Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên tiểu học hiện nay là bao nhiêu?
Em là kế toán của 1 trường mầm non công lập, nhưng không biết mức đóng BHXH đối với giáo viên tiểu học là như thế nào? Mong được giải đáp. Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng bắt buộc đóng BHXH như sau: "a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; ..." Như vậy, giáo viên tiểu học (viên chức, giáo viên hợp đồng từ đủ 1 tháng trở lên) bắt buộc đóng BHXH. Mặt khác, căn cứ Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng BHXH như sau: - Người lao động (giáo viên mầm non) đóng 10.5% mức lương; - Người sử dụng lao động đóng 21.5% mức lương đóng BHXH của giáo viên.
Mức lương đóng BHXH tối đa hiện nay là bao nhiêu?
>>> Mức tiền lương tháng tối đa đóng BHXH năm 2020 là bao nhiêu? >>>Những điều người lao động cần biết về bảo hiểm xã hội kể từ năm 2020 >>>Những lợi thế khi thay thế sổ BHXH bằng thẻ BHXH >>>Danh sách điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tại một số địa phương Để đảm bảo được quyền lợi của mình, người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ phải đóng BHXH căn cứ vào mức thu nhập hàng tháng của NLĐ. Vậy, mức lương tối đa đóng BHXH là bao nhiêu? Hiện nay, pháp luật quy định về mức đóng BHXH đối với từng đối tượng như sau: Loại bảo hiểm Mức đóng Căn cứ pháp lý Đối với người lao động Bảo hiểm thất nghiệp 1% mức tiền lương tháng của NLĐ Điểm a khoản 1 Điều 57 Luật việc làm 2013 Bảo hiểm y tế Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của NLĐ. Trong đó NSDLĐ đóng 2/3 và NLĐ đóng 1/3: + Mức đóng BHYT của NSDLĐ: 3% tiền lương tháng + Mức đóng BHYT của NLĐ: 1,5% tiền lương tháng. Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi Điều 7 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 Quỹ hưu trí và tử tuất 8% mức tiền lương tháng của NLĐ Khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Quỹ ốm đau, thai sản NLĐ không phải đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản Đối với người sử dụng lao động Bảo hiểm thất nghiệp 1% mức tiền lương tháng của NLĐ Điểm b khoản 1 Điều 57 Luật việc làm 2013 Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 0,5% mức tiền lương hằng tháng của NLĐ Điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 44/2017/NĐ-CP Bảo hiểm y tế 3% tiền lương tháng của NLĐ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi Điều 7 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 Quỹ hưu trí và tử tuất 14% mức tiền lương tháng của NLĐ Điểm c Khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Quỹ ốm đau và thai sản 3% mức tiền lương tháng của NLĐ Điểm a Khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Căn cứ theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Ban hành quy trình thu BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế, quy định mức lương tối đa đóng BHXH như sau: Loại bảo hiểm Mức đóng tối đa Căn cứ pháp lý Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Mức tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở: Mức tối đa =1.490.000 x 20 = 29.800.000 đồng Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Nghị định 38/2019/NĐ-CP Bảo hiểm thất nghiệp Mức tối đa không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng; Mức tối đa = 20 x mức lương tối thiểu của từng vùng + Vùng I = 20 x 4.180.000 = 83.600.000 đồng + Vùng II = 20 x 3.710.000 = 74.200.000 đồng + Vùng III = 20 x 3.250.000 = 65.000.000 đồng + Vùng IV = 20 x 2.920.000 = 58.400.000 đồng Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động năm 2020
Căn cứ vào Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật BHXH 2014, Luật việc làm 2013, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức đóng BHXH bắt buộc {đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (HT); quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ); quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (LĐ); quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)} áp dụng được thực hiện theo bảng dưới đây. 1. Đối với người lao động Việt Nam Người sử dụng lao động Người lao động BHXH LĐ BHTN BHYT BHXH LĐ BHTN BHYT HT ÔĐ HT ÔĐ 14% 3% 0.5% 1% 3% 8% - - 1% 1.5% 21.5% 10.5% Tổng cộng 32% 2. Đối với người lao động nước ngoài Người sử dụng lao động Người lao động BHXH LĐ BHTN BHYT BHXH LĐ BHTN BHYT HT ÔĐ HT ÔĐ - 3% 0.5% - 3% - - - - 1.5% 6.5% 1.5% Tổng cộng 8% Lưu ý: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Ngoài BHXH, BHYT, BHTN thì hàng tháng doanh nghiệp còn phải đóng kinh phí công đoàn là 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội và nộp cho liên đoàn lao động quận/huyện) đối với những doanh nghiệp sử dụng ít nhất từ 10 lao động trở lên.
Cách để giảm mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Đây là “nguyện vọng” của một bộ phận không nhỏ người lao động, họ mong muốn số tiền đóng bảo hiểm xã hội được giảm xuống mức thấp nhất để tiền lương thực nhận hàng tháng được cao hơn nhằm chăm lo cho bản thân và gia đình tốt hơn. Về vấn đề này, mình xin chia sẻ một số nội dung như sau: Thứ nhất, mong muốn của người lao động là chính đáng nhưng phải đúng theo quy định của pháp luật, người lao động có thể xem qua các khoản tính đóng và không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2017 để hiểu rõ. Thứ hai, nhiều công ty dựa vào các khoản tính đóng và không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2017 để “lách luật” nhằm giúp người sử dụng lao động và người lao động giảm số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể như sau: - Kê khai các khoản có tính đóng bảo hiểm xã hội ở mức bằng hoặc cao hơn một chút so với số tiền mà Luật định. - Số tiền còn lại kê khai vào các khoản không tính đóng bảo hiểm xã hội. Ví dụ: Thực tế thu nhập hằng tháng của chị A (tại Quận 1, TP.HCM) như sau: Lương 10.000.000 đồng, Phụ cấp chức vụ 5.000.000 đồng (Tổng cộng 15.000.000 đồng). Nhưng kế toán lại kê khai như sau: Lương 4.100.000 đồng, Phụ cấp chức vụ 500.000 đồng, số tiền còn lại được kê khai vào các khoản không tính đóng bảo hiểm xã hội (như là: Thưởng sáng kiến theo Điều 103 của Bộ luật lao động 2012, tiền ăn giữa ca…). Như vậy, số tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động sẽ được giảm đáng kể. Tuy nhiên, mình không cổ xúy cho việc này, cũng như mọi người không nên làm như vậy, tốt nhất là làm đúng luật (sự thật thế nào thì khai như vậy). Vì: - Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội phát hiện công ty “lách luật” thì … => Hơi mệt đó nha! - Nếu kê khai ít thì sẽ hưởng chế độ ốm đau ít (nếu không may bị ốm đau), trợ cấp thất nghiệp ít (nếu không may bị thất nghiệp) - Nếu kê khai ít thì khi về hưu chúng ta nhận một khoản lương hưu ít (Căn cứ Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội 2014), khi đó không đủ tiền chi tiêu cho cuộc sống tuổi già - đây gọi là sướng trước khổ sau.
Giám đốc Cty TNHH 1 thành viên không hưởng lương đóng BHXH không?
Chào anh chị. Em chưa làm về bảo hiểm bao giờ và chưa có kinh nghiệm , đợt này em mới vào công ty e được tiếp nhân về BHXH. Bên em là công ty TNHH 1 thành viên, chị kế toán trước đã đăng ký hệ thống thang bảng lương cho công ty và có để giám đốc bên em mức 1 là 7tr, nhưng hiện tại là giám đốc bên em chính là Chủ đầu tư, và không hưởng lương , không hiển thị trong bảng lương. Nhưng tháng 8 chị Kế toán kia không cho vào đăng ký đóng BHXH và bên BHXH Không đồng ý và bắt buộc làm BHXH cho chú ý,và giám đốc bên em phải đóng BHXH, Hiện về e về làm đang làm quyết toán để trả cho BHXH nhưng chú không ký vì chú ý nói chú không hiển thị trong bảng lương thì không phải đóng BHXH. Em có tìm hiểu luật BHXH khoản h điều 2 luật BHXH có ghi đối tượng đóng BHXH : người quản lý doanh nghiệp người quản lý hợp tác xã có hưởng tiền lương e gọi bên BHXH thì chị quản lý bên em trả lời chú ý có phải đóng BHXH vì chú ý vẫn trong độ tuổi lao động, chủ doanh nghiệp , điều hành công ty.... Em đang muốn làm công văn yêu cầu BHXH trả lời bằng văn bản nhưng em chưa biết viết như thế nào cho hợp lý ạ. Anh chị có thể tư vấn giúp em về trường hợp của giám đốc bên em được không ạ. vì vấn đề này e đau đầu quá. EM cám ơn.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên tiểu học hiện nay là bao nhiêu?
