Những trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự
Ái chà chà, mùa khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2016 đang diễn ra, thấy nhiều bạn mang trong mình nỗi lo sợ mang tên NGHĨA VỤ QUÂN SỰ. Do đó, để giúp các bạn xóa tan nỗi lo sợ, Shin tôi xin mạn phép kể ra những trường hợp KHÔNG PHẢI đi nghĩa vụ quân sự: Trường hợp 1: Đạt tiêu chuẩn sức khỏe loại 4, 5, 6 Muốn biết sức khỏe của mình đạt loại nào thì cần phải xét các yếu tố thể lực (cân nặng, chiều cao), mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa và da liễu. Các bạn có thể xem hướng dẫn cách xác định tiêu chuẩn sức khỏe của mình loại nào tại đây. Trường hợp 2: Cận thị từ 1.5 độ trở lên và/hoặc viễn thị Trường hợp 3: Nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS Trường hợp 4: Đang đi học ở trường THPT, Đại học, Cao đẳng chính quy Không áp dụng đối với trường hợp học liên thông hoặc học lại do nợ môn. Lưu ý: Để không phải đi nghĩa vụ quân sự trong trường hợp này, bạn phải làm Đơn xin tạm hoãn. Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự các bạn có thể tải về tại đây về sử dụng. Trường hợp 5: Đang đi làm để nuôi người thân Phải chắc chắn là đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: - Là lao động duy nhất. - Trực tiếp nuôi người thân. - Người thân phải không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động hoặc trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra. Trường hợp này, bạn phải làm đơn xin xác nhận gửi đến UBND cấp xã. >>> Tham khảo Mẫu đơn xin xác nhận. Trường hợp 6: Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% Trường hợp 7: Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ, hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND Trường hợp 8: Thuộc trường hợp di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định. Trường hợp 9: Là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trường hợp 10: Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 01. Trường hợp 11: Một anh hoặc em của liệt sĩ. Trường hợp 12: Một con của thương binh hạng hai, một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Trường hợp 13: Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân. Trường hợp 14: Là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên. Đã là Dân Luật thì phải nói có sách, mách có chứng, mấy cái Shin kể có trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015, Thông tư 140/2015/TT-BQP và Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Hết rồi! Chúc các bạn may mắn nhé!
Giải đáp thắc mắc nghĩa vụ quân sự 2016
Trong thời gian vừa qua, Dân Luật nhận được rất nhiều câu hỏi về nghĩa vụ quân sự (NVQS), đặc biệt là nghĩa vụ quân sự 2016. Bởi bước sang ngày 01/01/2016, sẽ chính thức áp dụng Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Vì vậy, topic được lập ra sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc có liên quan đến nghĩa vụ quân sự 2016. Trước khi giải đáp, Dân Luật giới thiệu với các bạn một số bài viết có liên quan đến nghĩa vụ quân sự 2016 có thể tham khảo: - Toàn bộ điểm mới Luật nghĩa vụ quân sự 2015. - 8 điểm nổi bật của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 - Tất tần tật các trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự Và tiếp theo là các câu hỏi thường gặp về nghĩa vụ quân sự: 1. Cách tính tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự 2016 như thế nào? Việc tính tuổi gọi nhập ngũ là tính tròn ngày, tròn tháng và tròn năm theo lệnh gọi nhập ngũ. Hiện nay, độ tuổi bắt buộc tham gia NVQS là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi, riêng những người được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng độ tuổi này kéo dài đến hết 27 tuổi. Ví dụ: Lệnh gọi nhập ngũ năm 2016 sẽ gọi các công dân nam sinh từ ngày 20/02/1989 đến ngày 20/02/1998. Vì tính đến ngày bắt đầu tham gia NVQS (từ 23/02/2016 đến 27/02/2016), công dân nam có ngày sinh nêu trên trong giới hạn tuổi quy định là từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi đối với trường hợp học Đại học, cao đẳng. 2. Sang năm 2016 mới áp dụng Luật nghĩa vụ quân sự 2015 nghĩa là kéo dài tuổi NVQS cho những người học Đại học, Cao đẳng đến hết 27 tuổi thì thời điểm này tổ chức khám sức khỏe NVQS liệu có đúng quy định pháp luật không? Việc tổ chức khám sức khỏe NVQS trong trường hợp này là đúng quy định pháp luật. Việc các Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện thực hiện như vậy là theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ căn cứ Quyết định 1838/QĐ-TTg ngày 29/10/2015 về việc gọi công dân nhập ngũ 2016, nhằm chuẩn bị tốt cho công tác tuyển quân tham gia NVQS 2016. 3. Trong trường hợp, đã lập gia đình, có vợ và con nhỏ thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Trường hợp đã lập gia đình và có vợ con, nếu có đầy đủ các giấy tờ chứng minh mình là lao động duy nhất nuôi người thân trong gia đình chưa đến tuổi lao động (nuôi con) thì được tạm hoãn NVQS. 4. Các đối tượng được ưu tiên tuyển chọn tham gia NVQS? Thứ nhất, độ tuổi thực hiện NVQS là từ đủ 18 đến hết 27 tuổi, vì vậy, ưu tiên tuyển chọn công dân nam có độ tuổi từ thấp đến cao. Thứ hai, về tiêu chuẩn sức khỏe, chỉ có công dân khám sức khỏe NVQS đạt loại 6 được miễn NVQS, tuy nhiên, ưu tiên tuyển chọn công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, 2, 3. Thứ ba, về trình độ văn hóa, tuyển chọn công dân nam có trình độ từ lớp 8/12 trở lên, riêng các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người theo quy định của Chính phủ thì trình độ từ 5/12 trở lên, ưu tiên tuyển chọn từ trình độ cao xuống thấp. 5. Quy trình tuyển chọn công dân nam tham gia NVQS như thế nào? Bước 1: Tổ chức khám sơ tuyển cấp cơ sở tại Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn. Bước 2: Tổ chức khám tuyển tại huyện tại Bệnh viện Đa khoa huyện. Bước 3: Tổ chức phúc tra lại sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa huyện. (Thời gian thực hiện bước 1 đến bước hết bước 3 diễn ra từ 01/11 – 31/12 hàng năm) Bước 4: Tổ chức phát lệnh gọi nhập ngũ. (Thời gian thực hiện diễn ra trong phạm vi tháng 01) Bước 5: Tổ chức Lễ giao, nhận quân. (Thời gian thực hiện diễn ra từ tháng 02 đến tháng 03)
*Miễn nghĩa vụ quân sự trong thời bình?* Kính gởi, -Hiện nay, tôi đang là sinh viên năm cuối trường ĐH Cần Thơ. -Tôi được biết có một số quy định miễn NVQS khi đối tượng là con trai duy nhất hoặc người lao động chính trong gia đình. -Với hoàn cảnh gia đình như sau: 1. Cha tôi, đã phục vụ nghĩa vụ quân sự 3 năm ở chiến trường Campuchia, có giấy chứng nhận. Hiện tại ông đã 57 tuổi. 2. Mẹ tôi, 56 tuổi, bệnh tâm thần phân liệt hơn 30 nay, hiện tại vẫn đang uống thuốc hàng ngày, có giấy xác nhận. 3. Em gái đang học lớp 10, chưa đủ tuổi lao động. -Vậy trường hợp của tôi có đủ điều kiện miễn nghĩa vụ quân sự khi tôi tốt nghiệp Đại học không? Kính xin sự tư vấn!
Tại sao thế hệ trẻ hiện nay lại trốn tránh nghĩa vụ quân sự?
Lời nói đầu Hiến pháp 1992 có ghi nhận: “nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam”. Đồng thời tại điều 77 của Hiến pháp quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Vậy tại sao thế hệ trẻ hiện nay lại trốn tránh nghĩa vụ quân sự ?.??..???...????....?????.....
