Có nên học cùng lúc thạc sĩ luật và nghiệp vụ luật sư không ?
E là sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường nên em mong các tiền bối đi trước tư vấn xem em có nên học cùng lúc cả thạc sĩ luật và nghiệp vụ luật sư không ? Và em nên học chuyên ngành về dân sự hay hình sự ạ. Em xin cảm ơn ạ
Tổng hợp tài liệu học nghiệp vụ luật sư
Mình có sưu tầm một số tài liệu phục vụ các bạn khi học lớp nghiệp vụ Luật sư, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn. Bạn nào có tài liệu hay thì đóng góp ở topic này nhé 1. Tổng hợp đề thi và đáp án lớp đào tạo Luật sư 2. Một số đề thi để các bạn tham khảo: TẠI ĐÂY Xem chi tiết nội dung mình đính kèm tại file dưới đây: Nguồn tổng hợp, FDVN LawFirm, AMI LawFirm
Tốt nghiệp cử nhân Luật có nên học khóa Nghiệp vụ Luật sư?
Chào các bạn, tốt nghiệp Chuyên ngành Luật Kinh doanh, hiện tại đang theo học khóa đào tạo nghiệp vụ Luật sư tại HTVP và đang công tác tại 1 tổ chức kinh tế - xã hội. Lí do mình viết bài này là mình thấy có nhiều bạn sv luật mới ra trường còn đang phân vân về các lựa chọn: - Học khóa đào tạo Luật sư/ Công chứng/ Khóa đào tạo 3 chung/1 Khóa học về pháp chế… - Làm trái ngành (HCNS/ NVKD/ ..) - Làm đúng ngành (Thực tập/ học việc tại VP luật/ Công ty tư vấn luật mà k học thêm khóa học nào) - Thi công chức/ viên chức Bài viết này dựa trên quá trình sau khi mình ra trường (có tham khảo thêm một số ý kiến và dựa trên thực tế công việc mà các anh/chị cùng lớp Luật sư của mình chia sẻ) sẽ giúp các bạn đánh giá được tọa độ của mình và lựa chọn cho mình hướng đi cho phù hợp. I/ Học luật xong có nhất thiết là phải làm luật không? - Mình nhớ câu nói của một chị tốt nghiệp cử nhân luật và có đi học thạc sĩ ở nước ngoài sau chị ấy quay về nước và làm mảng quản lý nhà hàng 1 thời gian cuối cùng chị ấy lại chọn quay lại học khóa Luật sư. C ấy nói “Học luật là 1 nghề danh giá, đừng để lãng phí bằng cử nhân luật của mình mà đi bán hàng online hay làm 1 cv khác chỉ để nuôi sống bản thân mình” - Một câu nói khác của 1 chú từng là Phó Giám đốc của 1 chi nhánh Ngân hàng Agribank “Cháu nên nhận ra rằng, khi làm kinh doanh thì cháu có tính được mức độ thâm niên, kinh nghiệm của mình không, càng ngày thị trường càng thay đổi ai xác định thời gian hay năm kinh nghiệm cho cháu, còn làm luật thì cháu càng có nhiều năm kinh nghiệm thì người ta càng coi trọng cháu” Hai quan điểm này dành cho các bạn có yêu thích luật và có đam mê đối với luật, những bạn học luật do bố mẹ định hướng hay do chọn bừa thì có thể đã có những lựa chọn rẽ ngang và đi theo sở thích của mình, các bạn hoàn toàn có thể cất bằng cử nhân luật đi và sống theo sở thích, đam mê của mình. Bằng cử nhân chỉ là một minh chứng chứng tỏ bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo Đại học mà thôi. Mình cũng có nhiều bạn học luật xong nhưng lại làm kinh doanh, làm hành chính nhân sự, làm giáo viên tiếng anh… các bạn ấy chia sẻ rằng nghề nào cũng là nghề, miễn cảm thấy có niềm vui và làm tốt cv là được. k quan trọng là học gì phải làm nấy. Như vậy, việc có làm đúng ngành hay không dựa trên chính bản thân bạn muốn gì. - Nếu bạn đã có niềm đam mê với 1 điều khác thì việc lựa chọn là ở bạn. - Nếu bạn chưa thực sự xác định được sở thích hay mong muốn của mình thì hãy thử. Thử các công việc khác nhau: Telesale, NVKD, CSKH, HCNS, … rất nhiều công việc dành cho sv mới ra trường k cần kinh nghiệm, mức lương cũng đủ để trang trải cs. Kinh nghiệm của mình là trong vòng 11 tháng mình chuyển 6-7 công ty (không hề liên quan đến luật nhé) Sau khi đã thử các công việc khác một thời gian, có bạn sẽ tìm được công việc yêu thích, hoặc khám phá được sở thích