Em là kế toán của 1 trường mầm non công lập, nhưng không biết mức đóng BHXH đối với giáo viên tiểu học là như thế nào? Mong được giải đáp. Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng bắt buộc đóng BHXH như sau: "a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; ..." Như vậy, giáo viên tiểu học (viên chức, giáo viên hợp đồng từ đủ 1 tháng trở lên) bắt buộc đóng BHXH. Mặt khác, căn cứ Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng BHXH như sau: - Người lao động (giáo viên mầm non) đóng 10.5% mức lương; - Người sử dụng lao động đóng 21.5% mức lương đóng BHXH của giáo viên.
Mức lương đóng BHXH tối đa hiện nay là bao nhiêu?
>>> Mức tiền lương tháng tối đa đóng BHXH năm 2020 là bao nhiêu? >>>Những điều người lao động cần biết về bảo hiểm xã hội kể từ năm 2020 >>>Những lợi thế khi thay thế sổ BHXH bằng thẻ BHXH >>>Danh sách điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tại một số địa phương Để đảm bảo được quyền lợi của mình, người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ phải đóng BHXH căn cứ vào mức thu nhập hàng tháng của NLĐ. Vậy, mức lương tối đa đóng BHXH là bao nhiêu? Hiện nay, pháp luật quy định về mức đóng BHXH đối với từng đối tượng như sau: Loại bảo hiểm Mức đóng Căn cứ pháp lý Đối với người lao động Bảo hiểm thất nghiệp 1% mức tiền lương tháng của NLĐ Điểm a khoản 1 Điều 57 Luật việc làm 2013 Bảo hiểm y tế Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của NLĐ. Trong đó NSDLĐ đóng 2/3 và NLĐ đóng 1/3: + Mức đóng BHYT của NSDLĐ: 3% tiền lương tháng + Mức đóng BHYT của NLĐ: 1,5% tiền lương tháng. Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi Điều 7 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 Quỹ hưu trí và tử tuất 8% mức tiền lương tháng của NLĐ Khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Quỹ ốm đau, thai sản NLĐ không phải đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản Đối với người sử dụng lao động Bảo hiểm thất nghiệp 1% mức tiền lương tháng của NLĐ Điểm b khoản 1 Điều 57 Luật việc làm 2013 Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 0,5% mức tiền lương hằng tháng của NLĐ Điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 44/2017/NĐ-CP Bảo hiểm y tế 3% tiền lương tháng của NLĐ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi Điều 7 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 Quỹ hưu trí và tử tuất 14% mức tiền lương tháng của NLĐ Điểm c Khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Quỹ ốm đau và thai sản 3% mức tiền lương tháng của NLĐ Điểm a Khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Căn cứ theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Ban hành quy trình thu BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế, quy định mức lương tối đa đóng BHXH như sau: Loại bảo hiểm Mức đóng tối đa Căn cứ pháp lý Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Mức tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở: Mức tối đa =1.490.000 x 20 = 29.800.000 đồng Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Nghị định 38/2019/NĐ-CP Bảo hiểm thất nghiệp Mức tối đa không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng; Mức tối đa = 20 x mức lương tối thiểu của từng vùng + Vùng I = 20 x 4.180.000 = 83.600.000 đồng + Vùng II = 20 x 3.710.000 = 74.200.000 đồng + Vùng III = 20 x 3.250.000 = 65.000.000 đồng + Vùng IV = 20 x 2.920.000 = 58.400.000 đồng Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động năm 2020
Căn cứ vào Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật BHXH 2014, Luật việc làm 2013, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức đóng BHXH bắt buộc {đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (HT); quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ); quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (LĐ); quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)} áp dụng được thực hiện theo bảng dưới đây. 1. Đối với người lao động Việt Nam Người sử dụng lao động Người lao động BHXH LĐ BHTN BHYT BHXH LĐ BHTN BHYT HT ÔĐ HT ÔĐ 14% 3% 0.5% 1% 3% 8% - - 1% 1.5% 21.5% 10.5% Tổng cộng 32% 2. Đối với người lao động nước ngoài Người sử dụng lao động Người lao động BHXH LĐ BHTN BHYT BHXH LĐ BHTN BHYT HT ÔĐ HT ÔĐ - 3% 0.5% - 3% - - - - 1.5% 6.5% 1.5% Tổng cộng 8% Lưu ý: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Ngoài BHXH, BHYT, BHTN thì hàng tháng doanh nghiệp còn phải đóng kinh phí công đoàn là 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội và nộp cho liên đoàn lao động quận/huyện) đối với những doanh nghiệp sử dụng ít nhất từ 10 lao động trở lên.
Cách để giảm mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Đây là “nguyện vọng” của một bộ phận không nhỏ người lao động, họ mong muốn số tiền đóng bảo hiểm xã hội được giảm xuống mức thấp nhất để tiền lương thực nhận hàng tháng được cao hơn nhằm chăm lo cho bản thân và gia đình tốt hơn. Về vấn đề này, mình xin chia sẻ một số nội dung như sau: Thứ nhất, mong muốn của người lao động là chính đáng nhưng phải đúng theo quy định của pháp luật, người lao động có thể xem qua các khoản tính đóng và không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2017 để hiểu rõ. Thứ hai, nhiều công ty dựa vào các khoản tính đóng và không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2017 để “lách luật” nhằm giúp người sử dụng lao động và người lao động giảm số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể như sau: - Kê khai các khoản có tính đóng bảo hiểm xã hội ở mức bằng hoặc cao hơn một chút so với số tiền mà Luật định. - Số tiền còn lại kê khai vào các khoản không tính đóng bảo hiểm xã hội. Ví dụ: Thực tế thu nhập hằng tháng của chị A (tại Quận 1, TP.HCM) như sau: Lương 10.000.000 đồng, Phụ cấp chức vụ 5.000.000 đồng (Tổng cộng 15.000.000 đồng). Nhưng kế toán lại kê khai như sau: Lương 4.100.000 đồng, Phụ cấp chức vụ 500.000 đồng, số tiền còn lại được kê khai vào các khoản không tính đóng bảo hiểm xã hội (như là: Thưởng sáng kiến theo Điều 103 của Bộ luật lao động 2012, tiền ăn giữa ca…). Như vậy, số tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động sẽ được giảm đáng kể. Tuy nhiên, mình không cổ xúy cho việc này, cũng như mọi người không nên làm như vậy, tốt nhất là làm đúng luật (sự thật thế nào thì khai như vậy). Vì: - Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội phát hiện công ty “lách luật” thì … => Hơi mệt đó nha! - Nếu kê khai ít thì sẽ hưởng chế độ ốm đau ít (nếu không may bị ốm đau), trợ cấp thất nghiệp ít (nếu không may bị thất nghiệp) - Nếu kê khai ít thì khi về hưu chúng ta nhận một khoản lương hưu ít (Căn cứ Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội 2014), khi đó không đủ tiền chi tiêu cho cuộc sống tuổi già - đây gọi là sướng trước khổ sau.
Giám đốc Cty TNHH 1 thành viên không hưởng lương đóng BHXH không?
Chào anh chị. Em chưa làm về bảo hiểm bao giờ và chưa có kinh nghiệm , đợt này em mới vào công ty e được tiếp nhân về BHXH. Bên em là công ty TNHH 1 thành viên, chị kế toán trước đã đăng ký hệ thống thang bảng lương cho công ty và có để giám đốc bên em mức 1 là 7tr, nhưng hiện tại là giám đốc bên em chính là Chủ đầu tư, và không hưởng lương , không hiển thị trong bảng lương. Nhưng tháng 8 chị Kế toán kia không cho vào đăng ký đóng BHXH và bên BHXH Không đồng ý và bắt buộc làm BHXH cho chú ý,và giám đốc bên em phải đóng BHXH, Hiện về e về làm đang làm quyết toán để trả cho BHXH nhưng chú không ký vì chú ý nói chú không hiển thị trong bảng lương thì không phải đóng BHXH. Em có tìm hiểu luật BHXH khoản h điều 2 luật BHXH có ghi đối tượng đóng BHXH : người quản lý doanh nghiệp người quản lý hợp tác xã có hưởng tiền lương e gọi bên BHXH thì chị quản lý bên em trả lời chú ý có phải đóng BHXH vì chú ý vẫn trong độ tuổi lao động, chủ doanh nghiệp , điều hành công ty.... Em đang muốn làm công văn yêu cầu BHXH trả lời bằng văn bản nhưng em chưa biết viết như thế nào cho hợp lý ạ. Anh chị có thể tư vấn giúp em về trường hợp của giám đốc bên em được không ạ. vì vấn đề này e đau đầu quá. EM cám ơn.