Những trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự
Ái chà chà, mùa khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2016 đang diễn ra, thấy nhiều bạn mang trong mình nỗi lo sợ mang tên NGHĨA VỤ QUÂN SỰ. Do đó, để giúp các bạn xóa tan nỗi lo sợ, Shin tôi xin mạn phép kể ra những trường hợp KHÔNG PHẢI đi nghĩa vụ quân sự: Trường hợp 1: Đạt tiêu chuẩn sức khỏe loại 4, 5, 6 Muốn biết sức khỏe của mình đạt loại nào thì cần phải xét các yếu tố thể lực (cân nặng, chiều cao), mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa và da liễu. Các bạn có thể xem hướng dẫn cách xác định tiêu chuẩn sức khỏe của mình loại nào tại đây. Trường hợp 2: Cận thị từ 1.5 độ trở lên và/hoặc viễn thị Trường hợp 3: Nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS Trường hợp 4: Đang đi học ở trường THPT, Đại học, Cao đẳng chính quy Không áp dụng đối với trường hợp học liên thông hoặc học lại do nợ môn. Lưu ý: Để không phải đi nghĩa vụ quân sự trong trường hợp này, bạn phải làm Đơn xin tạm hoãn. Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự các bạn có thể tải về tại đây về sử dụng. Trường hợp 5: Đang đi làm để nuôi người thân Phải chắc chắn là đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: - Là lao động duy nhất. - Trực tiếp nuôi người thân. - Người thân phải không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động hoặc trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra. Trường hợp này, bạn phải làm đơn xin xác nhận gửi đến UBND cấp xã. >>> Tham khảo Mẫu đơn xin xác nhận. Trường hợp 6: Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% Trường hợp 7: Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ, hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND Trường hợp 8: Thuộc trường hợp di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định. Trường hợp 9: Là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trường hợp 10: Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 01. Trường hợp 11: Một anh hoặc em của liệt sĩ. Trường hợp 12: Một con của thương binh hạng hai, một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Trường hợp 13: Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân. Trường hợp 14: Là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên. Đã là Dân Luật thì phải nói có sách, mách có chứng, mấy cái Shin kể có trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015, Thông tư 140/2015/TT-BQP và Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Hết rồi! Chúc các bạn may mắn nhé!
Giải đáp thắc mắc nghĩa vụ quân sự 2016
Trong thời gian vừa qua, Dân Luật nhận được rất nhiều câu hỏi về nghĩa vụ quân sự (NVQS), đặc biệt là nghĩa vụ quân sự 2016. Bởi bước sang ngày 01/01/2016, sẽ chính thức áp dụng Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Vì vậy, topic được lập ra sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc có liên quan đến nghĩa vụ quân sự 2016. Trước khi giải đáp, Dân Luật giới thiệu với các bạn một số bài viết có liên quan đến nghĩa vụ quân sự 2016 có thể tham khảo: - Toàn bộ điểm mới Luật nghĩa vụ quân sự 2015. - 8 điểm nổi bật của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 - Tất tần tật các trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự Và tiếp theo là các câu hỏi thường gặp về nghĩa vụ quân sự: 1. Cách tính tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự 2016 như thế nào? Việc tính tuổi gọi nhập ngũ là tính tròn ngày, tròn tháng và tròn năm theo lệnh gọi nhập ngũ. Hiện nay, độ tuổi bắt buộc tham gia NVQS là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi, riêng những người được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng độ tuổi này kéo dài đến hết 27 tuổi. Ví dụ: Lệnh gọi nhập ngũ năm 2016 sẽ gọi các công dân nam sinh từ ngày 20/02/1989 đến ngày 20/02/1998. Vì tính đến ngày bắt đầu tham gia NVQS (từ 23/02/2016 đến 27/02/2016), công dân nam có ngày sinh nêu trên trong giới hạn tuổi quy định là từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi đối với trường hợp học Đại học, cao đẳng. 2. Sang năm 2016 mới áp dụng Luật nghĩa vụ quân sự 2015 nghĩa là kéo dài tuổi NVQS cho những người học Đại học, Cao đẳng đến hết 27 tuổi thì thời điểm này tổ chức khám sức khỏe NVQS liệu có đúng quy định pháp luật không? Việc tổ chức khám sức khỏe NVQS trong trường hợp này là đúng quy định pháp luật. Việc các Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện thực hiện như vậy là theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ căn cứ Quyết định 1838/QĐ-TTg ngày 29/10/2015 về việc gọi công dân nhập ngũ 2016, nhằm chuẩn bị tốt cho công tác tuyển quân tham gia NVQS 2016. 3. Trong trường hợp, đã lập gia đình, có vợ và con nhỏ thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Trường hợp đã lập gia đình và có vợ con, nếu có đầy đủ các giấy tờ chứng minh mình là lao động duy nhất nuôi người thân trong gia đình chưa đến tuổi lao động (nuôi con) thì được tạm hoãn NVQS. 4. Các đối tượng được ưu tiên tuyển chọn tham gia NVQS? Thứ nhất, độ tuổi thực hiện NVQS là từ đủ 18 đến hết 27 tuổi, vì vậy, ưu tiên tuyển chọn công dân nam có độ tuổi từ thấp đến cao. Thứ hai, về tiêu chuẩn sức khỏe, chỉ có công dân khám sức khỏe NVQS đạt loại 6 được miễn NVQS, tuy nhiên, ưu tiên tuyển chọn công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, 2, 3. Thứ ba, về trình độ văn hóa, tuyển chọn công dân nam có trình độ từ lớp 8/12 trở lên, riêng các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người theo quy định của Chính phủ thì trình độ từ 5/12 trở lên, ưu tiên tuyển chọn từ trình độ cao xuống thấp. 5. Quy trình tuyển chọn công dân nam tham gia NVQS như thế nào? Bước 1: Tổ chức khám sơ tuyển cấp cơ sở tại Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn. Bước 2: Tổ chức khám tuyển tại huyện tại Bệnh viện Đa khoa huyện. Bước 3: Tổ chức phúc tra lại sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa huyện. (Thời gian thực hiện bước 1 đến bước hết bước 3 diễn ra từ 01/11 – 31/12 hàng năm) Bước 4: Tổ chức phát lệnh gọi nhập ngũ. (Thời gian thực hiện diễn ra trong phạm vi tháng 01) Bước 5: Tổ chức Lễ giao, nhận quân. (Thời gian thực hiện diễn ra từ tháng 02 đến tháng 03)
*Miễn nghĩa vụ quân sự trong thời bình?* Kính gởi, -Hiện nay, tôi đang là sinh viên năm cuối trường ĐH Cần Thơ. -Tôi được biết có một số quy định miễn NVQS khi đối tượng là con trai duy nhất hoặc người lao động chính trong gia đình. -Với hoàn cảnh gia đình như sau: 1. Cha tôi, đã phục vụ nghĩa vụ quân sự 3 năm ở chiến trường Campuchia, có giấy chứng nhận. Hiện tại ông đã 57 tuổi. 2. Mẹ tôi, 56 tuổi, bệnh tâm thần phân liệt hơn 30 nay, hiện tại vẫn đang uống thuốc hàng ngày, có giấy xác nhận. 3. Em gái đang học lớp 10, chưa đủ tuổi lao động. -Vậy trường hợp của tôi có đủ điều kiện miễn nghĩa vụ quân sự khi tôi tốt nghiệp Đại học không? Kính xin sự tư vấn!
Tại sao thế hệ trẻ hiện nay lại trốn tránh nghĩa vụ quân sự?
Lời nói đầu Hiến pháp 1992 có ghi nhận: “nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam”. Đồng thời tại điều 77 của Hiến pháp quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Vậy tại sao thế hệ trẻ hiện nay lại trốn tránh nghĩa vụ quân sự ?.??..???...????....?????.....