Hướng dẫn nghiệm thu và bàn giao công trình tượng đài, tranh hoành tráng
Tượng đài, tranh hoành tráng là tác phẩm mỹ thuật có chất liệu bền vững, kích thước lớn, có tính biểu tượng cao, đặt cố định nơi công cộng. Việc thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình tượng đài, tranh hoành tráng được quy định như thế nào? Thi công tượng đài, tranh hoành tráng Căn cứ theo Khoản 1 Điều 30 Nghị định 113/2013/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL quy định: Thi công thể hiện tượng đài, tranh hoành tráng được thực hiện theo các bước cơ bản sau: Thể hiện mẫu tỷ lệ 1/1; làm khuôn, tạo mẫu; thi công chất liệu; dàn dựng, lắp đặt. Theo đó, - Đơn vị thi công căn cứ mẫu phác thảo đã được duyệt tiến hành thể hiện mẫu tỷ lệ 1/1; - Mẫu tỷ lệ 1/1 phải đảm bảo khung cốt chịu lực, tạo hình cơ bản của mẫu phác thảo; - Mẫu tỷ lệ 1/1 phải được Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu trước khi thực hiện các bước tiếp theo; - Tác phẩm trước khi lắp đặt tại địa điểm xây dựng phải thể hiện đúng mẫu tỷ lệ 1/1 và phải được Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu. Đối với việc Giám sát thi công: - Giám sát phần mỹ thuật do tác giả trực tiếp hoặc thuê người khác là nhà điêu khắc có trình độ đại học mỹ thuật trở lên có kinh nghiệm xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện; - Giám sát thực hiện chất liệu do người có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hoặc là nghệ nhân có đủ điều kiện và năng lực giám sát thực hiện. - Giám sát phần xây dựng do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng thực hiện. Nghiệm thu và bàn giao tượng đài, tranh hoành tráng Căn cứ theo Khoản 2 Điều 30 Nghị định 113/2013/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 11 Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL hướng dẫn việc nghiệm thu công trình tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện theo quy định sau: (1) Đối tượng tham gia nghiệm thu phần mỹ thuật: Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu. Thành phần tham gia Hội đồng nghiệm thu bao gồm: - Đại diện cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư; - Đơn vị giám sát thi công; - Đơn vị tư vấn thiết kế; - Đơn vị thi công; - Hội đồng nghệ thuật; - Tác giả hoặc nhóm tác giả: (2) Căn cứ để nghiệm thu: - Đề án hoặc Dự án và các tài liệu liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Biên bản nghiệm thu các bước thi công mỹ thuật của Hội đồng nghệ thuật. (3) Quy trình nghiệm thu: - Hội đồng nghiệm thu đánh giá chất lượng hạng mục mỹ thuật; - Hội đồng nghiệm thu họp thảo luận và biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín với 2/3 số phiếu đồng ý trở lên thì được thông qua nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng phần mỹ thuật. Kết luận nghiệm thu phải lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên tham gia cuộc họp nghiệm thu. - Chủ đầu tư gửi báo cáo kết quả về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao theo phân cấp quy định như sau: + Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật có quy mô toàn quốc, khu vực, quốc tế do các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan Trung ương tổ chức. + Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép xây dựng các công trình tượng đài, công trình mỹ thuật ngoài trời. Căn cứ vào quy mô, nội dung của công trình, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao cấp giấy phép. + Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao cấp phép các triển lãm mỹ thuật không thuộc Khoản 1 Điều này. + Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật cho các đơn vị tại địa phương. (4) Tiêu chí đánh giá chất lượng nghệ thuật: - Loại A: là các hạng mục mỹ thuật đạt chất lượng nghệ thuật được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao; - Loại B: Là các hạng mục mỹ thuật được hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt chất lượng nghệ thuật trung bình; - Loại C: Không đạt chất lượng nghệ thuật, không nghiệm thu. => Theo đó, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đặt ở nơi công cộng sẽ được thi công, nghiệm thu và bàn giao theo hướng dẫn như trên. Thời gian bảo hành công trình tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật là 12 tháng. Nhà thầu thi công phần mỹ thuật có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư với mức 5% giá trị hợp đồng thi công phần mỹ thuật và được chủ đầu tư hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành. Bên cạnh đó, việc thi công bảo hành phải có sự tư vấn của Hội đồng nghệ thuật.
