn những khoản mà nhà trường đã chi cho bạn trong quá trình đào tạo. Khoản đền tiền 80tr kia không có căn cứ thì bạn không phải bồi hoàn. Trường hợp em nó hơi lằng nhằng, mong luật sư tư vấn giúp em ạ. Em coi trong luật lđ thì không thấy chỗ nào nói về cam kết này hết. Em xin cám ơn luật sư. Được chưa bạn?
Tư vấn dùm tôi nên làm ở tòa hay sở tư pháp
Chào mọi người! Tình hình là mình đang băn khoăn không biết nên làm ở cơ quan nào? tòa án háy sở tư pháp? Ở tòa thì khi vô sẽ làm thư ký tòa, sau 1 thời gian được đi học, quan hệ này nọ, khó khăn lắm mới được lên thẩm phán. Còn sở tư pháp thì lĩnh vực rộng hơn, có thể làm bên phòng tuyên truyền PL hoặc có yếu tố nước ngoài,... Mình cũng đã và đang làm tại doanh nghiệp, nhỏ có, lớn có, nhưng tiền nào của đó, áp lực công việc và thời gian dành cho gia đình không nhiều, vả lại mình muốn công việc an nhàn hơn để chăm sóc sức khỏe và chăm lo cho gia đình hơn. Mong mọi người trong diễn đàn chuyên ngành về Luật đã, đang và sẽ làm việc tại những cơ quan trên tư vấn dùm mình những ưu và hạn chế. Mình cám ơn mọi người đã quan tâm và hãy chia sẽ với mình nhé!
Bạn cần làm gì khi công an triêu tập hoặc mời đến làm việc?
Khi bị cơ quan công an mời làm việc hoặc bị triệu tập, tạm giữ, người dân thường rơi vào trạng thái lo sợ, mất bình tĩnh, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Theo quy định của pháp luật, người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú… Trong trường hợp không phạm tội quả tang, trường hợp khẩn cấp hay quyết định truy nã thì phía công an cũng có thể yêu cầu người dân đến và hợp tác thông qua giấy mời và giấy triệu tập. Đây là hai loại giấy có bản chất khác nhau. KHI NÀO TRIỆU TẬP, TẠM GIỮ? Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định người dân khi nhận được giấy mời của công an là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Giấy mời không tạo ra nghĩa vụ buộc công dân phải đến (có thể đến có thể không). Tuy nhiên, trên thực tế, công an một số nơi thường sử dụng giấy mời như một mệnh lệnh thay cho giấy triệu tập. Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Theo quy định hiện hành về công tác điều tra hình sự chỉ cho phép điều tra viên “được phân công” điều tra vụ án hình sự (khi vụ án đã được khởi tố) có quyền triệu tập và hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án… Việc triệu tập hỏi cung, lấy lời khai phải theo kế hoạch đã được thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án duyệt. Do đó, nếu không phải là “người tham gia tố tụng” trong một vụ án hình sự cụ thể, công dân không thể bị triệu tập. “Công dân có quyền từ chối làm việc và tố cáo hành vi trái pháp luật của người triệu tập nếu vụ án hình sự chưa được khởi tố, người triệu tập không có thẩm quyền, chưa xác định được tư cách tham gia tố tụng của người bị triệu tập, chưa được giải thích rõ ràng về quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng...”. PHẢI LÀM SAO? Theo điều 20 Hiến pháp 2013 đã quy định “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm”. Ngoài ra, Hiến pháp cũng nêu rõ không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện KSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang... Do đó, một người khi được cơ quan công an triệu tập, mời lên làm việc, ngoài việc nắm rõ các quyền tối thiểu mà Hiến pháp đã quy định, cũng cần tìm hiểu hoặc nhận được sự trợ giúp về pháp lý, để biết được mình bị triệu tập, bị tạm giữ, tạm giam vì lý do gì. Họ có quyền yêu cầu nơi triệu tập, mời làm việc giải thích rõ về các quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc. Khi tiến hành bắt hoặc tạm giữ người, người ra lệnh bắt phải thông báo cho gia đình người bị bắt, chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc biết. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam. Từ những quy định pháp lý này, người dân có thể đối chiếu để biết rõ mình bị triệu tập hoặc bị bắt giữ có căn cứ và đúng trình tự pháp luật quy định hay không. Ngay từ khi bị bắt tạm giữ hoặc bị tạm giam, họ có quyền tự bào chữa và nhờ luật sư bào chữa, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu có bất cứ hành vi nào nhằm trấn áp tinh thần, dùng vũ lực đe dọa, các hình thức ép cung, bức cung... công dân cần có thái độ phù hợp, không thái quá, đồng thời yêu cầu ngừng làm việc để có người giám hộ hoặc yêu cầu nhờ luật sư bào chữa. Kiên quyết không ký vào biên bản ghi nhận nội dung không đúng lời trình bày của mình... LUẬT SƯ CÓ MẶT TỪ ĐẦU... Theo quy định, ngành công an cấm việc sử dụng giấy triệu tập để gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án... Luật cũng nghiêm cấm điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời... Tuy nhiên trong thực tế, nhiều nơi lạm dụng giấy triệu tập vào những vụ việc không cần thiết, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân. Tới đây khi Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực ( dự kiến sau kỳ họp quốc hội tháng 5 năm nay), một người bị tố giác, tin báo tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố ngay từ trước khi vụ án được khởi tố, khi nhận được giấy triệu tập, mời làm việc của cơ quan công an đều có quyền có luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. “Quy định này không chỉ bảo đảm quyền con người, đề cao vị trí, vai trò của luật sư trong việc hỗ trợ pháp lý cho người dân, mà còn hạn chế tình trạng một số người bị áp lực, hoảng loạn dẫn đến những hành động đáng tiếc”. CHUẨN BỊ SẴN SÀNG TÂM LÝ TRẢ LỜI: Khi bị triệu tập, mời làm việc về một vấn đề liên quan thì người được triệu tập nên chuẩn bị sẵn tâm lý, bình tĩnh trả lời các câu hỏi của công an. Người bị triệu tập cần nắm rõ quy định: Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điểm c, khoản 1, Điều 57); Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (Điểm d, khoản 1, Điều 58); Người bị tạm giữ (Điểm c, khoản 2, Điều 59); Bị can (Điểm d, khoản 2, Điều 60 )… có “quyền” trình bày lời khai chứ không phái “có nghĩa vụ” phải trình bày lời khai. Thực chất, đây chính là một phần của quyền im lặng vì đã là quyền thì “có thể trình bày” lời khai hoặc “không thực hiện” việc trình bày lời khai. Thực tế họ có thể im lặng (nếu họ muốn), cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền bắt họ phải khai báo bằng các biện pháp không hợp pháp. Bên cạnh đó họ có quyền mời luật sư có mặt để chứng kiến lời khai hoặc bào chữa cho mình…thậm chí họ có thể trao đổi với cơ quan điều tra “chỉ khi” có luật sư họ mới khai báo… điều này hoàn toàn hợp pháp và đúng quy định của pháp luật. Nếu câu hỏi có dấu hiệu quy chụp trách nhiệm, quy tội thì người được triệu tập có quyền ghi vào biên bản về nội dung đó. Trường hợp người được triệu tập không phạm tội nhưng biết được người khác có liên quan đến vụ án thì nên thành khẩn khai báo để tránh bị truy tố với tội “không tố giác tội phạm”. Sau khi làm việc, người được triệu tập cần đọc kỹ biên bản làm việc và ghi rõ đồng ý hay không đồng ý với nội dung làm việc nào và yêu cầu cơ quan công an cung cấp bản sao biên bản làm việc (trừ biên bản hỏi cung bị can, bị cáo). Khi ký biên bản cần gạch những dòng còn trống, phần thừa trong biên bản để tránh bị ghi thêm nội dung vào phần này sau khi ký biên bản… Trên đây là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý khi được mời hoặc triệu tập đến làm việc với cơ quan công an. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm các quy định khác liên quan đến vấn đề này.