của bản thân, nói nôm na là tìm được cv phù hợp với khả năng. Các bạn có thể lựa chọn đây là cv gắn bó lâu dài với mình. Nếu đã làm thử các công việc khác nhưng bạn vẫn luôn quan tâm đến luật, luôn nung nấu mong muốn làm đúng ngành thì đọc tiếp bài mình viết nhé. => Nếu đã xác định là mình sẽ cố gắng phấn đấu đi trên con đường pháp lý này thì bạn có thể lựa chọn các hướng sau: Đối với những bạn ngay từ khi còn đang đi học đã thực tập tại các VP luật, CTy luật thì thật sự đáng mừng, chắc chắn các bạn được học hỏi rất nhiều và cũng có nhiều kiến thức thực tế, ra trường chỉ việc tiếp tục phát huy kiến thức/ kỹ năng đó thôi. Nếu muốn phát triển hơn nữa thì khi ra trường có thể đăng ký các khóa học như mình nói bên trên. Lời khuyên đối với các em còn đang học tại trường -> nên đi thực tập J Đối với những bạn mà khi ra trường rồi vẫn chưa từng làm tại VP luật nào, làm trái ngành nhưng không ổn định,… Chắc các bạn đang thất vọng về công việc, về thu nhập, lo lắng cho bố mẹ khi mình đã ra trường rồi vẫn còn mang tiếng ăn bám…nhưng mình khuyên các bạn là nên đi thực tập hoặc học việc tại 1 công ty luật uy tín để học hỏi kinh nghiệm luôn mà đừng e ngại việc lương lậu. Nên bỏ suy nghĩ ăn bám bố mẹ ạ. Vì mình từng chứng kiến nhiều trường hợp lấy vợ có con rồi, bố mẹ vẫn chu cấp tiền bạc, thực phẩm… các bạn vừa mới ra trường tất nhiên công việc chưa thể ổn định. Việc bố mẹ chu cấp cho các bạn phần nào là điều bình thường, không sao hết. Mặc dù ở các nước thì con đủ 18 tuổi đã phải tự lập và tự chi trả cho các chi phí, nhưng mình ở Việt Nam mà, không cần thiết phải quá nặng nề về lối suy nghĩ tự lập đó. Nếu bố mẹ chu cấp cho thì đừng ngại mà hãy đón nhận nó như hồi đi học, còn nếu điều kiện bố mẹ không chu cấp nữa thì nên tính bước khác nhé ...
Tổng hợp đề thi và đáp án lớp đào tạo Luật sư
Khóa đào tạo Luật sư 12_Học viên Tư pháp TP.HCM Phần I: Lý thuyết Câu 1 (2đ): Anh chị hãy viết lập luận để ủng hộ quan điểm sau: “Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí là lương tâm và trách nhiệm của người làm nghề Luật sư”. Theo anh chị để thực hiện nghĩa vụ đó anh chị cần phải làm gì? Câu 2 (1,5đ): Luật sư cần phải chú ý những vấn đề gì khi tranh luận? Câu 3 (1,5đ): Anh chị hãy phân tích nội dung nguyên tắc “ Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.” Phần II: Bài tập (5đ) Ngày 15/05/2010, Bà Nguyễn Thị Th đã ký một hợp đồng pháp lý với VPLS A do Luật sư K làm trưởng văn phòng đại diện. Theo hợp đồng thỏa thuận thì VPLS A có trách nhiệm soạn đơn từ và cử Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Th ở cả hai phiên tòa Sơ thẩm và phúc thẩm trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện B tỉnh H. Phí hai bên thỏa thuận là 100.000.000 triệu đồng ( Một trăm triệu đồng). Bà Th đã nộp cho VPLS A ( có biên lai thu phí). Luật sư K với tư cách là trưởng VPLS A và là người hướng dẫn cho anh B tập sự hành nghề Luật sư đã phân công cho B thực hiện việc này. Anh B đã tiến hành thực hiện các việc sau: – Soạn thảo đơn từ cho bà Th. – Đại diện VPLS A tham gia những buổi hòa giải. Tuy nhiên, mở phiên tòa xét xử sơ thẩm thì VPLS A không cử ai tham gia phiên toà. Lúc này, bà Th phát hiện B chưa phải là Luật sư mà chỉ là tập sự Luật sư tại VPLS A. Bà Th cho rằng mình đã bị lừa gạt nên đã làm đơn lên Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh H, yêu cầu: Phải xử lý kỷ luật với anh B và Luật sư K vì đã lừa gạt khách hàng, đồng thời yêu cầu Luật sư K phải trả lại toàn bộ tiền thu lao mà bà đã nộp cho Văn phòng. Câu 1(1,5đ): Theo anh (chị) thì đơn yêu cầu của bà Th sẽ được chấp nhận như thế nào? Nếu anh ( chị ) ở vào trường hợp của anh B