Bài tập tình huống về xử phạt vi phạm hành chính?
Ông A thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Thanh tra viên sở y tế tỉnh X đã lập BB về vi phạm và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc lên chánh thanh tra sở để xử lí theo thẩm quyền.chánh thanh tra sở đã ra QĐ xử phạt ông A 10 triệu đồng. Cho rằng mức tiền phạt trên là quá nặng, ông A đã gửi đơn khiếu nại lên Chánh thanh tra sở y tế. Kết quả của việc giải quyết khiếu nại là: giữ nguyên quyết định xử phạt. Không đồng ý với QĐ GQKN, ông A đã gửi đơn lên giám đốc sở y tế và dự kiến khởi kiện vụ án HC tại TAND tỉnh X. Hãy xác định 1.Các QH thủ tục phát sinh 2.Tất cả các quan hệ trên đều là QH thủ tục HC?tại sao? 3.Xác định chủ thể của QH thủ tục HC nêu trên? 4.Các giai đoạn của thủ tục HC? 5.Xác định các QĐHC đã được ban hành?
Hậu quả pháp lý khi người thân mượn thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định và mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Vậy có được cho người thân mượn thẻ BHYT để khám, chữa bệnh hay không? nếu không thì hậu quả pháp lý của hành vi này nếu phát hiện thì bị xử lý như thế nào? mời các bạn tham khảo bài viết sau: 1. Có được cho người thân mượn thẻ BHYT để tham gia khám bệnh không? Căn cứ Điều 37 Luật BHYT 2008 quy định như sau: “Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế 1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn. 2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế. ….” Như vậy, Luật đã quy định rất rõ thẻ BHYT được cấp cho người tham gia và đủ điều kiện hưởng. Do đó, phải sử dụng đúng mục đích không cho người khác mượn thẻ BHYT (Người khác ở đây bao gồm cả người thân) 2. Hậu quả pháp lý khi cho người thân mượn thẻ BHYT để khám bệnh. * Về hành chính: Căn cứ khoản 2 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định như sau: “2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây: a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế” Theo đó, hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm để đi khám chữa bệnh là trái với quy định của pháp luật nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm phải thực hiện việc khắc phục hậu quả như sau: - Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; - Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; * Về Hình sự: Căn cứ Điều 215 Bộ luật hình sự 2015 quy định thì người nào sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ BHYT trái quy định thì bị phạt từ 20 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Bên cạnh đó, nếu phạm tội có tổ chức, tính chuyên nghiệp hoặc sử dụng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt thì người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm. - Chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên người vi phạm có thể bị phạt tù từ 5 đến 10 năm. - Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Cụ thể quy định như sau: "1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định" 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cản trở người thi hành công vụ có thể bị phạt 5 triệu đồng
Tham khảo: >>>Những việc cán bộ, công chức cấp xã không được làm; >>>Ai là cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn?; Khi làm việc với cơ quan nhà nước, có nhiều người dân cảm thấy không hài lòng trước những cách giải quyết hay quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, thường có thái độ chống đối, chửi bới và thậm chí sử dụng gậy để xua đuổi người thi hành công vụ (cụ thể trong việc: Cưỡng chế thu hồi đất; Thu hồi một phần đất để làm đường (có bồi thường hoa màu trên đất);...). Nhưng nhiều người dân không hiểu luật nên không lường trước được nếu không cẩn thận trước những hành vi đó, thì bản thân có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả như thế nào? Cụ thể: Căn cứ Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính, nếu người dân có hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau: “Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.” Vì vậy, trong quá trình làm việc giữa cơ quan nhà nước và công dân cần có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự trong giao tiếp, tôn trọng lẫn nhau. Nếu người dân có cách ứng xử không văn minh và có hành vi gây cản trở có thể sẽ bị xử phạt hành chính tối đa lên đến 5.000.000đ. Do đó, người dân khi có cơ quan nhà nước liên hệ làm việc hay đến làm việc với cơ quan nhà nước (phổ biên là UBND cấp xã tại địa phương). Nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan nhà nước thì người dân có quyền khiếu nại quyết định của cơ quan đó hoặc giữa hai bên sẽ có cuộc đối thoại để tự hòa giải giải quyết, không nên quá bức xúc, nóng nảy mà phải lãnh hậu quả khó lường. Tham khảo: THỦ TỤC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO;
Xác định mức xử phạt hành chính về gây ô nhiễm môi trường
Chào mọi người, ở địa phương mình có một hộ dân, có lưu giữ một tấn chất thải, phế liệu và bao ni long, gây ô nhiễm môi trường, nhiều hộ dân xung quanh đã phản ánh với địa phương, sau khi xem xét thì mình cũng thấy có hiện tượng xảy ra nhưng khi tiến hành xử phạt rất khó, cụ thể với trường hợp này mình thấy Nghị định 155/2016/NĐ-CP có quy định mức xử phạt như sau: "Điều 19. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường trái quy định về bảo vệ môi trường. 2. Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường; b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường; c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường." Thực xự mứ phạt rất rõ nhưng cách xác định "vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí" rất khó xác định, cơ quan mình không thể đo được trên thực tế và cũng không biết văn bản nào quy định về cái quy chuẩn này để căn cứ vào đó mà xử phạt, mong các bạn cho mình các quy định cũng như cách xác định này. Mình cảm ơn mọi người rất nhiều.