Tiêu chuẩn đào tạo viên chức họa sĩ ngành mỹ thuật
Ngày 28/10/2022, Bộ trưởng BVHTTDL ban hành Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyển ngành mỹ thuật. Theo đó, nội dung nổi bật tại Thông tư là thay đổi tiêu chuẩn đào tạo họa sĩ ngành mỹ thuật như sau: (1) Tiêu chuẩn đào tạo họa sĩ hạng I Mã số: V.10.08.25 - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật. - Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật. *Đồng thời xếp lương họa sĩ hạng I: Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 - 8,00. Tính lương: 1 triệu 490 đồng/tháng (mức lương cơ sở) X 6.20 - 8.0 (hệ số lương) = 9 triệu 238 đồng - 11 triệu 920 đồng. (2) Tiêu chuẩn đào tạo họa sĩ hạng II Mã số: V.10.08.26 - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật. - Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật. *Đồng thời xếp lương họa sĩ hạng II: Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 - 6,78. Tính lương: 1 triệu 490 đồng/tháng (mức lương cơ sở) X 4.40 - 6.78 (hệ số lương) = 6 triệu 556 đồng - 10 triệu 102 đồng. (3) Tiêu chuẩn đào tạo họa sĩ hạng III Mã số: V.10.08.27 - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật. - Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật. *Đồng thời xếp lương họa sĩ hạng III: Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 - 4,98. Tính lương: 1 triệu 490 đồng/tháng (mức lương cơ sở) X 2.34 - 4.98 (hệ số lương) = 3 triệu 486 đồng - 7 triệu 420 đồng. (Hiện hành chưa quy định trường hợp người đạt chức danh họa sĩ hạng I, hạng II và hạng III có bằng tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên ngành khác). (4) Tiêu chuẩn đào tạo họa sĩ hạng IV Mã số: V.10.08.28 - Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật. - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật. (So với hiện hành, họa sĩ hạng IV phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật). Đồng thời xếp lương họa sĩ hạng IV: Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Tính lương: 1 triệu 490 đồng/tháng (mức lương cơ sở) X 1,86 - 4.06 (hệ số lương) = 2 triệu 771 đồng - 4 triệu 05 đồng. Xem thêm Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ 15/12/2022 bãi bỏ Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BVHTTDL-BNV.
Lần đầu tiên môn Mỹ thuật được dạy ở THPT
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, lần đầu tiên môn Mỹ thuật sẽ được đưa vào dạy ở cấp THPT Đây là một điểm mới, nhận được sự quan tâm của các nhà trường, các thầy cô giáo và xã hội, bởi việc đưa những môn học này vào giảng dạy cần chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu riêng của môn học. Môn Mỹ thuật lần đầu tiên được đưa vào dạy – học ở cấp Trung học phổ thông là một trong những điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông, cũng như điểm mới của chương trình môn học. Điều này đã có ý nghĩa nhất định. Bởi Mỹ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, hướng tới bồi dưỡng, hình thành, phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Đây là thành tố góp phần đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể mỹ…”. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đã để trống một khoảng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động dạy - học mỹ thuật ở cấp THPT, điều này hạn chế tính liên thông giữa các cấp học trong bậc học, giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp ở bậc học cao hơn, cũng như hạn chế khả năng đáp ứng nguồn nhân lực lao động gắn với mỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Do vậy, đổi mới giáo dục lần này, đưa mỹ thuật vào dạy - học ở cấp THPT là góp phần làm kín khoảng trống về giáo dục thẩm mỹ, cũng như khắc phục những hạn chế nêu trên; đồng thời, đáp ứng mục tiêu giáo dục phân hóa, giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Học sinh trung học phổ thông là đối tượng đang trong thời kỳ phát triển hoàn thiện về thể chất và nhân cách, có nhu cầu tìm hiểu về lý tưởng, các giá trị xã hội; có ý thức định hình quan điểm, nhận thức về cái tôi. Bởi vậy, giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ thông qua mỹ thuật trong giai đoạn này giúp các em định