31 phim kinh điển về nghề luật sư hay nhất mọi thời đại mà sinh viên luật phải xem
Đây là những bộ phim nói về nghề luật sư một cách chân thực, không chỉ giúp bạn hình dung cơ bản về nghề luật sư mà còn truyền cảm hứng về bản lĩnh và tinh thần của nghề này. Tất cả những bộ phim này đề giành được nhiều giải thưởng lớn nhỏ trên thế giới. Hãy cùng tìm và thưởng thức nhé. I. 19 BỘ PHIM KINH ĐIỂN VỀ NGHỀ LUẬT SƯ 1. Amistad | Tàu Amistad | 1997 Đây là một phim lịch sử do Stephen Spielberg đạo diễn. Phim kể về những nô lệ châu Phi đã nổi dậy chống lại việc bị người da trắng bắt và vận chuyển lên tàu La Amistad, một con tàu buôn bán nô lệ. Tập trung vào các cảnh trong phòng xử án nơi các nô lệ bị buộc tội nổi loạn, câu chuyện kết thúc với một phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, cho rằng các nô lệ đã bị bắt cóc sai trái và có quyền nổi dậy. Phán quyết đã ra lệnh trả tự do cho các nô lệ này. 2. The Attorney | Người Luật sư | 2013 The Attorney là một bộ phim Hàn Quốc do Yang Woo-suk đạo diễn và đồng biên kịch. Phim kể về câu chuyện của một “luật sư đường phố” thất bại, người chỉ mới tốt nghiệp cấp ba nhưng luôn làm việc với những hồ sơ bất bình thường. Một trong số các vụ “đặc biệt” của anh là biện hộ cho một số học sinh bị cáo buộc ủng hộ phe cộng sản. Đến tháng 1/2016, phim đã đạt mức đánh giá 72% trên Rotten Tomatoes. 3. The Castle | Lâu đài | 1997 Với sự tham gia của ngôi sao màn bạc Michael Caton, đây là một bộ phim cực kỳ hài hước của Úc nói về việc một gia đình bị chính phủ chiếm đoạt ngôi nhà – vốn là tất cả đối với họ (tiêu đề bắt nguồn từ câu nói “đối với một người thì ngôi nhà của họ chính là một lâu đài” (tức là ngôi nhà có ý nghĩa hơn bất kỳ thứ gì trên đời). 4. The Conspirator | Kẻ chủ mưu | 2010 Phim do Robert Redford đạo diễn với sự tham gia diễn xuất của dàn sao James McAvoy, Robin Wright, Kevin Kline, Evan Rachel Wood và Tom Wilkinson. James McAvoy đóng vai một luật sư trẻ được chỉ định bảo vệ cho Marry Surratt (do Robin Wright thủ vai). Surrat là mẹ của kẻ đồng lõa trong vụ ám sát Tổng thống Abraham Lincoln, bị bắt do không chịu cung cấp thông tin về con trai. 5. Breaker Morant | 1980 Với sự tham gia của ngôi sao Edward Woodward và Jack Thompson, đây là một phim điện ảnh xuất sắc về tòa án quân sự Úc trong thời Chiến tranh Boer. Trong phim, ba viên trung úy người Australia được xem là bị oan khi bị truy tố vì đã hành hình các tù nhân chiến tranh. Phim nhấn mạnh màn thể hiện của các luật sư biện hộ cho họ trước tòa. 6. Bridge of Spies | Người đàm phán | 2015 Một bộ phim nổi tiếng do Steven Spielberg đạo diễn cùng sự tham gia diễn xuất của tài tử Tom Hanks trong vai luật sư James B Donovan. Bộ phim là câu chuyện bắt giữ và bảo vệ pháp lý cho Rudolf Abel, một bị cáo bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Phim có những cảnh kịch tính ở tòa, cho thấy những tình huống khó xử về đạo đức mà vai diễn luật sư của Tom Hanks phải đối mặt. 7. Conviction | Kết án | 2010 Đạo diễn bởi Tony Goldwyn cùng sự tham gia của ngôi sao Hilary Swank và Sam Rockwell, phim kể về câu chuyện có thật của Bette Ann Waters, một bà mẹ đơn thân có anh trai bị kết án oan về tội giết người. Để chứng minh sự vô tội của anh trai, cô đã trở lại trường học, để rồi theo học trường luật nhằm giúp lật lại vụ án oan, thông qua các bằng chứng DNA (với sự trợ giúp của Barry Scheck của dự án Innoncence). 8. I Am Sam | Tôi là Sam | 2001 Một câu chuyện độc đáo về trường hợp giành quyền chăm sóc con của một người cha thiểu năng (Sean Penn thủ vai). Đó là người cha đơn thân chỉ có trí tuệ của một đứa trẻ 7 tuổi. Khi cơ quan phúc lợi trẻ em đưa con gái 7 tuổi của anh ta đi, anh ta đã thuê một luật sư (do Michelle Pfeiffer thủ vai) để thay mặt mình đòi lại quyền nuôi đứa bé. Phim có nhiều cảnh đáng suy ngẫm tại phòng xử án. 9. In the Name of the Father | Nhân danh Cha | 1993 Phim dựa trên câu chuyện có thật về bốn người bị cáo buộc oan khi bị dàn xếp có mặt tại một vụ đánh bom IRA trong một quán rượu ở Anh vào năm 1974. Nhân vật Gerry do Daniel Day-Lewis thủ vai và bố anh ta do Pete Postlethwaite thủ vai bị kết án 14 năm tù vì tội đánh bom. Emma Thompson trong vai luật sư bào chữa của Gerry đã nỗ lực để chứng minh sự trong sạch của thân chủ. 10. Loving | 2016 Loving là câu chuyện có thật kể về một cặp vợ chồng Mỹ từng bị tống giam vì cuộc hôn nhân đa sắc tộc của họ và cuộc hôn nhân ấy đã góp phần “lật đổ” bộ luật cấm hôn nhân đa sắc tộc ở xứ cờ hoa. Nội dung phim là cuộc chiến tại tòa của Richard và Mildred Loving, cặp vợ chồng liên chủng tộc “trắng-đen”. Họ là những người đã chiến thắng pháp luật của bang Virginia về “cấm kết hôn đa sắc tộc” với phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vào năm 1967 thông qua án lệ Loving vs. Virginia. 11. Gandhi | 1982 Phim là thiên sử thi về cuộc đời của Mahatma Gandhi, khởi đầu là một luật sư ở Nam Phi và kết thúc khi Ấn Độ được giải phóng khỏi sự thống trị của Anh quốc nhờ phương pháp đấu tranh bất bạo động của ông. Ben Kingsley đã xuất sắc vượt qua hàng ngàn ứng viên khác để được thủ vai chính trong bộ phim do Richard Attenborough làm đạo diễn. 12. The Hurricane | 1999 The Hurricane dựa trên câu chuyện có thật về Rubin “Hurricane” Carter, người bị vào tù oan vì tội giết người và về nỗ lực của luật sư nhằm trả tự do cho anh. Carter từng là Giám đốc Điều hành của Tổ chức Bảo vệ những người bị kết án oan ở Canada. 13. Murder in the First | Đại án mạng | 1995 Một bộ phim về nhà tù Alcatraz khét tiếng với sự tham gia diễn xuất của Christian Slater, Kevin Bacon và Gary Oldman. Christian Slater trong vai một luật sư trẻ đã nhận vụ án của một tù nhân Alcatraz, người bị biệt giam một cách oan uổng trong nhiều năm và vì thế đã trở nên điên loạn. 14. North Country | Không thể lặng im: Vụ kiện thế kỷ | 2005 Dựa trên một câu chuyện có thật, phim kể về một nữ nhân viên (Charlize Theron thủ vai) bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc mà phần đông lao động là nam giới. Câu chuyện diễn ra ở một khu mỏ tại Minnesota. Từ những phản kháng ban đầu, vụ việc dần trở thành một vụ kiện quấy rối tình dục đầu tiên trong lịch sử tư pháp Hoa Kỳ. 15. Philadelphia | 1993 Phim do Tom Hanks và Denzel Washington thủ vai. Tom Hanks vào vai một luật sư thành đạt bị công ty luật của mình sa thải vì bị AIDS. Người duy nhất sẵn lòng bảo vệ anh trong vụ kiện công ty cũ sa thải trái luật này là một luật sư “chuyên về các vụ thảm họa” do Denzel Washington đóng. Phim được đánh giá cao các cảnh trong phòng xử án và lối diễn xuất tuyệt vời của Hanks đã mang lại cho anh giải Oscar. 16. Reversal of Fortune | 1990 Reversal of Fortune dựa trên một câu chuyện có thật: Giáo sư Luật Harvard Alan Dershowitz tiếp nhận vụ việc của nhà công tác xã hội Claus von Bulow, kháng cáo bản án kết tội ông ta vì đã cố giết vợ mình. Phim miêu tả đặc sắc quá trình giáo sư Dershowitz và sinh viên của mình chuẩn bị cho phiên phúc thẩm. 17. Selma | Giấc mơ thay đổi cả thế giới | 2015 Một bộ phim do Ava Du Vernay đạo diễn với sự tham gia diễn xuất của David Oyelowo và Carmen Ejogo. Selma kể về câu chuyện của nhà hoạt động nhân quyền Dr. Martin Luther King, Jr. và chiến dịch của ông vận động cho quyền bầu cử bình đẳng của người dân miền Nam nước Mỹ. Phim đã đạt điểm đánh giá 99% trên Rotten Tomatoes. 18. Spotlight | Tiêu điểm | 2015 Đây là phim về nghiệp vụ điều tra báo chí, khắc họa những nỗ lực của các nhà báo tờ Boston Globe trong việc đưa tin về nạn ấu dâm tại nhà thờ Công giáo ở Boston. Bên cạnh đó, các luật sư cũng tham gia với vai trò tiếp cận công khai vào hồ sơ tòa án, chống lại việc sử dụng trọng tài để giải quyết yêu cầu bồi thường từ phía nhà thờ. Phim đạt điểm đánh giá 97% trên Rotten Tomatoes. 19. To Kill a Mockingbird | Giết con chim nhại | 1962 Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Harper Lee, kể về câu chuyện của Atticus Finch và con gái Scout của ông, cũng như quá trình Atticus bảo vệ một người đàn ông da đen bị kết án oan về tội hiếp dâm, trong bối cảnh phân biệt chủng tộc sâu sắc trong xã hội Mỹ đầu thế kỷ XX. Atticus Finch do Gregory Peck thủ vai và anh đã giành giải Oscar cho hạng mục nam diễn viên chính xuất sắc nhất. 7 BỘ PHIM NỔI TIẾNG VỀ CÁC VỤ ÁN OAN: 1. The Shawshank Redemption Bộ phim gây xúc động khi lột tả cuộc sống trong tù, số phận của các tù nhân và nghị lực của Andy. Bị hàm oan và nhận án chung thân dựa trên những chứng cứ gián tiếp, Andy chưa bao giờ ngừng hy vọng và mơ về tự do. Với kịch bản xuất sắc chuyển thể từ tiểu thuyết của Stephen King và bàn tay tài ba của đạo diễn Frank Darabont, The Shawshank Redemption lay động người xem bằng những thông điệp ý nghĩa về tình bạn, hy vọng và cách mà con người đối mặt với sự bất công trên thế giới. 2. The Green Mile Cũng là một tác phẩm lấy bối cảnh ngục tù của đạo diễn Frank Darabont, chuyển thể từ tiểu thuyết của Stephen King, The Green Mile (Dặm Xanh) đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả vì câu chuyện quá dữ dội về sự bất công trong xã hội. Phim kể câu chuyện về cuộc đời của Paul (Tom Hanks), một viên chức coi ngục tử tù trong thời kỳ Đại suy thoái tại Mỹ. Ở nơi tăm tối ấy, Paul đã gặp John Coffey (ngôi sao quá cố Michael Clarke Duncan thủ vai) - một tù nhân da đen có vẻ ngoài hung dữ, bặm trợn nhưng bên trong lại có tâm hồn nhân hậu. 3. 