Bài tập tình huống về xử phạt vi phạm hành chính?
Ông A thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Thanh tra viên sở y tế tỉnh X đã lập BB về vi phạm và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc lên chánh thanh tra sở để xử lí theo thẩm quyền.chánh thanh tra sở đã ra QĐ xử phạt ông A 10 triệu đồng. Cho rằng mức tiền phạt trên là quá nặng, ông A đã gửi đơn khiếu nại lên Chánh thanh tra sở y tế. Kết quả của việc giải quyết khiếu nại là: giữ nguyên quyết định xử phạt. Không đồng ý với QĐ GQKN, ông A đã gửi đơn lên giám đốc sở y tế và dự kiến khởi kiện vụ án HC tại TAND tỉnh X. Hãy xác định 1.Các QH thủ tục phát sinh 2.Tất cả các quan hệ trên đều là QH thủ tục HC?tại sao? 3.Xác định chủ thể của QH thủ tục HC nêu trên? 4.Các giai đoạn của thủ tục HC? 5.Xác định các QĐHC đã được ban hành?
Hậu quả pháp lý khi người thân mượn thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định và mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Vậy có được cho người thân mượn thẻ BHYT để khám, chữa bệnh hay không? nếu không thì hậu quả pháp lý của hành vi này nếu phát hiện thì bị xử lý như thế nào? mời các bạn tham khảo bài viết sau: 1. Có được cho người thân mượn thẻ BHYT để tham gia khám bệnh không? Căn cứ Điều 37 Luật BHYT 2008 quy định như sau: “Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế 1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn. 2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế. ….” Như vậy, Luật đã quy định rất rõ thẻ BHYT được cấp cho người tham gia và đủ điều kiện hưởng. Do đó, phải sử dụng đúng mục đích không cho người khác mượn thẻ BHYT (Người khác ở đây bao gồm cả người thân) 2. Hậu quả pháp lý khi cho người thân mượn thẻ BHYT để khám bệnh. * Về hành chính: Căn cứ khoản 2 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định như sau: “2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây: a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế” Theo đó, hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm để đi khám chữa bệnh là trái với quy định của pháp luật nếu vi phạm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm phải thực hiện việc khắc phục hậu quả như sau: - Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; - Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế; * Về Hình sự: Căn cứ Điều 215 Bộ luật hình sự 2015 quy định thì người nào sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ BHYT trái quy định thì bị phạt từ 20 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Bên cạnh đó, nếu phạm tội có tổ chức, tính chuyên nghiệp hoặc sử dụng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt thì người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 100 đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm. - Chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên người vi phạm có thể bị phạt tù từ 5 đến 10 năm. - Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Cụ thể quy định như sau: "1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; b) Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định" 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cản trở người thi hành công vụ có thể bị phạt 5 triệu đồng
Tham khảo: >>>Những việc cán bộ, công chức cấp xã không được làm; >>>Ai là cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn?; Khi làm việc với cơ quan nhà nước, có nhiều người dân cảm thấy không hài lòng trước những cách giải quyết hay quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, thường có thái độ chống đối, chửi bới và thậm chí sử dụng gậy để xua đuổi người thi hành công vụ (cụ thể trong việc: Cưỡng chế thu hồi đất; Thu hồi một phần đất để làm đường (có bồi thường hoa màu trên đất);...). Nhưng nhiều người dân không hiểu luật nên không lường trước được nếu không cẩn thận trước những hành vi đó, thì bản thân có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả như thế nào? Cụ thể: Căn cứ Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính, nếu người dân có hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau: “Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.” Vì vậy, trong quá trình làm việc giữa cơ quan nhà nước và công dân cần có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự trong giao tiếp, tôn trọng lẫn nhau. Nếu người dân có cách ứng xử không văn minh và có hành vi gây cản trở có thể sẽ bị xử phạt hành chính tối đa lên đến 5.000.000đ. Do đó, người dân khi có cơ quan nhà nước liên hệ làm việc hay đến làm việc với cơ quan nhà nước (phổ biên là UBND cấp xã tại địa phương). Nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan nhà nước thì người dân có quyền khiếu nại quyết định của cơ quan đó hoặc giữa hai bên sẽ có cuộc đối thoại để tự hòa giải giải quyết, không nên quá bức xúc, nóng nảy mà phải lãnh hậu quả khó lường. Tham khảo: THỦ TỤC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO;
Xác định mức xử phạt hành chính về gây ô nhiễm môi trường
Chào mọi người, ở địa phương mình có một hộ dân, có lưu giữ một tấn chất thải, phế liệu và bao ni long, gây ô nhiễm môi trường, nhiều hộ dân xung quanh đã phản ánh với địa phương, sau khi xem xét thì mình cũng thấy có hiện tượng xảy ra nhưng khi tiến hành xử phạt rất khó, cụ thể với trường hợp này mình thấy Nghị định 155/2016/NĐ-CP có quy định mức xử phạt như sau: "Điều 19. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường trái quy định về bảo vệ môi trường. 2. Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường; b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường; c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường." Thực xự mứ phạt rất rõ nhưng cách xác định "vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí" rất khó xác định, cơ quan mình không thể đo được trên thực tế và cũng không biết văn bản nào quy định về cái quy chuẩn này để căn cứ vào đó mà xử phạt, mong các bạn cho mình các quy định cũng như cách xác định này. Mình cảm ơn mọi người rất nhiều.