hướng nhận thức về quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực; hình thành thị hiếu thẩm mỹ phù hợp với truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc và thời đại; đặt ra vấn đề tự khẳng định mình trong cuộc sống và nghề nghiệp; lựa chọn con đường tiếp theo phù hợp với sở thích, thiên hướng mỹ thuật, tham gia đời sống xã hội một cách thiết thực và hiệu quả. Tuy nhiên, bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn tập trung ở vấn để đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Để khắc phục những khó khăn trên, một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. Trước hết, các cơ sở đào tạo giáo viên mỹ thuật, cần xúc tiến xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên, đảm bảo sau khi được tập huấn, kết hợp với sự chủ động nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân, giáo viên thực hiện giảng dạy được chương trình. Trong thời gian đầu, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhà trường có thể căn cứ trên nhu cầu lựa chọn của học sinh, điều kiện thực tiễn của địa phương để tổ chức dạy học một cách linh hoạt, như mời giáo viên hoặc cho phép học sinh đăng ký học ở cơ sở đào tạo khác. Việc đưa mỹ thuật vào dạy – học ở cấp Trung học phổ thông là đáp ứng sự mong mỏi của nhiều thế hệ những người làm công tác nghệ thuật nói chung, công tác giáo dục mỹ thuật trong hệ thống giáo dục nói riêng, cũng như những người quan tâm đến giáo dục mỹ thuật - giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông.
Hướng dẫn nghiệm thu và bàn giao công trình tượng đài, tranh hoành tráng
Tượng đài, tranh hoành tráng là tác phẩm mỹ thuật có chất liệu bền vững, kích thước lớn, có tính biểu tượng cao, đặt cố định nơi công cộng. Việc thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình tượng đài, tranh hoành tráng được quy định như thế nào? Thi công tượng đài, tranh hoành tráng Căn cứ theo Khoản 1 Điều 30 Nghị định 113/2013/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL quy định: Thi công thể hiện tượng đài, tranh hoành tráng được thực hiện theo các bước cơ bản sau: Thể hiện mẫu tỷ lệ 1/1; làm khuôn, tạo mẫu; thi công chất liệu; dàn dựng, lắp đặt. Theo đó, - Đơn vị thi công căn cứ mẫu phác thảo đã được duyệt tiến hành thể hiện mẫu tỷ lệ 1/1; - Mẫu tỷ lệ 1/1 phải đảm bảo khung cốt chịu lực, tạo hình cơ bản của mẫu phác thảo; - Mẫu tỷ lệ 1/1 phải được Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu trước khi thực hiện các bước tiếp theo; - Tác phẩm trước khi lắp đặt tại địa điểm xây dựng phải thể hiện đúng mẫu tỷ lệ 1/1 và phải được Hội đồng nghệ thuật nghiệm thu. Đối với việc Giám sát thi công: - Giám sát phần mỹ thuật do tác giả trực tiếp hoặc thuê người khác là nhà điêu khắc có trình độ đại học mỹ thuật trở lên có kinh nghiệm xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện; - Giám sát thực hiện chất liệu do người có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hoặc là nghệ nhân có đủ điều kiện và năng lực giám sát thực hiện. - Giám sát phần xây dựng do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng thực hiện. Nghiệm thu và bàn giao tượng đài, tranh hoành tráng Căn cứ theo Khoản 2 Điều 30 Nghị định 113/2013/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 11 Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL hướng dẫn việc nghiệm thu công trình tượng đài, tranh hoành tráng thực hiện theo quy định sau: (1) Đối tượng tham gia nghiệm thu phần mỹ thuật: Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu. Thành phần tham gia Hội đồng nghiệm thu bao gồm: - Đại diện cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư; - Đơn vị giám sát thi công; - Đơn vị tư vấn thiết kế; - Đơn vị thi công; - Hội đồng nghệ thuật; - Tác giả hoặc nhóm tác giả: (2) Căn cứ để nghiệm thu: - Đề án hoặc Dự án và các tài liệu liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Biên bản nghiệm thu các bước thi công mỹ thuật của Hội đồng nghệ thuật. (3) Quy trình nghiệm thu: - Hội đồng nghiệm thu đánh giá chất lượng hạng mục mỹ thuật; - Hội đồng nghiệm thu họp thảo luận và biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín với 2/3 số