12 Angry Men Chuyện phim bắt đầu ở thành phố New York - nơi mà một thanh niên 18 tuổi đến từ khu ổ chuột đang chờ xét xử vì bị buộc tội đâm chết người cha. Một bồi thẩm đoàn có 12 người đàn ông bàn thảo về tội trạng của bị cáo để đưa ra phán quyết anh ta có tội hay không. Ban đầu, 11 người cho rằng người thanh niên này có tội và định đưa phán quyết tử hình mà không cần bàn thảo. Chỉ duy nhất bồi thẩm viên số tám – người biểu quyết “vô tội” và lá phiếu của ông khiến các bồi thẩm viên khác tức giận. Bồi thẩm viên số 10 còn cho rằng hầu hết những ai xuất thân ở khu ổ chuột đều có khả năng phạm tội cao hơn người bình thường 4. The Fugitive Thuộc thể loại hành động, The Fugitive (Kẻ đào tẩu) là tác phẩm rất nổi tiếng của tài tử gạo cội Harrison Ford vào thập niên 1990. Nhân vật chính của phim là bác sĩ Richard Kimble - người bị kết án oan vì cái chết của vợ mình. Thoát khỏi nhà giam liên bang, anh trở thành một kẻ vượt ngục và bị truy nã bởi các đặc vụ liên bang. Richard lên đường tìm bằng chứng chứng minh mình vô tội và đưa thủ phạm ra ánh sáng công lý… 5. The Life of David Gale Nhân vật chính của phim là giáo sư David Gale, người đứng trước tột cùng sự bất hạnh khi cả gia đình và sự nghiệp đều tiêu tan. Anh là một trong những người tích cực tham gia phong trào phản đối án tử hình nhưng sau lại phải lĩnh bản án đó khi cảnh sát tìm thấy thi thể một người bạn thân của anh và kết quả xét nghiệm cho thấy cô ấy bị hãm hiếp đến chết… 6. Conviction Bộ phim được xây dựng từ cuộc đời của Betty Anne Walters, một bà mẹ đơn thân thất nghiệp, tìm mọi cách để minh oan cho người anh trai Kenneth đang ngồi tù vì bị khép tội sát nhân. Betty phấn đấu để có được tấm bằng cử nhân và sau là bằng luật sư của Đại học Roger Williams để có thể bào chữa cho anh trai. Trong thời gian ấy, cô vừa phải nuôi hai đứa con lại vừa phải làm thêm phục vụ bàn để có tiền trang trải học phí. 7. Atonement Với trí tưởng tượng và sự phán đoán cảm tính, Briony buộc tội cưỡng dâm cho Robbie Turner – con trai người quản gia và là người yêu của chị gái cô, Cecilia. Với lời buộc tội này, cô bé 13 tuổi chia rẽ mối tình giữa Cecilia và Robbie, đẩy chàng trai vô tội vào tù bốn năm và chết khi phục vụ trong quân đội. Trong suốt phần đời còn lại, Briony ăn năn và tìm mọi cách chuộc lại lỗi lầm… III. 7 BỘ PHIM VỀ LUẬT SƯ KHÔNG THỂ BỎ LỠ CỦA TVB 1. Series Hồ sơ công lý Là series phim “đình đám” dài 5 phần của TVB vào thập niên 90, bắt đầu trình chiếu từ năm 1992. Nội dung phim xoay quanh anh chàng công tố viên Dư Tại Xuân (Âu Dương Chấn Hoa đóng) có tính cách chính trực, ngay thẳng trong cuộc việc. Anh và cô đồng nghiệp Đinh Nhu (Trần Tú Văn đóng) đã xảy ra nhiều chuyện oan gia trong cuộc việc. Bên cạnh các công tố viên còn là chuyện về chàng luật sư liêm chính như Giang Thừa Vũ (Đào Đại Vũ đóng). Lồng ghép vào những vụ tranh kiện là những bài học về cuộc sống, rằng đừng sống gian dối và độc ác, bởi luật pháp nhìn vô hình nhưng lại hữu hình một cách công bằng. 2. Series Quy luật sống còn Nội dung của “Quy luật sống còn” xoay quanh bốn luật sư trẻ tuổi là Lạc Ban, Chung Thanh Linh, Trác Vỹ Danh, Tương Tư Gia. Bốn con người với bốn tính cách khác nhau cùng đầu quân về một công ty luật nhỏ đang chìm trong nợ nần. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, cả bốn người đã hợp sức giúp công ty vượt qua khó khăn, đồng thời bảo vệ chính nghĩa cho những người bị ức hiếp. Tuy nhiên cũng chính vì họ còn trẻ, nên dần dần có người đã sa vào cám dỗ và phạm phải sai lầm… 3. Series Tòa án lương tâm Mang phong cách luật sư “đường phố”, phim nói về chàng luật sư “lưu manh” tên La Lực Á có cách hành xử kỳ lạ và luôn bảo vệ những người nghèo bị chèn ép. Còn Vương Tư Khổ là cô nàng luật sư thực dụng, luôn quan niệm phải cãi thắng bất chấp thân chủ là người tốt hay xấu. Hai con người hai đường lối khác nhau, trở thành oan gia và dần cả hai đã hiểu về nhau. Lúc này thì Tư Khổ lại vướng vào một vụ án nguy hiểm… 4. Chân tướng “Chân tướng” được TVB phát sóng trong năm 2011, lấy đề tài luật sư với những góc khuất và mặt trái của nghề này. Nếu “Tòa án lương tâm” mang nét hài hước thì “Chân tướng” lại có phần u ám và đen tối hơn. Phim là chuyện về những người luật sư,nhưng không phải ai cũng dùng luật để lấy công bằng cho người vô tội. Ngược lại họ đã lợi dụng luật pháp để bao che tội ác và lợi dụng nó để mưu lợi cho bản thân. Nam chính là luật sư Lưu Tư Kiệt (Trần Triển Bằng đóng) là hình mẫu “nửa chính nửa tà”, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích. Còn nữ chính là Khang Chỉ Hân (Dương Di đóng) lại là người ngay thẳng chính trực. Hai người dần bị cuốn vào những vụ án phức tạp. Cả hai còn có sự giúp đỡ của ông chủ công ty luật là Trác Thiếu Khiêm (Huỳnh Hạo Nhiên đóng). 5. Pháp luật vô hình “Pháp luật vô hình” xoay quanh luật sư Cam Tổ Tán (Tạ Thiên Hoa đóng) và bạn gái là luật sư Huống Thiên Lam (Dương Di đóng) sống chung cùng nhau, nhưng sau đó vì khác biệt suy nghĩ mà chia tay. Sau này, cả hai gặp lại nhau trong một văn phòng luật và cùng nhau đối đầu với những vụ án hóc búa nhằm giải oan cho người vô tội. Được xem là phần 2 của “Chân tướng” năm 2011, “Pháp luật vô hình” nói về những kẽ hở trong luật pháp cùng những luật sư bất lương, sẵn sàng vì tiền mà biện hộ cho kẻ ác. 6. Vòng xoáy thiện ác Phim xoay quanh nhân vật Cao Triết Hành (Quách Tấn An đóng) bị tàn phế do một cảnh sát tên Trương Lập Huân (Ngô Trác Hy đóng) gây ra. Từ đó, tâm tính anh thay đổi và quyết tâm thành một luật sư. Khi đã đạt được ước nguyện, anh đã sử dụng những kiến thức pháp luật của mình để thực hiện những mưu đồ xấu xa, mà trong đó là việc lợi dụng Trương Lập Huân để giúp mình… Lấy nhân vật phản diện làm nhân vật chính, phim là cuộc đấu trí giữa thiện và ác, giữa cảnh sát và luật sư biến chất. Những tình tiết tranh cãi nghẹt thở cùng nội tâm phức tạp của Cao Triết Hành là nét hấp dẫn của “Vòng xoáy thiện ác”. 7. Luật sư đại tài Lấy đề tài sự ganh tỵ và lòng tham của con người trong các luật sư, “Luật sư đại tài” nói về hai nhân vật chính là Lưu Cẩn Xương (Lưu Khải Trí đóng) và Trương Cường (Phương Trung Tín đóng). Cả hai đều là những luật sư tài giỏi, nhưng vì đường lối và suy nghĩ khác nhau nên đã quyết không chung đường. Dần dần, một trong hai người đã bị tham vọng làm mờ mắt và sa vào những sai lầm khó cứu vãn… Là bộ phim khá khó xem của TVB bởi quá đen tối và u ám, “Luật sư đại tài” xoáy sâu vào những mặt trái của ngành luật sư và những sơ hở của pháp luật. Đồng thời lên án những nhà giàu vung tiền để bào chữa cho việc phạm tội của họ. Nguồn: Luatdragon.vn
Bốn chữ "đừng" người thông minh cần nhớ để sống hạnh phúc, không vướng bận…
Con người thật kỳ lạ, muốn hưởng phúc dài lâu, thanh thản trọn đời mà suốt kiếp cứ mê mải tranh đấu, oán hận, dục vọng không buông, tâm ý sầu thảm. Giá như người ta có thể biết tự khống chế dục vọng của mình, biết dừng lại đúng lúc, hẳn cuộc đời này đã không còn là “bể khổ” nữa. Nhân sinh trôi qua khác nào giấc mộng kê vàng, chẳng thể lâu bền mãi. Có người trải qua bao sóng gió, thăng trầm, lúc gần nhắm mắt xuôi tay mới hiểu được rằng nhân thế xem chừng cũng hư ảo chỉ như một làn khói, thực sự không cầm giữ được gì trong tay. Vậy thì hạnh phúc đích thực của người ta rốt cuộc nằm ở đâu, làm sao có thể chạm tay vào? Nói khó rất khó nhưng dễ thì cũng rất dễ. Đời người ta nếu có thể “đừng” làm những việc này, ắt là phúc báo miên miên vậy. (*) CÓ TIỀN ĐỪNG KEO KIỆT: Lý Bạch từng có một câu thơ thực chí lý về đồng tiền thế này: Đời người đắc ý cứ vui tràn Chớ để chén vàng cạn dưới trăng Trời sinh tài ta ắt có dùng Ngàn vàng tiêu sạch rồi lại có Không bàn đến quan niệm hưởng lạc có phần phó mặc sự đời của thi nhân, chúng ta hãy xem ông quả thực đã đặt bạc tiền ở vị trí thấp nhất, còn thấp hơn cả chén rượu, ánh trăng. Tiền vốn chỉ là một vật ngoài thân, khi sinh chẳng mang đến, khi chết không cầm theo được, hà cớ gì cứ phải một đời coi nó như báu vật bất ly thân? Nhiều người quý tiền còn hơn sinh mạng, coi tiền như phép màu, có thể mua về mọi thứ. Rồi dần dần họ trở nên tự tư, ích kỷ, keo kiệt, chỉ muốn tồn trữ bạc vàng, của cải đầy kho