thì anh ( chị) sẽ làm như thế nào khi được phân công làm những việc đó? Tình huống bổ sung: Theo đơn khiếu tố của bà Th, khi thỏa thuận về vấn đề thù lao, Luật sư K nói rằng mình là thông gia của thẩm phán được phân công giải quyết vụ án này, nên bà hãy tin tưởng là sẽ thắng trong vụ kiện. Vì thế, bà Th đã an tâm nộp toàn bộ thù lao. Câu 2 (1,5đ): Anh (chị) hãy nhận xét về hành vi của luật sư K nếu sự việc mà bà Th nêu trong đơn khiếu tố là đúng sự thật. Tình huống bổ sung: Quá trình Đoàn Luật sư H đang tiến hành giải quyết vụ việc có ông N là người chạy xe ôm có đến trình bày: Ông N là người ở gần luật sư K. Trong những lần gặp nhau, luật sư K có đặt vấn đề: Nếu tôi tìm được khách hàng giới thiệu cho luật sư K thì mỗi khách hàng luật sư k sẽ đưa tôi 1.000.000 đồng. Đến nay tôi đã tìm cho ông K 5 khách hàng như ông K vẫn chưa thanh toán tiền cho tôi như lời hưa. Tôi đề nghị Đoàn Luật sư có trách nhiệm buộc ông K trả tiền cho tôi. Câu 3 (1đ): Theo Anh (chị) Đoàn Luật sư tỉnh H có giải quyết yêu cầu của ông N không? Tại sao? Nếu lời trình bày của ông N là đúng thì Luật sư H có vi phạm gì không? Sau vụ việc của bà Th, anh B có đơn gửi Đoàn Luật sư tỉnh H xin thay đổi Luật sư hướng dẫn. Câu 4 (1đ): Theo Anh (chị) Đoàn Luật sư tỉnh H sẽ giải quyết ra sau? Phân tích rõ tại sao? Khóa đào tạo Luật sư khóa 13 (Lớp G & H)_Học viện Tư Pháp TpHCM Phần I: Lý thuyết Câu 1 (3đ): Anh ( chị) hãy viết lập luận để chứng minh nhận định sau: “Nghề Luật sư ở Việt Nam hiện nay tuy còn nhiều cản trở nhưng rất triển vọng để phát triển.” Câu 2 (2đ): Trình bày các hình thức hành nghề Luật sư quy định trong Luật Luật sư 2006? Giải thích tại sao Luật Luật sư lại quy định nhiều hình thức hành nghề? Phần II: Tình huống Anh Hà và Chị Loan là vợ chồng muốn ly hôn. Cả 2 đã tìm đến luật sư An (Bạn học cũ của cả hai) hiện là Trưởng Văn Phòng Luật sư X và nhờ luật sư An tham gia Phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích cho cả hai, vì anh Hà và chị Loan cho rằng họ đã thỏa thuận được các vấn đề chung cần được giải quyết. Nhưng qua trao đổi và tiếp xúc, Luật sư An thấy giữa họ có những bất đồng về tài sản nên đã tư vấn cho họ: Luật sư An sẽ bảo vệ cho một người và sẽ cử một luật sư của Văn Phòng Luật sư X bảo vệ cho bên kia. Anh Hà đồng ý để Luật sư An bảo vệ cho chị An, còn Anh thì được Luật sư An phân công cho luật sư T bảo vệ. Câu 1 (1đ): Theo Anh (chị) việc làm của luật sư An có đúng không? Phân tích rõ tại sao? Tình tiết bổ sung: Trong quá trình tư vấn cho chị Loan, luật sư An đã tư vấn muốn được hưởng phần nhiều hơn trong khối tài sản cần bỏ đi tờ giấy mua nhà trước và tìm những người đã bán nhà trước đây nhờ họ xác nhận lại việc đã bán nhà lúc đầu cho cha mẹ chị sau đó cha mẹ chị nhờ vợ chồng chị đứng tên hộ mà thôi. Câu 2 (2đ): Theo Anh (chị) việc luật sư An tư vấn cho chị Loan như vậy là đúng hay sai? Phân tích rõ tại sao? Nếu anh (chị) là luật sư và anh (chị) muốn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình, anh (chị) có làm vậy không? Sau đó, chị Loan và luật sư An có những bất đồng nên đã làm đơn gửi đến Ban chủ nhiệm Đoàn Luật Sư thành phố H, khiếu nại việc luật sư An mượn chị 300.000.000 đồng đã lâu nhưng không trả, đề nghị Đoàn Luật sư thành phố H buộc Luật sư An phải trả số tiền trên. Câu 3 (1đ): Theo anh ( chị) đề nghị của chị Loan có được Đoàn Luật sư Thành phố H giải quyết không? Hướng giải quyết như thế nào? Câu 4 (1đ): Với tình huống trên, theo anh (chị) Luật sư An có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư không? Phân tích rõ tại sao? Đáp án đề thi khóa đào tạo 13 (Lớp G & H)_Học viện Tư Pháp TpHCM Phần 1: Lý thuyết Câu Nội dung trả lời Điểm 1 (3.0đ) Phân tích, chứng minh những khó khăn trở ngại: – Số lượng luật sư, chất lượng luật sư chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. – Nhận thức của người dân về nghề luật sư chưa đầy đủ. – Một số luật sư chưa giữ đúng đạo đức, phẩm chất luật sư. – Một số cơ quan Nhà nước, cơ quan tố tụng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư. – Cơ chế pháp lý để đảm bảo luật sư hoạt động chưa đầy đủ 1.0 đ Phân tích, chứng minh triển vọng phát triển là rất lớn: – Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ( dẫn chứng); – Xã hội càng hiểu đúng về vị trí, vai trò của Luật sư; – Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng nhiều. – Hệ thống pháp luật cho luật sư ngày càng hoàn thiện; – Thể chế thuận lợi ( sự ra đời và phát triển của luật sư, liên đoàn luật sư); – Môi trường trong trường và quốc tế thuận lợi hơn; – Luật sư được đào tạo cơ bản, có các điều kiện cần thiết hành nghề; 2.0đ 2 (2.0đ) Trình bày các hình thức của luật Luật sư 2006: Theo điều 23 Luật Luật sư: Hình thức hành nghề luật sư 1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư; 2. Hành nghề với tư cách cá nhân; Luật sư được chưa chọn một trong hai hình thức hành nghề quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này để hành nghề. (Điều 33. Văn phòng Luật sư; Điều 34. Công ty Luật) 1.5đ 0.5đ Phần 2: Tình huống Câu Nội dung trả lời Điểm 1 (1đ) Theo đề bài thì Luật sư An đã thấy anh Hà và chị Loan đã có những bất đồng về tài sản, nhưng Luật sư An lại tư vấn cho họ: Luật sư An sẽ bảo vệ một người là chị Loan, đồng thời phân công cho luật sư T cũng của Luật sư của văn phòng X để bảo vệ cho anh Hà. Việc làm của Luật sư An là trái pháp luật, vì: -Vi phạm điểm a khoản 1 điều 9: “ Cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập cho khách hàng trong cùng vụ việc. -Vi phạm điều 11.2.3: “ Luật sư trong cùng một tổ chức hành nghề không đồng thời nhận vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập. 1đ 2 (2.0đ) Việc luật sư An đã tư vấn cho chị Loan muốn được hưởng phần nhiều hơn trong khối tài sản cần bỏ đi tờ giấy mua nhà trước và tìm những người đã bán nhà trước đây nhờ họ xác nhận lại việc đã bán nhà lúc đầu cho cha mẹ chị sau đó cha mẹ chị nhờ vợ chồng chị đứng tên hộ mà thôi. Việc tư vấn như vậy là trái pháp luật. Vì: -Theo điểm b khoản 1 Điều 9: Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật, xúi giục đương sự khai sai sự thật”. – Vi phạm quy tắc 14.1: “Chủ động xúi giục khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật” – Vi phạm quy tắc 24.2: “Cung cấp thông tin tài liệu chứng cứ mà luật sư biết sai sự thật, hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu chứng cứ sai sự thật nhằm mục đích lừa dối cơ quan tố tụng”. Nếu là Luật sư để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình tôi sẽ không làm như vậy. Vì đó là hành vi trái với quy định của luật Luật sư và trái Quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề Luật sư. 0.25đ 1.5đ 0.25đ 3 (1đ) Việc Luật sư An mượn chi Loan 300.000.000 đồng đó là quan hệ dân sự. Vì vậy, đề nghị của chị Loan sẽ không được Đoàn Luật sư H giải quyết. Hướng giải quyết: Chị Loan có thể khởi kiện luật sư An bằng một vụ kiện dân sự tại Tòa án nơi có văn phòng Luật sư An hoạt động hoặc nơi cư trú của Luật sư An. 0.5đ 0.5đ 4 (1.0đ) Với tình huống trên, Luật sư An vi phạm đạo đức hành nghề Luật sư. Cụ thể: Vi phạm điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 luật Luật sư là những điều cấm Luật sư không làm được. Vi phạm các quy tắc: 11.2.3, 14.1, 24.2 1.0đ Nguồn: Tổng hợp
Có nên học cùng lúc thạc sĩ luật và nghiệp vụ luật sư không ?
E là sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường nên em mong các tiền bối đi trước tư vấn xem em có nên học cùng lúc cả thạc sĩ luật và nghiệp vụ luật sư không ? Và em nên học chuyên ngành về dân sự hay hình sự ạ. Em xin cảm ơn ạ
Tổng hợp tài liệu học nghiệp vụ luật sư
Mình có sưu tầm một số tài liệu phục vụ các bạn khi học lớp nghiệp vụ Luật sư, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn. Bạn nào có tài liệu hay thì đóng góp ở topic này nhé 1. Tổng hợp đề thi và đáp án lớp đào tạo Luật sư 2. Một số đề thi để các bạn tham khảo: TẠI ĐÂY Xem chi tiết nội dung mình đính kèm tại file dưới đây: Nguồn tổng hợp, FDVN LawFirm, AMI LawFirm
Tốt nghiệp cử nhân Luật có nên học khóa Nghiệp vụ Luật sư?
Chào các bạn, tốt nghiệp Chuyên ngành Luật Kinh doanh, hiện tại đang theo học khóa đào tạo nghiệp vụ Luật sư tại HTVP và đang công tác tại 1 tổ chức kinh tế - xã hội. Lí do mình viết bài này là mình thấy có nhiều bạn sv luật mới ra trường còn đang phân vân về các lựa chọn: - Học khóa đào tạo Luật sư/ Công chứng/ Khóa đào tạo 3 chung/1 Khóa học về pháp chế… - Làm trái ngành (HCNS/ NVKD/ ..) - Làm đúng ngành (Thực tập/ học việc tại VP luật/ Công ty tư vấn luật mà k học thêm khóa học nào) - Thi công chức/ viên chức Bài viết này dựa trên quá trình sau khi mình ra trường (có tham khảo thêm một số ý kiến và dựa trên thực tế công việc mà các anh/chị cùng lớp Luật sư của mình chia sẻ) sẽ giúp các bạn đánh giá được tọa độ của mình và lựa chọn cho mình hướng đi cho phù hợp. I/ Học luật xong có nhất thiết là phải làm luật không? - Mình nhớ câu nói của một chị tốt nghiệp cử nhân luật và có đi học thạc sĩ ở nước ngoài sau chị ấy quay về nước và làm mảng quản lý nhà hàng 1 thời gian cuối cùng chị ấy lại chọn quay lại học khóa Luật sư. C ấy nói “Học luật là 1 nghề danh giá, đừng để lãng phí bằng cử nhân luật của mình mà đi bán hàng online hay làm 1 cv khác chỉ để nuôi sống bản thân mình” - Một câu nói khác của 1 chú từng là Phó Giám đốc của 1 chi nhánh Ngân hàng Agribank “Cháu nên nhận ra rằng, khi làm kinh doanh thì cháu có tính được mức độ thâm niên, kinh nghiệm của mình không, càng ngày thị trường càng thay đổi ai xác định thời gian hay năm kinh nghiệm cho cháu, còn làm luật thì cháu càng có nhiều năm kinh nghiệm thì người ta càng coi trọng cháu” Hai quan điểm này dành cho các bạn có yêu thích luật và có đam mê đối với luật, những bạn học luật do bố mẹ định hướng hay do chọn bừa thì có thể đã có những lựa chọn rẽ ngang và đi theo sở thích của mình, các bạn hoàn toàn có thể cất bằng cử nhân luật đi và sống theo sở thích, đam mê của mình. Bằng cử nhân chỉ là một minh chứng chứng tỏ bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo Đại học mà thôi. Mình cũng có nhiều bạn học luật xong nhưng lại làm kinh doanh, làm hành chính nhân sự, làm giáo viên tiếng anh… các bạn ấy chia sẻ rằng nghề nào cũng là nghề, miễn cảm thấy có niềm vui và làm tốt cv là được. k quan trọng là học gì phải làm nấy. Như vậy, việc có làm đúng ngành hay không dựa trên chính bản thân bạn muốn gì. - Nếu bạn đã có niềm đam mê với 1 điều khác thì việc lựa chọn là ở bạn. - Nếu bạn chưa thực sự xác định được sở thích hay mong muốn của mình thì hãy thử. Thử các công việc khác nhau: Telesale, NVKD, CSKH, HCNS, … rất nhiều công việc dành cho sv mới ra trường k cần kinh nghiệm, mức lương cũng đủ để trang trải cs. Kinh nghiệm của mình là trong vòng 11 tháng mình chuyển 6-7 công ty (không hề liên quan đến luật nhé) Sau khi đã thử các công việc khác một thời gian, có bạn sẽ tìm được công việc yêu thích, hoặc khám phá được sở thích của bản thân, nói nôm na là tìm được cv phù hợp với khả năng. Các bạn có thể lựa chọn đây là cv gắn bó lâu dài với mình. Nếu đã làm thử các công việc khác nhưng bạn vẫn luôn quan tâm đến luật, luôn nung nấu mong muốn làm đúng ngành thì đọc tiếp bài mình viết nhé. => Nếu đã xác định là mình sẽ cố gắng phấn đấu đi trên con đường pháp lý này thì bạn có thể lựa chọn các hướng sau: Đối với những bạn ngay từ khi còn đang đi học đã thực tập tại các VP luật, CTy luật thì thật sự đáng mừng, chắc chắn các bạn được học hỏi rất nhiều và cũng có nhiều kiến thức thực tế, ra trường chỉ việc tiếp tục phát huy kiến thức/ kỹ năng đó thôi. Nếu muốn phát triển hơn nữa thì khi ra trường có thể đăng ký các khóa học như mình nói bên trên. Lời khuyên đối với các em còn đang học tại trường -> nên đi thực tập J Đối với những bạn mà khi ra trường rồi vẫn chưa từng làm tại VP luật nào, làm trái ngành nhưng không ổn định,… Chắc các bạn đang thất vọng về công việc, về thu nhập, lo lắng cho bố mẹ khi mình đã ra trường rồi vẫn còn mang tiếng ăn bám…nhưng mình khuyên các bạn là nên đi thực tập hoặc học việc tại 1 công ty luật uy tín để học hỏi kinh nghiệm luôn mà đừng e ngại việc lương lậu. Nên bỏ suy nghĩ ăn bám bố mẹ ạ. Vì mình từng chứng kiến nhiều trường hợp lấy vợ có con rồi, bố mẹ vẫn chu cấp tiền bạc, thực phẩm… các bạn vừa mới ra trường tất nhiên công việc chưa thể ổn định. Việc bố mẹ chu cấp cho các bạn phần nào là điều bình thường, không sao hết. Mặc dù ở các nước thì con đủ 18 tuổi đã phải tự lập và tự chi trả cho các chi phí, nhưng mình ở Việt Nam mà, không cần thiết phải quá nặng nề về lối suy nghĩ tự lập đó. Nếu bố mẹ chu cấp cho thì đừng ngại mà hãy đón nhận nó như hồi đi học, còn nếu điều kiện bố mẹ không chu cấp nữa thì nên tính bước khác nhé ...
Tổng hợp đề thi và đáp án lớp đào tạo Luật sư
Khóa đào tạo Luật sư 12_Học viên Tư pháp TP.HCM Phần I: Lý thuyết Câu 1 (2đ): Anh chị hãy viết lập luận để ủng hộ quan điểm sau: “Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí là lương tâm và trách nhiệm của người làm nghề Luật sư”. Theo anh chị để thực hiện nghĩa vụ đó anh chị cần phải làm gì? Câu 2 (1,5đ): Luật sư cần phải chú ý những vấn đề gì khi tranh luận? Câu 3 (1,5đ): Anh chị hãy phân tích nội dung nguyên tắc “ Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.” Phần II: Bài tập (5đ) Ngày 15/05/2010, Bà Nguyễn Thị Th đã ký một hợp đồng pháp lý với VPLS A do Luật sư K làm trưởng văn phòng đại diện. Theo hợp đồng thỏa thuận thì VPLS A có trách nhiệm soạn đơn từ và cử Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Th ở cả hai phiên tòa Sơ thẩm và phúc thẩm trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện B tỉnh H. Phí hai bên thỏa thuận là 100.000.000 triệu đồng ( Một trăm triệu đồng). Bà Th đã nộp cho VPLS A ( có biên lai thu phí). Luật sư K với tư cách là trưởng VPLS A và là người hướng dẫn cho anh B tập sự hành nghề Luật sư đã phân công cho B thực hiện việc này. Anh B đã tiến hành thực hiện các việc sau: – Soạn thảo đơn từ cho bà Th. – Đại diện VPLS A tham gia những buổi hòa giải. Tuy nhiên, mở phiên tòa xét xử sơ thẩm thì VPLS A không cử ai tham gia phiên toà. Lúc này, bà Th phát hiện B chưa phải là Luật sư mà chỉ là tập sự Luật sư tại VPLS A. Bà Th cho rằng mình đã bị lừa gạt nên đã làm đơn lên Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh H, yêu cầu: Phải xử lý kỷ luật với anh B và Luật sư K vì đã lừa gạt khách hàng, đồng thời yêu cầu Luật sư K phải trả lại toàn bộ tiền thu lao mà bà đã nộp cho Văn phòng. Câu 1(1,5đ): Theo anh (chị) thì đơn yêu cầu của bà Th sẽ được chấp nhận như thế nào? Nếu anh ( chị ) ở vào trường hợp của anh B thì anh ( chị) sẽ làm như thế nào khi được phân công làm những việc đó? Tình huống bổ sung: Theo đơn khiếu tố của bà Th, khi thỏa thuận về vấn đề thù lao, Luật sư K nói rằng mình là thông gia của thẩm phán được phân công giải quyết vụ án này, nên bà hãy tin tưởng là sẽ thắng trong vụ kiện. Vì thế, bà Th đã an tâm nộp toàn bộ thù lao. Câu 2 (1,5đ): Anh (chị) hãy nhận xét về hành vi của luật sư K nếu sự việc mà bà Th nêu trong đơn khiếu tố là đúng sự thật. Tình huống bổ sung: Quá trình Đoàn Luật sư H đang tiến hành giải quyết vụ việc có ông N là người chạy xe ôm có đến trình bày: Ông N là người ở gần luật sư K. Trong những lần gặp nhau, luật sư K có đặt vấn đề: Nếu tôi tìm được khách hàng giới thiệu cho luật sư K thì mỗi khách hàng luật sư k sẽ đưa tôi 1.000.000 đồng. Đến nay tôi đã tìm cho ông K 5 khách hàng như ông K vẫn chưa thanh toán tiền cho tôi như lời hưa. Tôi đề nghị Đoàn Luật sư có trách nhiệm buộc ông K trả tiền cho tôi. Câu 3 (1đ): Theo Anh (chị) Đoàn Luật sư tỉnh H có giải quyết yêu cầu của ông N không? Tại sao? Nếu lời trình bày của ông N là đúng thì Luật sư H có vi phạm gì không? Sau vụ việc của bà Th, anh B có đơn gửi Đoàn Luật sư tỉnh H xin thay đổi Luật sư hướng dẫn. Câu 4 (1đ): Theo Anh (chị) Đoàn Luật sư tỉnh H sẽ giải quyết ra sau? Phân tích rõ tại sao? Khóa đào tạo Luật sư khóa 13 (Lớp G & H)_Học viện Tư Pháp TpHCM Phần I: Lý thuyết Câu 1 (3đ): Anh ( chị) hãy viết lập luận để chứng minh nhận định sau: “Nghề Luật sư ở Việt Nam hiện nay tuy còn nhiều cản trở nhưng rất triển vọng để phát triển.” Câu 2 (2đ): Trình bày các hình thức hành nghề Luật sư quy định trong Luật Luật sư 2006? Giải thích tại sao Luật Luật sư lại quy định nhiều hình thức hành nghề? Phần II: Tình huống Anh Hà và Chị Loan là vợ chồng muốn ly hôn. Cả 2 đã tìm đến luật sư An (Bạn học cũ của cả hai) hiện là Trưởng Văn Phòng Luật sư X và nhờ luật sư An tham gia Phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích cho cả hai, vì anh Hà và chị Loan cho rằng họ đã thỏa thuận được các vấn đề chung cần được giải quyết. Nhưng qua trao đổi và tiếp xúc, Luật sư An thấy giữa họ có những bất đồng về tài sản nên đã tư vấn cho họ: Luật sư An sẽ bảo vệ cho một người và sẽ cử một luật sư của Văn Phòng Luật sư X bảo vệ cho bên kia. Anh Hà đồng ý để Luật sư An bảo vệ cho chị An, còn Anh thì được Luật sư An phân công cho luật sư T bảo vệ. Câu 1 (1đ): Theo Anh (chị) việc làm của luật sư An có đúng không? Phân tích rõ tại sao? Tình tiết bổ sung: Trong quá trình tư vấn cho chị Loan, luật sư An đã tư vấn muốn được hưởng phần nhiều hơn trong khối tài sản cần bỏ đi tờ giấy mua nhà trước và tìm những người đã bán nhà trước đây nhờ họ xác nhận lại việc đã bán nhà lúc đầu cho cha mẹ chị sau đó cha mẹ chị nhờ vợ chồng chị đứng tên hộ mà thôi. Câu 2 (2đ): Theo Anh (chị) việc luật sư An tư vấn cho chị Loan như vậy là đúng hay sai? Phân tích rõ tại sao? Nếu anh (chị) là luật sư và anh (chị) muốn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình, anh (chị) có làm vậy không? Sau đó, chị Loan và luật sư An có những bất đồng nên đã làm đơn gửi đến Ban chủ nhiệm Đoàn Luật Sư thành phố H, khiếu nại việc luật sư An mượn chị 300.000.000 đồng đã lâu nhưng không trả, đề nghị Đoàn Luật sư thành phố H buộc Luật sư An phải trả số tiền trên. Câu 3 (1đ): Theo anh ( chị) đề nghị của chị Loan có được Đoàn Luật sư Thành phố H giải quyết không? Hướng giải quyết như thế nào? Câu 4 (1đ): Với tình huống trên, theo anh (chị) Luật sư An có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư không? Phân tích rõ tại sao? Đáp án đề thi khóa đào tạo 13 (Lớp G & H)_Học viện Tư Pháp TpHCM Phần 1: Lý thuyết Câu Nội dung trả lời Điểm 1 (3.0đ) Phân tích, chứng minh những khó khăn trở ngại: – Số lượng luật sư, chất lượng luật sư chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. – Nhận thức của người dân về nghề luật sư chưa đầy đủ. – Một số luật sư chưa giữ đúng đạo đức, phẩm chất luật sư. – Một số cơ quan Nhà nước, cơ quan tố tụng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư. – Cơ chế pháp lý để đảm bảo luật sư hoạt động chưa đầy đủ 1.0 đ Phân tích, chứng minh triển vọng phát triển là rất lớn: – Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ( dẫn chứng); – Xã hội càng hiểu đúng về vị trí, vai trò của Luật sư; – Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng nhiều. – Hệ thống pháp luật cho luật sư ngày càng hoàn thiện; – Thể chế thuận lợi ( sự ra đời và phát triển của luật sư, liên đoàn luật sư); – Môi trường trong trường và quốc tế thuận lợi hơn; – Luật sư được đào tạo cơ bản, có các điều kiện cần thiết hành nghề; 2.0đ 2 (2.0đ) Trình bày các hình thức của luật Luật sư 2006: Theo điều 23 Luật Luật sư: Hình thức hành nghề luật sư 1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư; 2. Hành nghề với tư cách cá nhân; Luật sư được chưa chọn một trong hai hình thức hành nghề quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này để hành nghề. (Điều 33. Văn phòng Luật sư; Điều 34. Công ty Luật) 1.5đ 0.5đ Phần 2: Tình huống Câu Nội dung trả lời Điểm 1 (1đ) Theo đề bài thì Luật sư An đã thấy anh Hà và chị Loan đã có những bất đồng về tài sản, nhưng Luật sư An lại tư vấn cho họ: Luật sư An sẽ bảo vệ một người là chị Loan, đồng thời phân công cho luật sư T cũng của Luật sư của văn phòng X để bảo vệ cho anh Hà. Việc làm của Luật sư An là trái pháp luật, vì: -Vi phạm điểm a khoản 1 điều 9: “ Cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập cho khách hàng trong cùng vụ việc. -Vi phạm điều 11.2.3: “ Luật sư trong cùng một tổ chức hành nghề không đồng thời nhận vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập. 1đ 2 (2.0đ) Việc luật sư An đã tư vấn cho chị Loan muốn được hưởng phần nhiều hơn trong khối tài sản cần bỏ đi tờ giấy mua nhà trước và tìm những người đã bán nhà trước đây nhờ họ xác nhận lại việc đã bán nhà lúc đầu cho cha mẹ chị sau đó cha mẹ chị nhờ vợ chồng chị đứng tên hộ mà thôi. Việc tư vấn như vậy là trái pháp luật. Vì: -Theo điểm b khoản 1 Điều 9: Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật, xúi giục đương sự khai sai sự thật”. – Vi phạm quy tắc 14.1: “Chủ động xúi giục khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật” – Vi phạm quy tắc 24.2: “Cung cấp thông tin tài liệu chứng cứ mà luật sư biết sai sự thật, hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu chứng cứ sai sự thật nhằm mục đích lừa dối cơ quan tố tụng”. Nếu là Luật sư để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình tôi sẽ không làm như vậy. Vì đó là hành vi trái với quy định của luật Luật sư và trái Quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề Luật sư. 0.25đ 1.5đ 0.25đ 3 (1đ) Việc Luật sư An mượn chi Loan 300.000.000 đồng đó là quan hệ dân sự. Vì vậy, đề nghị của chị Loan sẽ không được Đoàn Luật sư H giải quyết. Hướng giải quyết: Chị Loan có thể khởi kiện luật sư An bằng một vụ kiện dân sự tại Tòa án nơi có văn phòng Luật sư An hoạt động hoặc nơi cư trú của Luật sư An. 0.5đ 0.5đ 4 (1.0đ) Với tình huống trên, Luật sư An vi phạm đạo đức hành nghề Luật sư. Cụ thể: Vi phạm điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 luật Luật sư là những điều cấm Luật sư không làm được. Vi phạm các quy tắc: 11.2.3, 14.1, 24.2 1.0đ Nguồn: Tổng hợp