phiếu đồng ý trở lên thì được thông qua nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng phần mỹ thuật. Kết luận nghiệm thu phải lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên tham gia cuộc họp nghiệm thu. - Chủ đầu tư gửi báo cáo kết quả về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao theo phân cấp quy định như sau: + Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật có quy mô toàn quốc, khu vực, quốc tế do các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan Trung ương tổ chức. + Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép xây dựng các công trình tượng đài, công trình mỹ thuật ngoài trời. Căn cứ vào quy mô, nội dung của công trình, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao cấp giấy phép. + Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao cấp phép các triển lãm mỹ thuật không thuộc Khoản 1 Điều này. + Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật cho các đơn vị tại địa phương. (4) Tiêu chí đánh giá chất lượng nghệ thuật: - Loại A: là các hạng mục mỹ thuật đạt chất lượng nghệ thuật được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao; - Loại B: Là các hạng mục mỹ thuật được hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt chất lượng nghệ thuật trung bình; - Loại C: Không đạt chất lượng nghệ thuật, không nghiệm thu. => Theo đó, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đặt ở nơi công cộng sẽ được thi công, nghiệm thu và bàn giao theo hướng dẫn như trên. Thời gian bảo hành công trình tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật là 12 tháng. Nhà thầu thi công phần mỹ thuật có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư với mức 5% giá trị hợp đồng thi công phần mỹ thuật và được chủ đầu tư hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành. Bên cạnh đó, việc thi công bảo hành phải có sự tư vấn của Hội đồng nghệ thuật.
Tiêu chuẩn đào tạo viên chức họa sĩ ngành mỹ thuật
Ngày 28/10/2022, Bộ trưởng BVHTTDL ban hành Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyển ngành mỹ thuật. Theo đó, nội dung nổi bật tại Thông tư là thay đổi tiêu chuẩn đào tạo họa sĩ ngành mỹ thuật như sau: (1) Tiêu chuẩn đào tạo họa sĩ hạng I Mã số: V.10.08.25 - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật. - Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật. *Đồng thời xếp lương họa sĩ hạng I: Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 - 8,00. Tính lương: 1 triệu 490 đồng/tháng (mức lương cơ sở) X 6.20 - 8.0 (hệ số lương) = 9 triệu 238 đồng - 11 triệu 920 đồng. (2) Tiêu chuẩn đào tạo họa sĩ hạng II Mã số: V.10.08.26 - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật. - Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật. *Đồng thời xếp lương họa sĩ hạng II: Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 - 6,78. Tính lương: 1 triệu 490 đồng/tháng (mức lương cơ sở) X 4.40 - 6.78 (hệ số lương) = 6 triệu 556 đồng - 10 triệu 102 đồng. (3) Tiêu chuẩn đào tạo họa sĩ hạng III Mã số: V.10.08.27 - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật. - Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật. *Đồng thời xếp lương họa sĩ hạng III: Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 - 4,98. Tính lương: 1 triệu 490 đồng/tháng (mức lương cơ sở) X 2.34 - 4.98 (hệ số lương) = 3 triệu 486 đồng - 7 triệu 420 đồng. (Hiện hành chưa quy định trường hợp người đạt chức danh họa sĩ hạng I, hạng II và hạng III có bằng tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên ngành khác). (4) Tiêu chuẩn đào tạo họa sĩ hạng IV Mã số: V.10.08.28 - Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật. - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật. (So với hiện hành, họa sĩ hạng IV phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật). Đồng thời xếp lương họa sĩ hạng IV: Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Tính lương: 1 triệu 490 đồng/tháng (mức lương cơ sở) X 1,86 - 4.06 (hệ số lương) = 2 triệu 771 đồng - 4 triệu 05 đồng. Xem thêm Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ 15/12/2022 bãi bỏ Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BVHTTDL-BNV.