lẫm. Để có được tiền, họ đánh đổi cả lương tâm, danh dự, sẵn sàng bày mưu tính kế hại người, trục lợi. Tiền với họ đã trở thành ám ảnh. Nhưng trên đời, thứ mà tiền có thể mua được quả thực rất ít so với những gì nó không thể đổi lấy. Tiền bạc không mua được sức khoẻ, sự thanh thản, không mua được nhân cách, phẩm giá. Tiền không thể biến kẻ tiểu nhân trở thành người quân tử, không thể biến kẻ bất tài, vô đạo trở thành bậc trượng phu. Như vậy thử hỏi một đời còm cõi tích luỹ tài vật, bạc tiền để làm chi? Phải chăng nên như Lý Bạch “ngàn vàng tiêu sạch rồi lại có“? (*) CÓ TÌNH YÊU ĐỪNG BUÔNG BỎ: Có được một tấm chân tình trong đời là điều không hề dễ dàng. Có câu thơ rằng: “Tụ tán nhờ có duyên. Ly hợp vốn do tình“. Cuộc đời sao ngắn ngủi, nhân thế sao lắm ưu phiền? Một tình cảm chân thật lại càng không dễ kiếm. Phật gia giảng nhân duyên con người kiếp này đều từ những kiếp trước mà đến. Mỗi người ta gặp trong đời, mỗi người đến và ghi dấu lại trong tim ta đều đáng trân quý. Nhưng thế sự xoay vần, cuộc đời lắm bão giông, tình cảm cũng mong manh như sương mai trong gió, thổi là tan, cầm là vỡ. Nếu hôm nay bạn buông bỏ một tấm chân tình thì chẳng biết đến khi nào mới lại gặp được. Người ta nói: “Người vợ của bạn kiếp này chính là người mà bạn chôn cất kiếp trước“. Lại có câu thơ rằng: “Tu trăm năm mới chung thuyền. Tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng”. Đã là duyên, đến hay đi là do trời quyết định. Nếu ông Tơ bà Nguyệt đã an bài cho bạn một mối lương duyên, hãy thực lòng trân quý nó. Bởi chưng bạc vàng như núi rồi cũng tiêu tán hết, của nả đầy kho cũng có lúc cạn trơ. Chỉ có nghĩa tình là còn lưu lại mãi mãi suốt kiếp suốt đời. (*) TỨC GIẬN ĐỪNG ĐỂ TRONG LÒNG: Có câu “Thất phu chịu nhục, tuốt kiếm tương đấu“, kẻ dũng phu chỉ cậy sức khoẻ, gặp chuyện không vừa ý thì khí giận ngút trời, nói lời cay đắng, cuối cùng đến khi xuống cửu tuyền mà lòng vẫn còn ôm một mối hận không nguôi. Khi cơn nóng giận bất ngờ ập đến, thường người ta không còn giữ được điềm tĩnh, để nó che mờ lý trí, thường hành động theo cảm tính. Có người bột phát ra bên ngoài nhưng cũng có loại người lòng cứ ôm giữ mãi chuyện thị phi, sống để dạ chết mang đi, quả thực là thống khổ. Như thế, nội tâm của người ta cứ mãi không bình yên. Ngoài mặt là nói nói cười cười nhưng trong tâm thì sóng gió như cồn. Người xưa nói, oán hận tích tụ trong lòng mà không khai thông thì sinh ra oán khí, có thể tàn phá lục phủ ngũ tạng, làm người ta suy kiệt. Liều thuốc độc hại mệnh người ta chính là ở đó. Vậy thì từ nay, khi gặp chuyện thống khổ, buồn bã hãy cứ buông xả cho kỳ hết, chớ lưu giữ làm chi trong cõi lòng. Bạn tích tụ lượng oán khí ấy càng nhiều thì thọ mệnh của bạn càng ít đi. Hãy tìm đến một người bạn để rót bầu tâm sự. Như Lý Bạch ngày xưa, mỗi khi buồn thì tìm đến rượu, coi rượu như bạn quý mà có lúc cũng phải thở than: Rút dao chém nước, nước càng chảy Dốc chén tiêu sầu, sầu thêm vương Đời người vốn chẳng như mong Sớm mai xoã tóc bến sông xuôi thuyền (*) THÙ HẬN ĐỪNG GHI NHỚ: Người quân tử không biết thù hận mà lấy tấc lòng khoáng đạt mà bao dung người khác. Người xưa nói: “Oan oan tương báo, dĩ hận miên miên“, nghĩa là: báo oán lẫn nhau, hận thù cả đời không dứt. Báo thù rửa hận không phải là cách cởi nút hận thù. Chỉ có tha thứ, khoan dung, lấy đức báo oán mới đoạn dứt được mối nghiệt duyên ấy. Mà trên thực tế, người không ghi khắc thù hận trong tâm mới chính là người hạnh phúc nhất. Họ sống một cuộc đời thanh thản, tự tại, ung dung. Vì không muốn báo thù, họ cũng không sợ bị kẻ thù “tương báo”. Vì biết tha thứ, họ tìm được bến đỗ bình yên cho tâm hồn, lại tích được phúc báo cho hậu thế. Người xưa nói về đạo lý “Tam bất thức” để gìn giữ được tuổi trời trường thọ, chính là không bao giờ lưu tâm đến 3 điều: Không quan tâm ân oán, không quan tâm tuổi tác và không quan tâm bệnh tật. Con người hiện đại thuận theo dòng chảy phát triển của xã hội đã có một cuộc sống vật chất đủ đầy, tiện nghi hơn nhưng cũng vì thế mà rước vào mình thêm nhiều muộn phiền. Thân thể mắc bệnh, đến cả tinh thần cũng chẳng lúc nào yên là bởi họ cứ một đời tranh đấu ngược xuôi, nghĩ cách kiếm tiền, đến chết không buông. Thực ra sống hạnh phúc không khó. Cái khó chính là người ta có dám buông bỏ những dục vọng, lợi ích thực tại trước mắt mà làm tròn đầy thêm tinh thần, phẩm cách, đạo đức của mình hay không. Bởi vì, “Hạnh phúc đích thực chỉ đến từ sự bình yên trong tâm hồn” Quả là: Nhân sinh một giấc mơ màng Ai người tri kỷ ôm đàn cùng ta? Thơm gì một đoá quỳnh hoa Sầu gì một ngấn lệ sa đôi hàng (Sưu tập).
(Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ) 1. "Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu”. --> Chuẩn bị là một quá trình quan trọng 2. “Một số điều có thể đến với những người chỉ chờ đợi. Nhưng một số điều quý giá khác chỉ dành cho những người hối hả và quyết đoán”. --> Hối hả để không đánh mất thời cơ 3. “Hãy nhìn vào những người đạt được thành công lớn. Đó là bằng chứng cho thấy tất cả mọi người đều có thể làm được như thế”. --> Tự tin có thể làm điều vĩ đại 4. “Cuộc sống không nằm trong số năm bạn đã sống mà đó là những gì bạn đã làm suốt thời gian tồn tại”. --> Hãy sống thật ý nghĩa 5. “Đừng cảm thấy tiếc vì bụi hoa hồng có gai mà hãy vui vì trong bụi gai có hoa hồng”. --> Nhìn vào mặt tươi sáng của vấn đề (Sưu tập)
CÓ 2 THỨ BẠN CẦN SUY NGẪM! Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa. Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt. Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức. Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách. Có 2 thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại. Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm với việc mình làm. Có 2 thứ bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù. Có 2 thứ bạn phải khắc ghi, là công ơn Mẹ Cha và sự giúp đỡ của người khác. Có 2 thứ bạn buộc phải có để thành công, đó là đam mê và lòng kiên trì. Có 2 thứ bạn không được làm, đó là hãm hại người khác và phản bội lòng tin. Có 2 thứ bạn phải bảo vệ, đó là danh tín và lẽ phải. Có 2 thứ bạn phải chấp nhận, là cái chết và sự khác biệt. Có 2 thứ bạn phải kiểm soát, đó là bản năng và cảm xúc. Có 2 thứ bạn phải tránh xa, đó là cám dỗ và sự ích kỷ. Có 2 thứ bạn luôn phải sử dụng mà đừng hà tiện, là tiền bạc và kinh nghiệm..
Những ngành Luật mang lại thu nhập cao nhất ở “miền đất hứa” – Mỹ
Tại đất nước được mệnh danh là “miền đất hứa” này, muốn theo đuổi nghề Luật thì yêu cầu người học phải có sự đầu tư cao và và chịu được áp lực lớn, đổi lại nghề này mang lại mức lương đáng mơ ước và sự tôn trọng của xã hội. Theo số liệu thống kê năm 2018, trung bình mức lương của Luật sư là hơn 120.000 USD/năm, chỉ kém bác sĩ, quản lý hoặc CEO của các doanh nghiệp lớn. Trong đó, những ngành Luật nằm trong top có lương cao nhất là: Thứ nhất là luật sư sở hữu trí tuệ: Đây là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với khách hàng trong vấn đề xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ. Ngành này đòi hỏi Luật sư phải có nhiều tư chất, kiến thức không chỉ chuyên ngành mà còn các kiến thức ngành khác. Do đó, lương dành cho ngành này dao động từ khoảng 120.000-135.000 USD/năm, tuỳ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, quy mô doanh nghiệp,.. Thứ hai phải kể đến là Luật sư Pháp chế doanh nghiệp. Đây là bộ phận không thể thiếu và nắm giữ vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Công việc của họ là tư vấn cho doanh nghiệp, thủ tục pháp lý hay soạn thảo hợp đồng. Mức lương năm trung bình của ngành này là 105.000 USD. Thứ ba, Luật sư về Thuế: bộ phận này giúp tư vấn các vấn đề trong lĩnh vực thuế, theo dõi các thay đổi trong luật. Mức lương trung bình năm là 100.000 USD. Thứ tư là Luật sư luật lao động: công việc của họ là đảm bảo mối quan hệ bình đẳng giữa chủ và người lao động, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động. Mức lương trung bình năm cho ngành này là hơn 86.000 USD. Và một ngành Luật cũng có mức lương đáng mơ ước là Luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự. Nhiệm vụ của họ là đứng trước toà với tư cách là đại diện cho thân chủ và đưa ra những chứng cứ, lập luận cũng như phản bác lại lời tố cáo và buộc tội của bên kia. Mức lương trung bình của ngành này là khoảng hơn 80.000 USD/năm. Tuy nhiên, mức lương nêu trên mới chỉ là ở mặt bằng chung, trung bình chung. Mức lương thực tế của mỗi Luật sư còn tuỳ thuộc vào độ nổi tiếng của ngôi trường đào tạo, năng lực và kinh nghiệm của Luật sư, quy mô tính chất doanh nghiệp,…Vì thế, có một số Luật sư có tiếng thì mức thu nhập của họ cao gấp nhiều lần những con số trên là chuyện bình thường.
Luật sư có nên gọi bị cáo là“Thân chủ” không?
Hiện nay, đa số các Luật sư trong giao tiếp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bằng trực tiếp, bằng văn bản, bằng bài viết đều dùng: Thân chủ của tôi, gia đình thân chủ của tôi Tác giả cho rằng, cách xưng hô như vậy là chưa hợp lý, bởi những lý do sau đây: >>>Thứ nhất, theo Từ điển: Thân chủ, khách hàng của những người làm nghề tự do[1] Thân: có quan hệ gần gũi, gắn bó mật thiết. Đôi bạn thân, tình thân. Thân nhau từ nhỏ[2] Thân sơ: Cách gọi của cha ông ta: Thân: Bố mẹ, anh chị em, vợ chồng; sơ: Những người khác. Như vậy, với luật sư chỉ đúng một tiêu chí theo từ điển: Làm nghề tự do, mà nghề tự do thì rất đa dạng, đó là các nghề làm tư nói chung. Nghề luật sư có Luật luật sư, có truyền thống ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Những người là luật sư là tri thức, được đào tạo rất cơ bản, đức hạnh tốt... không ít người là những nhà lãnh đạo cỡ nguyên thủ của đất nước, chúng ta gọi đó là một nghề cao quý. Theo Từ điển tôi vừa nêu trên: Muốn là thân phải có thời gian và phải dựa vào huyết thống. >>>Thứ hai, theo quy định của pháp luật. Trong Luật luật sư và những văn bản dưới luật khác, tôi không thấy quy định Luật sư gọi người mời trong vụ án hình sự là thân chủ. Nếu ở đâu đó có quy định như vậy cần sửa, kể cả văn bản luật nào nếu quy định cũng cần sửa (có thể tôi chưa đọc được hết), thói quen vẫn gọi như thế cần phải thay đổi. Theo quy định của pháp luật vị trí ngồi của Luật sư ngang với đại diện Viện kiểm sát. Nó có nhiều ý nghĩa, thể hiện thế và đức hạnh của Luật sư >>>Thứ ba, theo thời gian và tiền thuê Không ít những Luật sư khi ký xong hợp đồng dịch vụ pháp lý, (tất nhiên người ký hợp đồng dịch vụ pháp lý phải trả phí), thế là luật sư A đã dùng từ: Thân chủ của tôi; gia đình thân chủ của tôi. Như vậy, về mặt thời gian không thỏa đáng. Người đại diện ký cho người có thể đang là nghi can giết người, là nghi can của tội phạm đặt biệt có lệnh truy nã toàn quốc hoặc thế giới; là nghi can của tội phạm có thể làm nghèo cho đất nước, lũng loạn bộ máy đất nước; làm sai chính sách pháp luật nhà nước . Hóa ra nhìn góc độ vật chất chỉ cần ít tiền những người đó là chủ của Luật sư và vì ít tiền nghiễm nhiên là chủ và chủ thân thiết với Luật sư. Tóm lại, trong vụ án hình sự tại Việt Nam, theo tôi cần quy định cách xưng hô của Luật sư với bị cáo người thông qua đại diện ký hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc bị cáo ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Nếu gọi là thân chủ, gia đình thân chủ là không hợp lý, nên chăng có thể gọi: Người mời Văn phòng luật sư A; khách hàng mời tôi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; hoặc người mời tôi để bảo vệ. Trong quá trình nói, viết có thể dùng cả 3 cụm từ. Có thể nó hơi dài so với từ “Thân chủ”, nhưng dài mà đúng bản chất, thể hiện văn hóa vẫn phải cần dùng, cần sửa lại. Bởi vì, người sơ mà gọi là người thân, chắc người gọi phải có mục đích gì? Mục đích ấy theo tôi thường ít, nhiều không trong sáng, minh bạch. [1] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Năng, tr.923, năm 2002 [2] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Sđd Nguồn: TS. LS. Đỗ Ngọc Hải – Kiemsat.vn Các thành viên Dân luật nghĩ sao về quan điểm trên của LS. Đỗ Ngọc Hải? Mình thấy mặc dù có thể thấy pháp luật hình sự, đặc biệt tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đề cao nguyên tắc suy đoán vô tội, tức không ai bị xem là có tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực của tòa án. Chính vì vậy không thể khẳng định rằng người bào chữa trong vụ án hình sự thì tiến hành bào chữa cho tội phạm được. Đơn giản chỉ là bào chữa dựa trên hợp đồng dịch vụ pháp lý để thuê người bào chữa cho bị cáo. Tuy nhiên, đôi khi mọi người có thấy cách gọi “thân chủ” mang tính chủ tớ quá không, mặc dù biết là phần lớn người bào chữa (đa phần là Luật sư) đều tiến hành bào chữa dựa trên hợp đồng được trả phí.
Tập hợp những bộ phim truyền cảm hứng nghề Luật
Không ít những giấc mơ trở thành Luật sư của các bạn bắt nguồn từ những phim phá án, hình sự TVB. Mình cũng không ngoại trừ. Hình ảnh các Luật sư với mũ tóc giả trắng với những bộ cánh đen cực ngầu đã thật sự cuốn hút mình. Không những phim TVB mà điện ảnh của những nước theo hệ thống Thông luật cũng diễn tả hình ảnh một người Luật sư hết sức “hoành tráng” khiến ai cũng phải mê. Bên cạnh đó là những nội dung, tình tiết phim tạo nên sự quyến rũ lạ kỳ của những người hành nghề Luật sư trong xã hội. Mình xin giới thiệu một số phim mà mình từng xem để các bạn cùng xem những lúc rảnh rỗi, các bạn ai còn biết những phim gì hơn thì cứ còm men nhé. 1. 12 angry men: Phim Mỹ, phim này coi hơi mệt nếu bạn nào không thích dạng kinh điển trắng đen. Phim nói về một phiên toà hình sự của Mỹ. Xuyên suốt phim là phiên họp bỏ phiếu của Bồi thẩm đoàn. Phim nói về cách người ta đấu tranh, tranh luận cho một nghi ngờ pháp lí chính đáng, và một tuyên chỉ của người cầm cán cân công lý: "Tất cả những sự hiển nhiên liên quan đến mạng người đều cần phải chứng minh. Mạng người rất đáng quý, không thể giết nhầm còn hơn bỏ sót". 2. The Judge (2014) phim có Robert Downey đóng. Phim không thực sự ấn tượng cho bằng serie Sherlock nhưng cũng rất đáng xem. Đây là câu chuyện của hai cha con, một người làm luật sư, một người là thẩm phán. Nếu tuổi trẻ là những tháng ngày nỗ lực không ngừng để chứng tỏ tài năng và khả năng của bản thân thì đối trọng cân bằng của con người ta khi về già là sự chính chắn, đổi bằng những kinh nghiệm, những suy ngẫm sâu xa hơn về nhân quả, hệ luỵ. 3. Legally Blonde - Luật sư tóc vàng hay Luật sư không bằng cấp. Phim này dành cho các bạn nữ đây. Phim có dàn diễn viên trẻ, nội dung đơn giản hiện đại, không đặt nặng về tâm lí quá như các bộ phim về đề tài luật pháp khác. Có thể vừa xem để học hỏi, vừa để giải trí. Nhân đây thì mình nhắc luôn bộ drama Hàn đình đám một thời "Chuyện tình Havard" (xem để dệt ảo tưởng tươi đẹp, tạm quên đi những ngày học hành căng thẳng 4. Erin Brockovich - Phim về một nữ luật sư tóc vàng khác có thật trong lịch sử ngành pháp lí Hoa Kì. Đây là vụ án lớn về môi trường liên quan tới một tập đoàn, một số tiền bồi thường đặc biệt nhiều và những đệ đơn tố cáo của những nạn nhân nhiễm chất độc kim loại từ chất thải nhà máy. Đây cũng là một nữ luật sư rất bá đạo, các bạn xem phim để được biết chi tiết nhé! 5. Spotlight - bộ phim liên quan tới chủ đề tội phạm tình dục ở trẻ em. Cách người Mỹ đã dùng vũ khí truyền thông để chống lại nạn xâm hại tình dục gây ra bởi những kẻ có quyền nhưng không có đạo đức. Bộ phim rất giống với chiến dịch truyền thông gần đây ở Việt Nam về nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Vũng Tàu, Thủ Đức, Hà Nội... 6. 12 years a slave - 12 năm nô lệ. Một bộ phim rất hay về sự bình đẳng và quyền con người. Mình nhớ nhất, trong lời thoại phim có một ý rằng: Sự phân biệt chủng tộc vốn là hệ luỵ của một sự phán đoán lệch lạc. Nó có thể đúng ở một chế độ chính trị, một nền pháp lý như hiện tại. Nhưng trong một hệ quy chiếu khác của tương lai, chưa chắc nó đã đúng! Xem bộ phim này để mới thấy trọng trách nặng nề của một nhà lập pháp có tâm là như thế nào. Một chính sách sai có thể đi xa tới hàng vạn dặm, gây ra bao nhiêu cái chết. Nhưng nội hàm của một văn bản sắc lệnh có thể thay đổi tất cả, cứu vớt được bao nhiêu mạng người.
>>> Phân biệt Luật sư và Luật gia ... Đang học gì thế con? - Dạ, con học Luật Thế là Luật sư tương lai rồi -....??? Nỗi niềm khi bị gắn mác “LUẬT SƯ” chắc ai là người học Luật cũng đã từng trãi qua. Nếu đã là Luật sư thì không nói gì rồi, nhưng đã chọn học Luật thì Luật sư không phải là con đường duy nhất cho các sự lựa chọn, có thể kể ra nhiều công việc khác cũng được gọi là nghề luật như: chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật… trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan hành chính Nhà nước,... Nhưng kể đến nếu đó là ước mơ thì để biến ước mơ thành hiện thực tụi em phải trải qua vài con đường không mấy “MÀU HỒNG”. Nói là 2 năm nhưng chưa tính vài lần rớt, vài lần thi lại, vài lần lỡ dỡ rồi việc này việc kia.... Xem để biết quá trình trở thành Luật sư như thế nào: TẠI ĐÂY Vì sao tôi không muốn bạn gọi tôi là Luật sư? Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đó là cả một con đường dài mà không chỉ nổ lực của bản thân và cả những điều kiện về thời gian, tiền bạc,... Để hai tiếng “Luật sư” luôn là một niềm kiêu hãnh và tự hào HÃY ĐỂ MỌI THỨ LÀ CHÍNH NÓ
Sự thật về nghề Luật: "Phũ" nhưng hãy đọc 1 lần
>>> Những nỗi sợ của người học Luật >>> Vì sao Dân Luật phải học Triết? >>> “Luật sư” hơn “Cử nhân Luật” điều gì? >>> Sự khác biệt giữa Dân thường và Dân Luật >>> Phương pháp học Luật hiệu quả Ngồi lướt web, nghe mấy bạn đồng nghiệp kể về sự thành công của người này người kia. Tự ngẫm lại cuộc đời của mình, hôm nay Shin viết tự truyện nỗi niềm về Nghề "THẦY CÃI" Thành công là một khái niệm không đồng nhất. Mỗi người có một định nghĩa riêng, với người này như thế này là thành công những với người khác chỉ là bước khởi đầu, vì vậy để đánh giá sự thành công tùy thuộc vào từng mục tiêu đặt ra và kết qảu đạt được. Riêng với ngành luật qua thời gian học tập, rèn luyện mình có một số chia sẻ như sau: - Đầu tiên, bạn phải “KHÁC BIỆT” Trong một buổi tranh luận khi phần đông theo A thì tôi chọn theo B (mặc dù A nghe có vẻ hợp lý hơn) một cách để tôi rèn luyện tư duy phản biện, khả năng thuyết trình và kể cả là chịu áp lực trước đám đông. Tuy nhiên để được những tố chất này đòi hỏi ngoài khả năng bản thân mà bạn có được thì đây là cả một quá trình rèn luyện, tích lũy. Chưa kể đến nhiều bạn nhút nhát, ngại giao tiếp thì phải áp dụng phương thức “Cần cù, bù thông minh”. - Hay có một câu nói vui: “ĐỪNG BAO GIỜ TIN BỐ, CON THẰNG NÀO”. Đúng, nghề Luật không phải dùng tai để nghe mà phải dùng mắt để thấy, tay để sờ,... và tất cả các giác quan trên cơ thể người để vận dụng cho từng vấn đề. Kể cả những người thân thích và những người có kinh nghiệm lâu năm, những lời bạn nghe nó chỉ mang tính gợi ý, tham khảo. Còn có đúng hay không thì tất cả là do bạn. - Nghề luật không phù hợp với những người mình tạm gọi là “ĐÁNH NHANH, THẮNG NHANH”. , sai 1 ly đi 1 dặm, điều này chỉ có những người trong nghề mới hiểu cái Shin đang muốn nói đế là gì - Tập nói “KHÔNG” và “CÓ” và những câu mang tính khẳng định. Ví dụ: Bạn có chắc chắn điều bạn vừa nói không? Chỉ cần một chữ thôi: YES or NO. Đây là điều cơ bản để đem lại niềm tin cho người khác đặt biệt là những khách hàng sau này. (Cần lưu ý, cân nhắc kỹ lưỡng khi trả lời, kiêng kỵ những người khua môi múa mép, vẽ rồng, vẽ phượng,...) - Andrew Carnegie có câu: “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội” Không loại trừ nghề luật ở đây là Kết nối và xây dựng mối quan hệ đúng người sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn. -.... và còn nhiều điều hơn thế nữa. Những ngành khác tôi chưa bàn đến, nhưng với tôi để định nghĩa được sự thành công trên con đường hành nghề luật là không giới hạn với từng người khác nhau và trình độ không giống nhau. Hãy cho mình mục tiêu và cố găng làm nên thành quả, thành công sẽ đến với bạn Bạn đã thành công chưa???
Những thử thách khi làm việc tại những công ty luật nhỏ
Thực tế tại Việt Nam, các Công ty Luật thường có quy mô không lớn, số lượng các công ty quy mô nhỏ chiếm đa số. Chính vì vậy, các bạn sinh viên mới ra trường hầu hết sẽ được trải nghiệm công việc tại những công ty luật nhỏ, các văn phòng Luật sư nếu các bạn ấy định hướng theo nghề Luật sư. Trừ những bạn xuất sắc, có khả năng kinh nghiệm từ khi ngồi trên ghế giảng đường thì có cơ hội được trải nghiệm tại những công ty luật lớn, những công ty luật nước ngoài có yêu cầu cao về chuyên môn cũng như ngoại ngữ. Nói như vây không có nghĩa là mình đánh giá cơ hội của các công ty luật Việt Nam, các công ty nhỏ thấp hơn những công ty lớn, công ty luật nước ngoài. Bởi con đường lựa chọn của mỗi người một khác nhau, nổ lực và ý chí mỗi người một khác nhau. Nên tốt hay không tương lai sẽ trả lời. Thông qua bài viết này, với một người đã kinh qua công việc tại một công ty Luật không lớn tại Việt Nam, cũng như những chia sẻ từ các anh chị em bạn bè trong nghề, mình muốn nói lên một số thử thách, cơ hội, thách thức cũng như khó khăn khi các bạn làm việc tại một công ty luật nhỏ, hay các Văn phòng luật sư. 1. Lương thấp Một trong những vấn đề được quan tâm nhất khi đi làm đó là lương. Và mình xin nói thật là lương ở các công ty luật. VPLS trả cho sinh viên luật mới ra trường là thấp, thậm chí là rất thấp. Có nơi còn deal lương thấp hơn cả mức lương tối thiểu vùng. Bởi trong tâm lý của đa số những người sử dụng lao động là các công ty luật, sinh viên luật mới ra trường là những người “không biết gì”, coi các bạn như người học việc và trả cho mức lương rất bèo bọt. Điều đó là một thử thách rất lớn đối với những bạn quyết tâm theo nghề Luật sư. Bởi muốn theo nghề này các bạn phải dấn than, trải nghiệm thực tế, mà để trải nghiệm thực tế thì phải chấp nhận những mức lương không đủ sống khi đi làm. Đây là một thử thách rất lớn, bạn nào may mắn sinh ra trong gia đình có điều kiện tốt không nói làm gì, còn những bạn điều kiện khó khăn thì các bạn phải nổ lực và đòi hỏi quyết tâm cao khi theo nghề này. Mình từng làm trợ lý giám đốc cho một công ty Luật khá có tiếng, mức lương mình so với khi đi làm ở doanh nghiệp chỉ bằng một nửa. Mình cũng cố gắng nhưng rồi cũng thôi. Có lần mình ngồi cùng Luật sư phỏng vấn ứng viên, một bạn sinh viên mới ra trường với profile khá đẹp, điểm số ấn tượng. Nhưng anh Luật sư lại hỏi bạn ấy một vài câu mình thấy khá khó chịu như… “Em mới ra trường à” “Chưa biết gì về Luật à”. Không chỉ riêng mình mà nhiều bạn bè, anh chị em mình trong nghề cũng phải công nhận điều đó. Đương nhiên cũng có những nơi chấp hành rất đúng pháp luật lao động, trả lương không trái luật, thậm chí là hậu hĩnh hay đủ sống, đủ để các bạn tái tạo sức lao động nhưng những nơi như thế không nhiều. 2. Công việc không cố định Có nghĩa là đụng đâu làm đó. Nhận án nào làm án đó. Lúc thì rất nhiều việc, rất bận. Lúc thì rất rảnh ngồi không có gì để làm. Cho nên cách làm việc như này nhiều bạn sẽ không thấy quen. 3. Ít được hướng dẫn Ở những công ty luật nhỏ, ít Luật sư thì cơ hội để được học hỏi đôi khi là không nhiều. Đặc biệt là ở những công ty nhỏ nhưng của các Luật sư giỏi nổi tiếng. Những Luật sư này đi công tác khá nhiều và không phải trường hợp nào bạn cũng được đi theo. Chính vì vậy, cơ hội học hỏi kinh nghiệm của bạn trong thời gian đầu còn phải bỏ ngỏ Bạn phải chủ động trong công việc nếu làm việc ở những công ty này, nếu không bạn luôn phải tự bơi mà không có người hướng dẫn. Phải hỏi và tìm cách hỏi cho bằng được, tranh thủ mọi lúc nhé các bạn. 4. Ít án để làm Mình may mắn được kinh qua công việc ở một công ty nhỏ nhưng của một Luật sư nổi tiếng nên án nhiều rất nhiều, làm không hết. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng được như vậy, có những văn phòng, công ty cả tháng chỉ có một vài vụ án để làm, đây cũng là một phần “thiệt thòi” mà các bạn phải cân nhắc. Bởi sinh viên mới ra trường, cái cần thật cần là kinh nghiệm. Ít án để làm, rảnh rỗi quá nhiều thì rất khó để các bạn tự trui rèn. Trên là những khó khăn mình nhận thấy khi làm việc tại một công ty Luật nhỏ. Song song với những khó khăn đó, các bạn cũng có được những thuận lợi nhất định mà không phải nơi nào cũng có, thậm chí làm ở những công ty lớn cũng không có những thuận lợi đó. Nội dung này chắc mình sẽ đề cập ở bài viết sau he. Chúc các bạn sinh viên mới ra trường định hướng theo nghề Luật sư có một lựa chọn ưng ý.
Mình là một người trẻ mới bước vào nghề vài năm, chắc chắn đó là con số quá nhỏ và chưa đủ để hiểu và đánh giá được bản chấn của nghề Luật. Nhưng với những cảm nhận, đánh giá của cá nhân mình, mình cũng bắt đầu “hiểu hiểu” về nó rồi. Đương nhiên, thế giới quan của mỗi người một khác nhau, hoàn cảnh sống, điều kiện làm việc của mỗi người một khác nhau nên thật khó để có một quy chuẩn chung để đánh giá được bản chất của nghề Luật được. Nên mọi chia sẻ của mình ở bài viết này đều được viết ra dưới góc độ quan điểm cá nhân, các anh chị khác thấy nghề Luật “như thế nào” thì xin chia sẻ để cùng nhau biết thêm ạ. 1. “Nghề Luật là nghề cao quý” – Đừng bị ngộ nhận Đương nhiên nghề nào ở trong xã hội này nếu không trái pháp luật, trái đạo đức thì đều cao quý cả. Tuy nhiên thực tế mình đọc ở nhiều thấy nhiều quan điểm rằng “Nghề Luật là nghề cao quý”, điều này vô hình chung khiến cho đa phần dân luật còn non tư bị ảo tưởng, đặc biệt là các bạn sinh viên ôm bằng giỏi khi ra trường. Đúng là nghề luật có phần nào đó được xã hội coi trọng phần nhiều hơn một tí so với mặt bằng chung, bởi tâm lý đám đông ở xã hội hiện nay thì những người biết luật, hiểu luật là “thứ gì đó” khá là “ghê gớm”. Nhưng các bạn sinh viên mới ra trường cần nhớ rằng, ranh giới giữa việc “biết luật” và “hiểu luật” tuy ngắn nhưng không ngắn chút nào. Nếu các bạn cố gắng, đi đúng hướng thì khoảng cách đó sẽ bị rút lại rất nhanh, còn không thì nó luôn vô chừng và bất định. Và sinh viên luật mới ra trường thì đa số chỉ dừng lại ở mức biết luật (trừ những bạn thật sự xuất sắc, tỉ lệ này cực nhỏ), các bạn biết luật cần phải va chạm công việc thực tế nhiều mới thật sự tiến tới việc hiểu luật ra làm sao. Một ví dụ đơn giản, như ngay ở Tp. HCM việc đăng ký đất đai của mỗi quận lại áp dụng một khác về trình tự nộp hồ sơ. Hay như việc làm Căn cước công dân, Luật không hề quy định là phải làm căn cước ở nơi đăng ký thường trú, tuy nhiên thực tế thì hiện nay các bạn đăng ký tạm trú ở TP HCM khi đi làm căn cước tại TP đều bị tư chối cả… Khi các bạn “hiểu luật” thì đúng là khi đó các bạn mới “khá là ghê gớm” trong mắt xã hội các bạn ạ :3 Cho nên nghề luật của bạn có cao quý hay không còn tùy thuộc vào bạn nữa, chứ không phải là làm nghề luật là “auto cao quý”, các bạn đừng nên tự luyến mình mà những câu truyền miệng như kia. 2. Nghề Luật như làm dâu 2 3 họ Mình trải qua kha khá nhiều job với nghề Luật, như là “shipper pháp lý”, làm tư vấn, làm trợ lý tố tụng, làm pháp chế. Mỗi đầu việc mình đều làm đủ lâu để hiểu được phần nào bản chất, đặc thù của các công việc này. Mỗi công việc có những đặc điểm riêng, tuy nhiên tựu chung lại mình thấy rằng nghề luật khi các bạn dấn thân vào thì đúng kiểu làm dâu… 2 3 họ (không đến trăm họ đâu). Làm tranh tụng thì các bạn phải làm dâu với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thân chủ, Luật sư đối phương (nếu có)… đối với mỗi chủ thể mà bạn “làm dâu”, đòi hỏi các bạn phải có những kỹ năng ứng xử khác nhau để đi đến mục đích cuối cùng là hiệu quả công việc. Thậm chí là bạn phải biết cách cư xử ngoài phạm vi “pháp luật cho phép” đấy các bạn ạ. Làm pháp chế thì cá bạn cũng phải làm dâu nhiều họ lắm. Ngoài những cơ quan, tổ chức như trên thì các bạn phải làm dâu một “người” khó tính hơn nhiều, đó là Sếp. Vâng, đặc thù của công việc pháp chế là phải đem lợi ích về cho doanh nghiệp của mình (đôi khi phải bất chấp). Cho nên áp lực đủ bề đè lên các bạn ạ. Làm tư vấn, đại diện ngoài tố tụng cũng thế… khách hàng thì rấ vô chừng. Trông xã hội có dăm bảy loại người, thì khách hàng cũng vậy, cũng có dăm bảy loại khách hàng và không phải ai cũng làm mình “thoải mái” được. Nhưng bản chất là một nghề dịch vụ thì “khách hàng luôn đúng” các bạn ơi. Các bạn phải trải qua những cảm giác khách hàng đay nghiến, khó chịu, cau có… tới mức tưởng chừng không thể chấp nhận được… nhưng rồi các bạn cũng phải chấp nhận thôi, vì khách hàng là Thượng đế mà. Còn những công việc khác như Công chứng viên, Thừa phát lại, Đấu giá, Thẩm phán, KSV… thì mình chưa và chắc là không trải qua nên mình xin nhường phần này lại cho các anh các chị trong diễn đàn để các anh các chị chia sẻ tiếp cho các em học tập :3 3. Nghề luật – Cho đi chưa chắc đã được nhận lại Điều này được hiểu đúng theo nghĩa đen luôn. Bạn sẽ trải qua cảm giác dành cả tiếng đồng hồ để viết một cái thư tư vấn hay dành cả tiếng đồng hồ để ngồi trò chuyện với khách hàng để rồi những thứ bạn nhận lại được là những câu chửi bới tục tỉu, vô văn hóa hay thậm chí là những hành động thượng cẳng tay, hạ cẳng chân… điều đó là một điều không bình thường nhưng khi làm nghề này thì các bạn sẽ buộc phải coi nó “bình thường” và phải xem đó là một phần của áp lực công việc bạn sẽ phải chịu. Ngoài ra, việc “bùng” phí cũng không phải là điều hiếp gặp. Cho đi chưa chắc nhận lại đúng theo nghĩa đen 100% luôn.
Thời đại 4.0 là thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp, khi đó mọi thứ được thiết lập với bộ dữ liệu lớn (Big Data) được truyền tải thông qua đường truyền Internet (IoT – Internet of Things – Vạn vật kết nối) và xử lý bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Con người ở thời đại này muốn mở cửa nhà, không cần phải đến tận cửa để mở khóa, mà chỉ cần nhấn nút, truyền qua bộ xử lý và cửa nhà sẽ tự động mở ra hay muốn nấu món gà hầm thuốc bắc thì chỉ cần nhấn nút, thông qua bộ xử lý sau đó,bạn sẽ có món gà hầm…Đó là những gì tôi hiểu về giá trị có được sau cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thành công. Không chỉ đối với những hoạt động thường nhật trong cuộc sống, mà còn cả trong công việc, ví dụ như Google hiện nay đã thiết lập tiện ích Google AI, hỗ trợ người bán hàng tiếp chuyện điện thoại và lên lịch cho cuộc hẹn sắp tới của mình…Vậy còn đối với ngành Luật thì sao? Với ngành Luật cũng tương tự vậy: - Sinh viên Luật không còn phải hằng ngày đến lớp nghe giảng viên giảng bài, rồi ghi chép nữa, mà có thể được đào tạo thông qua hệ thống máy tính có kết nối internet, vai trò giảng dạy của Giảng viên được thay thế bằng robot hay hệ thống chương trình có sẵn đựơc tích hợp và truyền qua dữ liệu internet, giảng viên lúc này chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn thực hiện các dự án, công trình nghiên cứu thực tiễn. - Công chứng viên không cần phải kiểm tra, soi xét để xác định tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, mà chỉ cần thông qua bộ xử lý dữ liệu đã có thể kiểm tra được. - Luật sư không cần phải nghiên cứu từng tình tiết của vụ án, tìm các điều luật liên quan để bào chữa cho thân chủ của mình mà chỉ cần đưa thông tin vụ án vào bộ xử lý dữ liệu để cho ra kết quả giải quyết. - Tương tự, Thẩm phán tham gia phiên tòa để phán xử vụ việc cũng dựa vào trí tuệ nhân tạo để ra phán quyết cuối cùng. Tuy nhiên, trong nhiều phiên tòa, không chỉ xét xử bằng lý trí, theo đúng quy định pháp luật, mà còn cần có đạo đức, tình người, liệu trí tuệ nhân tạo (AI) có thay con người phán quyết tội phạm một cách có lý có tình hay không? Hơn nữa, mục đích của con người tồn tại trên trái đất này là lao động, có lao động thì đầu óc, tư duy mới phát triển, song, mọi thứ đều đựơc thực hiện thay bởi trí tuệ nhân tạo, có làm mài mòn tư duy của các bạn trẻ hiện nay không? Sống và làm việc trong thời đại 4.0 quả là điều may mắn không chỉ đối với bản thân mình, mà còn đối với những người xung quanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, con người dần thiếu tình cảm, xa cách nhau mặc dù việc kết nối hiện nay đã quá dễ dàng, khả năng nhiều lao động bị đào thải là rất lớn.
Giải tỏa băn khoăn khi bước vào môi trường làm việc thực tế đối với sinh viên mới ra trường
Những ngày đầu chập chững bước vào môi trường làm việc thực tế trong tôi ấp ủ nhiều kỳ vọng và lý tưởng nhưng bên cạnh đó là những nỗi băn khoăn, lo sợ vô cùng lớn. Tôi không biết mình có phù hợp và làm được công việc hay không, tôi không biết mình có hòa nhập được với môi trường làm việc ở nơi đó hay không và rất nhiều những câu hỏi đeo bám tôi trong những ngày đầu tiên tôi bước vào môi trường làm việc thực tế. Đó là khoảng thời gian tôi đi thực tập ở một công ty về tư vấn về thuế, kế toán, đầu tư và lao động. Ngày đầu tiên tôi đi phỏng vấn làm thực tập sinh tại công ty, tôi vô tình đọc được vài trang sách của một cuốn sách về kinh nghiệm đối với những người mới đi làm. Chỉ đọc lướt qua vài trang nhưng tôi nghiệm ra nhiều thứ và cố gắng làm theo những gì mà tôi nhận thấy từ quyển sách. Sau khoảng thời gian hai tháng thực tập tôi đã nhận thấy rằng điều nhỏ mà tôi lượm nhặt từ quyền sách vô cùng hữu ích và nó giúp tôi có hai tháng thực tập đáng nhớ trong cuộc đời. Dĩ nhiên là những điều đó sẽ được tôi áp dụng như một bài học khi tôi đi làm ở bất kỳ môi trường làm việc nào. Mình mạn phép chia sẽ một vài điều mà mình tích lũy và học hỏi được làm “ma mới” ở các môi trường làm việc nhé. Đó không phải là tất cả nhưng đối với mình thì đó là những điều quan trọng nhất mà mình nên làm khi đi làm ở bất kỳ nơi đâu. 1. Thần thái, dáng vẻ và thái độ Đây là điều tiên quyết mà các bạn phải đặc biệt quan tâm. Hãy là một người nhân viên mới với thần thái, dáng vẻ tươi tắn, tự tin và thái độ nhiệt tình, lễ phép, cầu thị. Luôn tươi cười và chào hỏi tất cả mọi người. Đó là điều mà một nhân viên mới có thể ngay lập tức cống hiến cho công ty, cho bộ phận mình làm việc. Khi bạn chưa tạo ra được doanh thu, lợi nhuận cho công ty nếu như những việc như thế này cũng phải để các anh chị chỉ bảo từng chút một thì đó là một nỗi phiền toái lớn đối với các anh chị và sẽ không tạo được thiện cảm đối với mọi người. Bằng một thái độ và thần thái tốt thì bạn có thể chiếm được cảm tình của mọi người xung quanh và đó là điều kiện để bạn hòa nhập tốt hơn với môi trường trong công ty. Bằng những câu chào hỏi buổi sáng hoặc nở nụ cười khi gặp anh nhìn anh chị hoặc câu chào tạm biệt khi ra về thì các bạn đã tạo được không khí tươi trẻ, thân thiện trong công ty và vô tình các bạn tạo được thiện cảm đối với những người trong công ty. Nếu như bạn có được cảm tình của các anh chị trong công ty thì họ sẽ nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn bạn trong công việc. 2. Chiến thắng sự xấu hổ Khi mới tập làm quen với công việc, chuyện sai sót, vụng về trong công việc và không tránh khỏi việc bạn bị cấp trên góp ý, phê bình. Đừng xấu hổ, hãy nhớ rằng ai cũng phải tập đi mới đi được và lúc tập đi thì ai cũng đã từng vấp ngã, chuyện sai sót trong công việc là chuyện chắc chắn phải có. Và những lời phê bình kia là động lực thôi thúc bạn làm việc và giúp bạn ngày càng phát triển hơn trong công việc. Vượt lên trên sự xấu hổ bằng một tinh thần lạc quan nhất, ai cũng đã từng là nhân viên mới, ai cũng đã từng bị xấu hổ như thế nên không ai cười chê bạn khi bạn làm sai cả. Khi bạn vượt qua sự xấu hổ và lấy đó làm động lực phấn đấu bạn sẽ tự tin hơn và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. 3. Đừng trở thành vật trang trí mà hãy đưa ra những ý kiến mà chỉ người mới mới có Hãy thể hiện bạn là một người trẻ, năng động, tự tin bằng cách đưa ra những ý kiến sáng tạo, tích cực và mang lại hiệu quả tốt trong công việc. Tất nhiên, các bạn hãy thể hiện nó bằng một thái độ tích cực và trong một chừng mực cho phép đối với một nhân viên mới. Đây chính là lúc mà bạn chứng minh được năng lực và tiềm năng của các bạn trong công việc và chứng minh cho mọi người thấy bạn xứng đáng được tuyển dụng vào làm việc tại công ty. 4. Không ngừng hoàn thiện bản thân từ những điều nhỏ nhất Những điều ở môi trường làm việc thực tế khác xa so với những gì bạn học ở giảng đường. Thế nên, bạn phải luôn ý thức rằng mình cần phải học hỏi rất nhiều thứ. Tài sản lớn nhất của bạn có hiện giờ bên mình chính là tinh thần cầu thì, sự nhiệt tình và thái độ làm việc. Hãy sử dụng nó một cách triệt để, học hỏi mọi thứ tốt đẹp xung quanh một cách có chọn lọc để hoàn thiện bản thân từng ngày. Các bạn biết rồi đấy, con người của chúng ta không ai hoàn hảo cả nên mọi người phải học không ngừng nghỉ từ mọi thứ xung quanh. Đây là những điều mình đúc kết được khi được trải nghiệm thực tế và đọc qua quyển sách. Đối với mình thì nó mang lại hiệu quả rất tốt nó giúp mình có kỳ thực tập đầy ý nghĩa và có được những mối quan hệ tốt với những anh chị tở nơi thực tập. Không biết mọi người nghĩ thế nào? Hy vọng nhận được sự chia sẻ của mọi người để chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau nhé!
Nghề Luật và những nhận thức của xã hội
Em viết bài này cũng đang muốn nói lên những suy nghĩ về con đường mà hầu hết Cộng đồng Dân Luật đang đi. Trong xã hội ngày nay và đúng hơn hết là Việt Nam, em thấy Nghề Luật chúng ta luôn bị mọi người né tránh và xem nó như một điều gì đó phiền phức. Nếu như các nước xã hội phương Tây hay các nước top ở châu Á họ rất trọng nghề Luật - đặc biệt là Luật sư, nếu có thắc mắc và gặp những điều rắc rối về pháp luật thì đầu tiên họ tìm đến là Luật sư. Cứ xem phim Hàn, mấy ông đi xe oto cứ bị tai nạn dù nhỏ thì họ gặp người bị họ đụng phải hay người đụng xe họ, họ nói: "Hãy trao đổi với Luật sư của tôi", hay là "Liên hệ với công ti bảo hiểm xe của tôi". Thật tế thì ngoài đời vẫn thế, cứ gặp trở ngại pháp luật thì dân phương Âu Mỹ, Singapore, Hàn, Nhật lại đến văn phòng luật nhờ tư vấn. Họ rất xem trọng luật sư dù em nghĩ rằng dân họ vẫn hiểu luật một mức độ nào đó hơn dân Việt Nam mình nói chung. Bạn em có người thân bên Mỹ kể rằng: "Dân Mỹ họ rất sợ Luật sư vì tìm đến Luật sư thì luôn tốn tiền lớn - Luật sư ở Mỹ đòi phí cao, nhưng gặp chuyện thì họ tìm Luật sư là điều tốt nhất". Hay cô giáo dạy luật em kể: " Bạn cô học Luật bên Mỹ, và bạn cô đang làm khóa luận tốt nghiệp, trên trường được ông giáo sư chỉ dẫn rất nhiệt tình và tận tâm, khi về nhà bạn cô có chút chuyện thắc mắc nên điện ông hỏi thì ông vẫn trả lời, cười nói vui vẻ nhưng hôm sau có hóa đơn về nhà bạn cô trả tiền 'tư vấn pháp luật' trong đó có ghi rõ mấy phút mấy giây đó và qui ra tiền". Điều này chứng tỏ bên họ thì trong trường thì luôn tốt thầy trò nhưng ra đường thì đã hỏi thì phải trả tiền. Có thể cái này quá "sốc" nhưng cho thấy là dù người thân ở nhà khi đã nhờ vả mình thì vẫn phải sòng phẳng. Ở khia cạnh khác thì hầu như ở các nước đã thành lập một công ti thì ở công ti đó luôn có 1 văn phòng tư pháp, nhằm giải đáp thắc mắc pháp luật hay được một công ti pháp luật bảo hộ, thậm chí các tổ chức xã hội, văn phòng,.. đều có. Luật sư riêng thì luôn có cho các cá nhân nhà giàu. Nghề Luật luôn có tỉ lệ chọi cao, đầu ra khó và chắt lọc lớn, được xem như một trong 3 đỉnh của tam giác đều về nghề cao quý, bên cạnh là Bác sĩ và Kiến trúc sư. Còn ở Việt Nam mình, gặp đến luật thì lại sợ, dùng tiền chùi lót phong bì hay cậy quan hệ cho nhanh. Dân mình vẫn coi trọng pháp luật nhưng đụng đến thì mù tịt lại gặp thói sợ nên chạy xuôi chạy ngược. Ai làm nghề Luật vẫn rất trọng và nể nhưng gặp chuyện thắc mắc thì chẳng tìm đến luật sư, sợ tốn tiền nhưng nhiều lúc họ đâu biết nhờ luật sư giải quyết lại đỡ tốn gấp mấy lần chuyện họ chùi lót. Thứ 2, bản tính "Tình làng nghĩa xóm", "tình thân mến thân" lại thấy mình làm luật lại nhờ vả xong chuyện trả lại 2 chữ "cám ơn" rồi xong, tốt lắm là phong bì 200-300k nhưng họ đâu biết mình làm cũng sẽ vất vả, chạy ngược xuôi vì dân mình nhờ mình cũng nước tới chân không thì chuyện nhỏ cũng nhờ. Mà cái nghề này vẫn cần sống và phải sòng phẳng mới dễ sống chứ. Thứ 3 là các doanh nghiệp công ti Việt Nam vẫn rất e ngại pháp luật và rất ít trong số đó có văn phòng luật hay công ti luật giám hộ. Chỉ thấy Doanh nghiệp nước ngoài tuyển Tư vấn pháp luật hay Giám hộ pháp luật rất nhiều và hầu hết công ti nào cũng có. Nên dân mình cứ chê tham nhũng nhưng họ biết điều họ làm là họ góp phần gia tăng tham nhũng nữa. Mình học Luật thì đi đâu thấy ai cũng nói "Học Luật à, học làm gì, nghề này khó xin việc lắm". Ít lắm mới thấy người khen, ủng hộ. Biết nghề này, con cậy con nhờ cũng kha khá nhưng em thấy nếu quyết tâm và phấn đấu mình vẫn "thắng lớn" thôi và một phần vẫn phải thay đổi suy nghĩ xã hội nữa. Học luật không phải làm Luật mà có thể làm rất nhiều việc vì làm gì cũng phải nhờ đến Luật cả, biết Luật vẫn tốt chứ sao. Mong sao Việt Nam mình hội nhập, thay đổi nhiều hơn để Dân Luật có thể có địa vị tốt hơn và nhiều cơ hội hơn.
Các nghề cần phải có bằng cử nhân Luật
Chào tất cả các bạn, mình gửi đến các bạn những nghề cần có bằng cử nhân Luật, nếu như các bạn muốn làm những nghề đó trong tương lai thì hãy chọn các trường đào tạo nghề Luật nhé! Các bạn có thể tham khảo bài viết tại đây: http://danluat.thuvienphapluat.vn/nhung-nghe-can-co-bang-cu-nhan-luat-120158.aspx Nếu có thêm ngành nào th "mách" mình với nhé ^^
MUỐN TRỞ THÀNH LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM? HÃY ĐỌC BÀI NÀY!
Luật sư là một nghề cao quý, là ước mơ của nhiều người từ thuở bé. Vậy chặng đường trở thành Luật sư chông gai thế nào? Cần những tố chất gì để trở thành một người Luật sư giỏi?
Re:hỏi về vấn đề chốt bảo hiểm xã hội để bảo hiểm thất nghiệp
Re:hỏi về vấn đề chốt bảo hiểm xã hội để bảo hiểm thất nghiệp Anh/Chị cho E hỏi:TH vợ e Nghỉ Việc ngày 03/04 (có viết đơn xin nghỉ trước 45 ngày).Đến ngày nghỉ cho đến nay hơn 30 ngày mà vợ e vẫn chưa nhận được Quyết định thôi việc và BHXH.Nên chưa đăng ký được BHTN (hỏi công ty thì lại nói là khi nào có sẽ gọi điện thoại) đến nay chưa có ai thông báo cho vợ e Cho e hỏi hạn chót để vợ e lên công ty đòi chốt BHXH và quyết định thôi việc để kịp đăng ký BHTN còn ko.nếu còn thì bao nhiêu lâu thì mới khiếu nại được với cty. Xin cảm ơn.
Re:Hỏi về việc xin nghỉ việc ở trường đại học, có cam kết
[quote=skyisblue] Em cám ơn luật sư ạ...nhưng mà hình như luật sư hiểu nhầm ý em rồi. Chào bạn! Bạn cần đọc kỹ những gì tôi và LS Tòng đã viết. Để bạn dễ biết, xin nhờ bài của bạn luôn vậy: Khi em và ba em ký cam kết với trường (Cam kết này do BGD và trường soạn thảo), thì cam kết nó không có ghi thời hạn trong đó ạ, trong cam kết chỉ ghi rõ là em phải về trường phục vụ 7 năm sau khi tốt nghiệp xong. Có thể hiểu là cái cam kết đó nó có thời hạn 7 năm ạ. Mà bây giờ em chỉ mới về được có hai tháng. Nếu không thực hiện đúng cam kết thì em phải đền bù khoản tiền lương mà trường cấp cho em trong quá trình em đi học. Trả lời: Không! Không có quy định về bồi hoàn tiền lương trong những ngày đi học, cho dù trong cam kết có thỏa thuận phải trả lại tiền lương. Hợp đồng em thì sắp hết hạn. Hợp đồng kéo dài 3 năm. Em đi làm được 1 năm, và đi học hai năm. Em muốn hỏi là khi hợp đồng của em (3 năm) hết hạn vào tháng 12, thì cái cam kết (7 năm ) kia nó còn hiệu lực không? Và nếu em không ký tiếp hợp đồng mới, thì em có phải đền tiền không. Trả lời: Cam kết kia còn hiệu lực, thời hạn hiệu lực của nó là 7 năm trừ đi thời gian bạn về công tác 02 tháng, hiệu lực còn lại của nó là 6 năm 10 tháng). Nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng, Bạn không phải đền tiền, chỉ bồi hoàn những khoản mà nhà trường đã chi cho bạn trong quá trình đào tạo. Khoản đền tiền 80tr kia không có căn cứ thì bạn không phải bồi hoàn. Trường hợp em nó hơi lằng nhằng, mong luật sư tư vấn giúp em ạ. Em coi trong luật lđ thì không thấy chỗ nào nói về cam kết này hết. Em xin cám ơn luật sư. Được chưa bạn?
Tư vấn dùm tôi nên làm ở tòa hay sở tư pháp
Chào mọi người! Tình hình là mình đang băn khoăn không biết nên làm ở cơ quan nào? tòa án háy sở tư pháp? Ở tòa thì khi vô sẽ làm thư ký tòa, sau 1 thời gian được đi học, quan hệ này nọ, khó khăn lắm mới được lên thẩm phán. Còn sở tư pháp thì lĩnh vực rộng hơn, có thể làm bên phòng tuyên truyền PL hoặc có yếu tố nước ngoài,... Mình cũng đã và đang làm tại doanh nghiệp, nhỏ có, lớn có, nhưng tiền nào của đó, áp lực công việc và thời gian dành cho gia đình không nhiều, vả lại mình muốn công việc an nhàn hơn để chăm sóc sức khỏe và chăm lo cho gia đình hơn. Mong mọi người trong diễn đàn chuyên ngành về Luật đã, đang và sẽ làm việc tại những cơ quan trên tư vấn dùm mình những ưu và hạn chế. Mình cám ơn mọi người đã quan tâm và hãy chia sẽ với mình nhé!