Lần đầu tiên môn Mỹ thuật được dạy ở THPT
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, lần đầu tiên môn Mỹ thuật sẽ được đưa vào dạy ở cấp THPT Đây là một điểm mới, nhận được sự quan tâm của các nhà trường, các thầy cô giáo và xã hội, bởi việc đưa những môn học này vào giảng dạy cần chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu riêng của môn học. Môn Mỹ thuật lần đầu tiên được đưa vào dạy – học ở cấp Trung học phổ thông là một trong những điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông, cũng như điểm mới của chương trình môn học. Điều này đã có ý nghĩa nhất định. Bởi Mỹ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, hướng tới bồi dưỡng, hình thành, phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Đây là thành tố góp phần đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể mỹ…”. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đã để trống một khoảng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động dạy - học mỹ thuật ở cấp THPT, điều này hạn chế tính liên thông giữa các cấp học trong bậc học, giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp ở bậc học cao hơn, cũng như hạn chế khả năng đáp ứng nguồn nhân lực lao động gắn với mỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Do vậy, đổi mới giáo dục lần này, đưa mỹ thuật vào dạy - học ở cấp THPT là góp phần làm kín khoảng trống về giáo dục thẩm mỹ, cũng như khắc phục những hạn chế nêu trên; đồng thời, đáp ứng mục tiêu giáo dục phân hóa, giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Học sinh trung học phổ thông là đối tượng đang trong thời kỳ phát triển hoàn thiện về thể chất và nhân cách, có nhu cầu tìm hiểu về lý tưởng, các giá trị xã hội; có ý thức định hình quan điểm, nhận thức về cái tôi. Bởi vậy, giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ thông qua mỹ thuật trong giai đoạn này giúp các em định hướng nhận thức về quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực; hình thành thị hiếu thẩm mỹ phù hợp với truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc và thời đại; đặt ra vấn đề tự khẳng định mình trong cuộc sống và nghề nghiệp; lựa chọn con đường tiếp theo phù hợp với sở thích, thiên hướng mỹ thuật, tham gia đời sống xã hội một cách thiết thực và hiệu quả. Tuy nhiên, bước đầu sẽ gặp nhiều khó khăn tập trung ở vấn để đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Để khắc phục những khó khăn trên, một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. Trước hết, các cơ sở đào tạo giáo viên mỹ thuật, cần xúc tiến xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên, đảm bảo sau khi được tập huấn, kết hợp với sự chủ động nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân, giáo viên thực hiện giảng dạy được chương trình. Trong thời gian đầu, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhà trường có thể căn cứ trên nhu cầu lựa chọn của học sinh, điều kiện thực tiễn của địa phương để tổ chức dạy học một cách linh hoạt, như mời giáo viên hoặc cho phép học sinh đăng ký học ở cơ sở đào tạo khác. Việc đưa mỹ thuật vào dạy – học ở cấp Trung học phổ thông là đáp ứng sự mong mỏi của nhiều thế hệ những người làm công tác nghệ thuật nói chung, công tác giáo dục mỹ thuật trong hệ thống giáo dục nói riêng, cũng như những người quan tâm đến giáo dục mỹ thuật - giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông.